Một số biện pháp cơ bản trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm

Hiện nay, tình hình các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam cũng như trên thế giới đang có xu hướng gia tăng tính chất nguy hiểm và diễn biến phức tạp. Một số bệnh trước đây đã được khống chế nay đang có nguy cơ bùng phát trở lại như tả, sốt rét, lao, bại liệt , đặc biệt là sự xuất hiện của một số bệnh truyền nhiễm mới như Ebola, SARS, cúm A (H5N1) [2].

1. Sự phát sinh và phát triển dịch bệnh truyền nhiễm.

Các thuật ngữ sau đây được hiểu như sau:

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là virut, vi khuẩn, ký sinh trùng, Rickettsia và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.

Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định.

Bệnh truyền nhiễm muốn phát triển thành dịch phụ thuộc vào 3 khâu: nguồn truyền nhiễm, các yếu tố trung gian truyền nhiễm và khối cảm thụ (cơ thể cảm thụ). Các bệnh truyền nhiễm của người và của động vật lây truyền sang người đều có quá trình dịch với đặc thù riêng, phụ thuộc vào đặc điểm của sự nhiễm trùng, yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội mà quá trình nhiễm trùng xảy ra.

1.1. Nguồn truyền nhiễm:

- Nguồn truyền nhiễm là người: người đang mắc bệnh là nguồn truyền nhiễm rất quan trọng, vì luôn chứa và thải ra mầm bệnh. Người mang mầm bệnh không triệu chứng là nhóm người mang mầm bệnh không triệu chứng nguyên phát hoặc sau khi mắc bệnh, những người nhiễm trùng tiềm ẩn (ở giai đoạn yên lặng) và các nhiễm trùng chậm (giai đoạn ủ bệnh).

 

doc19 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 7421 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp cơ bản trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp cơ bản trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm QĐND - Thứ Bẩy, 21/04/2012, 19:49 (GMT+7) Hiện nay, tình hình các bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam cũng như trên thế giới đang có xu hướng gia tăng tính chất nguy hiểm và diễn biến phức tạp. Một số bệnh trước đây đã được khống chế nay đang có nguy cơ bùng phát trở lại như tả, sốt rét, lao, bại liệt…, đặc biệt là sự xuất hiện của một số bệnh truyền nhiễm mới như Ebola, SARS, cúm A (H5N1) [2]. 1. Sự phát sinh và phát triển dịch bệnh truyền nhiễm. Các thuật ngữ sau đây được hiểu như sau: Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là virut, vi khuẩn, ký sinh trùng, Rickettsia và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm. Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định. Bệnh truyền nhiễm muốn phát triển thành dịch phụ thuộc vào 3 khâu: nguồn truyền nhiễm, các yếu tố trung gian truyền nhiễm và khối cảm thụ (cơ thể cảm thụ). Các bệnh truyền nhiễm của người và của động vật lây truyền sang người đều có quá trình dịch với đặc thù riêng, phụ thuộc vào đặc điểm của sự nhiễm trùng, yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội mà quá trình nhiễm trùng xảy ra. 1.1. Nguồn truyền nhiễm: - Nguồn truyền nhiễm là người: người đang mắc bệnh là nguồn truyền nhiễm rất quan trọng, vì luôn chứa và thải ra mầm bệnh. Người mang mầm bệnh không triệu chứng là nhóm người mang mầm bệnh không triệu chứng nguyên phát hoặc sau khi mắc bệnh, những người nhiễm trùng tiềm ẩn (ở giai đoạn yên lặng) và các nhiễm trùng chậm (giai đoạn ủ bệnh). - Nguồn truyền nhiễm là động vật: có nhiều bệnh truyền nhiễm