Câu 1 (4 điểm)
Sử dụng bản đồ "Cây công nghiệp" trang 11, Atlát Địa lí Việt Nam :
- Lập bảng số liệu về diện tích, sản lượng cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm và nhận xét.
- Trình bày và giải thích sự phân bố của một số cây công nghiệp chính ở nước ta.
Câu 2 (4 điểm)
Dựa vào số liệu ở bảng dưới đây, nhận xét và giải thích sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng.
51 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa Lí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần bốn
MỘT SỐ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA BẬC THPT
NĂM HỌC 1997 - 1998
BẢNG B
Câu 1 (4 điểm)
Sử dụng bản đồ "Cây công nghiệp" trang 11, Atlát Địa lí Việt Nam :
- Lập bảng số liệu về diện tích, sản lượng cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm và nhận xét.
- Trình bày và giải thích sự phân bố của một số cây công nghiệp chính ở nước ta.
Câu 2 (4 điểm)
Dựa vào số liệu ở bảng dưới đây, nhận xét và giải thích sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng.
Sản phẩm ngành
Năm
1985
1990
1995
Điện (triệu kWh)
5 230,0
9 053,4
14 665,0
Than sạch (triệu tấn)
5,7
4,2
8,4
Dầu thô (triệu tấn)
-
2,5
7,6
Câu 3 (6 điểm)
Sử dụng tập Atlát Địa lí Việt Nam :
a. Hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế trong việc phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.
b. Hãy trình bày và phân tích về trung tâm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 4 (6 điểm)
Dựa vào bảng số liệu dưới đây :
CƠ CẤU KINH TẾ THEO GDP NĂM 1994 (%)
Các ngành kinh tế
Vùng TD + MN
Vùng ĐB + VB
Cả nước
Công nghiệp
10
25,6
22,0
Xây dựng
5
8,4
7,6
Nông - Lâm nghiệp
49
21,3
27,7
Dịch vụ
36
44,7
42,7
1. Hãy căn cứ vào những hiểu biết về các điều kiện tự nhiên và kinh tế -
xã hội của các vùng : Trung du + miền núi (TD +MN) và đồng bằng + ven biển (ĐB + VB) của nước ta trong những năm gần đây để giải thích vì sao từng ngành kinh tế của các vùng trên lại có giá trị đóng góp vào GDP như đã thống kê trong bảng.
(Chú thích : vùng đồng bằng ở đây bao gồm lãnh thổ của tất cả các tỉnh và thành phố nằm ở cả hai đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ)
2. Hãy dựa vào bảng số liệu trên, vẽ biểu đồ thể hiện phần đóng góp của từng ngành vào GDP của cả nước năm 1994 và vào giá trị GDP của từng vùng.
ĐÁP ÁN
Câu 1 (4 đ)
1. (2 điểm)
a) Lập bảng (1 điểm)
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÂY CÔNG NGHIỆP
Diện tích (nghìn ha)
Giá trị sản lượng (tỉ đồng)
1985
1990
1992
1985
1990
1982
Cây công nghiệp lâu năm
470
657
698
622
714
843
Cây công nghiệp hàng năm
601
542
584
781
898
1 060
Yêu cầu : học sinh phải ghi rõ :
- Tiêu đề của bảng
- Đơn vị đo (nghìn ha và tỉ đồng).
Có các cách lập bảng khác nhau, ví dụ :
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÂY CÔNG NGHIỆP
(Diện tích : nghìn ha. Giá trị sản lượng : tỉ đồng)
Năm 1985
năm 1990
năm 1992
DT
SL
DT
SL
DT
SL
Cây công nghiệp lâu năm
Cây công nghiệp hàng năm
b) Nhận xét :
- Cây công nghiệp lâu năm (0,5đ)
+ Diện tích và sản lượng đều tăng mạnh. Học sinh có thể nhắc lại các con số trong bảng trên, hoặc tính ra trong từng thời kì tăng bao nhiêu nghìn ha, bao nhiêu tỉ đồng, hoặc tăng bao nhiêu % so với đầu kì...
+ Nếu học sinh nhận xét được sự tăng nhanh diện tích và sản lượng các cây công nghiệp lâu năm có liên quan đến việc phát triển các cây công nghiệp chủ lực phục vụ xuất khẩu (cao su, cà phê) thì cần đánh giá cao (thưởng 0,25đ).
