Một số biện pháp phát huy vai trò ban cán sự lớp trong việc xây dựng nề nếp học tập của lớp chủ nhiệm

Là giáo viên chủ nhiệm chắc chắn ai cũng muốn lớp mình có những thành tích xuất sắc, dẫn đầu trong các hoạt động của nhà trường. Ai cũng hiểu rằng nề nếp lớp là một yếu tố quyết định ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập và việc hình thành nhân cách học sinh. Xây dựng nề nếp lớp là việc đầu tiên mà giáo viên phải quan tâm khi nhận lớp chủ nhiệm. Đầu năm tôi nhận chủ nhiệm lớp 9.1 trường THCS Thái Phiên, một lớp đã có nhiều học sinh vi phạm từ năm lớp 8. Tôi đã tìm hiểu kỹ hoàn cảnh, tính cách của từng em để có biện pháp xây dựng một tập thể lớp có nề nếp học tập tốt. Với định hướng của ngành giáo dục hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm, cho các em tự học, tự quản, tự chiếm lĩnh kiến thức.

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 14247 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp phát huy vai trò ban cán sự lớp trong việc xây dựng nề nếp học tập của lớp chủ nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Tên đề tài: Một số biện pháp phát huy vai trò ban cán sự lớp trong việc xây dựng nề nếp học tập của lớp chủ nhiệm. II. Lý do chọn đề tài: Là giáo viên chủ nhiệm chắc chắn ai cũng muốn lớp mình có những thành tích xuất sắc, dẫn đầu trong các hoạt động của nhà trường. Ai cũng hiểu rằng nề nếp lớp là một yếu tố quyết định ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập và việc hình thành nhân cách học sinh. Xây dựng nề nếp lớp là việc đầu tiên mà giáo viên phải quan tâm khi nhận lớp chủ nhiệm. Đầu năm tôi nhận chủ nhiệm lớp 9.1 trường THCS Thái Phiên, một lớp đã có nhiều học sinh vi phạm từ năm lớp 8. Tôi đã tìm hiểu kỹ hoàn cảnh, tính cách của từng em để có biện pháp xây dựng một tập thể lớp có nề nếp học tập tốt. Với định hướng của ngành giáo dục hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm, cho các em tự học, tự quản, tự chiếm lĩnh kiến thức. Qua kinh nghiệm cho thấy sự thành công hay thất bại dựa vào năng lực đội ngủ ban cán sự lớp. Để khi không có giáo viên chủ nhiệm chính các em là người điều hành mọi hoạt động của lớp, các em theo sát để nhắc nhỡ động viên từng thành viên trong lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Như vậy ban cán sự lớp đóng một vai trò rất quan trọng cùng với giáo viên chủ nhiệm xây dựng một lớp học vừa có nề nếp tự quản tốt vừa là một tập thể đoàn kết có tinh thần sẵn sàng giúp đỡ các bạn trong học tập và tham gia tốt mọi hoạt động của trường đề ra. Với lý do đó tôi quyết định chọn đề tài:” Một số biện pháp phát huy vai trò ban cán sự lớp trong việc xây dựng nề nếp học tập của lớp chủ nhiệm” III. Cơ sở lý luận: Giáo viên chủ nhiệm phải là người nhiệt tình, tâm lý, yêu thương, quan tâm sâu sắc đến từng thành viên trong lớp. Định hướng cho các em thực hiện tốt các kế hoạch của nhà trường. GVCN cũng là người phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, với ban đại diện cha mẹ của lớp, của trường để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục. Nhưng không thể làm thay cho các em mọi việc phải phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh để các em động viên giúp đỡ lẫn nhau và cùng vươn lên xây dựng một tập thể vững mạnh. IV. Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ thực tiễn đổi mới phương pháp giáo dục. Việc tự học, tự quản giúp học sinh phát huy tính tích cực gây hứng thú trong học tập, phát triển tư duy nâng cao chất lượng giáo dục. Các em có thể tự nói lên tiếng nói của mình, tự các em góp ý, phê bình, xây dựng lẫn nhau giúp nhau cùng tiến bộ Về phía học sinh: Là học sinh miền ven biển khó khăn, trong lớp có nhiều học sinh ở Tỉnh Thủy, đường đến trường rất xa, đi xe đạp phải gần một giờ mới đền. Những hôm học cả ngày các em rất vất vả. Hầu hết các em đều ngoan, biết vâng lời, có ý thức cao trong học tập, biết giúp đỡ bạn bè. Tinh thần học hỏi cao và tham gia các phong trào của nhà trường rất nhiệt tình, năng nổ. Tuy nhiên là con em gia