Một số giáo án Ngữ văn 12

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh

- Nhận biết được loại và thể trong văn học

- Hiểu biết khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học :thơ ,truyện

- Vận dụng hiểu biết đó vào đọc văn

B.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH :

- Giáo viên nêu câu hỏi:gợi mở,mở rộng ,nâng cao vấn đề

- Học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi

C.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN :

- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 tập 1

- Sách giáo viên + dẫn chứng

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ

2. Giới thiệu bài mới

doc59 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số giáo án Ngữ văn 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 48: MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN A.MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp học sinh - Nhận biết được loại và thể trong văn học - Hiểu biết khái quát đặc điểm của một số thể loại văn học :thơ ,truyện - Vận dụng hiểu biết đó vào đọc văn B.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH : - Giáo viên nêu câu hỏi:gợi mở,mở rộng ,nâng cao vấn đề - Học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi C.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN : - Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 tập 1 - Sách giáo viên + dẫn chứng D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT HS: đọc SGK –T133 GV: Quan niệm chung như thế nào về thể loại văn học? GV:Em cho biết tác phẩm văn học chia làm mấy loại? GV: Hướng dẫn HS gạch chân kiến thức cần thiết trong SGK. HS: Chuẩn bị thảo luận theo nhóm. GV: chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm sẽ tìm hiểu và trả lời câu hỏi. NHÓM 1: Em hiểu như thế nào về khái niệm thơ và truyện? cho ví dụ minh hoạ. NHÓM 2: Dựa vào SGK, so sánh, rút ra sự khác nhau của đặc trưng cơ bản giữa thơ và truyện - Tại sao nói ngôn ngữ thơ giàu nhịp điệu? - Vì sao truyện lại mang tính khách quan? NHÓM 3: Sự phân loại của thơ và truyện có gì khác nhau không? NHÓM 4: Đọc thơ có những yêu cầu gì? - Tại sao lại phải tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? - Cảm nhận ý thơ sẽ hỗ trợ gì cho việc đọc thơ? NHÓM 5 :Từ yêu cầu về đọc thơ như đã nêu thì yêu cầu về đọc truyện sẽ như thế nào? GV: Hướng dẫn HS lập bảng so sánh đối chiếu. HS:Thảo luận nêu ý kiến về cách đọc. GV: Hướng dẫn HS chú ý đến giọng, nhịp, điểm nhấn trong 2 văn bản. GV: Hướng dẫn HS đọc phần ghi nhớ trong SGK và ghi. I/ TÌM HIỂU CHUNG: 1/ Loại thể văn học: a/ Quan niệm chung về thể loại văn học: - Loại là phương thức tồn tại chung - Thể là sự hiện thực hoá của loại b/ Trong nhà trường phổ thông chia làm 4 loại như sau: - Tự sự - Trữ tình - Kịch - Nghị luận Khái niệm -Là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói tình cảm con người, rung động của trái tim trước cuộc đời. VD:Mùa thu câu cá - Truyện phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con người, hành vi sự kiện. VD: Hai đứa trẻ Đặc trưng cơ bản - Nội dung trữ tình -Ngôn ngữ giàu nhịp điệu - Cốt truyện với các tình tiết, sự kiện, tạo nên sự vận động của hiện thực -Nhân vật được miêu tả chi tiết sinh động trong mối quan hệ với hoàn cảnh, với môi trường - Không gò bó về không gian, thời gian, đi sâu vào tâm trạng con người Phân loại -Theo nội dung biểu hiện: trữ tình, tự sự, trào phúng. -Theo cách thức tổ chức bài thơ: Thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi -Trong VHDG: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn - Văn học trung đại: Truyện chữ Hán, truyện chữ Nôm - Văn học hiện đại: Truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài . . . Yêu cầu về đọc - Biết rõ tên bài thơ, tên tác giả, HCST. - Cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu. - Lí giải, đánh giá về nghệ thuật, nội dung bài thơ -Tìm hiểu hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác. - Phân tích diễn biến của cốt truyện qua các phần với các tình tiết, sự kiện, biến cố. - Phân tích các nhân vật trong dòng lưu chuyển của cốt truyện. - Truyện đặt ra vấn đề gì, có ý nghĩa tư tưởng như thế nào? LUYỆN ĐỌC: -VD 1: Bài thơ “Tự tình” – Hồ Xuân Hương + Giọng trữ tình + Nhấn: Trơ, cái hồng nhan, xiên ngang, đâm toạc, mảnh tình san sẻ, tí con con - VD 2: Trích một đoạn ngắn trong trích đoạn “Hạnh phúc của một tang gia” ( Số đỏ – Vũ Trọng Phụng – T127) + Giọng: trào phúng + Nhấn: chi tiết các loại kèn, các đề tài trò truyện, thái độ của những người đưa đám * GHI NHỚ: - Thơ tiêu biểu cho loại trữ tình. Thơ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng, gợi mở, giàu hình ảnh và nhạc điệu. - Truyện tiêu biểu cho loại tự sự, thường có cốt truyện, nhân vật, lời kể. Truyện có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống rộng lớn, đi sâu vào những mảnh đời cụ thể và cả những diễn biến sâu xa trong tâm hồn con người. Tiết 48: CHÍ PHÈO Nam Cao MỤC TIÊU : Giúp học sinh : - Nắm được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính và phong cách nghệ thuật của Nam Cao. - Hiểu và phân tích được các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo, qua đó thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ của tác phẩm qua đọan trích. - Hiểu được số nét nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao như điển hình hóa nhân vật , miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ nghệ thuật… PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - SGK, SGV PHƯƠNG PHÁP : - Đọc, sáng tạo, thảo luận, đối thoại, câu hỏi gợi mở, bài tập củng cố. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN : Kiểm tra bài cũ : giới thiệu bài mới : Nhà văn A-Tsê-Khốp từng nói : “Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả… nếu anh ta không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ”. Điều này phù hợp với Nam Cao bởi ông là người lao động nghệ thuật rất nghiêm túc luôn tìm tòi sáng tạo cho mình một hướng đi riêng, với sở trường diễn tả, phân tích tâm lý con người, nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật điển hình Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên. HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HS nêu những nét chính về tiểu sử và con người Nam Cao à GV nhận xét và chốt lại những ý cơ bản. Nêu những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao Các sáng tác của Nam Cao tập trung viết về những đề tài nào? Viết về những đề tài này, Nam Cao thường trăn trở, day dứt về điều gì? Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu? Nêu những nét chính của phong cách nghệ thuật Nam Cao. PHẦN MỘT: TÁC GIẢ I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ CON NGƯỜI 1. Tiểu sử - Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (1917 – 1951), sinh ra trong 1 gđ nông dân ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam - Trước CMT8: làm nghề dạy học, viết văn, gia nhập đội văn hóa cứu quốc năm1943. - 1946, làm phóng viên và tuyên truyền viên cho báo Vệ quốc. - 1950, tham gia chiến dịch Biên giới - 1951, bị giặc bắt và bắn chết trên đường đi công tác 2. Con người Nam Cao - Là người có vẻ ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng có đời sống nội tâm phong phú. Ông luôn đấu tranh với bản thân để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ hẹp, vươn tới một cuộc sống cao đẹp xứng đáng với danh hiệu con người - Có tâm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương, đặc biệt có sự gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ, bị áp bức và khinh miệt trong xã hội cũ II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 1. Quan điểm nghệ thuật - Văn chương phải gắn bó với đời sống, nhìn thẳng vào sự thật “tàn nhẫn”, phải nói lên nỗi thống khổ, cùng quẫn của nhân dân, vì họ mà lên tiếng. - Văn chương phải thấm đượm tinh thần nhân đạo, vừa mang nỗi đau nhân tình vừa tiếp thêm sức mạnh cho con người. - Văn chương trước hết phải vì con người, nhà văn phải có tình thương, nhân cách và có lương tâm. - Viết văn phải sáng tạo, nhà văn phải biết “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”, không chấp nhận sự rập khuôn, sự dễ dãi và cẩu thả và cho đó là sự “bất lương”, “đê tiện” 2. Các đề tài chính: - Đề tài người trí thức nghèo: Phản ánh thực trạng nghèo khổ, cơ cực, buồn thảm của người trí thức tiểu. Họ mang nhiều hoài bão cao đẹp, khát khao được được đóng góp cho xã hội, , được khẳng định mình trước cuộc đời nhưng lại bị gánh nặng áo cơm và hoàn cảnh xã hội ngột ngạt làm cho “chết mòn”, phải sống như “một kẻ vô ích, một người thừa” à tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo. Tác phẩm tiêu biểu: Giăng sáng, Đời thừa, Sống mòn, Những truyện không muốn viết, Nước mắt… - Đề tài người nôngdân: Cuộc sống tối tăm, đói nghèo, số phận bi thảm của những con người thấp cổ bé họng. Họ thường xuyên bị chà đạp tàn nhẫn, phũ phàng, bị xúc phạm về nhân phẩm. Tp: Lão Hạc, Một bữa no, Lang Rận, Tư cách Mõ, Trẻ con không được ăn thịt chó, Dì Hảo… 3. Phong cách nghệ thuật - Luôn hướng tới thế giới nội tâm của con người - Có biệt tài miêu tả và phân tích tâm lí - Viết về những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh nhưng lại đặt ra những vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn, có tầm triết lí sâu sắc. - Giọng điệu: buồn thương chua chát; dửng dưng lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương. Em hãy cho biết đề tài được đề cập đến trong tác phẩm “Chí Phèo” ? PHẦN HAI: TÁC PHẨM I. Tìm hiểu chung Đề tài : viết về người nông dân cùng khổ bị xã hội thực dân phong kiến tàn phá cả nhân hình lẫn nhân tính. Em hãy nêu những tên khác của tác phẩm Chí Phèo ? Tựa Đề : Cái lò gạch cũ Đôi lứa xứng đôi Chí Phèo Chủ đề tác phẩm : Qua tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nữa phong kiến tàn bạo đã cướp đi của người nông dân lương thiện cả nhân hình lẫn nhân tính. Đồng thời nhà văn cũng trân trọng, phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của họ ngay cả khi họ biến thành quỷ dữ. Em hãy tóm tắt những sự việc chính trong tác phẩm “Chí Phèo”? 