- Cây công nghiệp hàng năm (0,5đ)
+ Diện tích không tăng, thậm chí có lúc xuống thấp (năm 1990), sau khôi phục trở lại (năm 1992). Tuy nhiên, giá trị sản lượng (tỉ đồng) không ngừng tăng. Học sinh có thể dẫn ra các số liệu đã ghi trong bảng trên.
+ Nếu học sinh nhận xét được rằng sự diễn biến của diện tích cây công nghiệp hàng năm chịu ảnh hưởng của thị trường sản phẩm cây công nghiệp (ví dụ mía, lạc, thuốc lá...) chưa ổn định thì cũng cần đánh giá cao (thưởng 0,25 điểm).
2. (2 điểm) :
- Cà phê, cao su, mía (mỗi cây 0,5 điểm)
- Hồ tiêu, dừa, mía, thuốc lá, chè (mỗi cây 0,1 điểm)
- Cà phê : ở Tây Nguyên. Điều kiện đất đai (đất badan) và khí hậu (cận xích đạo) rất thích hợp cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây cà phê (Buôn Mê Thuột, Gia Lai).
- Cao su : nhiều nhất ở Đông Nam Bộ (Sông Bé cũ, Đồng Nai). Đây là vùng đồn điền cao su có từ thời Pháp thuộc. Điều kiện đất đai (đất xám phù sa cổ và đất đỏ ba dan), khí hậu (cận xích đạo) rất thích hợp với cây cao su.
- Hồ tiêu : Cây công nghiệp nhiệt đới điển hình, được trồng nhiều ở Tây Nguyên. Ngoài ra còn được trồng ở phía tây Quảng Trị, trên đảo Phú Quốc.
- Mía : được trồng nhiều nhất ở các tỉnh phía Nam (duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long).
- Dừa : được trồng nhiều ở Bình Định, ven biển đồng bằng sông Cửu Long.
- Thuốc lá : ở trung du, miền núi phía Bắc.
- Lạc : Nghệ An.
- Chè : ở miền núi và trung du phía Bắc.
Câu 2 (4 điểm)
1) Nhận xét chung : 1 điểm. Mỗi ý 0,5 điểm
Trong 10 năm qua (1985 - 1995) ngành năng lượng phát triển nhanh. Đó là do :
- Nhu cầu phát triển ngành năng lượng đi trước một bước để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Do việc đẩy mạnh thăm dò, khai thác tài nguyên năng lượng có thế mạnh ở nước ta : thủy điện, than, dầu khí.
2) Nhận xét cụ thể và giải thích (3 điểm, mỗi ý 1 điểm). Nếu học sinh chỉ nhận xét, không có giải thích thì cho 1/2 số điểm.
- Điện : sản lượng tăng rất nhanh (nêu lại số liệu). Điều này gắn liền với việc nhà máy thủy điện Hòa Bình đi vào hoạt động (từ năm 1988, tổ máy số 1 phát điện. Tám tổ máy đi vào hoạt động từ năm 1994).
- Than : sản lượng năm 1990 giảm so với năm 1985 : do những khó khăn trong ngành than. Sau đó, sản lượng than tăng nhanh là do tổ chức lại ngành than và tìm được thị trường xuất khẩu than.
- Dầu thô : năm 1985 không có số liệu, vì tấn dầu đầu tiên được khai thác vào năm 1986. Sản lượng dầu thô tăng nhanh vì ta đã đẩy mạnh khai thác dầu trên thềm lục địa phía Nam. Đến năm 1995 đã có 2 mỏ đi vào khai thác : Bạch Hổ (từ năm 1986), Rồng (năm 1995).
Câu 3 (6 điểm)
1. Các thế mạnh và hạn chế trong việc phát triển công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ (4 điểm)
Các bản đồ cần sử dụng : Vùng kinh tế Nam Bộ, Địa chất - khoáng sản, Công nghiệp. Học sinh cũng có thể khai thác thêm các bản đồ khác để làm cho việc phân tích được sâu sắc, nhưng các bản đồ kể trên là tối thiểu cần thiết.
a) Thế mạnh (3 điểm) : Vị trí địa lí (0,5) ; Tài nguyên (1,0) ; Nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật (1,0) ; thu hút đầu tư (0,5).
