Một số giải pháp thực hiện chương trình đổi mới hình thức - Giáo dục Âm nhạc ở độ tuổi Mẫu giáo

Môi trường học tập của trẻ có vị trí khá quan trọng trong việc tạo tâm thế học tập cho trẻ. Môi trường học tập gồm có: Môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến môi trường bên trong lớp học. Môi trường bên trong lớp học để đáp ứng được yêu cầu cho trẻ học tập cần phải có các điều kiện sau:

Một là, GV cần bố trí một cách khoa học nhằm tận dụng tốt nhất diện tích phòng học đồng thời chú ý sắp xếp các học cụ, để tạo môi trường học thân thiện, thoải mái cho trẻ.

Ví dụ: Khi thực hiện các hoạt động Âm nhạc nói riêng hay các hoạt động khác theo một chủ điểm nhất định. Chẳng hạn, chủ điểm “Tết và mùa Xuân” với hoạt động rèn kỹ năng hát, múa minh họa thì cần chú ý trang trí lớp học cho thật sinh động theo chủ điểm giáo dục. Ngoài ra, khi tổ chức hoạt động âm nhạc cần bố trí đội hình hợp lý để tận dụng hết không gian lớp học đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các trẻ trong lớp quan sát GV một cách tốt nhất nhằm kích thích trẻ hoạt động tích cực.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp thực hiện chương trình đổi mới hình thức - Giáo dục Âm nhạc ở độ tuổi Mẫu giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số giải pháp thực hiện chương trình đổi mới hình thức Giáo dục Âm nhạc ở độ tuổi Mẫu giáo . Thứ tư, 26 Tháng 8 2009 16:28 1.Tạo môi trường học tập an toàn, thân thiện cho trẻ.   Môi trường học tập của trẻ có vị trí khá quan trọng trong việc tạo tâm thế học tập cho trẻ. Môi trường học tập gồm có: Môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến môi trường bên trong lớp học. Môi trường bên trong lớp học để đáp ứng được yêu cầu cho trẻ học tập cần phải có các điều kiện sau:   Một là, GV cần bố trí một cách khoa học nhằm tận dụng tốt nhất diện tích phòng học đồng thời chú ý sắp xếp các học cụ, để tạo môi trường học thân thiện, thoải mái cho trẻ.   Ví dụ: Khi thực hiện các hoạt động Âm nhạc nói riêng hay các hoạt động khác theo một chủ điểm nhất định. Chẳng hạn, chủ điểm “Tết và mùa Xuân” với hoạt động rèn kỹ năng hát, múa minh họa thì cần chú ý trang trí lớp học cho thật sinh động theo chủ điểm giáo dục. Ngoài ra, khi tổ chức hoạt động âm nhạc cần bố trí đội hình hợp lý để tận dụng hết không gian lớp học đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các trẻ trong lớp quan sát GV một cách tốt nhất nhằm kích thích trẻ hoạt động tích cực.   Hai là, GV nhất thiết phải gần gũi trẻ, tạo môi trường giao tiếp giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ thật thân thiện để trẻ luôn có cảm giác an toàn, thoải mái trong bộc lộ cảm xúc, có như thế mới phát huy hết tư duy và khả năng sáng tạo của trẻ.   Ba là, GV Chú ý theo dõi một cách thường xuyên cảm giác nhịp điệu, khả năng thẩm âm, khả năng phát âm của trẻ để có sự điều chỉnh, sửa sai cho trẻ kịp thời. Nên bố trí những trẻ yếu về khả năng hoạt động âm nhạc ngồi các vị trí thuận lợi (gần GV hoặc gần các trẻ có năng khiếu tốt) để trẻ có cơ hội tiếp xúc, học tập.      Bốn là, bản thân GV cần thường xuyên rèn luyện các kỹ năng âm nhạc (Hát, múa, đàn...) một cách thành thạo để khi tổ chức các hoạt động âm nhạc có thể làm chủ được mọi tình huống đồng thời xử lý các yêu cầu của hoạt động âm nhạc một cách chính xác đem lại hiệu quả cao trong việc giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho trẻ.   2.Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, tạo cảm giác thoải mái cho trẻ: So với các bậc học khác, ở bậc học mầm non lượng kiến thức truyền thụ cho trẻ không có gì phức tạp lắm. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm nhất của các GV mầm non là nghệ thuật thu hút sự chú ý của trẻ. Vì thế có thể nói rằng tiết học nào thu hút được sự chú ý của trẻ tức là tiết học đó đã thành công được 50%. GV cần chú ý thiết kế phần trò chuyện một cách sinh động nhằm thu hút sự chú ý của trẻ sau đó dẫn dắt thật khéo léo để vào bài một cách nhẹ nhàng tạo cảm giác thoải mái, gần gũi, thân thiện trong lớp học. Trong quá trình tổ chức tiết học luôn tạo những tình huống có vấn đề hoặc dùng lời dẫn dắt cho trẻ hoạt động để trẻ tuy học nhưng có cảm giác như không học (Cảm giác đang chơi)   Ví dụ: chủ điểm “Thế giới Động Vật” khi dạy với đề tài: “Rửa mặt như mèo” – Hàn Ngọc Bích, GV hóa trang và đóng vai chú mèo lười đồng thời sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại phù hợp với nhân vật để gây sự chú ý và tạo hứng thú cho trẻ sau đó dùng tình huống để dẫn dắt giới thiệu bài. Trẻ sẽ rất thú vị khi được tiếp xúc với nhưng nhân vật, tình huống ngộ nghĩnh. Tiếng cười nói hồn nhiên của trẻ trong những câu chuyện, tình huống ... do cô đem lại sẽ kích thích trẻ hào hứng, say mê trong khi học.   Ngoài ra, khi tổ chức các hoạt động âm nhạc, GV nhất thiết phải dựa vào hoạt động trọng tâm. Thời lượng cho hoạt động trọng tâm chiếm khoảng từ 45% đến 50% thời lượng của tiết học theo độ tuổi.   3. Sử dụng các loại nhạc cụ - Học cụ thu hút sự chú ý của trẻ: Trong quá trình dạy học môn âm nhạc ngoài việc tạo môi trường học tập thân thiện cho trẻ, GV cần chuẩn bị tốt đồ dùng (phục trang, đạo cụ, học cụ, nhạc cụ...) để giúp cho tiết học âm nhạc đạt hiệu quả. Để trẻ thích thú trong tiết học âm nhạc, GV cần chuẩn bị tốt học cụ theo hướng tự tạo sau:   Một là, GV cần tự tạo các đồ dùng âm nhạc với các loại vật liệu có thể tận dụng được trong cuộc sống hằng ngày như: sọ dừa, vỏ lon bia, muỗng gỗ, thanh tre, vỏ hộp sữa loại có thể tích lớn…để làm các nhạc cụ cho hoạt động gõ đệm của trẻ. Nên  sử dụng đa dạng các loại vật liệu tạo ra âm thanh, để trẻ so sánh các tiếng gõ đệm khác nhau được phát ra từ các vật liệu khác nhau.   Ví dụ: Nắp sữa làm trống lắc, vỏ lon bia bỏ các loại hạt vào dùng để lắc theo các dạng tiết tấu khác nhau.... Cần chú ý trang trí các dụng cụ gõ đệm thật sinh động để thu hút trẻ.   Hai là, tạo các trang phục, đạo cụ cho cô và trẻ hoạt động múa và minh họa thật đa dạng, phong phú: Nên dùng các ống hút nước, dây buộc hàng nhiều màu sắc, mút bittis, giấy màu các loại , lá cây để tạo các kiểu trang phục lạ mắt, hấp dẫn trẻ.   4.Rèn tính kỷ luật, các kỹ năng kích thích sự sáng tạo cho trẻ: Trong quá trình dạy học, ngay từ đầu năm học, GV cần chú ý rèn nề nếp cho trẻ để trong tiết học trẻ  thực hiện các yêu cầu của cô một cách nhanh chóng, chính xác, có như vậy tiết học mới đạt hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến tiến độ tiết học. GV cần rèn trẻ các nề nếp sau:   Một là, trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh, khẩu lệnh, biết tạo nhóm, biết xếp hàng từ đó rèn thêm tính kỷ luật đồng thời tích cực hướng dẫn trẻ hoạt động âm nhạc theo nhóm, cá nhân... nhằm tạo cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin khi trẻ tham gia các hoạt động nói trên.  