1. Viết 1 câu đơn mà chủ ngữ là một cụm chủ vị để giới thiệu nội dung đoạn thơ trên.
“Mã Giám Sinh là một nhân vật phản diện được xây dựng khá thành công về diện mạo, tính cách, cử chỉ bằng nét bút hiện thực của Nguyễn Du.”
2. Viết đoạn văn khoảng 15 câu theo cách lập luận qui nạp, trong đó có dùng câu văn trên để phân tích nhân vật MGS trong đoạn thơ trên.
“ (1)Nguyễn Du là nhà văn bậc thầy về nghệ thuật miêu tả nhân vật, kể cả nhân vật chính diện và phản diện. (2)Đoạn trích “MGS mua Kiều” là tiêu biểu cho việc xây dựng nhân vật phản diện của Nguyễn Du. (3)Gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình thoát khỏi tai họa. (4)Được mụ mối mách bảo, MGS tìm đến mua Kiều. (5)MGS xuất hiện với vẻ ngoài chải chuốt mà lố lăng, không phù hợp. (6)Tuổi ngoài 40 mà vẫn “Mày rau nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”. (7)Cách nói năng thì cộc lốc, vô lễ: “Hỏi tên, rằng - Hỏi quê, rằng ”. (8)Câu trả lời nhát gừng, không có chủ ngữ, không thèm thưa gửi, đó chỉ có thể là lời của kẻ vô học hoặc hợm của, cậy tiền. (9)Cử chỉ, thái độ thì bất lịch sự đến trơ trẽn, hỗn hào: “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”. (10)”Ghế trên” là ghế ở vị trí trang trọng, dành cho bậc cao niên, bậc huynh trưởng đáng kính. (11)Kẻ đi hỏi vợ là bậc con cái mà lại “ngồi tót” thì thật chướng mắt, vô lễ. (12)Không chỉ có thế, ta còn thấy ở MGS sự giả dối. (13)Giả dối từ lai lịch xuất thân mù mờ, giới thiệu là “viễn khách” mà lại xưng quê “cũng gần”. (14)Đến tướng mạo, tính danh cũng giả dối, tuổi tác đã nhiều nhưng lại cố tô vẽ cho ra trẻ, ra vẻ thư sinh, phong lưu, lịch sự mà “Trước thày sau tớ lao xao” rất nhốn nháo, ô hợp. (15)Nói tóm lại, Mã Giám Sinh là một nhân vật phản diện được xây dựng khá thành công về diện mạo, tính cách, cử chỉ bằng nét bút hiện thực của Nguyễn Du.”
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đề ôn tập Ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1
Đoạn thơ :
“Gần miền có một mụ nào
…………………………
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”
Viết 1 câu đơn mà chủ ngữ là một cụm chủ vị để giới thiệu nội dung đoạn thơ trên.
“Mã Giám Sinh là một nhân vật phản diện được xây dựng khá thành công về diện mạo, tính cách, cử chỉ bằng nét bút hiện thực của Nguyễn Du.”
Viết đoạn văn khoảng 15 câu theo cách lập luận qui nạp, trong đó có dùng câu văn trên để phân tích nhân vật MGS trong đoạn thơ trên.