- Vị trí địa lí thuận lợi : Đối với các vùng lân cận là cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp (Đồng bằng sông Cửu Long : vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước ; vùng Tây nguyên : cây công nghiệp lâu năm ; vùng duyên hải Nam Trung Bộ : cây ăn quả, thủy sản...). Đối với thị trường trong nước nói chung, thông qua hệ thống giao thông khá phát triển. Đối với thị trường quốc tế và khu vực (thông qua đầu mối giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh).
- Tài nguyên : dầu khí trên thềm lục địa (trong bản đồ Khoáng sản có các mỏ Bạch Hổ và Rồng), đất sét làm vật liệu xây dựng và tiềm năng thủy điện (trên sông Đồng Nai và sông Bé).
Học sinh cần nêu cả các khả năng phát triển cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Rừng còn khá nhiều (ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước (Sông Bé cũ), Đồng Nai - tiếp giáp với phía Nam Tây Nguyên). Điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê... ), cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm (đậu tương...). Vùng biển có các ngư trường lớn.
- Nguồn lao động lành nghề, cơ sở vật chất kĩ thuật tập trung, cơ sở hạ tầng phát triển tốt (thể hiện trên bản đồ ở chỗ trong vùng có thành phố Hồ Chí Minh - thành phố lớn nhất cả nước, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước).
- Vùng có khả năng rất lớn về thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm toàn bộ vùng kinh tế Đông Nam Bộ, với các trung tâm công nghiệp lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
b) Hạn chế (1 điểm), ý 1 : 0,5, ý 2 và ý 3 : mỗi ý 0,25đ.
- Mùa khô kéo dài, hạn chế cấp nước cho dân sinh, cho công nghiệp và đặc biệt là dự trữ nước cho các hồ thủy điện (điển hình là hồ Trị An).
- Cơ sở năng lượng của vùng đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần phát triển nhanh của công nghiệp.
- Vấn đề môi trường đối với các lãnh thổ tập trung công nghiệp như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu...
2. Trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (2 điểm)
a) Đọc, xác định cơ cấu ngành : 1,5 điểm
Đọc bản đồ
Công nghiệp chung
Đọc bản đồ Công nghiệp
Hóa chất
Hóa chất phân bón, hóa chất khác
Cơ khí
Cơ khí chế tạo máy, cơ khí chế tạo các phương tiện vận tải, cơ khí chính xác, cơ khí sửa chữa
Dệt
Dệt, tơ, sợi
May mặc
May, nhuộm, da
Thực phẩm
Đồ hộp, đường, bánh kẹo, rượu bia
Luyện kim đen
Luyện kim đen
Luyện kim màu
Luyện kim màu
Chế biến gỗ
Giấy, gỗ, diêm
Vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng
Sành, sứ, thủy tinh
Sành, sứ, thủy tinh
Nếu chỉ đọc bản đồ Công nghiệp chung : 1 điểm
b) Nhận xét : 0,5 đ
Các ý chính :
- Tp Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.
- Cơ cấu đa ngành.
Câu 4 (6 điểm)
1. (3 điểm)
a) Vùng TD + MN (1,5đ)
Trong cơ cấu ngành, khu vực nông, lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao (49%), trước hết vì công nghiệp, xây dựng kém phát triển, nền kinh tế vẫn chủ yếu phải dựa vào nông, lâm nghiệp. Cũng một phần là hiện nay, ở miền núi và trung du, đây là một thế mạnh (tương đối). Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng tương đối cao, do những xu thế mới trong phát triển dịch vụ những năm gần đây.
b) Vùng ĐB + VB (1,5đ)
Trong cơ cấu ngành, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao, vì đây là một vùng kinh tế đã tương đối phát triển hơn, nơi tập trung nhiều thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp lớn. Ngành xây dựng chiếm tỉ trọng tương đối khá do sự phát triển mới đây. Đáng chú ý : tỉ trọng của khu vực nông, lâm nghiệp tương đối thấp không phải vì ĐB + VB không có thế mạnh về nông, lâm nghiệp mà vì các ngành khác phát triển, đóng góp nhiều hơn vào cơ cấu GDP của vùng.
