Nếu ở mẫu giáo và cấp 1, học sinh nhận biết về thế giới xung quanh để hình thành tư duy thì cấp II các em bắt đầu nhận biết hiện tượng khách quan bằng tư duy của mình. Lứa tuổi 14 - 15 này rất hiếu động song bắt đầu thể hiện cách nhìn nhận riêng, tìm tòi khám phá để khẳng định mình, hoặc dùng cách gọi của nhiều người đó là "học làm người lớn". Chính vì thế, học sinh lớp 8 bắt đầu đòi hỏi ở mức độ nào đó về kiến thức ở trường học đem lại phải mới mẻ hơn, hấp dẫn, phong phú hơn. Nếu điều này không được đáp ứng, chắc chắn những "tư duy" mới được hình thành đó sẽ phản ứng với thái độ rất tiêu cực là không tiếp nhận. Ngược lại nếu tác động bằng những kiến thức mới và những hướng đến khác nhau thì cái "tôi" trong các em sẽ hưởng ứng tích cực, phân tích kiến thức và càng củng cố thêm cho tư duy của mình. Với cách nhìn có phần hơi táo bạo nhưng cũng rất dò xét, học sinh lớp 8 cần được tiếp cận với những biện pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi.
13 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2094 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm trong giảng dạy mỹ thuật lớp 8 gây được hứng thú học tập cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một số kinh nghiệm trong giảng dạy mỹ thuật lớp 8 gây được hứng thú học tập cho học sinh.
* * * * * * * *
i.đặt vấn đề:
1, Vài nét về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 8:
Nếu ở mẫu giáo và cấp 1, học sinh nhận biết về thế giới xung quanh để hình thành tư duy thì cấp II các em bắt đầu nhận biết hiện tượng khách quan bằng tư duy của mình. Lứa tuổi 14 - 15 này rất hiếu động song bắt đầu thể hiện cách nhìn nhận riêng, tìm tòi khám phá để khẳng định mình, hoặc dùng cách gọi của nhiều người đó là "học làm người lớn". Chính vì thế, học sinh lớp 8 bắt đầu đòi hỏi ở mức độ nào đó về kiến thức ở trường học đem lại phải mới mẻ hơn, hấp dẫn, phong phú hơn. Nếu điều này không được đáp ứng, chắc chắn những "tư duy" mới được hình thành đó sẽ phản ứng với thái độ rất tiêu cực là không tiếp nhận. Ngược lại nếu tác động bằng những kiến thức mới và những hướng đến khác nhau thì cái "tôi" trong các em sẽ hưởng ứng tích cực, phân tích kiến thức và càng củng cố thêm cho tư duy của mình. Với cách nhìn có phần hơi táo bạo nhưng cũng rất dò xét, học sinh lớp 8 cần được tiếp cận với những biện pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi.
2, Giới thiệu sơ lược về chương trình mỹ thuật lớp 8:
Chương trình SGK mỹ thuật lớp 8 mới gồm 35 tiết. Trong đó:
- Vẽ trang trí: 9 tiết
- Thường thức mỹ thuật: 6 tiết
- Vẽ tranh: 10 tiết.
- Vẽ theo mẫu: 9 tiết
- Trưng bày: 1 tiết
Với loại bài thực hành, giáo viên giảng lý thuyết trong 15 - 20 phút, còn 30 - 35 phút học sinh thực hành, giáo viên nhận xét cho điểm.
3, Một số thực trạng khó khăn:
Nếu so sánh sẽ dễ dàng nhận thấy thể loại bài trong chương trình mỹ thuật lớp 8 không khác so với mỹ thuật lớp 6 và lớp 7, vẫn những dạng bài vẽ trang trí, vẽ tranh, thường thức mỹ thuật. Đặc biệt là vẽ theo mẫu, chỉ giới hạn được 02 đồ vật cho mẫu vẽ.
Tất cả những dạng bài này, học sinh lớp 8 đã được học rất nhiều ở 2 năm trước. Kỹ năng cơ bản các em nắm vững rồi. Cụ thể là: "vẽ theo mẫu", học sinh đã biết cách dựng hình đúng phương pháp, lên đậm nhạt khá đúng tương quan. Trong "trang trí", các em biết bố cục hình mảng màu sắc hài hoà. Với tranh vẽ theo đề tài, đề tài được chọn đúng, bố cục có trọng tâm. Riêng thể loại bài "thường thức mỹ thuật" trước đây gọi là "giới thiệu mỹ thuật", kỹ năng nắm bắt thông tin của học sinh đã khá nhanh nhạy, nghĩa là dạng bài vẫn như ở lớp 6, 7, kỹ năng cơ bản học sinh đã nắm vững, nếu không có sự thay đổi về phương pháp truyền đạt kiến thức tới học sinh, sẽ dễ gây sự nhàm chán, không hứng thú học tập dẫn đến tiếp thu chậm.