lưu hành chủ yếu trong các quần thể động vật mà con người chỉ là vật chủ ngẫu nhiên và tạm thời, đó là các loài thú hoang dại, động vật gặm nhấm, các loài chim hoang dại và gia cầm (vịt, ngan, ngỗng...), một số loài côn trùng (một số loài ve, mò). - Nguồn truyền nhiễm là vật vô sinh: có một số bệnh truyền nhiễm gây ra do các vi sinh vật đang ở giai đoạn thích nghi dần với cơ thể người (ký sinh tùy ngộ) ở các vật vô sinh của môi trường như đất, nước có thể được coi là ổ chứa và là nguồn truyền nhiễm. 1.2. Các yếu tố trung gian truyền nhiễm và đường lây truyền: 1.2.1. Yếu tố trung gian truyền nhiễm: Yếu tố trung gian truyền nhiễm là toàn bộ các yếu tố của môi trường sống có vai trò trong việc tạm chứa và vận chuyển mầm bệnh từ nguồn truyền nhiễm tới cơ thể cảm thụ. Mầm bệnh có thể tồn tại trong các trung gian truyền nhiễm một thời gian khá dài (vài tuần, vài tháng), hoặc ngắn (vài ngày, vài giờ). Những yếu tố trung gian truyền nhiễm chủ yếu cần được quan tâm là: - Nước và thực phẩm: là môi trường tạm trú của nhiều loài vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn tả, kén lỵ amip, thương hàn, virut bại liệt, virut rota, đơn bào, Chlammydia... - Không khí: là yếu tố trung chuyển của nhiều loài vi sinh vật gây bệnh sau khi ra khỏi đường thở do ho, khạc, hắt hơi, xì mũi... Các vi sinh vật có thể tồn tại trong các giọt nhỏ, bụi hoặc khí dung (aerosol). - Đất: là nơi cư trú tạm thời của vi khuẩn, nấm, đơn bào, trứng giun, sán. - Vật dụng sinh hoạt và y tế: các đồ vật sử dụng trong sinh hoạt và y tế, nhất là đồ dùng cá nhân của người bệnh thường chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. - Côn trùng (vectơ): côn trùng sống gần người hoặc có hướng tính sinh học đốt hút máu người (ruồi, muỗi, chấy, mò, bọ chét...). 1.2.2. Đường lây truyền: - Lây truyền đường hô hấp: đầu tiên mầm bệnh cư trú ở các tế bào niêm mạc đường hô hấp. Các yếu tố trung gian truyền nhiễm là không khí chứa các dạng aerosol hoặc giọt có mầm bệnh. - Lây truyền đường tiêu hóa: vị trí cư trú đầu tiên của mầm bệnh là các tế bào niêm mạc đường tiêu hóa. Các yếu tố trung gian truyền nhiễm là đất, nước, côn trùng, thực phẩm bị ô nhiễm. - Lây truyền đường máu: vị trí cư trú đầu tiên của mầm bệnh là mao mạch và huyết quản ngoại vi. Các yếu tố trung gian truyền nhiễm là các loài côn trùng đốt hút máu, vật sắc nhọn nhiễm khuẩn. - Lây truyền đường da và niêm mạc: mầm bệnh cư trú đầu tiên ở các tế bào da, niêm mạc. Các yếu tố trung gian truyền nhiễm là dụng cụ cá nhân, đất, nước... bị ô nhiễm. 1.3. Khối cảm thụ bệnh: Khối cảm thụ bệnh là toàn thể các cá thể trong cộng đồng có khả năng nhiễm mầm bệnh và mắc bệnh với các mức độ khác nhau, ví dụ: dịch cúm hay dịch sởi thường có tới trên 80% số người trong cộng đồng mắc bệnh, dịch viêm não Nhật Bản có tỉ lệ mắc rất thấp. Có những người ít có khả năng mắc bệnh, được gọi là cá thể có miễn dịch với bệnh. Tình trạng một nhóm người trong cộng đồng không có khả năng mắc bệnh được gọi là miễn dịch tập thể. 2. Hướng dẫn phòng chống dịch. Trên thực tế, việc triển khai phòng chống dịch không bao giờ tách riêng từng biện pháp riêng lẻ mà phải tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ, phòng dịch và dập dịch trên nguyên tắc 3 nhóm bệnh truyền nhiễm chính: lây theo đường tiêu hóa, đường hô hấp và đường máu. Nguyên tắc chung phòng chống dịch: - Can thiệp toàn diện vào