2) 3 điểm. Mỗi biểu đồ 1 điểm.
Trong bài này, cách tốt nhất là vẽ ba biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu GDP của từng vùng và cả nước. Ba biểu đồ này có thể có kích thước bằng nhau. Nếu trong trường hợp kích thước khác nhau, thì cũng không vì thế mà thêm điểm và cũng không trừ điểm nếu sự khác biệt kích thước biểu đồ không phù hợp với thực tế. Học sinh cũng có thể dùng 3 biểu đồ cột chồng thay cho 3 biểu đồ tròn.
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA BẬC THPT
NĂM HỌC 1997 - 1998
BẢNG A
Câu 1 (6 điểm)
Cho bảng số liệu sau đây :
TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM PHÂN THEO VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 1996
(đơn vị tính : nghìn người)
Các vùng lớn
Lực lượng
lao động
Số người chưa có việc làm thường xuyên
Cả nước
35 886
965,5
Miền núi và trung du phía Bắc
6 433
87,9
Đồng bằng sông Hồng
7 383
182,9
Bắc Trung Bộ
4 664
123
Duyên hải Nam Trung Bộ
3 805
122,1
Tây Nguyên
1 442
15,6
Đông Nam Bộ
4 391
204,3
Đồng bằng sông Cửu Long
7 748
229,9
a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện mức độ người chưa có việc làm thường xuyên phân theo các vùng lớn ở nước ta.
b. Phân tích biểu đồ và rút ra các nhận xét cần thiết.
Câu 2 (6 điểm)
Sử dụng tập Atlát Địa lí Việt Nam :
a. Hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế trong việc xây dựng công nghiệp của miền núi và trung du phía Bắc.
b. Hãy phân tích đặc điểm phân bố các điểm công nghiệp và các trung tâm công nghiệp ở miền núi và trung du phía Bắc.
Câu 3 (6 điểm)
Sử dụng tập Atlát Địa lí Việt Nam :
a. Hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế trong việc phát triển cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên.
b. Hãy nêu những biện pháp khắc phục những hạn chế đó.
Câu 4 (2 điểm)
Dựa vào bảng thống kê, hãy trình bày và giải thích kết cấu dân số theo giới tính ở từng vùng dưới đây :
(đơn vị : %)
Một số vùng lớn
Tỉ lệ tăng dân số
Giới tính
Nam
Nữ
Miền núi và trung du phía Bắc
2,82
48,9
51,1
Tây Nguyên
5,64
49,3
50,7
Đồng bằng sông Hồng
2,24
47,8
52,2
ĐÁP ÁN
Câu 1 (6 điểm)
a) Trước hết học sinh cần trình bày được : mức độ chưa có việc làm thường xuyên thể hiện bằng tỉ lệ người chưa có việc làm thường xuyên trong toàn bộ lực lượng lao động (tính bằng %) (0,5đ).
- Từ đó tính được mức độ chưa có việc làm thường xuyên phân theo các vùng lớn ở nước ta. Cụ thể như sau (1,5đ) :
Lực lượng
lao động
Số người không có việc làm
thường xuyên
Tỉ lệ chưa có việc làm
thường xuyên
Cả nước
35866
965,6
2,69%
Miền núi và trung du phía Bắc
6433
87,9
1,37%
Đồng bằng sông Hồng
7383
182,7
2,47%
Bắc Trung Bộ
4664
123
2,64%
Duyên hải Nam Trung Bộ
3805
122,1
3,21%
Tây Nguyên
1442
15,6
1,08%
Đông Nam Bộ
4391
204,3
4,65%
Đồng bằng sông Cửu Long
7748
229,9
2,97%
- Sau đó vẽ biểu đồ cột (hoặc biểu đồ thanh ngang) thể hiện mức độ chưa có việc làm thường xuyên phân theo vùng (2 đ).
Nếu học sinh vẽ theo thanh ngang, cần chú ý thứ tự các vùng từ Bắc xuống Nam. Trong trường hợp này, cách vẽ biểu đồ thanh ngang được đánh giá cao hơn so với cách vẽ biểu đồ cột đứng.
