Một số kinh nghiệm trong giảng dạy phân môn vẽ theo mẫu môn Mỹ thuật lớp 6

Mục đích của nền giáo dục chúng ta là đào tạo những con người phát triển nhiều mặt (Đức, Trí, Thể, Mỹ và lao động) hài hoà và cân đối các mặt. Nếu thiếu một trong các mặt đó thì việc đào tạo sẽ mất cân đối thực hiện nhiệm vụ mỹ dục (giáo dục cái đẹp) phải thông qua nhiều môn học trong đó môn Mỹ thuật có một vị trí rất quan trọng. Là môn cơ sở của mỹ dục, môn Mỹ thuật chỉ ra những quan điểm những tiêu chuẩn của cái đẹp. Trong chương trình đào tạo ở trường THCS Mỹ thuật không nhằm đào tạo học sinh thành những người chuyên làm công tác mỹ thuật mà mục đích chủ yếu là làm cho đông đảo học sinh được tiếp xúc với hoạt động mỹ thuật để các em có hiểu biết về những yếu tố làm ra vẽ đẹp và những tiêu chuẩn của cái đẹp. Trên cơ sở đó bồi dưỡng thị hiếu tình cảm thẩm mỹ, giúp các em có thể cảm thụ vẽ đẹp của tác phẩm hội hoạ, vẽ đẹp của thiên nhiên, của quê hương đất nước, biết lựa chọn và biểu lộ vẽ đẹp trong cuộc sống, biết bảo vệ cái đẹp. Môn mỹ thuật có các phân môn vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí và thường thức mỹ thuật trong đó phân môn vẽ theo mẫu là một phân môn tương đối khó mà lại có vị trí tương đối quan trọng của bộ môn khi học sinh học phân môn này tương đối khô khan. Đối với phân môn này người giáo viên phải thật sự nhiệt tình mới lôi cuốn được hứng thú học tập của cái mới với môn vẽ. Vậy nhiệm vụ của người giáo viên phải làm thế nào để dạy đại trà có hiệu quả theo kinh nghiệm của bản thân tôi ngoài việc nắm vững phương pháp giảng dạy còn phải biết sáng tạo ra những cái mới chủ yếu làm sao gây được không khí hào hứng say mê để thu hút sự học tập của học sinh nhất là đối với học sinh lớp 6 - lớp đầu cấp THCS.

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6804 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm trong giảng dạy phân môn vẽ theo mẫu môn Mỹ thuật lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một số kinh nghiệm trong giảng dạy phân môn vẽ theo mẫu môn mỹ thuật lớp 6 i. đặt vấn đề: Mục đích của nền giáo dục chúng ta là đào tạo những con người phát triển nhiều mặt (Đức, Trí, Thể, Mỹ và lao động) hài hoà và cân đối các mặt. Nếu thiếu một trong các mặt đó thì việc đào tạo sẽ mất cân đối thực hiện nhiệm vụ mỹ dục (giáo dục cái đẹp) phải thông qua nhiều môn học trong đó môn Mỹ thuật có một vị trí rất quan trọng. Là môn cơ sở của mỹ dục, môn Mỹ thuật chỉ ra những quan điểm những tiêu chuẩn của cái đẹp. Trong chương trình đào tạo ở trường THCS Mỹ thuật không nhằm đào tạo học sinh thành những người chuyên làm công tác mỹ thuật mà mục đích chủ yếu là làm cho đông đảo học sinh được tiếp xúc với hoạt động mỹ thuật để các em có hiểu biết về những yếu tố làm ra vẽ đẹp và những tiêu chuẩn của cái đẹp. Trên cơ sở đó bồi dưỡng thị hiếu tình cảm thẩm mỹ, giúp các em có thể cảm thụ vẽ đẹp của tác phẩm hội hoạ, vẽ đẹp của thiên nhiên, của quê hương đất nước, biết lựa chọn và biểu lộ vẽ đẹp trong cuộc sống, biết bảo vệ cái đẹp. Môn mỹ thuật có các phân môn vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí và thường thức mỹ thuật trong đó phân môn vẽ theo mẫu là một phân môn tương đối khó mà lại có vị trí tương đối quan trọng của bộ môn khi học sinh học phân môn này tương đối khô khan. Đối với phân môn này người giáo viên phải thật sự nhiệt tình mới lôi cuốn được hứng thú học tập của cái mới với môn vẽ. Vậy nhiệm vụ của người giáo viên phải làm thế nào để dạy đại trà có