Mặt khác, nhìn lại từ trước đến nay, do cơ sở vật chất của trường có nhiều hạn hẹp, không có phòng học riêng, sĩ số học sinh từ 35 - 40 nên có hạn chế tới hoạt động dạy và học mỹ thuật. Đa phần các tiết dạy thường theo một quy trình quen thuộc (điều này thường diễn ra ở các trường học khác, những giáo viên mỹ thuật khác), ví dụ như:
Bài vẽ theo mẫu, chỉ bày được một mẫu ở trên bục giảng hoặc giữa lớp. Giáo cụ trực quan là hình vẽ trên giấy, giáo viên cho học sinh quan sát, nhận xét rồi vẽ, giáo viên đến các bàn đôn đốc học sinh.
Bài vẽ trang trí, vẽ tranh đề tài, giáo viên sử dụng trực quan hướng dẫn cách vẽ rồi thực hành sau đó thu bài chấm điểm.
Với dạng bài "thường thức mỹ thuật", giáo viên gặp càng nhiều khó khăn bởi tư liệu ít, đặc biệt các tư liệu về mỹ thuật thế giới, bằng phương pháp đặt câu hỏi gợi mở, kết hợp SGK, thầy và trò truyền thụ và tiếp thu kiến thức.
4, Mục đích bài viết:
Tuy nội dung các bài học sách giáo khoa có thay đổi, song một câu hỏi được đặt ra là liệu học sinh lớp 8 có thể học tập tốt, tiếp thu tốt kiến thức khi những dạng bài và cách truyền thụ không có thay đổi nhiều trong suốt quá trình 3 năm học ? Thực tế đã trải nghiệm. Tôi nhận thấy năm học 2003 - 2004, chất lượng học mỹ thuật lớp 8 có thấp hơn so với lớp 6 và 7. Một em có biểu hiện không hứng thú học lắm. Mặc dù giáo viên đã cố gắng thay đổi qua cách đặt câu hỏi, địa điểm học, hình minh hoạ đẹp v.v.. nhưng kết quả vẫn chưa có.
Môn mỹ thuật THCS không đơn giản là vẽ, nặn mà lấy hoạt động mỹ thuật để dạy học sinh cách nhìn, cảm nhận thế giới xung quanh nâng cao tính sáng tạo, tầm hiểu biết cho các em về nhiều mặt: đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ.
Bên cạnh đó tôi thấy mỹ thuật là một môn học độc lập và bắt buộc với học sinh THCS, tuy vậy nó mang một đặc thù là học sinh phải học tập tự giác, hứng thú thì mới có kết quả.
Trên cơ sở lý luận kết hợp với thực tế giảng dạy mỹ thuật lớp 8 những năm qua, hoà chung với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, tôi đã tập trung tìm hiểu và mạnh dạn áp dụng giảng dạy với một số biện pháp như: cho học sinh tự chấm, đánh giá bài... khi tôi dạy theo những cách này thì thấy học sinh sôi nổi hơn, giờ học hứng thú rõ ràng. Vậy bài viết này mang tính trao đổi với bạn bè đồng nghiệp một số biện pháp kinh nghiệm của tôi nhằm dạy mỹ thuật lớp 8 được kết quả tốt hơn.
II. giải quyết vấn đề:
* Một số kinh nghiệm giảng dạy mỹ thuật lớp 8 gây được hứng thú học tập cho học sinh:
Có ba loại bài dạy mỹ thuật lớp 8: Bài lý thuyết, bài có một phần lý thuyết và thực hành, bài thực hành, phải áp dụng những cách hỏi, cách dàn dựng bài, tổ chức lớp học ... sao cho phù hợp, cụ thể ở mỗi dạng sẽ có những biện pháp riêng.
1, Bài lý thuyết chung:
Gồm những bài:
- Sơ lược về mỹ thuật thời Lê.
- Một số công trình tiêu biểu của mỹ thuật thời Lê.
- Sơ lược về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975.
- Giới thiệu tỉ lệ mặt người.
- Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975.
- Sơ lược về mỹ thuật hiện đại phương Tây (cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20).