cả 3 mắt xích của quá trình dịch, song cần xác định những trọng tâm ưu tiên cho từng mắt xích của mỗi loại bệnh dịch. - Coi trọng biện pháp phòng chống dịch không đặc hiệu như: vệ sinh cá nhân (rửa tay bằng xà phòng, mang khẩu trang, súc miệng và nhỏ mũi bằng nước muối, che tay khi ho, không khạc nhổ bừa bãi, mặc ấm), cách ly. - Thường xuyên thực hiện tốt công tác giám sát dịch, chủ động nắm chắc tình hình dịch của đơn vị và khu vực dân cư nơi đóng quân hoặc nơi đơn vị sắp đến để có kế hoạch chủ động phòng chống bệnh dịch kịp thời. - Sử dụng thuốc, vacxin khi có dự báo nguy cơ dịch bệnh và chỉ định. - Thực hiện đúng hướng dẫn phòng chống dịch và các chế độ báo cáo của Cục Quân y. 2.1. Phòng chống dịch đối với nhóm bệnh lây theo đường tiêu hóa: 2.1.1. Đặc điểm dịch tễ: - Là nhóm bệnh lây qua đường ăn uống và thực phẩm rất phổ biến và thường gây dịch, đặc biệt là “nhóm bệnh phân - miệng”. - Các bệnh đại diện: nhiễm trùng nhiễm độc ăn uống, tả, lỵ (trực khuẩn, amip), thương hàn và phó thương hàn, viêm gan A, E... - Tác nhân gây bệnh qua nước uống, thức ăn xâm nhập, nhân lên và phát triển ở đường tiêu hóa gây bệnh và được thải theo phân, chất nôn ra ngoài. - Khu vực có dịch thường là vùng nhiệt đới nóng ẩm, nơi đông dân, điều kiện vệ sinh, ăn uống, sinh hoạt kém. - Các bệnh thuộc nhóm này đều tản phát quanh năm ở miền Nam và mùa hè thu (tháng 4-10) ở miền Bắc. 2.1.2. Nguồn truyền nhiễm: Hầu hết các bệnh thuộc nhóm này đều có nguồn bệnh là người; một số là gia súc, gia cầm, chuột, tôm, cá... 2.1.3. Yếu tố trung gian truyền bệnh: Mầm bệnh được thải ra từ các nguồn truyền nhiễm gây ô nhiễm đất, nước, thực phẩm, đồ dùng, bàn tay... hoặc qua ruồi, nhặng. Một số mầm bệnh qua vật chủ trung gian như ốc, tôm, cua, cá. 2.1.4. Sức cảm thụ: Người không có miễn dịch tự nhiên với nhóm bệnh đường tiêu hóa, ai cũng có thể mắc bệnh. 2.1.5. Biện pháp phòng chống: - Với nguồn truyền nhiễm: + Phát hiện sớm người bệnh bằng 3 phương pháp: chẩn đoán lâm sàng, xét nghiệm (soi phân tươi, cấy phân, chất nôn), giám sát dịch tễ học (chú ý tân binh, người đi xa về). Nếu không có khả năng xét nghiệm thì lấy mẫu chuyển ngay về tuyến sau. + Điều trị triệt để bệnh nhân: đặc hiệu, đúng phác đồ, đủ liều, khỏi về lâm sàng và vi sinh vật, ngăn ngừa tái phát. + Cách ly kịp thời và hợp lý tùy theo tính chất lây truyền của từng bệnh: bệnh tả, thương hàn, lỵ cách ly trong suốt thời gian điều trị (từ khi ủ bệnh đến khi lui bệnh, tùy thuộc kết quả xét nghiệm phân sau khi khỏi bệnh). + Tổ chức giám sát chặt chẽ phát hiện sớm và chính xác mọi nguồn truyền nhiễm (bệnh nhân, các trường hợp nhiễm trùng không triệu chứng). + Quản lý những trường hợp bệnh có thời gian thải mầm bệnh kéo dài, kể cả những người mang mầm bệnh không triệu chứng. - Với yếu tố trung gian truyền nhiễm: + Xử lý khử trùng giường bệnh, buồng bệnh, các loại chất thải, đồ dùng sinh hoạt của người bệnh, các dụng cụ y tế. + Tiến hành xử lý vệ sinh phân, rác, khử trùng nguồn nước. + Diệt vật chủ trung gian truyền bệnh: phun diệt ruồi, nhặng… + Tuyên truyền giáo dục vệ sinh cá nhân: rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh nhà ăn, nhà bếp, thực hiện “ăn chín, uống sôi”, không ăn tiết canh, gỏi sống, rau sống. + Định kỳ cấy trùng dụng cụ cấp dưỡng, xét nghiệm vi sinh vật đường ruột cho đội ngũ nuôi quân, tiếp phẩm. - Với khối cảm thụ: + Nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch không đặc hiệu bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và luyện tập thân thể tốt. + Tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, vận động mọi người tự giác thực hiện các chế độ vệ sinh, tập huấn kiến thức thực hành, củng cố mạng lưới chiến sĩ vệ sinh. + Tiêm chủng phòng bệnh để gây miễn dịch đặc hiệu. Sử dụng vacxin là biện pháp rất tốt (nếu có điều kiện). 