Trong trường hợp học sinh dùng biểu đồ hình tròn để thể hiện cơ cấu số lượng người chưa có việc làm thường xuyên phân theo vùng thì không chấm điểm.
b) Phân tích biểu đồ (2 đ)
- Tỉ lệ chưa có việc làm thường xuyên trung bình cả nước là 2,69%. Các vùng có tỉ lệ chưa có việc làm thường xuyên cao hơn trung bình cả nước là Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (0,5đ).
- Các vùng có tỉ lệ chưa có việc làm thường xuyên thấp là Tây Nguyên, Miền núi và trung du phía Bắc (0,25đ).
- Vùng có tỉ lệ chưa có việc làm thường xuyên cao nhất là Đông Nam Bộ (0,25đ).
- Giải thích sự khác biệt trong tỉ lệ chưa có việc làm thường xuyên giữa các vùng : ở các vùng tính chất thuần nông cao, thì tỉ lệ chưa có việc làm thường xuyên thấp (điển hình là Tây Nguyên). Ở vùng Đông Nam Bộ, tỉ lệ chưa có việc làm thường xuyên đặc biệt cao có liên quan đến tỉ lệ không có việc làm cao ở các thành phố lớn (1đ).
Câu 2 (6 điểm)
Học sinh phải sử dụng các trang bản đồ : Vùng kinh tế Bắc Bộ, Địa chất - Khoáng sản, Dân cư và dân tộc, Công nghiệp.
1) Các ý chính phải phân tích được qua các bản đồ :
a) Thế mạnh : (2,0 điểm)
- Vị trí địa lí : Giáp phía nam Trung Quốc, Lào. Giáp vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Giáp Biển Đông. Thí sinh cần phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển công nghiệp của vùng (trong việc cung ứng nguyên, nhiên liệu, năng lượng, tiếp thu khoa học kĩ thuật, nguồn lao động lành nghề, tiêu thụ sản phẩm... ) (0,5đ)
- Khả năng giao lưu với bên ngoài : bằng đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không, đường thủy (0,5đ).
- Giàu tài nguyên thiên nhiên để phát triển cơ cấu công nghiệp (1,0đ).
- Các khoáng sản chủ yếu và sự phân bố của chúng (đọc bản đồ Địa chất - khoáng sản) : than Quảng Ninh, apatit Yên Bái, Lào Cai, đồng Lào Cai, thiếc Cao Bằng, Tuyên Quang, bôxit Cao Bằng, Lạng Sơn...
- Nguồn thủy năng (trên sông Đà, sông Chảy... ), tài nguyên rừng, biển. Chú ý cả thế mạnh về việc phát triển một số loại nguyên liệu nông nghiệp chủ yếu cho công nghiệp chế biến nông sản (nhất là chè, thuốc lá và một số đặc sản có nguồn gốc cận nhiệt).
b) Hạn chế : (1đ)
- Vùng này đã được khai thác từ lâu nên tài nguyên bị cạn kiệt (0,25đ).
- Hạn chế về cơ sở hạ tầng, làm cho việc giao lưu trong và ngoài vùng còn khó khăn, nhất là với các vùng sâu, vùng xa, biên giới (0,5đ).
- Là vùng sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người, có trình độ phát triển thấp (0,25đ).
2) Dựa vào bản đồ (Vùng kinh tế Bắc Bộ và bản đồ Công nghiệp, học sinh cần nêu đặc điểm phân bố các điểm và trung tâm công nghiệp (3 điểm).
- Nhận định khái quát (1,5đ), mỗi ý 0,5đ.
+ Các điểm công nghiệp, các trung tâm công nghiệp nhỏ phân bố ở các thị xã miền núi, gắn với việc chế biến nông sản (chè Hà Giang, thực phẩm ở Lạng Sơn, Mộc Châu, Sơn La, Lai Châu), khai thác và chế biến gỗ (Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn), khai thác khoáng sản (Lào Cai, Tĩnh Túc)...
+ Các trung tâm công nghiệp ở trung du thường có quy mô trung bình, riêng Quảng Ninh là trung tâm công nghiệp lớn. Cơ cấu ngành tương đối đa dạng, với ưu thế là các ngành công nghiệp nặng và một số ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
+ Nhìn chung công nghiệp ở miền núi và trung du phía Bắc còn kém phát triển. Mặc dù có cơ sở tài nguyên thiên nhiên tốt nhưng thiếu sự đồng bộ của nguồn lao động có tay nghề, cơ sở hạ tầng nhất là giao thông vận tải.