đình lao động, bố mẹ lại làm nghề biển nên một phần khó khăn đó mà một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em. Do đó một số em có ý thức rất kém, thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường gây ảnh hưởng không ít đến nề nếp của lớp. Về phía giáo viên chủ nhiệm: Bản thân vừa là giáo viên chủ nhiệm vừa là giáo viên bộ môn Hóa Sinh của lớp nên thời gian gặp gỡ và bên cạnh các em là không ít. Tôi luôn nhiệt tình ủng hộ các em tất cả mọi hoạt động, luôn có mặt kịp thời để động viên cổ vũ các em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Qua kinh nghiệm nhiều năm chủ nhiệm tôi đúc kết, cóp nhặt kinh nghiệm từ thực tiễn với mong muốn lớp chủ nhiệm có một nề nếp học tập thật tốt. V. Nội dung nghiên cứu: Chuẩn bị vào năm học mới 2011-2012 tôi nhận được sự phân công của Ban Giám Hiệu chủ nhiệm lớp 9.1. Trước ngày khai giảng tôi gặp giáo viên chủ nhiệm cũ để nắm bắt tình hình chung của lớp và cụ thể từng học sinh. Tôi đặc biệt quan tâm đến học sinh cá biệt và đội ngủ ban cán sự lớp cũ, từ đó tôi hiểu rõ hoàn cảnh của từng em. Từ kinh nghiệm biện pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm cũ tôi điều chỉnh lại biện pháp của mình sao cho phù hợp. Từ những tiết học đầu tiên tôi ổn định lớp, đưa ra những nội quy của nhà trường và tiến hành tổ chức bầu ban cán sự lớp căn cứ vào ban cán sự lớp cũ và sự tín nhiệm của tập thể lớp. Sau đó nhiệm vụ ban cán sự lớp được phân công. Ban cán sự lớp đại diện cho lớp chịu trách nhiệm trước nhà trường về toàn bộ hoạt động học tập rèn luyện của lớp trong thời gian học tập. Công tác tổ chức lớp: a. Bầu ban cán sự lớp, phân công tổ, cán sự bộ môn Ban cán sự lớp phải nhiệt tình, năng nổ, có tinh thần trách nhiệm cao b. GVCN giao nhiệm vụ cho từng thành viên Nhiệm vụ của ban cán sự lớp: 1. Lớp trưởng. - Theo dõi và bao quát tình hình chung của cả lớp. - Tổ chức quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện. - Theo dõi đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh nội quy. - Chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của giáo viên chủ nhiệm - Theo dõi sĩ số các buổi học, - Tổng hợp sổ theo dõi của các lớp phó và các tổ trưởng vào cuối tuần. 2. Lớp phó Học tập. - Theo dõi mọi tình hình liên quan đến vấn đề học tập, bao gồm: + Theo dõi việc thực hiện các giờ tự học (Buổi chiều và Buổi tối). + Theo dõi những trường hợp đi học muộn. + Theo dõi những trường hợp nghỉ học không phép. + Theo dõi những trường hợp bỏ tiết. + Theo dõi những trường hợp không thuộc bài hoặc không làm bài tập. - Tổng hợp tình hình theo dõi và nộp cho lớp trưởng vào cuối tuần. 3. Lớp phó Văn - Thể. - Làm công tác về Văn hoá - Văn nghệ, Thể dục - Thể thao. - Theo dõi tình hình thực hiện các buổi Tập thể dục (Buổi sáng và Giữa giờ). - Chuẩn bị các Bài hát hoặc Tiết mục Văn nghệ cho những giờ truy bài, các buổi Sinh hoạt đầu tuần (khi lớp trực tuần), các đợt thi đua Chào mừng các ngày Lễ, Tết. - Báo cáo cho Lớp trưởng những thành viên không nghiêm túc, tích cực vào cuối tuần. 4. Lớp phó Lao động. - Theo dõi việc thực hiện các buổi vệ sinh khu vực (được phân công) vào các buổi sáng. - Theo dõi việc trực nhật hằng ngày của từng bàn, báo cáo Giáo viên Chủ nhiệm những bàn bàn quét lớp không sạch. - Theo dõi việc thực hiện các buổi lao động do nhà trường phân công về sĩ số, chuẩn bị dụng cụ lao động và tinh thần tự giác, tích cực của các thành viên trong lớp. - Tổng hợp tình hình theo dõi cho lớp trưởng vào cuối tuần. 5. Các Tổ trưởng. - Theo dõi tình hình thực hiện nền nếp học tập, rèn luyện của các thành viên trong tổ. - Tổng hợp hoạt động của tổ và nộp cho lớp trưởng vào cuối tuần. 6. Đội Cờ đỏ. - Theo dõi những trường hợp đánh nhau, nói tục, chửi bậy và báo cáo Giáo viên Chủ nhiệm và Tổng Phụ trách Đội. - Theo dõi việc thực hiện Điều lệ Đội TNTP của các thành viên trong lớp. - Theo dõi việc đeo khăn quàng đỏ và đeo bản tên của các thành viên trong lớp. - Trực cờ đỏ theo lịch và theo ca do Tổng phụ trách Đội phân công. - Tổng hợp kết quả theo