Một số kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi

Có lẽ bất kỳ thầy cô giáo nào, dù dạy bộ môn nào cũng đều mong muốn có nhiều học sinh học giỏi bộ môn mà mình giảng dạy. Muốn có học sinh giỏi bộ môn thì các nhà trường phải quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội tuyển. Đã từ lâu, việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 đã trở thành nhiệm vụ của đại đa số các trường THPT đặc biệt là ở các trường chuyên, trường năng khiếu. Kết quả thi của các đội tuyển HSG phần nào phản ánh chất lượng dạy và học của nhà trường ấy. Dạy học môn Ngữ văn vốn đã nhiều vất vả, nhọc nhằn, dạy đội tuyển HSG môn Ngữ văn càng nhọc nhằn, vất vả hơn. Sở dĩ nói như vậy là bởi vì môn Ngữ văn có những đặc thù riêng nó đòi hỏi người học, người dạy muốn giỏi phải có những năng lực, những tố chất khác ngoài những kiến thức sách vở và những phương pháp dạy và học mang tính chất lý luận về con đường phát triển tư duy như tất cả các môn học khác. Không phải tự nhiên mà có ý kiến cho rằng Văn học là nghệ thuật của các bộ môn nghệ thuật. Vì thế mà muốn học giỏi, dạy giỏi môn văn, người dạy và người học phải có những hiểu biết nhất định về các bộ môn nghệ thuật nói chung, có khả năng sáng tạo và đặc biệt là phải có một thế giới tâm hồn phong phú, đủ mẫn cảm để nhận ra được vẻ đẹp muôn màu tỏa ra từ các tác phẩm văn học. Học sinh có tố chất môn Văn là rất quý nhưng tố chất ấy chỉ có thể phát huy được khi người học có niềm khát khao, say mê kiếm tìm, học hỏi, đồng thời phải có được người thầy giỏi và tâm huyết với nghề phát hiện, định hướng và bồi dưỡng. Điều đó quả thực không hề đơn giản. Điều quan trọng là thầy dạy đội tuyển, trò học đội tuyển không đơn thuần chỉ là nhằm đến việc giành được giải trong cuộc thi mà còn để nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp và biết sống đẹp hơn, nhân văn hơn.

doc21 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 10641 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………………… Trang 2 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI………………………………….. …………… 2 1. Cơ sở lý luận………………………………….. ……………………… 2 2. Cơ sở thực tiễn:………………………………….. …………………... 2 II. Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu:………………………………………………3 III. Ph¹m vi nghiªn cøu:………………………………….. ……………...3 IV. Tµi liÖu tham kh¶o: ………………………………….. ………………3 NỘI DUNG……………………………………………………………….4 I. PHÁT HIỆN, LỰA CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN………… ………..4 II. YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN DẠY ĐỘI TUYỂN:………… …..7 III. TIẾN HÀNH DẠY ĐỘI TUYỂN:……………………………………9 1.Hình thức bồi dưỡng đội tuyển………………………………………… 9 1.1 Bồi dưỡng thường xuyên:………………………………………………9 1.2 Bồi dưỡng trong thời gian quy định:………………………………….10 2. Những định hướng về nội dung bồi dưỡng đội tuyển lớp 12:…………10 2.1. Phần nghị luận xã hội:……………………………………………….10 2.2. Phần nghị luận văn học:……………………………………………...12 2.2.1 Kiểu bài lý luận văn học: ………………………………………….12 2.2.2 Kiểu bài nghị luận về các tác phẩm, các nhân vật văn học:…………13 IV. CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG, TÌNH CẢM CHO ĐỘI TUYỂN:………19 V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:………………………………………………19 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT……………………………………………….20 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: Có lẽ bất kỳ thầy cô giáo nào, dù dạy bộ môn nào cũng đều mong muốn có nhiều học sinh