- Một số trung tâm công nghiệp điển hình (1,5đ), mỗi mục nhỏ 0,3đ.
+ Quảng Ninh : khai thác than, cơ khí.
+ Bắc Giang : hóa chất phân bón, thực phẩm, chế biến gỗ, cơ khí.
- Thái Nguyên : luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí chế tạo máy, nhiệt điện nhỏ, khai thác chế biến gỗ, chế biến chè.
- Việt Trì : hóa chất, nhiệt điện, cơ khí, vật liệu xây dựng, thực phẩm, khai thác chế biến gỗ, giấy.
- Hòa Bình : thủy điện, vật liệu xây dựng.
Học sinh cần nêu được các ngành công nghiệp có mặt ở từng địa điểm, nếu chỉ nêu tên mà không nêu tên ngành công nghiệp có ở đó thì không cho điểm.
Câu 3 (6 điểm)
Học sinh cần sử dụng những bản đồ sau : Bản đồ Đất, bản đồ Khí hậu, bản đồ Dân cư và dân tộc, bản đồ Vùng kinh tế Nam Trung Bộ.
1) Thế mạnh và hạn chế (4 điểm)
a) Thế mạnh (2 đ). Mỗi ý 1 điểm.
- Địa hình, đất trồng : cao nguyên xếp tầng, với diện tích đất đỏ badan rộng lớn, màu mỡ, thuận lợi cho sự phát triển các cây công nghiệp, nhất là các cây công nghiệp lâu năm.
- Khí hậu : cận xích đạo, có sự phân hoá theo độ cao (phân biệt hai biểu đồ khí hậu của trạm Plây Ku và trạm Đà Lạt). Vì thế, có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới điển hình như cao su, cà phê, hồ tiêu và cả các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt như chè... Khí hậu chia thành hai mùa : mùa mưa và mùa khô. Mùa khô kéo dài là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.
b) Hạn chế (2 điểm). Mỗi ý 0,5đ.
- Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp, làm thủy lợi khó khăn, tốn kém.
- Mùa mưa lớn đi sau mùa khô kéo dài, nên trên địa hình dốc của
cao nguyên, đất badan vụn ở dễ bị xói mòn nếu lớp phủ thực vật bị phá hoại.
- Là vùng thưa dân nhất nước ta, lại là vùng có các dân tộc ít người sinh sống. Thiếu lao động nói chung và lao động lành nghề, cán bộ khoa học kĩ thuật nói riêng.
- Cơ sở hạ tầng thiếu thốn nhiều, nhất là mạng lưới giao thông, các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ kĩ thuật. Công nghiệp mới trong giai đoạn hình thành.
2) Những biện pháp khắc phục những hạn chế đó (2 đ). Mỗi ý 0,5đ
- Làm thủy lợi (làm hồ thủy lợi, khoan giếng).
- Bảo vệ rừng để chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước về mùa khô.
- Di dân lên Tây Nguyên để phát triển cây công nghiệp. Đồng thời đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, chuyển giao công nghệ trồng và chế biến cây công nghiệp cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
- Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên, nhất là các nhà máy chế biến các sản phẩm cây công nghiệp.
Câu 4 (2 điểm)
Yêu cầu học sinh phải hiểu rằng tỉ lệ dân số tính bằng %, cơ cấu giới tính cũng tính bằng %.
1) Nhận xét (1 điểm, mỗi ý 0,5đ)
- Nét chung của cơ cấu giới tính cả 3 vùng là tỉ lệ nữ cao hơn tỉ lệ nam (đây cũng là nét chung của cả nước).
- Trong 3 vùng thì Tây Nguyên có tỉ lệ nam cao nhất, tỉ lệ nữ thấp nhất. Ở đồng bằng sông Hồng, tỉ lệ nam thấp nhất, tỉ lệ nữ cao nhất. Miền núi và trung du phía Bắc ở vị trí trung bình.
2) Giải thích : (1 đ). Mỗi ý 0,5đ
- Cơ cấu giới tính chịu ảnh hưởng của sự di dân.