4. Tóm tắt tác phẩm : (6 sự việc) Chí Phèo say rượu “vừa đi vừa chửi” Chí Phèo ở tù về, đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ. Chí Phèo thức tỉnh, sống trong tình yêu thương của Thị Nở Thị Nở từ chối sống với Chí Phèo Chí Phèo tuyệt vọng uất ức, đi đòi lương thiện Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự đâm chết mình gây xôn xao cả làng Vũ Đại và hình ảnh thoáng hiện của cái lò gạch cũ. Em có nhận xét gì về chi tiết và ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo? Những đối tượng nào được đề cập tới trong tiếng chửi của Chí Phèo? II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN : 1. Cách vào truyện độc đáo của Nam Cao : - Chi tiết tiếng chửi của một kẻ say (vu vơ, mơ hồ) say là chửi, vừa đi vừa chửi. Đồng thời rất tỉnh táo, lời chửi có sắp xếp, lớp lang, lời lẽ trôi chảy, hướng đến nhiều đối tượng. + Chửi trời + Chửi đời + Chửi làng Vũ Đại + Chửi đứa nào không chửi nhau với hắn + Chửi đứa nào đẻ ra Chí Phèo à Đối tượng của tiếng chửi từ chung khái quát, trừu tượng, đến ngày càng cụ thể liên quan hơn đến Chí Phèo. Đối tượng đó chính là cái xã hội sinh ra kiếp sống Chí Phèo Phản ứng của những đối tượng bị chửi ? - Rất lạ® không ai chú ý, không ai nghe chửi, không ai lên tiếng, không ai phản ứng® dường như họ không thấy người chửi tồn tại. Tâm trạng gì của Chí Phèo được thể hiện qua tiếng chửi ? - Tâm trạng bi phẫn, bất mãn của một con người ít nhiều ý thức được mình đã bị xã hội phi nhân tính gạt bỏ ra ngoài thế giới loài người. - Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, cô độc đến tuyệt đối của Chí Phèo, hắn khao khát được giao cảm với mọi người nên đã chọn một cách giao tiếp tệ hại nhất mà không được đáp lại ® con người bị tha hóa ấy trơ trọi giữa cuộc đời. Tác dụng của cách vào đề bằng tiếng chửi ? => Tiếng chửi được miêu tả từ đầu truyện một cách bất ngờ ® giới thiệu nhân vật một cách ấn tượng độc đáo. Thị Nở là người thế nào ? Thị Nở đối xử với Chí Phèo ntn ? 2. Người duy nhất giao tiếp với Chí Phèo. - Người đàn bà xấu, dở hơi, nghèo… > < có tấm lòng chân thành - Cách đối xử : Đối với Chí Phèo như một con người : cho Chí Phèo bát cháo hành. Chăm sóc, quan tâm, yêu thương bằng tình người chân thành. Giúp Chí nhận ra “cháo hành rất ngon” và “đàn bà không có men như rượu cũng làm người say” Mở ra cho Chí Phèo bao hy vọng : à Khao khát làm người lương thiện sống chan hòa với mọi người. à Chính Thị Nở sẽ là cầu nối giúp hắn trở về với cuộc đời. Câu hỏi thảo luận : Những nguyên nhân nào giúp cho bản tính lương thiện của Chí Phèo được đánh thức : bản chất của Chí Phèo là người nông dân lương thiện, có bản tính tốt đẹp. Xã hội ấy dẫu có tàn ác cũng không thể hủy diệt được ánh sáng lương thiện trong tận đáy sâu tâm hồn Chí Phèo. Chính tình cảm chân thành của Thị Nở đã làm thức tỉnh, hồi sinh bản chất lương thiện trong con người Chí. Phản ứng của bà cô Thị Nở ntn khi nghe nói Thị sẽ lấy Chí Phèo ? 3. Tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở cự tuyệt : a. Tâm trạng - Phản ứng của bà cô Thị Nở rất quyết liệt, gay gắt ® phản ứng đó cũng là của dư luận, định kiến xã hội lúc bấy giờ, vì đối với họ Chí Phèo không phải là con người mà là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” thì “không xứng” với con người như Thị Nở dù Thị Nở xấu xí, dở hơi, nghèo…) ® bi kịch đau đớn của Chí Phèo. Tâm trạng của Chí Phèo khi bị Thị Nở cự tuyệt được miêu tả ntn ? - Khi Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo đau đớn ® nuối tiếc và tìm mọi cách níu kéo, Thị bỏ về, Chí chạy theo “nắm lấy tay” ® Chí khao khát được làm người lương thiện. - Trước thái độ dứt khoát của Thị Nở , Chí Phèo rơi vào tâm trạng tuyệt vọng “với bi kịch tinh thần của con người sinh ra là người nhưng lại không được làm người” - Chí đau đớn, vật vã và “uống rượu” ® “càng uống càng tỉnh” ® “hắn ôm mặt khóc rưng rức” ® trong sâu thẳm tâm hồn, Chí ý thức rất rõ về nổi đau thân phận của kẻ bị tha hóa. Tại sao Chí Phèo có hành động dữ dội bất ngờ, xách dao đi giết Bá Kiến rồi tự sát ? b. Hành động : - Giết Bá Kiến : sự phản kháng lại kẻ đã đẩy mình vào con đường bi thảm Hành động giết Bá Kiến cho thấy Chí Phèo đã nhận thức được điều gì ? Nhận ra và thấm thía tội ác của kẻ đã cướp đi nhân hình và nhân tính của mình. Hiểu ra nguồn gốc nỗi đau của mình, nguyên nhân bị đẩy vào con đường tha hóa. Tại sao Chí Phèo tự sát ? - Tự sát : Chí Phèo đã thức tỉnh hòan toàn Không thể trở về đường cũ : lưu manh, tha hóa, đập phá, chém giết. Không thể sống bình yên lương thiện trong xã hội ấy, không có con đường trở về với cuộc sống lương thiện. ® Chí Phèo chết để giúp mình thoát khỏi kiếp quỷ dữ. Trước đây, Chí Phèo sống như một con vật, nay thức tỉnh Chí Phèo chết như một con người. ® Niềm khao khát lương thiện còn cao hơn cả tính mạng. Ý nghĩa tố cáo qua cái chết của Chí Phèo ? à Có ý nghĩa tố cáo mãnh liệt cái xã hội thực dân phong kiến, không những đẩy người nông dân lương thiện vào con đường lưu manh hóa mà còn đẩy họ vào chỗ chết. 4. Nghệ Thuật : - Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình. Nhận xét của em về nghệ thuật : Xây dựng nhân vật ? Miêu tả tâm lý ? Cốt truyện ? Ngôn ngữ ? Vừa có ý nghĩa tiêu biểu, nét chung : người nông dân nghèo bị bóc lột, bị đẩy vào bước đường cùng, lưu manh hóa… Vừa sinh động, có cá tính độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ : Chí Phèo bị hủy diệt cả nhân hình lẫn nhân tính, bị tước đoạt quyền làm người … - Nghệ thuật miêu tả tâm trạng tinh tế, phức tạp của nhân vật - Cốt truyện hấp dẫn, tình tiết đầy kịch tính và luôn biến hóa, càng về cuối càng quyết liệt, bất ngờ. - Ngôn ngữ sống động, điêu luyện, chọn lọc lại vừa gần gũi với lời ăn tiếng nói trong đời sống … Em hãy nhận xét về tư tưởng nhân đạo sâu sắc mới mẻ của Nam Cao ? 5.Tư tưởng nhân đạo, sâu sắc mới mẻ của Nam Cao ? Nam Cao đã phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay khi tưởng như họ đã bị xã hội tàn ác cướp mất cả bộ mặt người lần linh hồn người. Kiểm tra, củng cố, đánh giá 1. Số tên truyện ngắn Chí Phèo được đặt : 1 tên 2 tên 3 tên 4 tên 2. “Người ta hay hối hận về tội ác, khi mà không còn đủ sức để mà ác nữa” ; “muốn ác phải là kẻ mạnh” ; những người yếu đuối vẫn hay hiền lành” những câu nói trên là của tác giả nào ? ở tác phẩm nào sau đây ? Nguyễn Tuân - “Chữ người tử tù” Ngô Tất Tố – “Tắt đèn” Nam Cao – “Đời thừa” Nam Cao – “Chí Phèo” 3. Thủ đọan nào trong các ý sau của Bá Kiến tỏ rõ sự độc ác, nham hiểm của lão hơn cả ? Dùng “những thằng đầu bò” để trị “những thằng đầu bò” “Bám thằng có tóc, ai bám thằng trọc đầu” “Mềm nắn rắn buông” “Ngấm ngầm, đẩy người ta xuống sông, nhưng lại dắt nó lên để nó đền ơn” 4. Thị Nở là người Phụ Nữ : nghèo, xấu, dở