Một số bài tập hóa học hay

Bài 1: Cho 5 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu ( Fe chiếm 40% về khối lượng ). Cho hỗn hợp A vào V lít dung dịch HNO3 1 M. Sau phản ứng thu được 3,32 gam chất rắn và dung dịch B. Tính khối lượng muối trong dung dịch B và tính V.

Bài 2: Cho 25,65g hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu vào m1 gam dug dịch Y chứa HCl và H2SO4 thu được m2 gam dung dịch Z chỉ chứa các muối tan và V lit (đktc) khí H2, còn lại m3 gam một kim loại không tan. Cho dung dịch Na2CO3 tới dư vào dung dịch Z thì thu được 23,3 gam hỗn hợp chất rắn T. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3051 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bài tập hóa học hay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số bài tập hóa hoc hay Bài 1: Cho 5 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu ( Fe chiếm 40% về khối lượng ). Cho hỗn hợp A vào V lít dung dịch HNO3 1 M. Sau phản ứng thu được 3,32 gam chất rắn và dung dịch B. Tính khối lượng muối trong dung dịch B và tính V. Bài 2: Cho 25,65g hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu vào m1 gam dug dịch Y chứa HCl và H2SO4 thu được m2 gam dung dịch Z chỉ chứa các muối tan và V lit (đktc) khí H2, còn lại m3 gam một kim loại không tan. Cho dung dịch Na2CO3 tới dư vào dung dịch Z thì thu được 23,3 gam hỗn hợp chất rắn T. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra b) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. biết m2 - m1 = 9 c) Tính khối lượng muối trong dd Z. Bài 3: Cho 24,55 gam hỗn hợp A gồm Al, Fe3O4 và FeCO3 hòa tan hoàn toàn trong 0,95 lít dung dịch H2SO4 loãng thấy bay ra 3,92 lít khí ở đktc và dung dịch B. Nếu cho dung dịch B tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thì chỉ thu được 110,675 gam kết tủa, còn nếu cho dung dịch B tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 thì thu được 134,875 gam kết tủa. Xác định nồng độ mol dung dịch axitsunfuric đem dùng. Xác định lượng axitsunfuric dư và thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp A. Cho lượng hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng, thu được hỗn hợp hai khí có tỉ khối với CO2 là 1.Tính thể tích 2 khí sinh ra. Biết muối aluminat bari tan trong dung dịch. Bài 4: Một dung dịch có chứa b mol H2SO4 hòa tan vừa hết a mol Fe được khí A và 4,28 gam muối khan. Nung lượng muối khan đó ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp khí B Tính giá trị a, b biết a = b.2,4 Tính tỉ khối của hỗn hợp B so với không khí. Bài 5: Một hỗn hợp gồm Al và FexOy ở dạng bột, được chia làm hai phần bằng nhau: Để hòa tan hoàn toàn phần 1, cần 200 ml dung dịch HCl 0,675 M, thu được 0,84 lít khí H2 ở đktc Nung phần 2 ở t0 cao (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng Al khử FexOy tạo thành Fe). Sau khi phản ứng hoàn toàn, lấy sản phẩm cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy còn lại 1,12 gam chất rắn không tan. a) Xác định công thức Oxit sắt. b) Tính khối lượng của hổn hợp nhôm và oxit sắt ban đầu. c) Cho hỗn hợp khí X gồm CO và CO2 qua ống sứ đựng 16 gam FexOy nung nóng, thu được 14,4 gam hỗn hợp chất rắn A và hỗn hợp khí Y. Cho hỗn hợp khí Y tác dụng với 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,8 M thu được m gam kết tủa. Biết rằng tỉ khối đối với H2 của hỗn hợp X là 18 và của hỗn hợp Y là 18,8. Tính m. Bài 6: Đem m gam hỗn hợp A gồm bột nhôm và một oxit sắt chia làm hai phần đều nhau: Phần 1: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 0,5 M, thu được dung dịch B và 0,672 lít khí. Phần 2: Thực hiện phản ứng nhệt nhôm hoàn toàn. Hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 0,1344 lít khí, tiếp tục cho dung dịch H2SO4 0,5 M cho tới dư thu được thêm 0,4032 lít khí và dung dịch C. Sau đó cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch C, tới dư thì được kết tủa D. Nung D trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được 24,74 gam chất rắn E. Xác định công thức oxit sắt, tính giá trị m và thành phần % khối lượng các chất trong A. b) Tính khối lượng các chất trong E và thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng trong quá trình thí nghiệm Các thể tích khí đo ở đktc Bài 7: Thành phần % về khối lượng của nguyên tố kim loại M trong hỗn hợp MCl2 và MSO4 là 21,1% a) Tính thành phần % về khối lượng của nguyên tố Clo trong hỗn hợp. b) Lấy 9,1 gam hỗn hợp trên cho tác dụng hết với dung dịch. Viết phương trình hóa học và tính số gam M(OH)2 thu được. Bài 8: Hòa tan hoàn toàn 3,28 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe trong 500 ml dung dịch HCl 1 M thu được dung dịch B. Thêm 200 gam dung dịch NaOH 12% vào dung dịch B sau đó đem kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì được 1,6 gam chất rắn. Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong A. Bài 9: Nung 8,08 gam một muối A, thu được sản phẩm khisvaf 1,6 gam một hợp chất rắn không tan trong nước. Nếu cho sản phẩm khí đi qua 200 gam dung dịch NaOH 1,2% ở điều kiện xác định thì tác dụng vừa đủ và được một dung dịch gồm một muối có nông độ 2,47%. Xác định công thức muối A. (Biết khi nung muối A hóa trị kim loại không thay đổi) Bài 10: Hỗn hợp A gồm Na, Al, Fe. Cho A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư được V lít khí H2. Hỗn hợp B gồm Al và kim loại M hóa trị II. Cho B hòa tan hoàn toàn trong H2SO4 loãng dư thì cũng thu được V lít khí H2. Tìm M biết khối lượng Al trong A và B như nhau và khối lượng M trong B bằng một nửa tổng khối lượng Na, Fe trong A. Bài 11: Cho 9,34 gam hỗn hợp A gồm 3 muối MgCl2, NaBr, KI tác dụng với 700 ml dung dịch AgNO3 nồng độ 0,2 M thu được dung dịch D và kết tủa B. Lọc Kết tủa B, cho 22,4 gam bột Fe vào dung dịch D thu được chất rắn F và dung dịch E. Cho F vào dung dịch HCl dư thu được 0,448 lít khí đktc. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch E thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,4 gam chất rắn. (giả sử %H=100%) a) Tính khối lượng kết tủa B. b) Hòa tan 46,7 gam A vào nước tạo ra dung dịch X. Dẫn V lít Cl2 vào dung dịch X, co cạn dung dịch sau phản ứng thu được 33,1 gam muối. Tính V. Bài 12: Hòa tan hoàn toàn 24,625 gam hỗn hợp muối gồm KCl, MgCl2, NaCl vào nước, rồi thêm vào đó 300 ml dung dịch AgNO3 1,5 M. Sau phản ứng thu được dung dịch A và kết tủa B. Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch A, sau khi phản ứng kết thúc lọc tách riêng chất rắn C và dung dịch D. Cho toàn bộ chất rắn C vào dung dịch HCl loãng dư, sau phản ứng kết thúc thấy khối lượng chất rắn C giảm đi 1,92 gam. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch D, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 4 gam chất rắn E. Tính % khối lượng các muối trong hỗn hợp ban đầu. Bài 13: Cho 23,52 gam ỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Cu vào 200 ml dung dịch HNO3 3,4 M khuấy đều thấy thoát ra một khí duy nhất hơi nặng hơn không khí, trong dung dịch còn dư một kim loại chưa tan hết, đổ tiếp từ từ dung dịch H2SO4 5 M vào, chất khí trên lại thoát ra cho đến khi kim loại tan hết thì thấy mất đúng 44 ml thu được dung dịch A. Lấy 1/2 dung dịch A cho vào dung dịch NaOH dư lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B nặng 1,56 gam.Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Bài 14: Biết công thức thực nghiệm của một anđêhit no A là (C2H3O)n. Tìm công thức phân tử của A Bài 15: X, Y, Z là 3 chất hữu cơ. Biết rằng: Trong công thức phân tử : X chỉ chứa C, H. Y chứa C, H, O. Z chứa C, H, N. Trong công thức cấu tạo :X, Y, Z chỉ có liên kết đơn; số liên kết có trong X, Y, Z lần lượt là 9; 8; 9. Xác định CTCT của X, Y, Z. Bài 16: Cho dung dịch A chứa : CnH2n+1COOH x mol/lít và dung dịch B chứa : CmH2m+1COOH y mol/lít. Trộn 1 lít A với 3 lít B thu được 4 lít dung dịch D, để trung hòa 100ml dung dịch D cần dùng 75ml dung dịch NaOH a mol/lít và thu được 13,35 gam muối khan. Mặt khác, trộn 3 lít A với 1 lít B thu được 4 lít E, để trung hòa 100ml E cần dùng 125ml dung dịch NaOH a mol/lít và thu được 20,85 gam muối khan. a) Xác định CTCT của các axit. Biết rằng số nguyên tử cacbon tring mỗi phân tử axit đều nhỏ hơn 5. b) Xác định các giá trị a, x, y. Bài 17: Hòa tan hết 5,6 gam Fe trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch A. Thêm NaOH dư vào A thu được kết tủa B. Nung B trong điều kiện không có oxi đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D, còn nung B trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E. Biết mE - mD = 0,48 gam. Tinh số mol mỗi chất trong A. Baì 18: Xác định nồng độ mol/lit của dung dịch HCl trong 2 trường hợp sau: Thả một viên bi (hình cầu) bằng sắt nặng 7 gam vào 250ml dung dịch HCl. Sau khi kết thúc phản ứng thấy còng lại m gam sắt không tan. Cho m gam sắt không tan vào 122,5 gam dung dịch H2SO4 20%, sau phản ứng thấy nồng độ của H2SO4 dư là 15,2%. Thả viên bi sắt (hình cầu) nặng 5,6 gam vào 200ml dung dịch HCl. Sau khi đường kính viên bi chỉ còn một nửa thì thấy khí ngừng thoát ra.

File đính kèm:

  • dochoa hoc hay va kho.doc
Giáo án liên quan