- Tây Nguyên là vùng nhập cư (tỉ lệ tăng dân số cao), nên tỉ lệ nam cao hơn mức trung bình. Đồng bằng sông Hồng là vùng xuất cư, nên tỉ lệ nam thấp hơn mức trung bình.
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
NĂM HỌC 1998 - 1999
BẢNG B
Câu 1 (4 điểm)
Dựa vào các thông số dưới đây về đặc điểm phân bố dân cư trên Trái Đất :
% dân số thế giới
Khu vực ôn đới
58
Khu vực nhiệt đới
40
Các vùng có độ cao 0 - 500m
82
Vùng ven biển và đại dương, 16% diện tích đất nổi
50
Cựu lục địa (châu Âu, Á, Phi), 69% diện tích các châu lục
86,3
Tân lục địa (châu Mĩ, châu Úc), 31% diện tích các châu lục
13,7
Hãy rút ra các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư.
Câu 2 (4 điểm)
Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm mưa của khu vực Huế và Đà Nẵng. Giải thích tại sao có những đặc điểm mưa như vậy.
Câu 3 (6 điểm)
Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy so sánh hai vùng chuyên canh cây công nghiệp Đông Nam Bộ và Trung du và miền núi phía Bắc.
Câu 4 (6 điểm)
Cho bảng số liệu sau đây :
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ (NHÂN)
Năm
Diện tích gieo trồng (nghìn ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
1980
22,5
8,4
1985
44,7
12,3
1990
119,3
92,0
1995
186,4
218,0
1997
270,0
400,2
a. Hãy dùng loại biểu đồ kết hợp (biểu đồ đường và biểu đồ cột) để thể hiện diễn biến diện tích và sản lượng cà phê trong thời gian 1980 - 1997.
b. Hãy phân tích các nhân tố tạo ra sự phát triển mạnh sản xuất cà phê trong thời gian trên.
c. Phân tích mối quan hệ giữa diễn biến diện tích và sản lượng cà phê qua các năm.
ĐÁP ÁN
Câu 1 (4 điểm)
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư (phản ánh ở bảng số liệu) :
- Khí hậu ấm áp, ôn hòa thì dân cư tập trung đông (1,0đ).
- Địa hình : dân cư tập trung chủ yếu ở vùng địa hình thấp (đồng bằng). Vùng núi cao, địa hình hiểm trở thì thưa dân (1,0đ).
- Vùng ven đại dương, biển : có nhiều điều kiện thuận lợi tập trung đông dân cư (1,0đ).
- Lịch sử khai thác lãnh thổ : khu vực mới khai thác, mật độ dân số thấp hơn so với các khu vực đã khai thác từ lâu đời (1,0đ).
Kết luận chung về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư : điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, sự phân bố sản xuất, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, lịch sử định cư khai thác lãnh thổ.... : dùng để thưởng (1/2 điểm) cho những thí sinh làm được các ý trên nhưng chưa đạt điểm tối đa.
Câu 2 (4 điểm)
1) Đặc điểm mưa (2đ)
- Là khu vực (các tỉnh) có lượng mưa trung bình năm cao nhất so với các tỉnh ở đồng bằng (1/2đ)
- Có mùa mưa chủ yếu vào mùa đông (1/2đ)
- Lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11 (1/2đ)
- Có lượng mưa tháng 10 cao nhất cả nước (1/2đ)
2) Giải thích đặc điểm mưa trên của khu vực Huế - Đà Nẵng (2đ)
- Khu vực này chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông qua biển (1/2đ)
- Nằm trước các sườn đón gió mùa mùa đông (1/2đ)
- Tháng 10, 11 là thời kì dải hội tụ nhiệt đới thường án ngữ ở khu vực Huế - Đà Nẵng (1đ)
Nếu thí sinh làm tương đối tốt câu 2, những chưa đạt điểm tối đa (4đ) thì có thể xét thưởng điểm cho những trường hợp sau đây :
- Sở dĩ mùa hạ ở khu vực này ít mưa là do ảnh hưởng của gió phơn tây nam (1/2đ)
- Đà Nẵng có mưa ít hơn Huế là do ảnh hưởng của khối núi Bạch Mã (1/2đ)
Câu 3 (6 điểm)
So sánh hai vùng chuyên canh cây công nghiệp Đông Nam Bộ và Trung du và miền núi (TD - MN) phía Bắc.