2.2. Phòng chống dịch đối với nhóm bệnh lây theo đường hô hấp: 2.2.1. Đặc điểm dịch tễ: - Nhóm bệnh lây theo đường hô hấp phổ biến trong quần thể người. Tác nhân gây bệnh cư trú ở đường hô hấp. Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể qua khoang mũi, miệng, cư trú ở vị trí thích hợp thuộc niêm mạc đường hô hấp trên và phát tán tới các cơ quan khác để gây bệnh. - Lây theo đường hô hấp, tốc độ lan truyền rất nhanh. - Dịch có 3 mức độ: tản phát, dịch và đại dịch (cúm A, đậu mùa). - Dịch thường bùng phát vào mùa đông xuân ở miền Bắc; ở miền Nam bệnh có thể gặp quanh năm, song thường có đỉnh cao vào giai đoạn chuyển mùa khô và mùa mưa. - Mầm bệnh chủ yếu hay gặp là virut và vi khuẩn: nhiễm khuẩn màng não cầu, cúm, sởi, quai bị, thủy đậu, Adenovius, ho gà, bạch hầu... 2.2.2. Nguồn truyền nhiễm: Hầu hết các bệnh nhóm này đều có nguồn bệnh là người. Ngoài ra, nguồn truyền nhễm còn là một số loài gia súc, gia cầm (cúm A). 2.2.3. Yếu tố trung gian truyền bệnh: - Không khí chứa virut, vi khuẩn, các chất tiết của đường hô hấp qua các hoạt động như nói, ho, hắt hơi, khạc, nhổ... - Các loại dụng cụ cá nhân, đồ dùng ăn uống, đồ dùng hằng ngày và các dụng cụ y tế (bộ dụng cụ khám tai, mũi, họng, găng tay, ống soi khí phế quản...). 2.2.4. Sức cảm thụ: - Cơ thể chưa có miễn dịch đều có thể cảm nhiễm với các mầm bệnh của nhóm bệnh lây truyền theo đường hô hấp vì hầu hết các bệnh thuộc nhóm bệnh này có ổ chứa mầm bệnh và nguồn bệnh chủ yếu là người. Trẻ em dễ mắc nhóm bệnh này. - Miễn dịch có được sau nhiễm trùng tự nhiên hoặc tiêm vacxin, có tính đặc hiệu theo loài hoặc theo typ vi sinh vật và thường ngắn ngày, vì thế có thể mắc bệnh nhiều lần. Tuy nhiên, cũng có một số bệnh miễn dịch bảo vệ lâu dài như sởi, quai bị, đậu mùa, bạch hầu… 2.2.5. Biện pháp phòng chống: - Với nguồn truyền nhiễm: + Phát hiện sớm người mắc bệnh bằng đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, xét nghiệm vi sinh vật, người mang mầm bệnh không triệu chứng trong cộng đồng để tổ chức cách ly và điều trị kịp thời. Khai báo tối khẩn cấp nếu có dịch hạch (thể phổi), SARS, cúm A (H5N1), bệnh có ca tử vong nhanh. + Điều trị triệt để theo đúng phác đồ quy định đối với những bệnh có thuốc đặc trị, áp dụng hình thức cách ly phù hợp với từng bệnh. Biện pháp đeo mạng che mũi và miệng, nằm nghỉ tại buồng cách ly có tác dụng tốt. + Phát hiện sớm động vật mắc bệnh, tiến hành điều trị hoặc tiêu diệt. - Với yếu tố trung gian truyền nhiễm: + Tiến hành các biện pháp mở cửa sổ và cửa ra vào để tăng cường sự lưu thông, thoáng đãng không khí trong nhà ở, buồng bệnh... + Khử trùng không khí bị ô nhiễm ở buồng bệnh, phòng khám, nhà ở... bằng phun khí dung. Dùng đèn cực tím hoặc tận dụng ánh sáng mặt trời để khử trùng không khí hoặc bề mặt, quần áo bị ô nhiễm. + Khử trùng các dụng cụ cá nhân, nhất là đồ dùng ăn uống cùng các chất thải từ đường hô hấp của bệnh nhân. - Với khối cảm thụ: + Nâng cao sức khỏe chung, dinh