“ (1)Nguyễn Du là nhà văn bậc thầy về nghệ thuật miêu tả nhân vật, kể cả nhân vật chính diện và phản diện. (2)Đoạn trích “MGS mua Kiều” là tiêu biểu cho việc xây dựng nhân vật phản diện của Nguyễn Du. (3)Gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình thoát khỏi tai họa. (4)Được mụ mối mách bảo, MGS tìm đến mua Kiều. (5)MGS xuất hiện với vẻ ngoài chải chuốt mà lố lăng, không phù hợp. (6)Tuổi ngoài 40 mà vẫn “Mày rau nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”. (7)Cách nói năng thì cộc lốc, vô lễ: “Hỏi tên, rằng…- Hỏi quê, rằng…”. (8)Câu trả lời nhát gừng, không có chủ ngữ, không thèm thưa gửi, đó chỉ có thể là lời của kẻ vô học hoặc hợm của, cậy tiền. (9)Cử chỉ, thái độ thì bất lịch sự đến trơ trẽn, hỗn hào: “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”. (10)”Ghế trên” là ghế ở vị trí trang trọng, dành cho bậc cao niên, bậc huynh trưởng đáng kính. (11)Kẻ đi hỏi vợ là bậc con cái mà lại “ngồi tót” thì thật chướng mắt, vô lễ. (12)Không chỉ có thế, ta còn thấy ở MGS sự giả dối. (13)Giả dối từ lai lịch xuất thân mù mờ, giới thiệu là “viễn khách” mà lại xưng quê “cũng gần”. (14)Đến tướng mạo, tính danh cũng giả dối, tuổi tác đã nhiều nhưng lại cố tô vẽ cho ra trẻ, ra vẻ thư sinh, phong lưu, lịch sự mà “Trước thày sau tớ lao xao” rất nhốn nháo, ô hợp. (15)Nói tóm lại, Mã Giám Sinh là một nhân vật phản diện được xây dựng khá thành công về diện mạo, tính cách, cử chỉ bằng nét bút hiện thực của Nguyễn Du.”
Viết đoạn văn trình bày ý nghĩa về sự có mặt của thiên nhiên trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.
“Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn hay của Nguyễn Thành Long. Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp vào thành công của truyện là sự có mặt của thiên nhiên trong truyện.Đọc văn mà ta có cảm giác như lần lần được ngắm những tác phẩm hội họa lung linh kì ảo: “Nắng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương rơi.” Ôi! Phong cảnh đẹp biết nhường nào! Mỗi chữ, mỗi câu trong tác phẩm có hình khối, đường nét, màu sắc…đậm đà chất hội họa. Cái thơ mộng, vẻ huyền ảo của Sa Pa quyện chặt với cái đẹp của tâm hồn con người. Và vẻ đẹp trong mối quan hệ của con người với nhau để làm nên chất thơ của con người, của cuộc sống. Văn xuôi, truyện ngắn mà giàu nhịp điệu, âm thanh, êm ái như một bài thơ. “Lặng lẽ Sa Pa”, mới đọc tên ngỡ nhà văn nói về một điều gì im ắng, hắt hiu, giá lạnh. Vậy mà, thật kì diệu, trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn ngân lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu lung linh, lan tỏa hơi ấm tình người và sự sống của những rừng cây, những đóa hoa, những tấm lòng nhân hậu. Chính những điều đó đã khơi gợi trong biết bao lớp người đọc tình yêu Tổ quốc, tình yêu con người. Những con người đã một thời biết sống đẹp, suy nghĩ đẹp, để từ đó mà hướng tới, tìm cho mình một vẻ đẹp riêng trong sự sống, trong cách sống mỗi con người.
Đề 5
Đoạn văn phân tích nhân vật họa sĩ trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”, Trong đó có sử dụng khởi ngữ và phần phụ chú.
Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, ngoài nhân vật chính, các nhân vật khác đều để lại ấn tượng đậm nét cho người đọc. Trong số đó phải kể đến nhân vật họa sĩ. Về con người, về nghệ thuật, ông họa sĩ già là một người từng trải, suy tư, trăn trở trước cuộc đời, khao khát cống hiến cho nghệ thuật. Ngay từ phút đầu gặp anh thanh niên - nhân vật chính của truyện - ông đã xúc động bối rối: “Vì họa sĩ đã bắt gặp một điều thực ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác…”. Họa sĩ muốn ghi lại hình ảnh người thanh niên bằng nét bút kí họa, và “người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ…” Những cảm xúc, suy tư của nhân vật họa sĩ về người thanh niên và về những điều khác nữa được gợi lên từ câu chuyện của anh thanh niên đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và chứa đựng chiều sâu tư tưởng.
Đề 2
1. Đoạn thơ trong bài Mùa xuân nho nhỏ:
“Ta làm con chim hót
…………………….