1) Giống nhau (2đ)
- Đều là miền núi và trung du (1/2đ)
- Có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày (1/2đ)
- Có truyền thống trồng cây công nghiệp (1/2đ)
- Đều chuyên môn hóa về cây công nghiệp, trước hết là cây công nghiệp dài ngày. Bên cạnh đó, cây công nghiệp ngắn ngày khá phổ biến (1/2đ).
2) Khác nhau (4đ)
a) Tài nguyên thiên nhiên (xem Atlát) (1,5đ)
- Địa hình : Đông Nam Bộ chủ yếu là đồi lượn sóng, thấp dưới 200m. TD - MN phía Bắc : đồi, núi thấp và trung bình, độ cao phổ biến 500 - 1000m (1/2đ).
- Đất đai : Đông Nam Bộ chủ yếu là đất phù sa cổ, feralit phát triển trên đá badan và đá macma. TD - MN phía Bắc chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá phiến, đá gơnai và đá mẹ khác (1/2đ).
- Khí hậu : Đông Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm (khí hậu cận xích đạo). TD - MN phía Bắc có khí hậu nhiệt đới, mùa đông lạnh (có tính chất cận nhiệt đới) (1/2đ).
b) Kinh tế - xã hội (1đ)
- TD - MN phía Bắc có mật độ dân số thấp, nhiều dân tộc ít người. Cơ sở hạ tầng yếu kém, cơ sở công nghiệp chế biến nhỏ bé (1/2đ).
- Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao hơn nhiều, tập trung nhiều lao động lành nghề, kĩ thuật cao. Cơ sở hạ tầng mạnh, tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến (1/2đ).
c) Sản xuất cây công nghiệp (1đ)
- Mức độ tập trung sản xuất : Đông Nam Bộ có mức tập trung rất cao. TD - MN phía Bắc có mức độ tập trung hóa thấp, sản xuất phân tán hơn (1/2đ).
- Hướng chuyên môn hóa : Đông Nam Bộ chủ yếu là các cây có nguồn gốc nhiệt đới, các cây ưa nhiệt khá điển hình (cao su, cà phê, điều, mía...). TD - MN phía Bắc lại chủ yếu là các cây có nguồn gốc cận nhiệt như chè, trẩu, sở, các cây đặc sản như hồi...(1/2đ).
d) Vị trí của mỗi vùng trong sản xuất cây công nghiệp của đất nước : Đông Nam Bộ là vùng có diện tích tự nhiên nhỏ nhưng là vùng chuyên canh cây công nghiệp trọng điểm số một ; TD - MN phía Bắc có diện tích tự nhiên lớn nhất, nhưng là vùng trọng điểm cây công nghiệp đứng thứ ba (1/2đ).
Câu 4 (6 điểm)
a) Vẽ biểu đồ kết hợp (biểu đồ đường và biểu đồ cột) (1,5đ)
- Thí sinh có thể tùy chọn chỉ tiêu diện tích (hoặc sản lượng) để biểu diễn bằng biểu đồ cột. Chỉ tiêu còn lại sẽ biểu diễn bằng bằng biểu đồ đường.
- Loại biểu đồ có hai trục tung. Ghi rõ nhãn của trục tung và trục hoành.
- Khoảng cách giữa các vạch trên trục hoành phải tương ứng với khoảng cách giữa các năm : khoảng cách giữa 1995 - 1997 là 2 năm. Còn lại là 5 năm.
- Phải có chú giải của biểu đồ.
b) Phân tích các nhân tố tạo ra sự phát triển mạnh sản xuất cà phê trong thời gian kể trên (3đ)
- Nước ta có nguồn tài nguyên dồi dào để phát triển cây công nghiệp nói chung, cây cà phê nói riêng. Chú ý phân tích tài nguyên đất (đất badan) và tài nguyên khí hậu (nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo) (1,5đ).
- Chính sách đẩy mạnh phát triển cây
File đính kèm:
- MOT SO DE THI HOC SINH GIOI QUOC GIA MON DIA LI.doc