- Giới thiệu tỉ lệ người.
- Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường pháp hội hoạ ấn tượng.
Với dạng bài có phần lý thuyết nhiều và mang tính chất giới thiệu, giáo viên cần dạy kỹ để học sinh nắm được các khái niệm (thế nào là tỉ lệ người... ) và những kiến thức cơ bản (tác giả, tác phẩm tiêu biểu năm 1954 - 1975. đặc điểm trường phái hội hoạ ấn tượng...) Vì lý thuyết nhiều, bài dạy dễ bị nặng nề, nên tranh minh hoạ, hình vẽ đẹp... là những điều không thể thiếu được để thu hút học sinh. Bài học "Sơ lược về mỹ thuật thời Lê" được diễn ra trong không gian là sân trường rộng và thoáng mát, học sinh kê ghế ngồi thành vòng tròn, giáo viên chỉ cần một chiếc bàn với một số tư liệu trực quan cũng làm cho giờ học mang tính sắc thái khác, không bị gò bó trong khuôn khổ lớp học.
ở bài "Một số công trình tiêu biểu của mỹ thuật thời Lê" học sinh không có điều kiện đến thăm quan thực tế nhưng đã được xem và tiếp xúc với chùa Keo, tượng phật Quan tâm nghìn mắt nghìn tay qua tranh. Giáo viên cho học sinh xem và yêu cầu học sinh nhận xét, tranh luận để rút ra kết luận về đặc điểm kiến trúc, đặc điểm tạo hình của công trình mỹ thuật. Sau đó giáo viên chỉ chốt lại.
Nói chung ở những bài "thường thức mỹ thuật" hoặc những bài lý thuyết, tôi luôn cố gắng trang bị một đồ dùng, một phương tiện mang tính minh hoạ thực tế để học sinh dễ dàng liên hệ và không bị nhàm chán.
Với bài "giới thiệu tỉ lệ mặt người" và "giới thiệu tỉ lệ người" tôi sử dụng giáo cụ trực quan hết sức đơn giản lại khiến học sinh thấy dễ hiểu, không trừu tượng là hình minh hoạ tỉ lệ mặt người và tỉ lệ người phóng to trên giấy A0 rồi vẽ đơn vị đo là "mắt" và "đầu" vào trong giấy trong, ta dễ dàng ướm các tỷ lệ tương ứng bằng tờ giấy trong di chuyển trên hình người vẽ minh hoạ trước đó.
Hai bài thường thức mỹ thuật: "Sơ lược về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975" và "một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975" có lượng tác giả, tác phẩm được nói đến nhiều song hình minh hoạ ít. Tôi đã cố gắng tìm và mua các hình ảnh có liên quan đến bài học để học sinh tham khảo. Cách học bài "thường thức mỹ thuật" cũng được thay đổi, sắp xếp học sinh ngồi theo nhóm, sau mỗi câu hỏi giáo viên đề ra (Bối cảnh xã hội phương Tây cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 có gì đặc biệt ? Kể tên một số họa sỹ thuộc trường phái hội hoạ ấn tượng ? Nêu những thành tựu của mỹ thuật cách mạng Việt Nam ?... ) các nhóm đọc SGK, suy nghĩ nhanh, trả lời đúng sẽ được đánh giá cho điểm, cuối giờ cộng điểm lại nhóm nào nhiều điểm nhất nhóm đó được cho điểm cao. Có như vậy, giờ học "thường thức mỹ thuật" mới bớt đi phần nào sự nặng nề bởi lượng kiến thức nhiều của nó, chắc chắn rằng giáo án của giờ này phải có một hệ thống câu hỏi logic và cụ thể.
Cho điểm với những câu trả lời mang tính khám phá trong những giờ lý thuyết sẽ kích thích học tập trong học sinh rất cao.
Tóm lại, hạn chế hết sức sự nói nhiều của giáo viên khi dạy "thường thức mỹ thuật" nên để học sinh làm việc nhiều, suy nghĩ tự tìm tòi, người giáo viên chỉ giữ vai trò hướng dẫn, có như vậy tính "lý thuyết suông" ở những bài này mới bị hạn chế, bài học sẽ sôi nổi và hiệu quả.
2, Bài có một phần lý thuyết và thực hành:
- Trình bày khẩu hiệu.
- Trang trí bìa sách
- Tạo dáng và trang trí mặt nạ.
- Vẽ chân dung, vẽ chân dung bạn.
- Vẽ tranh cổ động.
- Trang trí trại hè.
