Một số điểm cần lưu ý khi làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí

Bộ môn Địa lí là môn nằm giữa kiến thức khoa học xã hội và kiến thức khoa học tự nhiên, đòi hỏi ở các em phải có phương pháp học tập hợp lí, đặc biệt học theo hướng tư duy tích cực, logic, có hệ thống chứ không chỉ học thuộc lòng như ở một bộ phận lớn các em quan niệm đây là bộ môn học thuộc, mà đòi hỏi ở kĩ năng vận dụng kiến thức, biết cách làm bài tập Vì vậy, việc chuẩn bị kiến thức, kĩ năng của bộ môn đã được các thầy cô giáo trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy và ôn tập; hướng dẫn phương pháp học tập, ôn luyện và làm bài thi.

Trong những năm gần đây, môn Địa lí liên tục là một trong những môn thi tốt nghiệp có điểm thuộc nhóm thấp, nguyên nhân:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số điểm cần lưu ý khi làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN ĐỊA LÍ Cô giáo Nguyễn Thị Hương, giáo viên trường PT DTNT THPT tỉnh Yên Bái chia sẻ một số kinh nghiệm cùng các em trước khi thi môn Địa lí. Bộ môn Địa lí là môn nằm giữa kiến thức khoa học xã hội và kiến thức khoa học tự nhiên, đòi hỏi ở các em phải có phương pháp học tập hợp lí, đặc biệt học theo hướng tư duy tích cực, logic, có hệ thống chứ không chỉ học thuộc lòng như ở một bộ phận lớn các em quan niệm đây là bộ môn học thuộc, mà đòi hỏi ở kĩ năng vận dụng kiến thức, biết cách làm bài tập Vì vậy, việc chuẩn bị kiến thức, kĩ năng của bộ môn đã được các thầy cô giáo trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy và ôn tập; hướng dẫn phương pháp học tập, ôn luyện và làm bài thi. Trong những năm gần đây, môn Địa lí liên tục là một trong những môn thi tốt nghiệp có điểm thuộc nhóm thấp, nguyên nhân: - Đề ra có tỉ lệ vận dụng, khai thác Atlat và làm bài tập nhiều, phần kiến thức thuộc bài không nhiều. trong khi học sinh học bài theo lối thụ động, thuộc lòng, ít kĩ năng khai thác atlat và làm bài tập, cho nên: - Học sinh có kĩ năng làm bài kém. - Kĩ năng tư duy, vận dụng kiến thức hạn chế. - Hạn chế trong kĩ năng sử dụng Atlat địa lí, kĩ năng làm bài tập. - Xác định đề chưa kĩ, lạc đề, nhầm đề - Kỹ năng trình bày kém, mang tính liệt kê Năm nay, theo hướng dẫn của Bộ GD& ĐT đề thi vẫn cơ bản giống như năm trước nhưng tăng cường tính chất “mở”, nghĩa là câu hỏi ở dạng vận dụng, thông hiểu, kiểm tra kĩ năng thực hành (đọc Atlat, xử lý, phân tích số liệu, vẽ biểu đồ). Vì vậy, để chuẩn bị tâm thế, vốn kiến thức, kĩ năng làm bài thi đạt kết quả cao trong kì thi tới. Trên cương vị là giáo viên trực tiếp đứng lớp, tham gia giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp lớp 12. Chúng tôi xin chia sẻ một vài điểm cần lưu ý tới các em khi đi làm bài thi như sau: I. Nội dung thi: * Cấu trúc đề thi: (theo hướng dẫn đã được ôn tập). Phần chung (bắt buộc - 8 điểm) Gồm 3 câu: - Câu I: Địa lí tự nhiên và địa lí dân cư - Câu II: Cơ cấu kinh tế và địa lí các ngành kinh tế - Câu III: Vùng kinh tế và địa lí địa phương Phần riêng (tự chọn): 2 điểm - Câu IV.a (Chuẩn): Nội dung trong chương trình chuẩn - Câu IV.b (Nâng cao): Nội dung trong chương trình nâng cao (thường gồm các bài có trong chương trình nâng cao mà không có trong chương trình chuẩn) Lưu ý: - Về lý thuyết: + Không được học lệch, tủ, phải chuẩn bị kiến thức trong toàn bộ chương trình học. + Nội dung kinh tế biển đảo cũng có nhiều ý nghĩa và tầm quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế mở hiện nay (các em cũng cần lưu ý về kinh tế biển đảo: ý nghĩa của khai thác thế mạnh kinh tế biển đảo, các bộ phận biển đảo của nước ta, Ngoài ra kinh tế biển cũng là nguồn lực quan trọng của các vùng kinh tế nước ta 6/7 vùng trừ Tây nguyên là không có kinh tế biển) - Về kĩ năng: Phải sử dụng triệt để Atlat địa lí, biết vẽ các dạng biểu đồ theo yêu cầu, xử lý số liệu và phân tích số liệu. II. Cách xác định đề: Mục đích: - Xác định đúng địa chỉ nội dung cần trả lời. - Xác định đúng phạm vi kiến thức theo yêu cầu của câu hỏi. - Ước lượng được kiến thức cần trả lời. B1: Đọc đề, gạch vào các từ cần lưu ý trong một câu hỏi, tránh lạc đề, nhầm đề hoặc giới hạn cần trả lời. B2: Dựa vào điểm của từng câu, lập dàn ý trả lời ngắn gọn (có thể xác định cần mấy gạch đầu dòng) 1. Lý thuyết: Ví dụ: - Chứng minh rằng khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm. Lưu ý: các từ chứng minh: phải lấy số liệu minh chứng thành phần khí hậu có tính chất nhiệt đới (d/c) và ẩm (d/c) - Phân tích những thế mạnh về điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế của vùng Miền núi trung du Bắc Bộ. Lưu ý: Nội dung là phân tích thế mạnh (những điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên) tác động đến phát triển kinh tế của vùng Miền núi TDBB. Nếu không đọc kĩ, sẽ nhầm về phạm vi kiến thức (học sinh trình bày cả thuận lợi và khó khăn hoặc trình bày cả điều kiện kinh tế xã hội dẫn đến làm thừa) Nếu câu hỏi ở phần vùng, nên xác định giới hạn vùng trước khi trả lời các yêu cầu câu hỏi (khi lấy đẫn chứng minh họa các đối tượng địa lí cho từng vùng không được nhầm lẫn sang vùng khác). Nếu câu hỏi 3 điểm có 2 ý thì tương quan điểm thường là 1,5 + 1,5 hoặc 1+ 2. VD: Câu I ( 3,0 điểm) Tự nhiên Dân cư Lưu ý: Nếu câu hỏi được - 1 điểm thì phần trả lời không quá 4 ý (4 gạch đầu dòng) - 1,5 điểm thì phần trả lời không quá 6 ý (6 gạch đầu dòng) - 2,0 điểm thì phần trả lời không quá 8 ý (8 gạch đầu dòng) Lý do: cách chia thang điểm thường có thang điểm nhỏ nhất 0,25/ý hoặc 0,5đ/ý . Khi làm bài, nếu câu hỏi ít điểm không được làm quá dài, nếu dài và nhiều ý thì có thể là làm thừa hoặc chưa khoa học hoặc câu hỏi nhiều điểm lại làm ít thì thiếu nội dunghạn chế sót ý hoặc thừa ý. 2.Bài tập: - Vẽ biểu đồ thích hợp: lưu ý khi đọc yêu cầu vẽ biểu đồ phải nghiên cứu kĩ bảng số liệu cho sẵn. + Nếu yêu cầu vẽ của bài tập trùng với tên của bảng số liệu thì không phải xử lí số liệu. VD: Bảng số liệu cho là Cơ cấu lao động nước ta phân theo khu vực kinh tế (%) Yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu nước ta phân theo khu vực kinh tế + Nếu yêu cầu vẽ của bài tập không trùng với tên của bảng số liệu thì phải xử lí số liệu. VD: Bảng số liệu cho là Lao động nước ta phân theo khu vực kinh tế ( Đơn vị: nghìn người) Yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động nước ta phân theo khu vực kinh tế thì phải xử lý số liệu trước khi vẽ. - Bài tập nên đọc kĩ, nếu chỉ yêu cầu xử lí thì dừng ở bước xử lí, không vẽ. Nếu yêu cầu nhận xét thì nên nhận xét, nếu yêu cầu giải thích thì phải vận dụng kiến thức đã học để giải thích diễn biến, tình hình của các đối tượng địa lí. - Trong phần làm việc với bảng số liệu, nên nhận xét theo từng đối tượng, và đặc biệt phải có sự so sánh, đối chiếu giữa các đối tượng. - Không được nói suông, phải có dẫn chứng bằng số liệu. III. Cách trình bày: Lý thuyết: - Trình rõ ràng, mạch lạc, không dài dòng, xúc tích, đủ ý, có dẫn chứng. - Nếu câu hỏi được 1,0 điểm chỉ nên có 2- 4 gạch đầu dòng. - Không trình bày lan man như một bài văn, gạch từng ý . Câu hỏi so sánh: (thường so sánh 2-3 đối tượng với nhau) + Những điểm giống nhau: những điểm chung nhất + Những điểm khác: những đặc điểm chi tiết của từng đối tượng có sự đối chiếu giữa các đối tượng được so sánh. Câu hỏi chứng minh: + Đưa ra các tiêu chí (có số liệu dẫn chứng) Câu hỏi giải thích: + Đưa các tiêu chí (có dẫn chứng, lập luận) Câu hỏi phân tích: + Trình bày các tiêu chí của đối tượng (đưa dẫn chứng minh họa) Bài tập: * Vẽ biểu đồ: Đủ tên, chú giải các nội dung khác (số liệu, kí hiệu), chính xác, khoa học, sạch sẽ. * Xử lí số liệu: thiết lập công thức, điền kết quả bằng bảng (có tên cho bảng số liệu và đơn vị tương ứng sau khi xử lí) * Nhận xét: Căn cứ vào bảng số liệu hoặc biểu đồ để nhận xét, không được thống kê số liệu mà phải xử lí để minh họa bàng con số. * Giải thích: nên dựa vào các yếu tố nguồn lực (điều kiện tác động đến sự phát triển của các đối tượng để giải thích) VD: Giải thích sự gia tăng của sản lượng lương thực (ĐKPT: Điều kiện tự nhiên; kinh tế xã hội: Thị trường, nhân lực, chính sách) * Khai thác Át lat: chú ý câu hỏi đề cập đến nội dung gì thì xác định trang Atlat cần dùng (đọc kĩ hết các thông tin có trên trang Atlat: chú giải, bản đồ..); Vận dụng các trang át lát có liên quan. + Trên các trang At lát đã có phần hiện trạng các đối tượng địa lí kinh tế, xã hội, tự nhiên (thể hiện bằng con số, biểu đồ, chú giải, sự phân bố). các em cần lưu ý Atlat có rất nhiều thông tin gợi ý về các đối tượng -> Cần sử dụng triệt để. IV. Thời lượng: Bài thi làm trong 90 phút với 4 câu hỏi (3 câu phần bắt buộc và 1 câu phần riêng) - Chú ý chia thời lượng cho từng câu hỏi (từng ý) - 90 p/10điểm: 1 điểm được làm trong 9p, 3điểm là 27 phút. Lưu ý: Nên làm đều các câu hỏi, lượng thời gian cho làm bài theo định lượng trên là có cả thời gian cho nghiên cứu đề, viết bài và kiểm tra bài. Vì vậy không được làm quá thời gian theo định lượng (VD: câu hỏi 2 điểm chỉ được làm trong 18p, không lên làm quá 20 phút. nêu không xong thì chuyển câu khác) V. Chuẩn bị: - Mang đủ dụng cụ học tập : thước kẻ, bút viết, compa, máy tính. - Át lát địa lí Việt nam, không được thiếu, dùng cuốn xuất bản từ năm 2009 đến nay do Nhà xuất bản Giao dục ban hành. Xin chúc các em mạnh khỏe, tự tin, vững tâm bước vào kì thi tốt nghiệp với kết quả cao nhất.

File đính kèm:

  • docKInh nghiem lam bai thi mon Dia ly.doc