dưỡng hợp lý, tăng sức đề kháng rèn luyện trong các điều kiện thời tiết, khí hậu thay đổi. + Coi trọng biện pháp phòng chống dịch không đặc hiệu: vệ sinh cá nhân (rửa tay bằng xà phòng, mang khẩu trang, súc miệng, nhỏ mũi bằng nước muối, che tay khi ho, không khạc nhổ bừa bãi, mặc ấm), cách ly. + Chỉ định sử dụng kháng sinh dự phòng cần hết sức thận trọng và hạn chế, phải đúng theo hướng dẫn của Cục Quân y. 2.3. Phòng chống dịch đối với nhóm bệnh lây theo đường máu: 2.3.1. Đặc điểm dịch tễ: - Là nhóm bệnh khá phổ biến trong quần thể người và cũng là bệnh của nhiều động vật. Bệnh đại diện: sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, viêm gan virut B, C, D, HIV/AIDS (lây theo đường máu), sốt vàng, sốt rét, sốt phát ban thành dịch, viêm não do ve... - Vị trí đột nhập và cư trú đầu tiên của mầm bệnh là mao mạch của hệ thống tuần hoàn trải rộng khắp cơ thể. Cơ chế truyền nhiễm quan trọng nhất của nhóm bệnh này liên quan chặt chẽ với vectơ truyền bệnh như côn trùng đốt hút máu của những người hoặc động vật có mầm bệnh rồi truyền qua người lành. Ngoài ra, còn cơ chế mầm bệnh vào cơ thể qua tiêm truyền và can thiệp y tế. - Trong cơ thể côn trùng, mầm bệnh có thể tồn tại từ vài giờ đến nhiều tháng tùy thuộc vào vòng đời và chu kỳ tiêu máu, hút máu của loài côn trùng. Trong một số ít trường hợp, mầm bệnh được truyền qua trứng và ấu trùng của thế hệ sau như với các bệnh sốt mò và viêm não do ve. - Mầm bệnh xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn của cơ thể người lành theo hai phương thức: + Các côn trùng đã nhiễm mầm bệnh đốt và hút máu người. Hầu hết các bệnh lây truyền do côn trùng nhiễm bệnh đốt là các bệnh lưu hành địa phương, mùa bệnh chính là mùa sinh sản và phát triển của côn trùng. Một số bệnh có chu kỳ dịch như: sốt xuất huyết Dengue (3-5 năm), viêm não Nhật Bản (4-6 năm), dịch hạch (5-6 năm). + Các chế phẩm máu, sản phẩm từ máu hay dụng cụ can thiệp y tế bị nhiễm mầm bệnh được tiêm, truyền vào cơ thể. 2.3.2. Nguồn truyền nhiễm: - Người là nguồn truyền nhiễm: sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue, sốt phát ban thành dịch, sốt hồi quy, sốt rét, viêm gan virut B, C, HIV/AIDS, bệnh giun chỉ. - Động vật và một số loài côn trùng là nguồn truyền nhiễm và ổ chứa mầm bệnh của nhiều bệnh thuộc nhóm này. 2.3.3. Yếu tố trung gian truyền nhiễm: - Vectơ truyền bệnh: chủ yếu là loài côn trùng có hướng tính đốt hút máu người, bao gồm các loài muỗi, ve, mò, bọ chét, chấy, rận, rệp, dĩn... - Các dụng cụ y tế như kim tiêm, bơm tiêm, kim châm cứu, dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ xăm mình, dụng cụ tiêm chích ma túy... bị nhiễm mầm bệnh. - Máu và các chế phẩm từ máu như huyết tương, huyết thanh, dịch ối, các yếu tố bổ thể, hồng cầu rửa, tủy xương, phủ tạng ghép... nhiễm mầm bệnh. 2.3.4. Sức cảm thụ: - Những người chưa có miễn dịch đều có thể nhiễm bệnh. Tại Việt Nam, những bệnh có tỉ lệ mắc tương đối cao là: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản, viêm gan virut B, C, HIV/AIDS. - Các đối tượng có nguy cơ cao nhiễm các loại bệnh lây truyền theo đường máu thường là: + Trẻ em từ 1-15 tuổi dễ mắc các bệnh sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, sốt rét, do chưa có miễn dịch và có nhiều cơ hội bị côn trùng đốt. + Những người sống trong các vùng lưu hành của các ổ dịch thiên nhiên một số bệnh như: sốt rét, dịch