- Minh hoạ chuyện cổ tích.
- Trang trí đồ vật dạng hình vuông, hình chữ nhật.
Khi dạy những bài này, không có tình trạng học sinh thiếu hứng thú bởi không được vẽ mà phải nghe lý thuyết nhiều nhưng cần chú ý cách truyền thụ, cách làm bài thật rõ ràng dễ hiểu thì học sinh mới nắm được bài, kỹ năng làm bài, từ đó thực hành tốt, vẽ được bài. Nếu không đạt được điều đó, các em sẽ không vẽ được bài từ đó dẫn đến chán nản. "Trình bày khẩu hiệu" là một bài không dễ bởi bài vẽ chỉ toàn chữ nên khá khó khăn khi gây được hứng thú thật sự cho học sinh. Tôi khai thác mạnh vào vấn đề trực quan mà không cần giảng giải thêm điều gì. Cụ thể: tôi treo một loạt những bài khẩu hiệu xấu, chưa đạt yêu cầu của học sinh khoá trước lên rồi ghi tất cả những nhận xét của học sinh lên một bảng. Sau đó lại treo loạt bài khẩu hiệu đẹp, được điểm cao lên để học sinh nhận xét và ghi lên một phần mặt bảng. Rồi từ những điều ghi trên bảng đó cho các nhóm tìm và nêu ra những gì nên và không nên khi kẻ một khẩu hiệu. Nhóm nào xong trước, đúng nhiều sẽ được điểm cao. Có lớp học sinh các nhóm nhận xét chưa thật đầy đủ, tóm lại vẫn còn thiếu kiến thức, nhóm khác bổ sung, sau đó giáo viên tổng kết ý kiến. Có trường hợp tất cả các nhóm đều chưa hoàn thành thì giáo viên sẽ hỏi vào những lỗi cụ thể, từng điểm cụ thể trên trực quan để học sinh hiểu ra vấn đề, tự tìm ra được cách trình bày khẩu hiệu. Cuối giờ cho học sinh dán bài lên khu vực của tổ mình để cả lớp cùng nhận xét. Rõ ràng các nhóm học sinh đã dễ dàng nhận ra những điểm nên và không nên trong bài tập của các bạn giống như lúc đầu giờ đã nhận xét.
ở bài "Trang trí bìa sách", cách trang trí thì không xa lạ với học sinh song cách bố cục các em còn chưa thành thạo. Tôi chuẩn bị một "giá sách" gồm rất nhiều kiểu trang trí bìa khác nhau. Sách được trưng bày theo khu vực: SGK, sách thiếu nhi, thơ, sách chính trị... để tiện so sánh. Học sinh dễ dàng nhận thấy ngay đặc điểm bìa sách thiếu nhi là ngộ nghĩnh, màu sắc rực rỡ bắt mắt, đặc điểm sách chính trị là chữ số rõ ràng ngay ngắn, không minh họa loè loẹt rối mắt mà đơn giản, nghiêm túc...
Sau khi hiểu rõ được đặc điểm vấn đề bìa sách, giáo viên chuẩn bị cho học sinh về cách bố cục trên một bìa sách sao cho đẹp. Tôi đã chuẩn bị một loạt các miếng bìa (tên sách, tên tác giả...) to nhỏ khác nhau và những khuôn khìa bìa sách khác nhau (chữ nhật, hình vuông, hình tròn... ) phát về từng nhóm yêu cầu trong ba phút tìm ra cách bố cục hình mảng hợp lý nhất bằng những miếng bìa đó rồi dán lên bảng. Sau một hồi thảo luận các nhóm đã cho ra một sản phẩm bìa sách mới theo ý riêng của mình. Giáo viên cho các nhóm nhận xét cách sắp xếp của nhau và cho biết đẹp và chưa đẹp ở chỗ nào ? Nếu được sửa đổi em sẽ sắp xếp lại ra sao ? Với biện pháp này tôi nghĩ học sinh được rèn luyện rất kỹ về cách sắp xếp hình mảng trên bìa sách, đây là mục tiêu cơ bản của bài giảng. Sau đó các em thể hiện bài rất vững về bố cục.
Với bài "Trang trí vẽ mặt nạ" đến hoạt động thực hành tôi đã yêu cầu học sinh thực hành "Hãy trang trí một chiếc mặt nạ cho em mình chơi vào dịp Trung thu" và có rất nhiều em hưởng ứng làm bài với nhiệt huyết của mình.