Dù là khi tóc bạc”.
Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp để làm rõ lẽ sống cao đẹp của con người trong đoạn thơ trên.
(1)Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” ghi lại những cảm xúc và suy nghĩ trước mùa xuân thiên nhiên, trước cuộc đời và lời tâm niệm về khát vọng cống hiến của Thanh Hải. (2)Từ cảm xúc về mùa xuân, tác giả đã chuyển mạch thơ một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm nịêm của mình về lẽ sống, về ý nghĩa của cuộc đời mỗi con người. (3)Đó là ước nguyện “làm con chim hót” giữa muôn ngàn tiếng chim; làm “một cành hoa” giữa vườn hoa xuân rực rỡ; làm “một nốt trầm” giữa bản hòa tấu muôn điệu; làm “một mùa nho nhỏ” để góp thêm hương sắc cho mùa xuân dân tộc lớn lao. (4)Đó cũng là khát vọng được hòa nhập vào cuộc đời chung, được cống hiến phần tốt đẹp - dù nhỏ bé - của mình cho đất nước. (5)Đáng trân trọng là lời phát biểu của tác giả thật giản dị, chân thành, khiêm tốn nhưng vô cùng mãnh liệt. (6)Chỉ “lặng lẽ” mà cháy bỏng một nỗi khát khao được dâng những gì tốt đẹp nhất của cuộc đời mình cho đất nước. (7)Bất chấp thời gian, bất chấp tuổi tác “Dù là tuổi hai mươI, Dù là khi tóc bạc”, khát vọng cống hiến đã làm cho cuộc đời con người trở nên ý nghĩa hơn. (8)Đây là một vấn đề nhân sinh quan nhưng được chuyển tảI bằng những hình ảnh thơ sáng đẹp, bằng giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ, thiết tha. (9)Vì vậy mà sức lan tỏa của nó thật lớn và càng làm tăng thêm giá trị tư tưởng của bài thơ.
2. Đoạn thơ trong Cảnh ngày xuân “Ngày xuân con én đưa thoi
…………………………..
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Viết đoạn văn khoảng 10 câu có lời dẫn trực tiếp và một câu ghép, cảm nhận về cảnh mùa xuân trong đoạn thơ.
(1)Bốn câu thơ gợi tả khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng. (2)Cảnh ngày xuân cứ hiện dần ra theo trình tự thời gian cuộc “bộ hành chơi xuân” của chị em Thúy Kiều. (3)Hai câu mở đầu vừa gợi không gian, vừa gợi thời gian. (4)Nhưng không gian, thời gian ở đây không phải là tĩnh mà đó là một không gian, thời gian sống động “con én đưa thoi”. (5)Trong cái không gian của đất trời mùa xuân ấy, thời gian đang chuyển dần đến điểm cuối “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”. (6)Có lẽ đây là thời điểm đẹp nhất: “Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”. (7)Bức họa xuân thật đẹp, có phông, có nền “Cỏ non xanh tận chân trời”. (8)Trên cái nền toàn cảnh màu xanh ấy điểm xuyết một cành lê có có vài bông hoa nở trắng khiến cho màu xanh của cỏ, màu trắng của hoa càng thêm nổi bật. (9)Cách thay đổi trật tự từ trong câu thơ làm cho màu trắng hoa lê càng thêm sống động và nổi bật trên cái nền màu xanh bất tận của đất trời cuối xuân. (10)Màu sắc có sự hài hoà tới mức tuyệt diệu. (11)Tất cả gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: Mới mẻ, tinh khôi, giầu sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh khiết.
Đề 3
Đoạn văn trong truyện ngắn Làng của Kim Lân:
“Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được....Ông lão nín thở lắng tai nghe ra bên ngoài…”
Viết một câu văn nhận xét tâm trạng của ông Hai trong đoạn văn trên:
“Từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc,trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt.”