học giỏi bộ môn mà mình giảng dạy. Muốn có học sinh giỏi bộ môn thì các nhà trường phải quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội tuyển. Đã từ lâu, việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 đã trở thành nhiệm vụ của đại đa số các trường THPT đặc biệt là ở các trường chuyên, trường năng khiếu. Kết quả thi của các đội tuyển HSG phần nào phản ánh chất lượng dạy và học của nhà trường ấy. Dạy học môn Ngữ văn vốn đã nhiều vất vả, nhọc nhằn, dạy đội tuyển HSG môn Ngữ văn càng nhọc nhằn, vất vả hơn. Sở dĩ nói như vậy là bởi vì môn Ngữ văn có những đặc thù riêng nó đòi hỏi người học, người dạy muốn giỏi phải có những năng lực, những tố chất khác ngoài những kiến thức sách vở và những phương pháp dạy và học mang tính chất lý luận về con đường phát triển tư duy như tất cả các môn học khác. Không phải tự nhiên mà có ý kiến cho rằng Văn học là nghệ thuật của các bộ môn nghệ thuật. Vì thế mà muốn học giỏi, dạy giỏi môn văn, người dạy và người học phải có những hiểu biết nhất định về các bộ môn nghệ thuật nói chung, có khả năng sáng tạo và đặc biệt là phải có một thế giới tâm hồn phong phú, đủ mẫn cảm để nhận ra được vẻ đẹp muôn màu tỏa ra từ các tác phẩm văn học. Học sinh có tố chất môn Văn là rất quý nhưng tố chất ấy chỉ có thể phát huy được khi người học có niềm khát khao, say mê kiếm tìm, học hỏi, đồng thời phải có được người thầy giỏi và tâm huyết với nghề phát hiện, định hướng và bồi dưỡng. Điều đó quả thực không hề đơn giản. Điều quan trọng là thầy dạy đội tuyển, trò học đội tuyển không đơn thuần chỉ là nhằm đến việc giành được giải trong cuộc thi mà còn để nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp và biết sống đẹp hơn, nhân văn hơn. 2. Cơ sở thực tiễn: Học văn, dạy văn vất vả và nhọc nhằn lắm lắm nhưng trong thực tề thời nào và ở nhà trường nào cũng có các em say mê học văn, các thầy cô tâm huyết với công việc dạy văn. Trong cuộc sống hôm nay, do sự thay đổi của xã hội, môn Văn không còn chỗ đứng quan trọng như trước đây. Nhiều em học tôt văn nhưng vì mục tiêu chọn ngành, chọn nghề đã chuyển hướng học và thi khối khác. Số học sinh yêu văn, theo học văn ngày càng ít đi. Những người thầy dạy văn dù rất giỏi và tâm huyết với nghề cũng có lúc không khỏi chạnh lòng trước sự thờ ơ của xã hội, của người học với văn chương. Tuy nhiên, giữa dòng chảy tất bật của đời sống hiện đại, tình yêu Văn chương vẫn bền bỉ trong tâm hồn những học sinh, những giáo viên đã nguyện dâng hiến trái tim mình cho Văn học. Tất nhiên số ấy không nhiều. Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn ở một trường THPT của một huyện vùng nông thôn được 10 năm, lúc đầu tôi cũng băn khoăn và cảm thấy chưa đủ tự tin để viết sáng kiến kinh nghiệm về vấn đề này. Thời gian giảng dạy không ít nhưng cũng chưa đủ nhiều để trải nghiệm trong nghề. Đối tượng học sinh của trường huyện vùng nông thôn cũng không nhiều em có năng khiếu và tha thiết với môn Ngữ văn. Tuy vậy tôi cũng có một số năm dạy đội tuyển của trường, đội tuyển của tôi ít nhiều cũng có những thành tích đáng kể và bước đầu tôi đã tích luỹ được cho mình một số kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển. Tôi nghĩ, dù ít hay nhiều nhưng đóng góp được ý kiến nào với nghề với đồng nghiệp dù còn phải bàn bạc, xem xét cũng là một điều đáng quý và nên làm nhất là trong bối cảnh học văn, dạy văn như hiện nay. Chính vì thế, sau những băn khoăn ban đầu, tôi đã quyết định chọn vấn đề này làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2010-2011 của mình. Rất mong nhận được chia sẻ đóng góp của đồng nghiệp gần xa. II. Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu: - Phân tích, đánh giá từ thực tiễn - Dựa trên cơ sở của phương pháp dạy văn, học văn - Dựa vào đặc thù của bộ môn Ngữ văn - Sử dụng các phương pháp phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh III. Ph¹m vi nghiªn cøu: Việc bồi dưỡng đội tuyển HSG qua một số năm IV. Tµi liÖu tham kh¶o: S¸ch gi¸o khoa, s¸ch gi¸o viªn Ng÷ v¨n 12. S¸ch tham kh¶o C¸c bµi gi¶ng, c¸c ý kiÕn cña c¸c gi¶ng viªn §¹i häc NỘI DUNG I. PHÁT HIỆN, LỰA CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN: Thông thường đến năm học lớp 12, các trường THPT mới chọn đội tuyển học sinh giỏi. Nhưng để có được đội tuyển thực sự có chất lượng thì giáo viên dạy đội tuyển và các giáo viên trong tổ Văn phải có ý thức tìm kiếm, phát hiện và chú ý khích lệ, bồi dưỡng các em có năng khiếu về môn Văn ngay từ khi mới vào trường. Các học sinh giỏi Văn thường có các biểu hiện sau: - Trong giờ học Văn: Các em thường chú ý nghe giảng. Thái độ, cảm xúc của các em thay đổi theo nội dung của bài học; luôn chủ động tích cực trong việc phát hiện vấn đề và đưa ra những ý kiến phát biểu hợp lý đồng thời biết băn khoăn, thắc mắc, đặt ra những câu hỏi nhằm tìm hiểu tác phẩm và kiến thức văn học một cách sâu sắc. Tôi còn nhớ năm đầu tiên khi đi dạy học. Hôm ấy, tôi dạy đến đoạn trích Thúc Sinh Từ biệt Thuý Kiều. Khi tôi dạy đến hai câu thơ: Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường Tôi đưa ra lời bình: “Hai câu thơ như một câu hỏi nhức nhối thể hiện nỗi lo âu của Kiều về mối duyên tình dang dở”. Cô học trò bé nhỏ ngồi bàn đầu của lớp 10A rụt rè giơ tay. Tôi hơi ngạc nhiên và rồi cũng hỏi: Em có điều gì thắc mắc không? Cô học trò thưa: Thưa thầy, em muốn hỏi là, theo thầy thì ai là người xẻ đôi vầng trăng hạnh phúc của Thuý Kiều và Thúc Sinh? Là một giáo viên vừa ra trường, tôi thấy hơi khớp vì mình chưa nghĩ đến tình huống này, câu hỏi này không hề có trong giáo án. Tuy nhiên tôi thấy câu hỏi thật thú vị và bị cuốn vào đó với tất cả niềm hứng khởi khi gặp được sự chia sẻ rất tích cực từ phía học trò. Trước tiên, tôi trì hoãn thời gian trả lời bằng một lời khen: “Câu hỏi của em rất hay” rồi tôi hỏi tiếp: “Vậy theo em, vì sao sau này Thúy Kiều và Thúc Sinh phải chia lìa? Cô học trò trả lời: “Là vì Hoạn Thư ghen tuông và tìm cách hãm hại Kiều ạ.”. Tôi lại hỏi tiếp: Hoạn Thư ghen tuông khi chồng mình đem lòng tưởng nhớ, thương yêu người khác là đúng hay sai? Thưa thầy đúng ạ. Thầy hỏi: Sao có vợ rồi Thúc Sinh vẫn còn đem lòng yêu Thuý Kiều và muốn lấy nàng làm vợ? Trò trả lời: là vì xã hội cho phép người đàn ông có thể “năm thê bảy thiếp” ạ. Thầy hỏi: Bây giờ em đã trả lời được câu hỏi của em chưa? Dạ, người trực tiếp chia rẽ hạnh phúc của Thúc Sinh và Thuý Kiều là Hoạn Thư nhưng sâu xa, hạnh phúc đó tan vỡ là bởi chế độ phong kiến bất bình đẳng, trọng nam khinh nữ có phải không thầy? Tôi thở phào nhẹ nhõm vừa cười vừa nói: Em rất thông minh, thầy rất mong nhận được nhiều câu hỏi như thế. Cả lớp học cũng bị cuốn hút vào cuộc đối thoại ấy, giờ học trôi đi thật nhanh. Đến bây giờ tôi cũng không hiểu cách xử lý tình huống và cách khơi gợi như thế có đúng không chỉ biết rằng học trò của tôi thấy hài lòng. Cô học trò ấy là Bùi Thị Thanh Minh. Năm học ấy tôi giới thiệu cho đội