hơi, thuộc “dòng dõi” nhà có mả hủi… vậy mà Chí Phèo vẫn “không xứng” được với người đàn bà ấy. Thể hiện điều đó, Nam Cao nhằm : Chế giễu những người đàn bà như Thị Nở Tô đậm cái bi đát trong số phận Chí Phèo Nhấn mạnh đôi lứa xứng đôi Làm cho câu truyện thêm hấp dẫn, kì thú. 5. Trong sáng tác của Nam Cao, thường đề cập đến 2 đề tài nông dân và trí thức. Tác phẩm nào sau đây kết hợp được với 2 đề tài trên ? Đời thừa Chí Phèo Lão Hạc Sống mòn Đáp án : 1/ c ; 2/ d ; 3/ d ; 4/ b ; 5/ c E. DẶN DÒ 1. Soạn bài: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu. BẢN TIN – LUYỆN VIẾT BẢN TIN Mục tiêu Giúp HS: Nắm được yêu cầu về nội dung, hình thức của bản tin và cách viết bản tin. Viết được bản tin ngắn phản ánh các sự kiện trong nhà trường và mơi trường xã hội gần gũi. Cĩ thái độ trung thực, thận trọng khi đưa tin. Phương tiện SGK, SGV, Thiết kế lên lớp Phương pháp Gợi ý, thảo luận, trả lời câu hỏi, làm bài tập. Tiến trình thực hiện Kiểm tra bài cũ Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV: Dựa vào SGK, hãy cho biết bản tin là một thể loại báo chí như thế nào? HS: Trả lời GV: Cung cấp cho HS 4 bản tin. Yêu cầu các em thảo luận xem đâu là tin vắn, tin thường, tin tổng hợp, tin tường thuật. Từ đĩ chỉ ra sự khác nhau giữa 4 loại bản tin này. HS: Thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV. GV: Cho HS đọc bản tin Đội tuyển Ơ-lim-pích Tốn Việt Nam xếp thứ tư tồn đồn và thảo luận theo bàn (2 em) để trả lời các câu hỏi trong SGK trang 161. HS: Làm theo yêu cầu của GV: Lần lượt trả lời các câu hỏi: Câu 1: Bản tin thơng báo kết quả kì thi Ơ-lim-pích Tốn quốc tế của Đồn học sinh Việt Nam. Kết quả dự thi (xếp thứ tư) khẳng định trình độ của học sinh Việt Nam cũng như thành tựu của việc bồi dưỡng nhân tài Tốn học của nền giáo dục nước ta. Câu 2: Bản tin trên cĩ tính thời sự, vì sự việc mới xảy ra vào ngày 16 – 7 và ngay sau 3 ngày đã được đưa tin Câu 3: Các thơng tin bổ sung trong bài tập là khơng cần thiết, thậm chí là thừa vì chúng vi phạm nguyên tắc ngắn gọn, súc tích của bản tin. Câu 4: Các sự kiện trong bản tin như thời gian, địa điểm, kết quả của cuộc thi đều được nêu lên một cách cụ thể, chính xác, cĩ tác dụng bảo đảm tính chính xác của báo chí nĩi chung, bản tin nĩi riêng, làm cho người đọc tin vào những tin tức được thơng báo. Từ đĩ rút ra các yêu cầu cơ bản của bản tin để trả lời câu 5. GV: Yêu cầu HS đọc lại bản tin ở mục I và thảo luận để trả lời các câu hỏi (a), (b), (c) trang 161. HS: Thảo luận để trả lời: Câu a: Khơng phải sự kiện nào cũng cĩ thể trở thành nguồn tin của bản tin. Để được lựa chọn đưa tin, sự kiện đĩ phải là sự kiện thời sự, cĩ ý nghĩa trong đời sống. Câu b: Phân tích sáng tỏ các nội dung trong bản tin bằng cách bám sát vào câu chữ cụ thể của bản tin. Câu c: Từ kết quả của 2 câu trên, HS khái quát để trả lời câu c. GV: Yêu cầu HS thảo luận để thực hiện bài tập của phần 2. Viết bản tin HS: Thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV: Câu a: + Về nội dung: Tiêu đề của bản tin đều nêu khái quát nội dung của tin. Các tiêu đề được đưa ra đặc biệt vì đã chọn được chi tiết hấp dẫn nhất với cách diễn đạt gây hứng thú, tị mị cho người đọc. + Về hình thức và kết cấu: Tiêu đề của bản tin ngắn gọn, gồm 1 cụm từ cũng cĩ thể là 1 câu trần thuật, câu nghi vấn. Câu b: + Tìm phần mở đầu của các bản tin. + Phần mở đầu thường