2. Dùng câu văn trên làm mở đoạn, viết tiếp khoảng 10 câu để hoàn chỉnh đoạn văn:
(1)Từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. (2)Nỗi ám ảnh nặng nề đã khiến ông Hai rơi vào tâm trạng nơm nớp, hoảng sợ, bế tắc và tuyệt vọng khi nghĩ tới tương lai. (3)Tác giả diễn tả rất cụ thể và sâu sắc cái tâm trạng nặng nề đến thành một nỗi sợ sệt luôn ám ảnh trong tâm trí ông Hai. (4)Không khí nặng nề bao trùm cả gia đình ông từ khi có cái tin ấy. (5)Cả nhà, từ ông Hai, bà Hai đến lũ trẻ đều sống trong tâm trạng nặng nề, nơm nớp. (6)Không ai dám nói to, trẻ con không dám cười đùa. (8)Lòng tự hào về làng của ông đã bị tổn thương quá lớn. (9)Nỗi tủi khổ là vì dân của cái làng Việt gian theo Tây đè nặng khiến ông Hai không dám ló mặt ra ngoài, cả đến bên bác Thứ ông cũng không dám sang. (10)Tình thế của ông Hai và gia đình càng khốn đốn hơn khi mà mụ chủ nhà đã ngỏ ý không cho gia đình ông ở nữa, vì nghe nói có lệnh đuổi hết những người làng Chợ Dầu . (10)Nhưng chính trong tình thế ấy mới càng bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê đã thống nhất với lòng yêu nước ở một người nông dân bình thường như ông Hai.
ð Đoạn văn trình bày nội dung theo cách diễn dịch.
Đề 4
Đoạn văn trình bày ý nghĩa sự trở lại của các hình ảnh ở khổ thơ đầu và khổ thơ thứ tư trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải diễn tả cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một “mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. Khổ thơ đầu là mùa xuân của thiên nhiên đất trời, được thể hiện qua các hình ảnh: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời. Chỉ bằng vài nét phác họa nhưng tác giả đã vẽ ra được một bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp với không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng tươi vui. Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước. Đó là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp - dù nhỏ bé - của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp: “Ta làm con chim hót - Ta làm một cành hoa”. Đây là những hình ảnh đã được nhà thơ phác họa để miêu tả cảnh thiên nhiên ở khổ thơ 1. Cách cấu tứ lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ. Những hình ảnh chọn lọc ấy được trở lại mang một ý nghĩa mới: Niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa tỏa hương sắc cho đời. Tác giả đã đề cập đến một vấn đề lớn của nhân sinh quan - ý nghĩa của đời sống cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng - một cách tha thiết, nhỏ nhẹ như điều tâm niệm chân thành của nhà thơ, được thể hiện qua những hình tượng đơn sơ mà chứa đựng nhiều cảm xúc.
Đề 7
Đoạn văn khoảng 15 câu về nhân vật bé Thu từ khi gặp ông Sáu đến khi sang bà ngoại. Trong đó có dùng khởi ngữ, thành phần phụ chú và câu ghép có cặp quan hệ từ: Vì…nên…
(1)Truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một câu chuyện xúc động về tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. (2)Vì gặp lại con sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương nên ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy đứa con. (3)Nhưng thật trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của người cha, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh. (4)Ông Sáu càng muốn gần con thì đứa con lại càng lạnh nhạt, xa cách. (5)Khi mới gặp ông Sáu, bé Thu hốt hoảng, mặt tái đi rồi vụt chạy và kêu thét lên. (6)Những ngày ông Sáu ở nhà, con bé chỉ nói trống không mà không chịu gọi ba. (7)Nó nhất định không chịu nhờ ông Sáu chắt nước nồi cơm to đang sôi. Trong bữa ăn, nó còn hất cái trứng cá - mà ông Sáu gắp cho - làm cơm bắn tung ra cả mâm. (8)Cuối cùng, khi bị ông Sáu tức giận đánh cho một cái thì nó bỏ về nhà bà ngoại. (9)Sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách. (10)Vì trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé nhỏ nên không thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le của đời sống. (11)Và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường, nên nó không tin ông Sáu là ba chỉ vì trên mặt ông có thêm vết sẹo, khác với hình ba mà nó đã được biết. (12)Phản ứng tâm lí của bé Thu là hoàn toàn tự nhiên, nó còn chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ. (13)Tình cảm của em sâu sắc, chân thật. (14)Đối với bé Thu, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó chính là ba. (15)Trong cái “cứng đầu” của em có ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha “khác” - người trong tấm hình chụp chung với má em.
