1. Phương trình thời gian
Hiệu số giữa Mặt Trời trung bình (T¬m) và giờ Mặt trời thực (To) tính ở một thời điểm nào đó gọi là phương trình thời gian. Quan sát góc giờ của Mặt Trời ta được giờ Mặt Trời thực To và cộng thêm trị số của tính thời điểm quan sát ta sẽ được giờ Mặt trời trung bình.
= Tm - To
hay Tm = + To
2. Giờ địa phương và kinh độ Địa lý
Tại một thời điểm vật lý, hiệu giờ địa phương của hai nơi bằng hiệu kinh độ của hai nơi đó (tính theo đơn vị thời gian)
S1 – S2 = 1 - 2
Trong đó: S1 – S2: là hiệu giờ địa phương
1 - 2: là hiệu giữa hai kinh tuyến
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 2063 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bài tập Địa lý tự nhiên lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN I. BÀI TẬP TÍNH GIỜ
Phương trình thời gian
Hiệu số giữa Mặt Trời trung bình (Tm) và giờ Mặt trời thực (To) tính ở một thời điểm nào đó gọi là phương trình thời gian. Quan sát góc giờ của Mặt Trời ta được giờ Mặt Trời thực To và cộng thêm trị số của h tính thời điểm quan sát ta sẽ được giờ Mặt trời trung bình.
h = Tm - To
hay Tm = h + To
2. Giờ địa phương và kinh độ Địa lý
Tại một thời điểm vật lý, hiệu giờ địa phương của hai nơi bằng hiệu kinh độ của hai nơi đó (tính theo đơn vị thời gian)
S1 – S2 = l1 - l2
Trong đó: S1 – S2: là hiệu giờ địa phương
l1 - l2: là hiệu giữa hai kinh tuyến
3. Giờ múi, giờ quốc tế
Tại cùng một thời điểm vật lý nếu giờ quốc tế là T0 thì giờ ở múi số M sẽ là : TM = T0 + M
4. Giờ múi, giờ địa phương: (giờ địa phương - giờ trung bình Mặt Trời)
Giữa giờ múi và giờ địa phương có mối quan hệ đó là: Giờ của múi là giờ địa phương của kinh tuyến giữa múi. Như vậy khi biết giờ múi của một kinh độ, có thể xác định được giờ địa phương hoặc ngược lại biết giờ địa phương xác định được giờ múi.
TM = Tm ± Dt
Hay Tm = TM ± Dt
Trong đó: TM là giờ múi; Tm là giờ địa phương hay giờ trung bình Mặt Trời; Dt là khoảng chênh lệch thời gian giữa kinh độ giữa múi và kinh độ cần xác định hoặc kinh độ cho trước.
Căn cứ vào kinh độ đứng trước hay sau kinh độ giữa múi đồng thời kinh độ đó ở bán cầu Đông hay bán cầu Tây mà có thể (+) hay (- ).
Ví dụ: Tại múi số 7 có giờ múi là 8h. Hãy cho biết giờ múi và giờ trung bình Mặt Trời cùng thời điểm đó tại trạm có kinh độ là 420 52’ Đ và 42052’T?
Bài Giải
- Giờ múi : Múi số 7 là 8h
+ 42052’Đ thuộc múi số 3, cách múi 7 là 4 múi, sẽ có giờ múi là:
8h – 4h = 4h
+ 42052’T thuộc múi số 21, cách múi 7 là 14 múi, sẽ có giờ múi là:
8h +14h = 22h
- Giờ trung bình Mặt Trời:
Kinh tuyến giữa múi 3 là 450 cách 42052’ là 208’ = 4’16’’
Tại 42052’ Đ có giờ TBMT là: 4h – 4’16’’ = 3h55’44’’
Tại 42052’ T có giờ TBMT là: 22h + 4’16’’ = 22h4’ 16’’
- Kết quả: 42052’Đ có giờ múi là: 4h, giờ địa phương là: 3h55’44’’
42052’T có giờ múi là: 22h, giờ địa phương là: 22h4’16’’
BÀI TẬP ỨNG DỤNG
Bài 1.