"Vẽ chân dung" và "Vẽ chân dung bạn" là những bài học sinh rất thích. Tôi cho các em học qua về lý thuyết bằng một số chú ý nên và không nên khi vẽ chân dung, sau đó mới cho thực hành.
Khi học sinh thực hành, giáo viên cho từng cặp học sinh một vẽ chân dung của nhau, sau đó nộp bài ghi tên bạn ở mặt sau tranh để khi chấm bài xong sẽ làm một trò chơi vui nhưng cũng rất hứng thú là: cả lớp sẽ đoán xem: Đây là ai ? Nghĩa là xem bạn vẽ có giống không, có những trang cười thoải mái khi có một bức chân dung vẽ không được giống, như vậy giờ học được thay đổi không khí.
Có những tranh, học sinh chỉ vẽ được một đặc điểm nổi bật của bạn mình, đó cũng đã là một ưu điểm và các em khác cũng dựa vào đó mà đoán ra tên người trong tranh. Tất nhiên lồng vào trò chơi là những nhận xét về cách bố cục, cách dùng màu sắc đã đẹp chưa, cần sửa chữa gì không. Như vậy là vui mà học, học mà vui. Rõ ràng là giáo viên đã khơi được cho học sinh sự hứng thú trong học tập, sự tự giác của bản thân các em.
Nói đến "Tranh cổ động" hẳn giáo viên nào cũng phải công nhận đây là bài khó. Khó là vì hình ảnh và màu sắc của nó mang tính biểu trưng cao. Mà học sinh của chúng ra kỹ năng hình tượng hoá có ít em tốt, tranh thủ lợi thế là bài 2 tiết, tôi cho tiết một nghiêng hẳn nhiều về lý thuyết, giúp các em nắm được đặc điểm của tranh cổ động (màu sắc, đường nét, hình mảng, chữ) thông qua một số tranh cổ động (tham khảo thêm quyển "tranh cổ động" nhà XBVHTT 1998), khi nói về chiến tranh, ta nên dùng hình ảnh gì ? màu sắc như thế nào ? Khi nói về hoà bình, hình ảnh nào được tác giả hay sử dụng, với màu sắc ra sao ?... Nếu đã nắm được điều đó, học sinh sẽ dễ dàng hơn khi tìm cách bố cục, (bố cục đã được luyện khá kỹ từ bài "trang trí bìa sách") gợi ý các em vẽ tranh cổ động về vấn đề mà xã hội đang quan tâm như: môi trường bị ô nhiễm, vấn đề an toàn giao thông... Chúng ta phải làm như thế nào trước những vấn đề đó ? Học sinh đã hưởng ứng vẽ ngay. Khi chấm bài, tôi khuyến khích những nhận xét từ phía các em về "điều gì em cảm nhận thấy khi xem tranh cổ động của bạn ? Vì trả lời được điều này là em đã biết đọc hình tượng, biết cách tư duy hình tượng hoá, từ đó hiểu bài kỹ và sâu hơn.
Một bài học mà tôi đã áp dụng hai cách dạy khác nhau ở hai lớp khác nhau là bài "trang trí trại hè"
- Cách dạy 1: Sau khi học lý thuyết là thực hành, giáo viên ra yêu cầu "hãy thiết kế một cổng trại, một lều trại vào giấy A3 cho lớp mình, chủ đề hướng tới kỷ niệm ngày giải phóng 30/4. Cả lớp chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 người, nhóm nào đưa ra ý tưởng trước sẽ được cộng điểm. Điều này đòi hỏi các nhóm phải bàn luận phác các ý tưởng khác nhau rồi đi đến quyết định cái nào đẹp nhất, ưng ý nhất sẽ nộp lên. Sau đó, 6 ý tưởng sẽ được dán lên bảng và lại bàn luận trước lớp để lấy 1 bài đẹp nhất. Các bài đẹp nhất của các lớp được giáo viên công bố với các lớp khác để các lớp khác học tập và rút kinh nghiệm lẫn nhau. Theo cách này, các em sẽ có sự tranh đua cao trong cách tìm tòi thể hiện.
- Cách dạy 2: Với chủ đề chào mừng ngày 26/3 (ngày thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh) cách dạy này được áp dụng với 2 lớp còn lại, mỗi bạn tự thiết kế một cổng trại vào giấyA3 rồi cả nhóm tự duyệt lấy một ý tượng hay nhất, đẹp nhất đem ra ứng thi với các nhóm khác.