Đề 8
Đoạn văn khoảng 15 câu giới thiệu tổ trinh sát mặt đường trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
(1)Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại 1 trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. (2)Trong đó, hai người là Phương Định và Nho còn rất trẻ, tổ trưởng là chi Thao lớn tuổi hơn một chút. (3)Nhiệm vụ của họ là quan sát đich ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom đich gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. (4)Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì phải thường xuyên chạy trên cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. (5)Đặc biệt họ phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom. (6)Công việc này diễn ra hàng ngày, thậm trí mấy lần trong một ngày. (7)Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, cách xa đơn vị. (8)Tuy vậy, cuộc sống của họ vẫn có nhiều niềm vui của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng. (9)Và đặc biệt, họ rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính. (10)Nho thích thêu thùa, có mơ ước sau chiến tranh sẽ xin vào làm thợ trong nhà máy điện và trở thành một cầu thủ bóng chuyền của nhà máy. (11)Chị Thao từng trải hơn, mơ ước và dự tính của chị về tương lai khá thiết thực nhưng cũng không thiếu những khát khao và rung động của tuổi thanh xuân. (12)Chị dũng cảm và gan dạ trong chiến đấu nhưng sợ nhìn thấy máu chảy. (13)Phương Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát. (14)Cô thường sống với những kỉ niệm nơi thành phố quê hương mình. (15)Những hình ảnh cao đẹp của các cô thanh niên xung phong trong truyện tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ những năm tháng hào hùng của Tổ quốc.
Đề 9
Đoạn văn khoảng 10 câu theo cách tổng hợp - phân tích - tổng hợp. Trong đoạn văn có 1 câu dùng phần phụ chú, 1 câu dùng phần tình thái: Cảm nhận về hình ảnh người bà trong đoạn trích:
“Năm giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi
……………………………………..
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.
(1) Bếp lửa của Bằng Việt là 1 bài thơ hay viết về tình bà cháu. (2)Tình cảm ấy thể hiện qua dòng hồi tưởng của tác giả - người cháu - về những năm tháng tuổi thơ được sống với bà. (3)Nhớ về bà, nhà thơ nhớ cảnh: “Năm giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi - Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi - Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh”. (4)Trong hoàn cảnh ấy, bà đã dặn cháu: “Bố ở chiến khu bố còn việc bố - Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, - Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên”. (5)Hình ảnh của người bà hiện lên thật đẹp, giống như một bà tiên trong truyện cổ tích. (6)Mỗi sớm, mỗi chiều suốt “mấy chục năm rồi”, người bà đã lặng lẽ nhóm lửa, lặng lẽ thay con nuôi cháu, tần tảo lam lũ, chịu thương, chịu khó, giàu tình yêu thương và đức hi sinh. (7)Càng lớn lên, nhà thơ càng thấy rõ tấm lòng cao quí của bà, người đã “lận đận biết mấy nắng mưa” để nhen nhóm trong lòng đứa cháu yêu 1 tình cảm rộng lớn hơn tình bà cháu thông thường, đó là “Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng” đối với đất nước, con người. (8)Đó là ngọn lửa của tình yêu thương, niềm tin và hi vọng. (9)Có lẽ với người cháu, bà là người nhóm lửa, là người giữ lửa, lại cũng là người truyền lửa. (10)Ngọn lửa của bà đã cháy trong lòng cháu, một bếp lửa mới của cuộc đời đã nhen lên gnọn lửa của sự sống truyền đời bất diệt.