thơng báo khái quát về sự kiện và kết quả. Câu c: Phần triển khai cĩ thể nêu cụ thể, chi tiết hơn sự kiện hoặc cĩ thể cắt nghĩa cụ thể hơn nguyên nhân hoặc kết quả của sự kiện được đưa tin (2 bản tin đầu nêu cụ thể, chi tiết các sự việc, bản tin thứ 3 cắt nghĩa nguyên nhân đưa đến kết quả của sự kiện.) GV: Hướng dẫn HS chia nhĩm để giải các bài tập 1, 2, 3 trang 163 và các bài tập trong tiết Luyện tập viết bản tin. HS: Chia nhĩm làm bài. Mục đích, yêu cầu cơ bản của bản tin Bản tin là một thể loại báo chí nhằm đưa tin kịp thời, chính xác những sự kiện thời sự cĩ ý nghĩa trong đời sống xã hội. Bản tin cĩ nhiều loại: Tin vắn: là loại tin khơng cĩ nhan đề, dung lượng ngắn (chỉ gồm từ 1 đến 2 câu), chỉ thơng báo vắn tắt về các sự kiện. Tin thường: cĩ độ dài trên dưới 300 chữ, cĩ nhan đề, thơng báo ngắn gọn nhưng tương đối đầy đủ về một sự kiện. Đây là loại tin chiếm tỉ lệ cao nhất trong lĩnh vực báo chí. Tin tường thuật: là loại tin phản ánh từ đầu đến cuối sự kiện một cách chi tiết, cụ thể. Tin tổng hợp: là loại tin nhằm mục đích thơng tin tổng hợp nhiều sự kiện xung quanh một hiện tượng nào đĩ cĩ vấn đề đáng quan tâm với sự tường thuật, mơ tả cụ thể, chi tiết các sự kiện kèm theo sự phân tích, lí giải nguyên nhân – kết quả và ý nghĩa của chúng. Yêu cầu cơ bản của bản tin: Phải cĩ ý nghĩa xã hội Phải bảo đảm tính thời sự (đưa tin kịp thời, nhanh chĩng). Phải ngắn gọn, súc tích. Nội dung thơng tin phải chân thực, chính xác. Cách viết bản tin Khai thác và lựa chọn tin Cần khai thác, lựa chọn những sự kiện cĩ ý nghĩa cụ thể, chính xác (khi nào, ở đâu, ai làm, xảy ra thế nào, kết quả ra sao…) Viết bản tin Cách đặt tiêu đề bản tin: Tiêu đề ngắn gọn song phải nêu khái quát nội dung của tin một cách ấn tượng. Cách mở đầu bản tin: Phần mở đầu bản tin thường thơng báo khái quát về sự kiện và kết quả. Triển khai chi tiết bản tin: Nhằm chi tiết hĩa, giải thích nguyên nhân hoặc kết quả tường thuật chi tiết sự kiện. Luyện tập Bài tập trang 163: Bài 1: Các sự kiện a, b, d, e là các sự kiện cĩ thể viết bản tin. Bài 2: Giữa bản tin và các thể loại báo chí khác như quảng cáo và phĩng sự điều tra cĩ những điểm giống và khác nhau như sau: + Giống nhau: Cung cấp tin tức + Khác nhau: Bản tin đơn thuần chỉ thơng báo tin tức. Quảng cáo ngồi truyền tin cịn cĩ mục đích chủ yếu là chào mời khách hàng mua, sử dụng hàng hĩa, dịch vụ. Phĩng sự điều tra cĩ độ dài lớn hơn bản tin nhiều, miêu tả cụ thể chi tiết các sự việc, phân tích và bình luận sự kiện. Bài 3: Bản tin Đội tuyển Ơ-lim-pích Tốn Việt Nam xếp thứ tư tồn đồn cĩ thể chuyển thành tin vắn sau: “Đội tuyển Việt Nam xếp thứ tư tồn đồn trong cuộc thi Ơ-lim-pích Tốn quốc tế lần thứ 45 tại thủ đơ A-ten, Hi Lạp từ ngày 14 đến 16 tháng 7. Bài tập trang 178, 179: Bài 1: Đây là bản tin thường + Về dung lượng: Độ dài trung bình, thơng tin về kết quả (đứng đầu khu vực về bình đẳng giới) và các sự kiện (bình đẳng giới trong giáo dục, y tế, kinh tế, các hạn chế về bình đẳng giới). + Về cấu trúc: Bản tin cĩ nhan đề, triển khai từ thơng tin khái quát đến cụ thể chi tiết. Phần sau cụ thể hĩa và giải thích cho phần trước. Bài 2: + Nội dung chủ yếu của bản tin: Dự án phát triển và đưa cây dược liệu Việt Nam ra thị trường thế giới được lựa chọn vào danh sách 10 ứng cử viên đoạt g

File đính kèm:

  • docMot so giao an Ngu van 11-2.doc
Giáo án liên quan