Riêng phần lều trại, giáo viên cho các nhóm chuẩn bị 2 miếng bìa A0 trắng rồi tự xé dán, hoặc vẽ lên trang trí lều trại theo ý tưởng của mình. Bài học đã sôi nổi hẳn lên bởi các em được trực tiếp tham gia vào việc trang trí.
"Minh hoạ truyện cổ tích" gợi cho tôi cách tổ chức bài dạy như sau: Cho học sinh kể tên một số câu chuyện cổ tích mà em biết, sau đó giáo viên giúp học sinh hiểu được cốt chuyện mà không cần đọc chữ bằng cách ví dụ cho các em xem một quyển chuyện tranh , tôi che phần chữ đi, cho học sinh nhìn tranh và kể lại cốt chuyện. Rồi đặt câu hỏi "Vì sao em biết đây là đoạn "này" hay đoạn "kia"... học sinh sẽ tự mình phân tích tranh và nêu được cơ sở hình vẽ cho lời kể của mình, từ đó dễ dàng có được câu trả lời cho tranh minh hoạ phải như thế nào ? Học sinh hiểu ngay và phát biểu được rằng: Tranh phải nêu bật được tình tiết của truyện, phải có hình ảnh phù hợp với nội dung ra sao, màu sắc thế nào ? Cuối cùng là phần thực hành với yêu cầu của giáo viên: Mỗi nhóm hãy tự minh hoạ cho một chuyện cổ tích mà em thích. Trong đó mỗi thành viên sẽ minh hoạ cho một tình tiết của chuyện, để khi ghép các tờ tranh lại sẽ thành "quyển chuyện tranh". Phần chấm bài rất hay bởi cả nhóm sẽ tự đọc lời thuyết minh cho truyện tranh của nhóm mình cho cả lớp nghe.
Tóm lại với dạng bài lý thuyết và thực hành thì tôi thấy bên cạnh việc sử dụng đồ dùng dạy học tiêu biểu để học sinh thấy được sự phong phú của cách giải quyết bài tập thông qua bố cục, hình tượng, màu sức, tôi còn đặc biệt chú ý tới phần dạy học sinh thực hành. "Dạy trên thực trạng mỗi bài vẽ mới là thực dạy, học ở bài vẽ là thực học". Tôi luôn chú trọng tổ chức thiết kế giờ học sao cho khơi dậy được lòng ham thích muốn nghe, muốn hiểu biết và muốn được thể hiện (muốn vẽ) của học sinh. Tôi cho đây là yếu tố "khởi đầu", thiếu nó bài dạy sẽ nặng nề, căng thẳng, học sinh làm bài chỉ là bắt buộc, bài vẽ sẽ khuôn mẫu, đơn điệu, thiếu tính sáng tạo.
3, Dạng bài thực hành:
- Phong cảnh mùa hè.
- Đề tài ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Vẽ tĩnh vật lọ và quả (vẽ màu)
- Đề tài gia đình em
- Vẽ đề tài tự do.
- Tập vẽ dáng người
- Đề tài mơ ước của em.
Phải nói rằng loạt bài "vẽ tranh đề tài" đã trở nên quá quen thụôc với học sinh lớp 8, không có tình trang học sinh vẽ lạc đề.
Vậy mục tiêu tôi đề ra và củng cố nâng cao cho các em về bố cục và hình bằng cách cung cấp để học sinh được tham khảo nhiều tranh của các hoạ sĩ, của các bạn khác được điểm cao. Qua đó, chú ý các em xem cách vẽ người như thế nào, cây, nhà cửa, sông núi... để tránh tình trạng vẽ tranh sai luật xa gần quá rõ hoặc vẽ người quá sai so với tỷ lệ. Với mỗi đề tài gắn với một sự kiện xã hội, tôi luôn cho trưng bày tranh, có như vậy mới động viên, khích lệ các em nhiều trong việc tìm tòi sáng tạo, tăng cường học hỏi lẫn nhau, tránh sự lặp lại nhàm chán. Đặc biệt ở bài vẽ đề tài "gia đình em" tôi đã mạnh dạn cho các nhóm tự nhận xét và cho điểm. Kết quả là đã có rất nhiều sự đàm luận, so sánh, nhận xét để cho điểm và số điểm các em cho là khá chính xác. Điều này khẳng định là trình độ nhận thức thẩm mỹ của các em đã được nâng cao hơn, mặt khác giờ học rất sôi nổi, thoải mái, học sinh tự giác học, giáo viên không phải nhắc nhở, gò ép. Như vậy giáo dục mỹ thuật đã phát huy cả giáo dục đạo đức, tư cách học sinh, giúp các em trưởng thành hơn về mặt nhận thức.