Đề 11
Đoạn văn khoảng 8 câu, phân tích để làm rõ giá trị các điệp ngữ trong đoạn thơ:
“Mùa xuân người cầm súng
……………………………
Tất cả như xôn xao…”
(1)Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, cảm hứng thơ Thanh Hải chuyển sang mùa xuân của đất nước, cách mạng một cách tự nhiên: “Mùa xuân người cầm súng… Tất cả như xôn xao”. (2)Đây là mùa xuân của con người đang lao động và chiến đấu, của đất nước vất vả gian lao đang đi lên phía trước. (3)Câu thơ vừa tả thực, vừa tượng trưng, hàm chứa nhiều ý nghĩa trong hình ảnh người lính và người nông dân với từ “lộc” nhiều nghĩa. (4) “Lộc” là trồi non, nhưng “lộc” còn có nghĩa là mùa xuân, là sức sống. (5)Người cầm súng giắt lộc để ngụy trang ra trận như mang theo sức xuân vào trận đánh, người ra đồng như gieo mùa xuân trên từng nương mạ. (6)Những con người lao động và chiến đấu ấy đã mang cả mùa xuân ra trận địa của mình để gặt hái mùa xuân về cho đất nước. (7)Âm hưởng thơ hối hả, khẩn trương với nhiều điệp từ, điệp ngữ láy lại ở đầu các câu thơ làm vang lên nhịp điệu vui tươi, mạnh mẽ khác thường. (8)Cả dân tộc bước vào mùa xuân với khí thế khẩn trương và náo nhiệt. (9)Đó là hành khúc mùa xuân của thời đại Hồ Chí Minh.
Đề 15
Đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp về hình ảnh đám mây mùa hạ trong khổ thơ:
Sông được lúc dềnh dàng
…………………………
Vắt nửa mình sang thu.
Sang thu của Hữu Thỉnh là bài thơ biểu hiện những cảm xúc tinh tế của nhà thơ khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang mùa thu.Tác giả cảm nhận về mùa thu qua các giác quan: khứu giác, xúc giác, thị giác. Rồi từ các giác quan tác động đến lí trí, cảm xúc của nhà thơ về mùa thu đến như tràn ra, hòa vào cảnh vật xung quanh: “Sông được lúc dềnh dàng… Vắt nửa mình sang thu”. Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu chuyển đổi. Sông thì “dềnh dàng”, chim thì “bắt đầu vội vã”. Đặc biệt cảm giác giao mùa được tô dậm bằng hình ảnh đám mây mùa hạ “Vắt nửa mình sang thu”. Đám mây như một dải lụa, một tấm khăn voan của người thiếu nữ trên bầu trời, nửa đang còn là mùa hạ, nửa đã nghiêng về mùa thu. Nếu ở khổ thơ thứ nhất, còn phải có một cái ngõ thực cho sương đi qua để gợi đến cái ngõ ảo giữa hai mùa, thì ở đây chỉ cần một đám mây bâng khâng mà có thể thấy bầu trời đang nhuộm nửa sắc thu. Hình ảnh mây là thực, nhưng cái ranh giới mùa là hư. Nó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng lạ lùng của nhà thơ. Bầu trời nửa thu. Đám mây mùa hạ đang nhuốm sắc thu. Đến một lúc nào đó nó bỗng ngỡ ngàng thấy đang bồng bềnh trong bầu trời thu trọn vẹn.
Đề 14
Sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận đã làm nên bức tranh đẹp về cuộc sống mới ở miền Bắc thời kì xây dựng CNXH.