hạch, giun chỉ, viêm não Nhật Bản, sốt mò. + Những người nghiện ma túy đường tiêm chích, những người hay phải truyền máu, người bệnh chạy thận nhân tạo và hồi sức, nhân viên y tế một số khoa trong bệnh viện dễ bị lây các bệnh viêm gan virut B, C, HIV/AIDS. 2.3.5. Biện pháp phòng chống: - Với nguồn truyền nhiễm: + Bệnh có nguồn truyền nhiễm là người thì việc cơ bản là cách ly sớm nguồn truyền nhiễm và điều trị đặc hiệu triệt để. + Bệnh có nguồn truyền nhiễm là động vật, cần phát hiện sớm các dịch ở động vật, đặc biệt là các động vật ở gần người. - Với yếu tố trung gian truyền nhiễm: + Các biện pháp cơ học, vật lý, hóa học, sinh học để diệt hay hạn chế sự phát triển của côn trùng truyền bệnh (chú ý khả năng kháng hóa chất). + Khử khuẩn tuyệt đối các dụng cụ y tế, nhất là các dụng cụ tiêm truyền, phẫu thuật nghi có nhiễm các loại virut viêm gan B, C hay HIV. + Các mẫu máu hoặc các chế phẩm từ máu dùng truyền cho bệnh nhân cần được kiểm tra sàng lọc chu đáo để bảo đảm loại trừ các mẫu có chứa mầm bệnh lây truyền qua đường truyền máu. - Với khối cảm thụ: + Nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp lý, rèn luyện tăng sức đề kháng không đặc hiệu của cơ thể. + Hạn chế côn trùng đốt hút máu bằng các biện pháp: nằm màn, dùng màn có tẩm hóa chất, dùng kem hoặc dầu xua bôi lên phần da hở khi lao động hoặc luyện tập. + Giảm thiểu các yếu tố nguy cơ mắc bệnh như: sử dụng bơm tiêm một lần, hạn chế truyền máu, chế phẩm từ máu khi không thật cần thiết, hạn chế hoạt động ở những địa điểm, những thời điểm mà côn trùng hoạt động mạnh nhất... + Dùng kháng sinh hoặc hóa dược dự phòng khẩn cấp cho nhóm người có nguy cơ cao theo chỉ định. Đối với nguồn bệnh: Phải tìm mọi biện pháp tiêu diệt nguồn bệnh, không cho mầm bệnh phát tán ra ngoài cụ thể là : Nguồn bệnh là những gia súc gia cầm đang bị bệnh (ốm), Cần phải cách ly... Bệnh thuỷ đậu (hay còn gọi trái rạ) và sởi – quai bị – rubella là những bệnh nhiễm có tính lây lan rất cao và dễ tạo dịch trong cộng đồng. Theo thống kê của Viện Pasteur TPHCM, hiện nay đang là thời điểm của mùa dịch thuỷ đậu, sởi và rubella (từ tháng 1- tháng 5)… Số ca mắc bệnh có chiều hướng gia tăng Thống kê của Viện Pasteur TPHCM, trong những năm gần đây cho thấy số trường hợp mắc thuỷ đậu đã gia tăng khá nhiều, từ 1000 ca (năm 2003) lên gần 6000 ca (năm 2008) và tiếp tục có xu hướng gia tăng trong những năm sau này. Bên cạnh đó, thực tế ghi nhận ở BV Nhiệt đới TPHCM cũng cho thấy số bệnh nhân nhập viện do thuỷ đậu cũng gia tăng từ 32 ca (năm 2003) lên đến 334 ca (năm 2008). Trong đó, đáng chú ý là số người lớn mắc thuỷ đậu chiếm đa phần. Riêng các bệnh sởi – quai bị – rubella theo những cập nhật về dịch tễ đưa ra những vấn đề cần lưu ý. Số ca mắc sởi từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 1 năm 2010 theo số liệu của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia thì tỉ lệ mắc sởi tăng cao ở 2 nhóm tuổi là từ 1 đến 6 tuổi và từ 18 đến 24 tuổi. Ghi nhận tại một số tỉnh thành khác, như thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Tiền Giang, nhóm tuổi mắc quai bị cao nhất là từ 5 đến 9 tuổi. Về rubella, thì theo nguồn của tổ chức UNICEF trong năm 2009, ước tính đã có 1650 ca mắc hội chứng rubella bẩm sinh (CRS) trong 1.649.694 trẻ được sinh ra và một điều cần lưu ý là nhóm tuổi mắc rubella cao nhất ở cả hai miền Nam và Bắc đều tập trung ở