tuyển Văn 10 của thầy Chiêu và em đã giành được giải 3 môn Văn dù học ở lớp chọn Toán. - Một trong những cơ sở quan trọng để phát hiện và lựa chọn học sinh giỏi Văn chính là bài làm của học sinh. Bài làm của học sinh giỏi Văn thường có những đặc điểm sau: + Bài Văn của học sinh giỏi thường có kiểu diễn đạt rất riêng. Người xưa thường nói “Văn là người”. Điều đó quả không sai. Nghĩa là các em tạo được cho mình một giọng điệu riêng mà không dễ lẫn với người khác. Chẳng hạn trong đội tuyển học sinh giỏi 12 của tôi năm học 2008 – 2009 thì em Phạm Thị Nga có lối viết rất hoa mỹ. Ngôn từ em sử dụng rất giàu hình ảnh, cảm xúc, mang dấu ấn cá nhân rất rõ nhưng hơi tham lam kiến thức. Bài của em Trần Thị Yến thì không hoa mỹ về ngôn ngữ nhưng bao giờ cũng đi vào trọng tâm. Giọng văn điềm tĩnh mà sắc sảo, càng đọc càng thấy thấm thía. Em Trần Thị Hằng lại có lối viết rất tự nhiên, giản dị, không cầu kỳ về ngôn ngữ nhưng giọng văn rất nữ tính và tạo được thiện cảm với người đọc. + Bài Văn của học sinh giỏi thường có những phát hiện riêng, cách cảm, cách nghĩ riêng. Tất nhiên, khi học Văn, các em được trang bị lượng tri thức cơ bản là như nhau. Nhưng từ những tri thức chung ấy, học sinh giỏi Văn lại điểm xuyết những suy nghĩ của riêng mình khiến bài làm trở nên hấp dẫn, cuốn hút. Khi viết bài văn cảm nhận về bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, đến hai câu thơ: những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt Em Ngô Thị Chang, một học sinh trong đội tuyển của tôi đã viết: “Thanh Thảo đã khắc hoạ hình tượng Lor-ca bằng hai câu thơ thật tài hoa. Một câu tả tiếng đàn như nước, một câu tả áo choàng như máu, như lửa; một câu gợi cái mềm mại, miên man và mong manh dễ vỡ còn một câu gợi một cái gì thật nóng bỏng, cuồng nhiệt, dữ dội. Phải chăng đó chình là thần thái của một người nghệ sĩ, chiến sĩ vừa tài hoa, vừa khí phách, ngang tàng nhưng cũng có một số phận ngắn ngủi, mong manh”. Tôi cho đó là một sự phát hiện tuy không lớn nhưng cũng đủ để người đọc cảm thấy ấn tượng và thích thú. Viết về sông Hương lúc sắp gặp Huế trong bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, em Phạm Thị Nga có một phát hiện thật ngộ nghĩnh và đáng yêu: “Thông thường có sông rồi mới có cầu thế mà ở đây dường như là ngược lại. Từ xa, dòng Hương đã nhìn thấy cây cầu trắng in ngần trên nền trời như những vành trăng non thanh mảnh, duyên dáng, dịu dàng. Sông Hương vượt đại ngàn Trường Sơn đi tìm Huế còn Huế như bến đợi dựng sẵn cầu để hồi hộp ngóng chờ giây phút chạm mặt sông Hương. Dòng sông ấy, cây cầu kia sao mà ý tình đến vậy”. Ngay cả với những tác phẩm tưởng như đã quá gần gũi và quen thuộc với người dạy, người học, đã có nhiều bài phân tích, bình luận nhưng với học sinh giỏi thế nào cũng có những khám phá riêng. Khi viết về đoạn trích sau trong bài thơ Việt Bắc: Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bất sáng như ngày mai lên. Em Kiều Thị Thuý, một học sinh giỏi văn đã bình: “ Đoạn thơ viết về thời gian đêm tối ở chiến khu Việt Bắc vậy mà cặp thơ lục bát nào cũng lấp lánh, lung linh và rực rỡ ánh sáng. Đó là ánh sáng của sao trời dịu dàng sà xuống bên vành mũ nan của người chiến sĩ, ánh sáng của những ngọn đuốc soi đường cho những đoàn dân công, ánh sáng của những đoàn xe cơ giới vào chiến trường. Những nguồn sáng ấy hoà với ánh sáng của niềm tin trong trái tim con người Việt Nam trong những năm kháng chiến tạo cho đoạn thơ một không gian nghệ thuật đậm chất sử thi và lãng mạn” Hay em Đào Thị Hiến đã từng khiến tôi ngạc nhiên khi viết về nghệ thuật miêu tả phân tích tâm lý nhân vật của nhà văn Tô Hoài trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ: “Tô Hoài thật xứng là nhà văn bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật. Hãy xem cách ông thể hiện sự cựa quậy của thế giới tâm hồn nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân: “Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách.”