"Tập vẽ dáng người" là bài khó, học sinh từ trước tới nay rất ngại bài vẽ có người, thích vẽ phong cảnh hơn. Điều này dễ giải thích vì cảnh vật các em quan sát hàng ngày vả lại nó là những dáng tĩnh, còn dáng người hoạt động các em ít để ý nên khó vẽ, từ đó dẫn đến sợ vẽ và không thích vẽ. Tôi cũng nêu hẳn điều này với các em để thấy rõ vấn đề sau đó hướng dẫn cách vẽ cơ bản và trực tiếp vẽ thị phạm lên bảng nhằm khẳng định và xua tan ý nghĩ "vẽ dáng người là khó" trong các em. Sau đó đến phần thực hành, trước khi chia thành các nhóm để vẽ, giáo viên cho các em xem một số bức ký hoạ dáng người của người lớn, học sinh để tham khảo. Yêu cầu đối với bài vẽ thực hành là: mỗi nhóm tự vẽ các dáng người khác nhau vào giấy A3 (tối thiểu 15 dáng người). Việc tạo ra các dáng người nhiều khi học sinh gặp khó khăn thì giáo viên sẽ gợi ý các dáng người sinh động hơn. Kết quả là học sinh vẽ được các dáng người khác nhau với các chi tiết đơn giản, không sai nhiều tỉ lệ. Được hơn cả là các em rất say mê vẽ, tự giác nhận xét bài theo nhóm, chỉ ra những dáng người ai đó vẽ còn chưa đúng về tư thế, tỷ lệ.
Chương trình mỹ thuật lớp 8 có 2 bài vẽ tĩnh vật, mỗi bài 2 tiết, đều là vẽ lọ hoa và quả. Bài vẽ theo mẫu vẫn được các đồng nghiệp đánh giá là khô khan, ít gây hứng thú cho học sinh. Xác định được điều này nên tôi đã chọn lựa mẫu vẽ thật đẹp và hấp dẫn. Kinh nghiệm chọn mẫu vẽ màu là hoa ít cánh, quả có tính đặc trưng cao (khế, dưa hấu, cà chua...) đặc biệt màu sắc phải tươi, bắt mắt, kết hợp cả vải nền nghiêm chỉnh. Trong điều kiện lớp học chật, thời gian ít, tôi bày hai mẫu hai bên để học sinh tiện quan sát. Khi bày mẫu xong, ai cũng trầm trồ "Đẹp quá!" đã là một thành công để thu hút học sinh rồi. Mặt khác tôi còn tạo một hành lang thoải mái cho các em vẽ bằng cách được phép di chuyển chỗ ngồi để tìm được góc độ mình thích. Tôi làm được điều này bởi đây là đối tượng học sinh lớp 8, vả lại các em đã "thích vẽ lắm rồi!" đúng như lời một số em đã nói khi nhìn thấy mẫu giáo viên vừa bày. Chỉ cần như vậy thôi giờ học đã được thổi một luồng không khí háo hức chờ đón. Cuối giờ mặc dù vẽ chưa xong, tất cả các bài vẽ được kẹp vào bảng vẽ bày ra xung quanh bục giảng và cả thầy và trò cùng suy ngẫm, so sánh và góp ý nhận xét. Kết quả là một số em màu vẽ còn hơi khô khan, còn lại đa phần là bố cục tốt, màu sắc tương đối hài hoà. Cơ bản đạt được là học sinh hồ hởi và thích vẽ.
Sau những giờ dạy thực hành, kinh nghiệm cho thấy: Bài thực hành thường được lặp lại nhiều lần nhằm củng cố kiến thức kỹ năng, đặc biệt với học sinh lớp 8 thì kỹ năng đã được hình thành nên giáo viên cần nâng cao, chuyên sâu hơn cho các em. Chính vì thế, nhiều giáo viên sẽ dễ để giờ học chìm sâu vào không khí tĩnh lặng của thời gian làm bài thực hành. Tôi nghĩ rằng cần có những tác động nhỏ để gây không khí sôi nổi hơn ngay từ đầu và vào cuối giờ. Nghĩa là nên nêu vấn đề để học sinh giải quyết rồi củng cố. Nếu nêu vấn đề hấp dẫn, củng cố chắn chắn, thoả mãn học sinh thì giờ học sẽ có ấn tượng tốt.