phụ nữ từ 15-45 tuổi – nhóm tuổi trong độ tuổi sinh sản. Với những số liệu thống kê như trên, việc chủ động phòng ngừa để phòng tránh các bệnh nhiễm vừa nêu bằng vaccin thực sự rất cần thiết, ưu tiên cho trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản… Khuyến cáo từ giới chuyên môn Những nơi tập trung đông người như trường học, cơ quan, xí nghiệp… là những môi trường rất dễ bùng phát thành dịch. Tỉ lệ mắc bệnh nhiều nhất tập trung ở trẻ từ 1-10 tuổi. Biến chứng hay gặp nhất từ thuỷ đậu là nhiễm trùng các nốt ban gây nhiễm trùng da có thể dẫn đến sẹo, trong khi rubella dễ gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu dẫn đến thai nhi bị hội chứng rubella bẩm sinh. Tiêm vaccin là biện pháp chủ động nhất giúp phòng tránh hữu hiệu các bệnh này. Vaccin ngừa thuỷ đậu đã được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới và cũng đã có mặt tại Việt Nam nhiều năm qua. Vaccin này với hơn 16 năm kinh nghiệm toàn cầu đã được chứng minh là có hiệu quả phòng bệnh cao, tạo được miễn nhiễm lâu dài, dung nạp tốt và ít tác dụng phụ. Bên cạnh đó, vaccin phòng 3 bệnh sởi – quai bị – rubella cũng được đưa vào thị trường Việt Nam trong nhiều năm qua & hiệu lực đạt được >95% phòng ngừa cho cả 3 thành phần. Người dân có thể liên hệ tiêm ngừa tại các bệnh viện sản, nhi hoặc các trung tâm y tế dự phòng tỉnh, quận huyện trong tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Hiệp hội Tư vấn thực hành tiêm chủng Nhi khoa Hoa kỳ đưa ra thông điệp: Trẻ em nên nhận liều 1 vaccin chứa 3 thành phần sởi – quai bị – rubella vào lúc 12-15 tháng tuổi và liều thứ 2 được khuyến cáo lúc trẻ 4-6 tuổi với lợi ích chính là giảm những cá thể nhạy cảm thất bại với liều 1 và do miễn dịch của liều 1 giảm dần theo thời gian. Đối với thuỷ đậu, một số trẻ đã tiêm ngừa 1 liều vaccin nhưng vẫn bị mắc thuỷ đậu khi tiếp xúc với virus hoang dại. Hiện tượng này xảy ra là do nồng độ kháng thể bị giảm dần theo thời gian. Hoặc cũng có thể phát huy được lợi ích khi dùng 2 liều vaccin cho trẻ em, giúp tạo ra đáp ứng miễn dịch mạnh hơn. Và quan trọng hơn nữa là liều 2 mang lại hiệu lực vaccin cao hơn một cách có ý nghĩa, giảm tỉ lệ breakthrough (mắc thuỷ đậu mặc dù đã có chủng ngừa trước đó) đến 3,3 lần so với 1 liều như trước kia. Vì vậy, từ tháng 6 năm 2007, Uỷ ban Thực hành tiêm chủng Hoa Kỳ đã khuyến cáo chủng ngừa 2 liều vaccin thuỷ đậu cho cả trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi, giúp tăng cường hiệu quả bảo vệ chống lại bệnh này. I. KHÁI NIỆM CHUNG 1. Bệnh truyền nhiễm: Là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. 2. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm: Là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm có khả năng gây bệnh truyền nhiễm. 3. Trung gian truyền bệnh: Là côn trùng, động vật, môi trường, thực phẩm và các vật khác mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và có khả năng truyền bệnh. 4. Người mắc bệnh truyền nhiễm: Là người bị nhiễm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có biểu hiện triệu chứng bệnh. 5. Người mang mầm bệnh truyền nhiễm: Là người mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhưng không có biểu hiện triệu chứng bệnh. 6. Người tiếp xúc: Là người có tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh và có khả năng mắc bệnh. 7. Người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm: Là