Bài làm
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận đẹp như một bức tranh sơn mài lóng lánh sắc màu rực rỡ. Bài thơ vẽ ra một quang cảnh lao động trên biển của một đoàn thuyền đánh cá. Là cảnh đánh cá trên biển về đêm tưởng chỉ có màu tối, nhưng ở đây, nhà thơ lại mang đến cho ta một bức tranh thơ rực rỡ, chan hòa ánh sáng như tranh sơn mài. Mở đầu bài thơ là một vừng mặt trời đỏ màu lửa:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Khép lại bài thơ là một vừng mặt trời “nhô màu mới”:
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Vậy là, “Diễn tả một buổi đánh cá đêm nhưng mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh mặt trời tạo nên hai mảng rực sáng của bài thơ, và nhờ có ánh sáng ấy, những hình ảnh, màu sắc rực rỡ như: vẩy bạc, đuôi vàng, mắt cá huy hoàng mới có điều kiện xuất hiện” (Vũ Quần Phương). ở đây còn có mối liên tưởng đi về, qua lại giữa ánh sáng mặt trời, ánh trăng và hình ảnh đàn cá đã đưa lại những hình ảnh thơ đẹp, một vẻ đẹp kì thú. Những hình ảnh này đã dệt nên bức tranh sáng đẹp lung linh của cảnh đánh cá là nhờ thiên nhiên đẹp. Cũng bởi lòng người phơi phới tin yêu, tràn trề khí thế, khiến cho cả bài thơ rực rỡ như một bức tranh sơn mài lớn, trong đó lấp lánh những bức tranh sơn mài nhỏ:
“Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng”.
Rồi “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”
Và “Vẩy bạc, đuôi vàng lóe rạng đông”.
Để đi đến bức tranh kết thúc vừa hùng vĩ, lộng lẫy, vừa tạo dư âm trong lòng người đọc:
“Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
Một buổi đánh cá đêm mà thành một bức tranh thơ đẹp là do hồn thơ và tài thơ của Huy Cận : một hồn thơ đằm thắm và tin yêu trước thiên nhiên đất nước và con người, cuộc sống mới; một tài thơ sáng tạo ra những hình ảnh kì thú, mới mẻ.
Bức tranh sáng đẹp lung linh ấy là cái nền để khúc ca vút lên phơi phới lạc quan yêu đời. Đoàn thuyền đánh cá mang âm hưởng hào hùng của một bài ca lao động. Bài thơ vang lên nhiều lần từ “hát”: hát cho căng buồm, hát để gọi cá, hát ca ngợi biển bạc…Những người đánh cá trên biển đang “hát bái ca gọi cá vào” bởi “gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”. Lao động mà nên thơ, nên nhạc mặc dầu đó là thứ lao động vất vả: “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”. Ta hiểu trong lòng họ đang vang lên một khúc ca, một niềm vui. Họ ra đi trong “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” và trở về trong “Câu hát căng buồm với gió khơi”. Câu hát căng buồm ấy đã thổi vào bài thơ một ngọn gió của niềm tin yêu cuộc sống mới, một chất men say lãng mạn sảng khoái lòng người. Đó là cảm hứng lãng mạn cách mạng say người của thơ Huy Cận sau cách mạng tháng Tám.
Tiếng hát sóng đôi hòa quyện với đoàn thuyền để cùng ra khơi, cùng gọi cá và cùng về bến. Hình ảnh đoàn thuyền nâng câu hát bay lênvà âm thanh câu hát lại kéo doàn thuyền lướt nhanh trên sóng. Ra đi nhẹ nhàng phơi phới:
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Trở về hăm hở, say sưa và sảng khoái:
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Con người đang chạy đua với thời gian để vượt lên trước thời gian, vì cuộc sống mới đã cho họ câu hát căng buồm - cho họ niềm tin và sức sống mới. Phải tắm mình trong cuộc sống dạt dào đó thì Huy Cận mới có thể sáng tạo ra một câu hát có kích thước và sức mạnh to lớn đến vậy. Nhưng sáng tạo ra câu hát độc đáo này thì đó lại là tài thơ của Huy Cận.
Khúc hát phơi phới lạc quan yêu đời làm nên âm hưởng hào hùng của Đoàn thuyền đánh cá. Âm hưởng đó chỉ có ở những khúc ca lao động dưới chế độ mới khi con người lao động làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình.