Hai là, rèn thêm cho trẻ một số động tác múa cơ bản như: nhún ký, cuộn tay, hái đào (một tay, hai tay)…  để trẻ vận dụng trong khi thực hành múa sáng tạo.   Ba là, GV nên gợi ý cho trẻ tự thỏa thuận, tự chọn các vận động tùy thích theo  sáng tạo của trẻ. Cô có thể dùng lời để khuyến khích, động viên trẻ thực hiện các hoạt động sáng tạo khác nhau tạo nên sự đa dạng, phong phú trong khi thực hành hoạt động hát, múa và vận động theo nhạc.   Môn học âm nhạc là môn nghệ thuật tích hợp chức năng giáo dục có đặc trưng cơ bản mang tính thời gian nên cần phải rèn các kỹ năng âm nhạc cho trẻ thường xuyên để giúp trẻ khắc sâu các hình tượng nghệ thuật âm nhạc thông qua giai điệu, tiết tấu, lời ca, nhịp độ, tốc độ.... Mặt khác, rèn các kỹ năng âm nhạc mọi lúc mọi nơi cũng là một biện pháp giúp trẻ có kỹ năng phối hợp giữa các cá nhân với tập thể tổ, nhóm, lớp... giữa các tập thể nhỏ với tập thể lớn hơn. Thời gian thực hiện hoạt động nầy được thực hiện vào các thời điểm trong ngày của trường lớp mầm non như: giờ đón trẻ, giờ hoạt động ngoài trời, giờ hoạt động góc, giờ sinh hoạt chiều, giờ trả trẻ....   Thông qua các hoạt động lễ hội ở trường mầm non, GV tổ chức tập luyện chương trình văn nghệ chú ý tạo điều kiện cho đa phần trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ có cơ hội thể hiện mình trong tập thể qua đó kích thích hứng thú của trẻ với bộ môn âm nhạc.   Ví dụ: Lễ hội 20/11, tết Dương lịch, mừng ngày 8/3 và Lễ tổng kết năm học....   5.Tích hợp liên môn, xuyên môn theo một chủ điểm giáo dục: Theo chương trình đổi mới hình thức GDÂN cho trẻ theo hướng tích hợp có thể lồng ghép, kết hợp với tất cả các bộ môn khác làm cho quá trình dạy học trở nên sinh động hơn. Sự hổ trợ giữa các môn học với nhau trong một chủ điểm tạo sự thống nhất trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.   Ví dụ: +Môn âm nhạc: Chủ điểm “Phương tiện giao thông” - Đề tài: “Em tập lái ô tô” - Đoàn Phi. Có thể tích hợp với các môn học khác như: Làm quen văn học qua bài thơ “Con đường của bé”; với môn tạo hình trẻ có thể tô màu các phương tiện giao thông....   +Môn Văn học: Chủ điểm “Thế giới động vật” - Đề tài: “ Chú thỏ tinh khôn” có thể tổ chức cho trẻ vận động theo bài: “ Trời nắng - Trời mưa”   +Môn MTXQ: Chủ điểm “Thế giới động vật” - Đề tài: Động vật nuôi trong gia đình, có các bài hát “Một con vịt”, “Con gà trống”.   + Môn Toán: Chủ điểm “Bản thân” - Đề tài: “Cao hơn – thấp hơn” có bài hát “Năm ngón tay ngoan”....   Mục đích của việc tích hợp liên môn xuyên môn theo một chủ điểm nhằm rèn cho trẻ tư duy khái quát, tổng hợp trong khi lĩnh hội kiến thức.   6. Phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh: Việc thực hiện chương trình đổi mới hình thức GDÂN cho trẻ theo hướng tích hợp đòi hỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ. Chính vì vậy, GV cần vận động phụ huynh hỗ trợ cho lớp học một phần nhỏ các vật liệu cần thiết dùng chế tạo các học cụ cho trẻ. Để thực hiện công tác tuyên truyền phụ huynh được tốt ngoài việc lên bảng tin về chương trình dạy theo chủ điểm cần cập nhật tin hàng tuần, hằng ngày để phụ huynh biết cùng phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho trẻ.       Vận động phụ huynh hổ trợ vật liệu để làm học cụ cho trẻ bao gồm: Thùng giấy,   vỏ hộp bia, vỏ hộp nước ngọt, vỏ lon sữa, chai nhựa , dụng cụ hóa trang… để tự tạo phục trang, đạo cụ phục vụ các hoạt động âm nhạc của trẻ.

File đính kèm:

  • docGiao duc am nhac o Mam Non .doc