người tiếp xúc hoặc người có biểu hiện triệu chứng bệnh truyền nhiễm nhưng chưa rõ tác nhân gây bệnh. 8. Giám sát bệnh truyền nhiễm: Là việc thu thập thông tin liên tục, có hệ thống về tình hình, chiều hướng của bệnh truyền nhiễm, phân tích, giải thích nhằm cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm. 9. Vắc xin: Là chế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh. 10. Dịch: Là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định. 11. Vùng có dịch: Là khu vực được cơ quan có thẩm quyền xác định có dịch. 12. Vùng có nguy cơ dịch: Là khu vực lân cận với vùng có dịch hoặc xuất hiện các yếu tố gây dịch. 13. Cách ly y tế: Là việc tách riêng người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm hoặc vật có khả năng mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhằm hạn chế sự lây truyền bệnh. 14. Xử lý y tế: Là việc thực hiện các biện pháp sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, cách ly y tế, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, trung gian truyền bệnh và các biện pháp y tế khác. II. PHÒNG CHỐNG TẢ 1. Chẩn đoán trường hợp Tả: Một bệnh nhân được chẩn đoán tả khi có tiêu chảy liên tục rất nhiều lần với khối lượng lớn, có khi hàng chục lít một ngày. Phân tả điển hình toàn nước, màu trắng lờ đục như nước vo gạo, không có nhầy máu. Bệnh nhân nôn rất dễ dàng, lúc đầu ra thức ăn, sau toàn nước. Bệnh nhân thường không sốt, ít khi đau bụng. Tình trạng mất nước và điện giải gây mệt lả, chuột rút... (Trong vụ dịch, việc chẩn đoán trường hợp bệnh dựa chủ yếu vào các biểu hiện lâm sàng). 2. Xác định ổ dịch tả: Một nơi được gọi là ổ dịch tả khi ghi nhận một trường hợp tả xác định trở lên ở một địa điểm (thôn, xóm, đội/tổ dân phố, đơn vị, …). 3. Tiêu chuẩn để xác định và thông báo ổ dịch Tả đã chấm dứt hoạt động: Một ổ dịch Tả được xác định và thông báo đã chấm dứt hoạt động khi có đủ 2 tiêu chuẩn sau: (1) Không có trường hợp mắc tả mới trong vòng 14 ngày. (2) Đã xử lý triệt để ổ dịch: xử lý nước, xử lý phân, tiệt trùng ổ dịch, vệ sinh môi trường, quản lý bệnh nhân và điều trị dự phòng với những người trong ổ dịch theo đúng quy định vv…. 4. Tiêu chuẩn cho bệnh nhân tả ra viện: Một bệnh nhân tả được cho xuất viện khi: hết tiêu chảy, tình trạng lâm sàng ổn định và kết quả xét nghiệm cấy phân âm tính 3 lần liên tiếp. Ở những cơ sở không có điều kiện cấy phân thì cho bệnh nhân ra viện sau khi ổn định về mặt lâm sàng được 1 tuần. III. PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT (SXH) 1. Ca bệnh SXH giám sát: Là trường hợp bệnh nhân sốt cao đột ngột kéo dài từ 2 đến 7 ngày kèm các triệu chứng đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ, đau khớp, phát ban, có biểu hiện xuất huyết (dấu hiệu dây thắt dương tính). 2. Ca bệnh SXH nặng: Là trường hợp bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết ở các mức độ khác nhau: dưới da, niêm mạc, xuất huyết nội tạng, gan to và có thể tiến triển đến hội chứng sốc Dengue (HCSD) dẫn đến tử vong. Xét nghiệm thấy giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu (£100.000/mm3), hematocrit tăng (³ 20% giá trị bình thường theo tuổi và giới). 3. Tiêu chuẩn xác định Ổ dịch SXH: Một nơi (xóm, tổ dân phố, cụm dân cư) được xác định là ổ dịch SXH khi có 2 trường hợp sốt xuất huyết xảy ra trong vòng 14 ngày (được xác đị

File đính kèm:

  • docmot so bien phap phong benh cho tre.doc