iii. kết luận và kiến nghị:
1, Kết luận:
Cả ba dạng bài: Lý thuyết, một phần lý thuyết và thực hành, thực hành nói chung không có gì thay đổi lớn lao song mục đích của mỗi dạng bài tác động tới học sinh bằng một con đường khác nhau. Mỗi bài dạy lại có những khó khăn riêng đòi hỏi người giáo viên cần cố gắng khắc phục. Thiết nghĩ, nếu người giáo viên nắm vững được mối liên hệ giữa nội dung - phương pháp - phương tiện dạy học, họ sẽ vận dụng khai thác tối đa phương pháp, phương tiện dạy học để giờ học đạt kết quả cao. Cũng bởi nội dung kiến thức mỹ thuật tuy có trừu tượng, chung chung khi diễn đạt bằng lời, nhưng chúng lại rất rõ ràng và cảm nhận được dễ dàng trong một tương quan cụ thể - vật mẫu, tranh minh hoạ, bức tượng...
Như vậy giảng dạy mỹ thuật lớp 8 nói riêng, giảng dạy mỹ thuật nói chung, nội dung kiến thức "nằm" trong phương tiện dạy học và nó được khai thác, "đến" với học sinh qua phương pháp dạy học - phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học của học sinh. Những phương pháp, phương tiện tôi áp dụng để dạy mỹ thuật lớp 8 trên đây là những kinh nghiệm bản thân xuất phát từ thực tế giảng dạy và cũng không nằm ngoài mục đích là sự lĩnh hội đầy đủ, phong phú về tri thức của học sinh. Chúng đã thực sự là mới hay chưa ? Tôi nghĩ rằng: Đổi mới phương pháp dạy học là xu thế chung, vì cuộc sống xã hội luôn thay đổi, phát triển. Nhưng đổi mới không có nghĩa là phủ nhận tất cả cái đã có, đối với dạy học cũng không phải là gạt bỏ tất cả các phương pháp cổ truyền. Tìm trong phương pháp cũ, giữ lấy những gì tinh tuý, bổ sung những gì hợp lý, phát triển và làm phong phú hơn nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy và học, đó là tinh thần của đổi mới phương pháp dạy học. Khi nói đến đổi mới phương pháp phải xem xét đồng thời nội dung và phương tiện dạy học.
Hơn nữa, với môn mỹ thuật, đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách nhìn về vị trí, mục tiêu nhiệm vụ của nó với giáo dục phổ thông, với giáo dục toàn diện cho học sinh, là đổi mới cách dạy - dạy học sinh cảm thụ, suy nghĩ, sáng tạo để các em trở thành "người thưởng thức" và người tạo ra cái đẹp bằng khả năng, trước tiên là phục vụ cho sinh hoạt, học tập của bản thân, sau là góp phần tạo dựng môi trường thẩm mỹ cho toàn xã hội.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân rút ra từ thời gian qua mà trong quá trình thực hiện những kinh nghiệm trên đã giúp cho hiệu quả của giờ học mỹ thuật ngày càng cao hơn.
Điều đó đã được chứng minh rất rõ ở kết quả học tập của học sinh ở các năm qua:
- Năm học 2003 - 2004 của toàn trường:
+ Số học sinh giỏi đạt 4,5%
+ Số học sinh khá đạt 35%
+ Số học sinh đạt yêu cầu: 58%
+ Số học sinh chưa đạt yêu cầu: 2,5%
- Năm học 2004 - 2005 của toàn trường:
+ Số học sinh giỏi đạt 7,5%
+ Số học sinh khá đạt 42%
+ Số học sinh đạt yêu cầu: 49%
+ Số học sinh chưa đạt yêu cầu: 1,5%
Có được kết quả bộ môn mỹ thuật ngày càng khả quan chính là nhờ sự say mê vẽ bài của học sinh, các em luôn muốn tạo cho mình những sản phẩm mỹ thuật sáng tạo hơn.
Tuy nhiên để cho kết quả giờ học đạt hiệu quả cao nhất người giáo viên còn phải kết hợp nhiều phương pháp khác để hứng thú cho học sinh. Giáo viên phải tuỳ từng nội dung bài học để vận dụng, kết hợp nhuần nhuyễn các nghệ thuật sư phạm cũng như phương pháp dạy học để tạo sự say mê sáng tạo vẽ bài của học sinh. Muốn làm được vấn đề đó, rất cần sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để công tác giảng dạy
File đính kèm:
- Mi thuat 8 SKKN.doc