dõi và nộp cho lớp trưởng vào cuối tuần. Nhiệm vụ của cán sự bộ môn: Thực hiện và duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ theo chủ đề mà lớp đã chọn. 2. Phát huy vai trò tự quản của ban cán sự lớp: * Trong sinh hoạt 15 phút đầu giờ: - Lớp trưởng phụ trách chung, lớp phó học tập nhắc nhở các tổ trưởng kiểm tra vở bài tập, kiểm tra bài cũ của từng thành viên trong tổ. - Cán sự bộ môn giải bài tập các môn học có trong ngày, hướng dẫn, giải đáp cho các bạn chưa hiểu bài - Lớp phó văn thể kiểm tra các bài hát múa quy định trong chương trình. - Lớp phó lao động kiểm tra, nhắc nhở các bạn trực nhật sớm, đổ rác đúng nơi quy định, lau bảng, giặt khăn lau bảng chuẩn bị cho tiết học mới * Trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm: - Sáng thứ bảy khi trống vào tiết 5 sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần tôi tham dự giao ban chủ nhiệm ở phòng họp. Lớp trưởng điều khiển lớp chuẩn bị mọi nội dung, phương tiện cần thiết để tiến hành giờ sinh hoạt. Tổ trực kê bàn ghế Sau khi nhận nhiệm vụ ngay những tiết học đầu tiên ban cán sự lớp bắt đầu thể hiện vai trò của mình. Trong lớp có ba em thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường: Lương Hồng Ngọc, Phan Đức Nhanh, Trần Quang Vinh. Tới giờ sinh hoạt cuối tuần sau khi ban cán sự lớp nhận xét tôi đã cho kiểm điểm phê bình trước lớp. Những lần vi phạm tiếp theo, được sự đồng ý của tôi ban cán sự lớp tiến hành họp để xây dựng, góp ý cho em Ngọc và Nhanh. Dưới sự kiểm điểm phê bình gay gắt lẫn nhau giữa các thành viên trong ban cán sự lớp các em đã nhận thấy những khuyết điểm của mình và có hướng tiến bộ. Riêng đối với em Ngọc mức độ vi phạm nhiều lần, tôi đã mời ban đại diện cha mẹ của lớp, của trường cùng tham dự, tôi chỉ ngồi dự còn ban cán sự lớp và bản thân học sinh vi phạm tự nói lên hết những vi phạm thường xuyên của em Ngọc. Từ đó phát huy hết được vai trò của ban cán sự lớp trong việc xây dựng một tập thể có nề nếp tốt. Trong các tiết học, đặc biệt là giờ thảo luận nhóm, các thành viên trong nhóm hoạt động rất tích cực, các em học nhóm sôi nổi đưa ra kết quả đầy đủ nhất và đúng nhất. Trong các hoạt động tập thể chào mừng các ngày lễ lớn, đặc biệt là trại 24.3 vừa qua. Dưới sự chỉ huy của lớp trưởng cùng tinh thần đoàn kết gắn bó 9.1 là một tập thể xuất sắc nhất và dẫn đầu. VI. Kết quả nghiên cứu: Trong năm học qua tôi đã áp dụng những biện pháp trên và đạt hiểu quả. Tuy nhiên cũng cần có sự phối hợp của ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức Đoàn, Đội. Đặc biệt sự quan tâm của phụ huynh, của ban đại diện cha mẹ đóng vai trò rất lớn. Đại đa số học sinh của lớp chủ nhiệm có ý thức, kỷ luật cao. Biết phê bình, tự phê bình thi đua học tập, các em biết giúp đỡ lẫn nhau để tổ của mình luôn được xuất sắc. Các em tự rèn cho mình một ý thức giữ gìn lớp sạch đẹp, tự trang trí lớp học. Ý thức chấp hành nội quy của các em rất cao, luôn đồng phục trước khi đến lớp. Trong năm học này tôi được phân công chủ nhiệm lớp 9.1. Kết quả xếp loại học lực hạnh kiểm trong học kỳ I như sau: TSHS GIỎI(TỐT) KHÁ T.B YẾU KÉM TB trở lên 33 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL HL 5 15,2 10 30,3 12 36,4 6 18,2 0 0 27 81,8 HK 25 75,8 5 15,2 3 9.1 VII. Kết luận: Trong nhiều năm qua công tác chủ nhiệm luôn thật sự gặp nhiều khó khăn, bản thân chủ nhiệm nhiều năm, bằng những kinh nghiệm nhỏ bé rất mong được sự góp ý của tất cả quý thầy cô giáo. Cùng với sự quan tâm của các tổ chức để công tác chủ nhiệm của chúng tôi đạt hiệu quả cao hơn. VIII. Đề nghị: Bản thân đã hết sức nổ lực cố gắng, mong sự quan tâm, kết hợp của phụ huynh, chính quyền địa phương IX. Phụ lục: X. Tài liệu tham khảo: Từ thực tế lớp chủ nhiệm XI. Mục lục: TT Nội dung Trang 1 Tên đề tài 1 2 Đặt vấn đề 1 3 Cơ sở lý luận 1 4 Cơ sở thực tiễn 1 5 Nội dung nghiên cứu 2 6 Kết quả nghiên cứu 3 7 Kết luận 4 8 Đề nghị 4 9 Phụ lục 4 10 Tài liệu tham khảo 4 11 Mục lục 4

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem chu nhiem.doc
Giáo án liên quan