. Đoạn văn có đúng hai câu thế mà cả một quá trình vận động, thay đổi vô cùng phức tạp của tâm lý nhân vật được thể hiện trọn vẹn và chính xác. “Mị muốn đi chơi” là ước mong, khát vọng, “Mị cũng sắp đi chơi” là khát vọng đã chuyển thành dự định, kế hoạch còn “Mị với cái váy hoa” là lúc khát vọng đã qua thời gian lên kế hoạch để chuyển thành hành động thực hiện. Sao Tô Hoài tả lòng người chính xác và tài tình đến thế!”. Sự sáng tạo, phát hiện riêng của học sinh chính là cơ sở quan trọng nhất để chọn lựa học sinh giỏi. Tuy nhiên cái phát hiện riêng kia phải đúng đắn, hợp lý và đem đến cho tác phẩm những giá trị văn học nhất định nào đó. Là giáo viên dạy văn, thật hạnh phúc khi đọc được những bài, những đoạn văn như thế. Có lúc, mình cứ lặng người đi trước sự phát hiện vừa bất ngờ, vừa trong sáng, vừa tinh tế của học trò. Mà những phát hiện ấy có gì cầu kì đâu. Nhiều khi, vẻ đẹp văn chương hiện ngay ra đó mà ta cứ mải tìm ở đâu để khi đọc bài của học trò ta mới giật mình, sửng sốt. Trên giá sách của tôi còn khá nhiều những trang viết của học trò mà mỗi lần đọc lại tôi thấy thêm yêu quý công việc của mình. + Bài văn của học sinh giỏi văn phải thể hiện được vốn tri thức phong phú đặc biệt là kiến thức văn học của người viết. Khi nói về một vấn đề, một tác phẩm văn học mà người viết vận dụng tri thức của đời sống, của nhiều bộ môn của nhiều tác phẩm văn học vào để soi rọi, đối chiếu, so sánh, phân tích thì điều được bàn bạc sẽ trở nên sáng rõ, sâu sắc và bài làm trở nên sinh động hơn rất nhiều. Nếu một học sinh có tố chất về văn học nhưng kiến thức nghèo nàn thì lối diễn đạt dù có sắc sảo đến mấy bài viết cũng không tránh khỏi sơ lược, hời hợt. Đa số các em yêu văn, học tốt môn Văn đều là người ham đọc, ham tìm hiểu nhưng có em vì điều kiện mà cũng không thể tiếp cận được với nhiều tác phẩm văn học. + Bài làm văn của học sinh giỏi phải thể hiện được sự vững vàng của người viết về kỹ năng, phương pháp làm bài. Việc sử dụng các thao tác viết văn phải linh hoạt, mềm mại, tự nhiên và những lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt, viết câu gần như không có. Trên đây là những biểu hiện của học sinh giỏi văn trong quá trình học tập và trong bài viết. Nếu là giáo viên dạy đội tuyển, bạn hãy căn cứ vào đó để lựa chọn. Nếu học sinh của bạn không đủ một đội tuyển có những điều kiện trên, bạn có thể nhờ giáo viên cùng tổ chọn ở các lớp khác. Tuy nhiên, trên thực tế rất ít khi giáo viên chọn được một đội tuyển mà tất cả các em đều có được những đặc điểm trên. Thậm chí không có em nào trong đội tuyển đạt được những điều kiện như thế. Điều đó chưa hẳn là một điều tồi tệ nếu giáo viên kiên trì và biết cách bồi dưỡng cho các em. II. YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN DẠY ĐỘI TUYỂN: Trò giỏi phải có thầy hay. Đó là yêu cầu quan trọng làm nên chất lượng của đội tuyển học sinh giỏi. Cái hay của thầy không hẳn cứ phải là người thầy có trình độ cao, có nhiều bằng cấp, học hàm, học vị. Cái hay của người thầy là ở chỗ, người thầy ấy khơi gợi để học sinh phát huy được thế mạnh của mình, đánh thức những gì còn tiềm ẩn ở học trò, định hướng đúng đắn để trò đến được với cái đẹp của văn chương bằng một con đường ngắn nhất. Nói thế có vẻ còn mơ hồ. Tôi quan niệm người thầy dạy đội tuyển phải có những điều kiện sau đây: - Trước hết, giáo viên dạy đội tuyển phải là người say mê với công viêc. Thực ra, say mê với nghề là điều cần thiết với bất kì một công việc gì. Niềm say mê của giáo viên dạy đội tuyển phải đạt tới mức độ đam mê bởi đòi hỏi của việc dạy đội tuyển cao hơn, khó khăn hơn so với việc dạy chuyên môn bình thường. Chính niềm đam mê ấy khiến người thầy có đủ lòng kiên trì để đọc kĩ từng chữ, từng dòng thậm chí thuộc lòng cả những trang văn tuyệt bút. Chính niềm đam mê khiến cho giáo viên có đủ sự bình tâm trước thời bão giá với muôn vàn toan lo cơm áo ngày thường để ngồi thẩm từng chữ, từng dòng văn của học trò trên trang giấy, để mỉm cười, nhăn trán, suy tư cùng với bao nhiêu nỗi niềm ngây thơ của tuổi dại. Những người giáo viên đã tìm đọc gần như trọn vẹn các tác phẩm của Nam Cao trước khi dạy bài tác gia Nam Cao, thuộc khoảng trên 20 bài thơ nằm đủ trong các tập thơ của Tố Hữu khi giảng dạy về tác gia Tố Hữu, kể vắn tắt dăm tác phẩm của nhà văn Nguyễn Minh Châu khi dạy Chiếc thuyền ngoài xa có thể được coi là những giáo viên tâm huyết với nghề. Đọc nhiều, biết nhiều là chưa đủ, người giáo viên còn phải suy nghĩ về tác phẩm, hiểu thấu nó, nói về nó như nói về chính mình, nói về nó và cảm thấy hạnh phúc khi được nói như một nhu cầu chia sẻ tự thân. Niềm đam mê với công việc khiến người giáo viên có thể thuộc từng nét chữ của học sinh, nhận ra giọng văn của học trò mình giữa muôn vàn bài viết, biết được câu nào trò viết, trò nghĩ ra và câu nào, đoạn nào trò chép và chép ở đâu. Cũng xuất phát từ niềm đam mê mà giáo viên có thể vui buồn, trăn trở, hạnh phúc khi đọc văn học trò từ đó biết lực học, đặc điểm, xu hướng của từng em và có hướng bồi dưỡng. Bao nhiêu nhọc nhằn của nghề dạy văn nếu được xuất phát từ niềm đam mê nó lại trở thành niềm hạnh phúc, sung sướng. - Giáo viên dạy đội tuyển phải nhận thức đúng công việc mình đảm nhiệm. Đôi khi, giáo viên nghĩ rằng dạy đội tuyển là huấn luyện “gà” để đem đi “chọi” và chỉ khi có giải mới gọi là thành công. Tôi không nghĩ như thế, đành rằng bồi dưỡng đội tuyển là để đi thi nhưng điều quan trọng hơn là các em học giỏi văn để làm gì nếu không phải là sống đẹp hơn, biết đem cái đẹp đến cho cuộc đời. Có em đoạt giải cao trong kì thì HSG nhưng gặp lại thầy cũ cố lảng nhanh để khỏi phải cất tiếng chào, vô tình, vô cảm với bạn bè xung quanh thì đó vẫn là một thất bại của người dạy đội tuyển. Cái lối dạy để nhằm giật giải khác hẳn với lối dạy để nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp. - Kiến thức và kinh nghiệm của người dạy đội tuyển: + Giáo viên dạy đội tuyển phải nắm chắc kiến thức chương trình bộ môn, có khả năng khái quát, tổng hợp, đào sâu, nâng cao, mở rộng và soi rọi một vấn đề một đối tượng từ nhiều góc độ. Chẳng hạn cùng là tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” nhưng có khi tiếp cận nó từ nhân vật người đàn bà hàng chài, có khi từ nhân vật nghệ sĩ Phùng, có khi từ chánh án Đẩu, có khi từ thằng Phác, có khi từ tình huống truyện, có lúc lại từ quan niệm về cái đẹp hay từ đặc điểm trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Hay khi tiếp cận bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, người dạy có thể tiếp cận theo cấu trúc của một bài thơ trữ tình, có thể tiếp cận theo hình tượng Lor-ca, có thể tiếp cận từ niềm đồng cảm của người nghệ sĩ với người nghệ sĩ, có thể tiếp cận từ thế giới hình ảnh, có thể tiếp cận từ góc độ ngôn từ hay tính nhạc của bài thơ. Nghĩa là, giáo viên không để trống khoảng giá trị nào của tác phẩm đối với người tiếp cận Khả năng khái quát, tổng hợp giúp giáo viên có cái nhìn liên tác phẩm rất thú vị. Chẳng hạn nói đến thân phận và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam là nghĩ tới các nhân vật: người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài, người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. Bên cạnh khả năng khái quát hoá là khả năng chi tiết hoá. Nhiều khi giáo viên phải giúp học sinh tiếp cận tác phẩm từ những chi tiết tưởng như rất vụn vặt chẳng hạn khi dạy đến diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân có chi tiết “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại” giáo viên có thể hỏi: Tại sao Mị không tìm lá ngón ăn cho chết, học sinh sẽ nhớ đến chi tiết “mà tiếng sáo vẫn lửng lơ bay ngoài đường”. Mà tiếng sáo là biểu tượng cho khát vọng tình yêu. Như vậy khát vọng tình yêu đã trỗi dậy và giữ Mị lại với bao nhiêu rộn ràng náo nức của tâm hồn đầy sức sống, Kiến thức vững vàng, sâu rộng khiến giáo viên có thể chủ động huy động kiến thức và có những định hướng đúng đắn cho học sinh. Tất nhiên, với giáo viên dạy văn, kiến thức văn học là quan trọng nhất nhưng bạn cũng đừng coi nhẹ kiến thức của các lĩnh vực khác đặc biệt là những lĩnh vực gần gũi với văn chương. Sự phong phú, giàu có về kiến thức của người thầy sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc tiếp nhận, triển khai một vấn đề văn học. Kinh nghiệm giảng dạy và dạy đội tuyển không phải có ngay mà nó dần hình thành và tích luỹ sau những trải nghiệm của mình và của đồng nghiệp. Bạn đừng đợi cho đến khi bạn được dạy đội tuyển mới đi tìm tòi tài liệu, sách vở và những dạng đề thi học sinh giỏi. Kiến thức và kinh nghiệm của nhân loại thì vô biên và không phải của riêng ai. Điều quan trọng là bạn tìm kiếm, phát hiện và sử dụng nó như thế nào để biến nó thành kinh nghiệm của chính mình. Khi chưa dạy đội tuyển thì bạn vẫn phải có những câu hỏi, những đề văn dành cho học sinh giỏi để hướng đến và kích thích những học sinh yêu Văn và nâng cao năng lực của chính mình. Bạn hãy đừng quên chép vào sổ tay những câu văn hay, những câu hỏi thú vị, những đề văn dành cho học sinh giỏi hay những ý tưởng ra đề chợt loé trong đầu mình trong quá trình giảng dạy. Những cóp nhặt ấy lâu ngày trở thành kho tri thức quý giá và hiệu quả của bạn đó. Đã có lúc tôi được yêu cầu ra đề cho một kì khá quan trọng. Đọc mãi, nghĩ mãi chưa thấy ý tưởng nào hay, tôi liền mở cuốn sổ tích luỹ từ ngày mới ra trường. Tuyệt vời, có cả hàng chục gợi ý khả thi và tôi hoàn thành đề bài đó trong khoảng một tiếng đồng hồ. III. TIẾN HÀNH DẠY ĐỘI TUYỂN: 1. Hình thức bồi dưỡng đội tuyển: Thông thường, mỗi đội tuyển được nhà trường giao cho một số buổi dạy nhất định nào đó để giáo viên bồi dưỡng. Nhưng nếu giáo viên chỉ sử dụng số buổi đó thì khó lòng đạt được kết quả mong muốn. Theo tôi, giáo viên dạy đội tuyển nên tiến hành công việc bồi dưỡng theo cả hai hình thức sau đây: 1.1. Bồi dưỡng thường xuyên: - Khi đã dự