Đề 16
Đoạn văn khoảng 6 câu trình bày cách hiểu về hai câu thơ cuối bài Sang thu của Hữu Thỉnh:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
(1)Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh miêu tả cảnh vật ở thời điểm giao mùa rất có hồn, gần gũi với cuộc sống và gợi cho ta nhiều suy nghĩ về quê hương, đất nước, con người. (2)Đặc biệt hai dòng cuối bài thơ là hình ảnh thiên nhiên lúc sang thu đầy sức gợi: “Sấm cũng bớt bất ngờ - Trên hàng cây đứng tuổi”. (3)Trước hết, đây là hình ảnh tả thực. (4)Sang thu không những dịu nắng, bớt mưa mà sấm cũng thưa và nhỏ dần, không đủ sức lay động những hàng cây với tán lá già dặn khi đã trải qua hai mùa xuân - hạ. (5)Tuy nhiên, bất ngờ, đứng tuổi vốn là những từ ngữ chỉ đặc trưng của người, khi được dùng ở đây với ý nghĩa tả thực lại gợi cho ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác - ý nghĩa về con người và cuộc sống. (6)Cũng giống như hàng cây đứng tuổi, khi con người đã từng va chạm nếm trải trong cuộc sống thì sẽ vững vàng hơn, chín chắn hơn trước mọi tác động bất thường của ngoại cảnh. (7)Trong từng cảnh sang thu của thiên nhiên, đất trời, tạo vật là lồng lộng hồn người sang thu.
Đề 18
Đoạn văn khoảng 8 câu theo cách lập luận diễn dịch hoặc tổng hợp - phân tích - tổng hợp: Suy nghĩ về nhân vật Phi-líp trong đoạn trích Bố của Xi-mông.
(1)Trong đoạn trích Bố của Xi-mông, Phi-líp là một nhân vật phụ nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của Xi-mông. (2)Trong lúc Xi-mông đang vô cùng tuyệt vọng “không muốn sống” thì chú thợ rèn “cao lớn, râu tóc đen quăn…nhân hậu” đã đến với em. (3)Chú đã “lau khô” đôi mắt đẫm lệ của em. (4)Chú đã an ủi em với một tình thương của một con người có phép lạ: “Thôi nào, nguôi đi nào, cháu bé, rồi đi với chú về nhà. Người ta sẽ cho cháu… một ông bố”. (5) Một câu nói giản dị sẽ xoa dịu nỗi đau buồn, cô đơn cho bé Xi-mông và cho cả mẹ em - chị Blăng-sốt. (6)Việc Phi-líp đùa nhận lời làm bố của Xi-mông đã làm cho “tâm hồn em hoàn toàn khuây khỏa” và em đã khắc cái tên Phi-líp vào lòng, với niềm tự hào “có bố”. (7)Đến đây, hình tượng Phi-líp càng đẹp khỏe một cách giản dị, mộc mạc, vẻ đẹp dân gian của người đàn ông lao động Pháp. (8)Sự xuất hiện mau chóng, kịp thời và bằng việc làm thiết thực của Phi-líp đối với Xi-mông khác gì hình ảnh ông bụt hiện ra mỗi khi nhân vật cổ tích rơi vào tình cảnh bế tắc.
ðĐoạn văn trình bày theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp.
Đề 20
1) Đoạn thơ 10 câu có nội dung diễn tả nỗi nhớ những kỉ niệm của con hổ trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ. Nào đâu những đem vàng bên bờ suối
………………………………………
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
2) Phân tích tác dụng của các điệp ngữ và câu hỏi tu từ trong đoạn thơ đối với việc diễn tả tâm trạng của con hổ.
“Nhớ rừng” của Thế Lữ là bài thơ kiệt tác mang tính hàm nghĩa, có hình tượng tráng lệ, nhạc điệu du dương, lôi cuốn hấp dẫn người đọc. Bài thơ thể hiện tâm trạng của con hổ bị sa cơ, qua đó nói lên nỗi tủi nhục,
File đính kèm:
- On tap Ngu Van 9(2).doc