Giờ múi của Việt Nam là 15h. Hãy xác định giờ múi của kinh tuyến 780 Đ, 780T, 600Đ, 600T, 240Đ, 240T.
Bài 2.
Tại kinh độ 30038’Đ, giờ múi là 10h 24’. Hãy tính giờ múi và giờ trung bình Mặt trời cùng thời điểm đó ở nơi có kinh độ 48015’Đ, 48015’T và 100054’Đ, 100054’T
Bài 3.
Giờ Múi tại trạm có kinh độ 64020’Đ là 12h25’. Tính giờ trung bình Mặt Trời và giờ múi cùng thời điểm đó tại nơi có kinh độ 1130Đ, 1130T.
Bài 4.
Tại khu vực có kinh độ 60028’, giờ múi là 11h25’. Tính giờ trung bình Mặt Trời và giờ thực Mặt Trời cùng thời điểm đó, biết phương trình thời gian là -5’.
Bài 5.
Một trạm có kinh độ 40050’, giờ trung bình Mặt Trời là 14h 54’ tính giờ múi và giờ thực của Mặt Trời cùng thời điểm đó, biết phương trình thời gian là - 8.
Bài 6.
Thời gian mà tín hiệu truyền từ Lêningrát là 12h. Trên đồng hồ ở trạm có kinh độ là 92040’Đ chỉ là 15h15’ giờ trung bình Mặt trời và 16h03’ giờ múi. Tính sai số đồng hồ.
Bài 7.
Một con tàu trên Ấn Độ Dương nằm ở vùng có kinh độ là 84040’Đ, nhận được tín hiệu thời gian phát đi từ Greenwish là 10h. Khi đó đồng hồ trên tàu chỉ 13h50’ giờ Matxcơva và chỉ 16h02’ giờ múi. Tính sai số đồng hồ.
Bài 8.
Giờ trung bình mặt trời đi qua 84030’Đ là 13h20’, tính giờ múi và giờ trung bình Mặt Trời tại kinh độ 143020’Đ và 143020’T.
Bài 9.
Một nhóm nhà khoa học lạc trong rừng không có đồng hồ nhưng có máy đo kinh vĩ, họ có thể xác định giờ địa phương và giờ múi trong cùng một thời điểm tại nơi họ đang đứng bằng cách nào?
Bài 10.
Tại kinh độ 23o32’Đ, giờ múi là 14h24’. Tính giờ múi và giờ trung bình Mặt Trời cùng thời điểm đó ở nơi có kinh độ 58o15’ và 112o9’?
Bài 11.
Ở kinh độ 840 40’Đ, có giờ hiến pháp ở Matxcơva là 13h50’, giờ múi là 16h02’, giờ quốc tế là 10h. Tính sai số đồng hồ.
Bài 12.
Một trận bóng đá được tổ chức tại Anh vào lúc 20h ngày 15/10/2008, thì Hà Nội và Oasinhtơn là mấy giờ và vào ngày nào? Biết nước Anh ở múi giờ số 0, Hà Nội múi giờ số 7, Oasinhtơn múi giờ số 19.
Bài 13.
Một bức điện được đánh đi từ Hà Nội đến Oasinhtơn lúc 5 giờ sáng ngày 20-10-2008. Sau 2 giờ trao đến tay người nhận, hỏi lúc đó ở Oasinhtơn là mấy giờ?
Bài 14.
Một chuyến máy bay bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Pari vào lúc 2 giờ sáng ngày 1/1/2008, 5giờ sau máy bay hạ cánh xuống Pari. Hỏi lúc đó ở Pari là mấy giờ?
Bài 15.
Một trận bóng đá giữa Liverpool và Realmandrid diễn ra ở sân vận động tại Anh lúc 15h ngày 15/3/2008. Hỏi thủ đô một số nước sau đây là ngày, giờ nào?
- Hà Nội (múi giờ thứ 7)
- Bắc Kinh (múi giờ thứ 8)
- Matxcơva (múi giờ số 2)
- Oasinhtơn (múi giờ số 19)
File đính kèm:
- MOT SO BAI TAP DIA LY TU NHIEN LOP 10.doc