kiến, lựa chọn được đội tuyển thì trong quá trình giảng dạy trên lớp, giáo viên phải có những câu hỏi, những nhiệm vụ dành cho học sinh giỏi được kết hợp trong giờ dạy. Những câu hỏi ấy, những nhiệm vụ ấy nếu đúng tầm sẽ huy động được trí lực của các em học giỏi Văn. - Khi có bài viết trên lớp hay bài viết về nhà, giáo viên nên có từ hai đề bài trở lên. Có đề bài phù hợp với học sinh đại trà, có đề bài phù hợp với học sinh giỏi. Chắc chắn những học sinh giỏi văn sẽ bị hấp dẫn bởi những đề bài khó và hay. Để khuyến khích các em làm đề văn khó, giáo viên cũng có thể có linh động trong việc chấm bài cho các em dám dũng cảm làm đề ấy. - Nếu tìm được những đề văn hay, giáo viên có thể trực tiếp đưa cho các em trong đội tuyển để các em suy nghĩ, tìm hướng đi và viết bài. - Nên bớt thời gian để chữa bài riêng cho các em. - Giáo viên phải huy động, tìm kiếm những cuốn sách, những tác phẩm văn học hay, phù hợp rồì phân công các thành viên trong đội tuyển lần lượt đọc, tìm hiểu để nâng cao năng lực cảm thụ và kiến thức. 1.2. Bồi dưỡng trong thời gian quy định: Với số buổi nhà trường quy định cho mỗi đội tuyển hoặc giáo viên tạo điều kiện thêm để học ở trường, người dạy đội tuyển cần có kế hoạch, sắp xếp, soạn bài theo một chương trình hợp lý. Có thể chia theo từng mảng chẳng hạn như: nghị luận văn học, nghị luận xã hội. Trong từng mảng ấy lại có thể chia thành từng dạng. Chẳng hạn mảng nghị luận văn học được phân chia thành các phần: lý luận văn học, nghị luận về thơ, nghị luận về văn xuôi, nghị luận một tác phẩm, một nhân vật văn học hoặc so sánh văn học….Khi tiến hành dạy từng mảng nên chia theo buổi. Khi dạy đến mảng nào thì kết hợp trang bị kiến thức kết hợp với thực hành tìm hướng đi cho các đề bài cụ thể. Các đề bài này giáo viên có thể sưu tầm từ nhiều nguồn và có thể tự mình suy nghĩ tìm tòi miễn sao học sinh nắm chắc và vận dụng được kiến thức của mình để giải quyết những nhiệm vụ xứng tầm với học sinh giỏi. - Trong quá trình dạy nên kết hợp với hình thức cho làm bài kiểm tra tại lớp, giao đề về nhà làm và ấn định thời gian nộp bài đồng thời phải bớt thời gian chữa bài trực tiếp để giúp học sinh nhận ra ưu điểm, hạn chế của mình. * Lưu ý: Trong quá trình bồi dưỡng đội tuyển, giáo viên phải xây dựng được tình cảm thân thiện, yêu thương, gắn bó và giúp đỡ nhau giữa giáo viên với học sinh và giữa các thành viên trong đội tuyển, tránh sự cạnh tranh, ganh đua không lành mạnh. 2. Những định hướng về nội dung bồi dưỡng đội tuyển lớp 12: 2.1. Phần nghị luận xã hội: Đây là phần bắt buộc có trong các đề thi tốt nghiệp, thi đại học, cao đẳng, thi học sinh giỏi trong những năm gần đây. Theo tôi đó là sự định hướng đúng đắn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kiểu bài này giúp học sinh bày tỏ suy nghĩ, trách nhiệm của mình với cuộc sống, xã hội và những giá trị đạo đức. Khi bồi dưỡng đội tuyển, giáo viên có thể nhắc lại một số kiến thức cơ bản nhất về kiểu bài nghị luận xã hội qua việc cho các em tiếp xúc với những đề văn mà mình đã chuẩn bị. Theo tôi, các đề bài phải khó hơn so với đề bài cho các kì thi đại trà, phải hay, phải có tính giáo dục, phải thiết thực, phải phù hợp với lứa tuổi học sinh và phải đề cập đến cả hai phương diện là các hiện tượng đời sống và những tư tưởng đạo lý. Để ra được các đề văn hay, bạn nên đọc thật nhiều những câu danh ngôn, những mẩu chuyện trong nhữ

File đính kèm:

  • docSKKN Boi duong hoc sinh gioi Van.doc