hiệu quả theo kinh nghiệm của bản thân tôi ngoài việc nắm vững phương pháp giảng dạy còn phải biết sáng tạo ra những cái mới chủ yếu làm sao gây được không khí hào hứng say mê để thu hút sự học tập của học sinh nhất là đối với học sinh lớp 6 - lớp đầu cấp THCS. Xuất phát từ những mục đích trên tôi đã tìm ra "một số kinh nghiệm khi giảng dạy phân môn vẽ theo mẫu" để làm đề tài nghiên cứu. ii. giải quyết vấn đề: 1, Thực trạng cũ: Đối với phân môn vẽ theo mẫu giáo viên không nhiệt tình và không có sự sáng tạo trong giảng dạy thì giờ học rất bị khô cứng nếu giáo viên cứ giảng dạy theo cách rập khuôn máy móc là: - Giáo viên chuẩn bị mẫu - Hướng dẫn học sinh quan sát - Hướng dẫn học sinh cách vẽ: + Vẽ khung hình của mẫu. + Vẽ nét chính. + Vẽ chi tiết. + Vẽ đậm nét. - Học sinh làm bài thực hành giáo viên đặt mẫu học sinh tự quan sát và làm bài. - Với cách dạy trên tôi thấy chất lượng học sinh rất hạn chế qua khảo sát ở lớp 6A tổng số học sinh 34 với bài tập: Vẽ mẫu có dạng hình hộp và hình cầu. Kết quả như sau: Giỏi Khá Đạt Chưa đạt 2 5 20 7 Kết quả trên là tương đối nhưng chính xác qua đó thấy rằng khả năng học môn mỹ thuật của học sinh còn hạn chế bài vẽ cuả học sinh còn sơ sài, bố cục bài vẽ chưa đẹp, khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế. Số em có khả năng học mỹ thuật khá cao. Đây cũng là một thuận lợi cho việc bồi dưỡng, phát huy khả năng sáng tạo, cảm thụ cái đẹp, óc quan sát, thẩm mỹ cho học sinh. Từ kết quả trên tôi thấy cần phải có phương pháp tích cực hơn giữa dạy và học để có kết quả tốt hơn. 2, Nhận thức mới và biện pháp mới: Đối với phân môn này công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh là rất cần thiết. Giáo viên phải chuẩn bị về mẫu vẽ phải biết lựa chọn những mẫu có đặc điểm dễ vẽ, có đặc điểm có hình dáng dễ so sánh. Ví dụ như đối với loại mẫu có dạng khung hình chữ nhật thì nên chọn loại mẫu có chiều ngang với chiều dọc có tỷ lệ dễ so sánh. Khi đưa mẫu ra so sánh giống nhau hay khác nhau phải rõ ràng dứt khoát, không lờ mờ, vì học sinh lớp đầu cấp tư duy của các em còn hạn chế các em cần phải quan sát và so sánh những gì mà các em thấy được. - Về trực quan, cần chuẩn bị đẹp, cần khái quát được chỗ cần minh họa. - Về phía học sinh cũng phải cần chuẩn bị mẫu trước khi lên lớp vì khi học sinh đã chuẩn bị mẫu thì các em đã nắm bắt được hình dáng cấu tạo của mẫu một cách khái quát trong khi tìm kiếm. Trong quá trình học sinh quan sát đối tượng (mẫu) trước khi vẽ, giáo viên cần phải đặt mẫu ở vị trí ngang tầm mắt và ở góc độ cả lớp quan sát tốt, khi đặt mẫu thì giáo viên và học sinh cùng tham gia đặt mẫu, học sinh được tham gia góp ý về cách đặt mẫu, mục đích làm cho học sinh có thể biết cách đặt mẫu vẽ ở nhà mà không cần sự góp ý của giáo viên khi gợi ý học sinh quan sát. Đây là một bước rất quan trọng trong phân môn vì yêu cầu của vẽ theo mẫu là mô phỏng mẫu đặt bằng hình vẽ thông qua cảm xúc và suy nghĩ của người vẽ để diễn tả cấu tạo, hình dáng, màu sắc, đậm nhạt của mẫu qua đó ta thấy học sinh cần phải được quan sát mẫu vẽ rất tinh tế để thể hiện bài vẽ của mình do vậy giáo viên cần phải đặt ra những câu hỏi cụ thể và cô đọng gợi ý học sinh ở các góc độ khác nhau nên nhận xét và nhận ra rằng cùng một mẫu vẽ nhưng ở các góc độ khác nhau sẽ cho ta hình ảnh khác nhau, ví dụ bằng những câu hỏi: + ở góc độ của em nhìn lên mẫu thấy vật mẫu có dạng khung hình gì? + Làm sao em biết khung hình củavật mẫu đó ? + Đối với mẫu có 2 - 3 đồ vật, ở vị trí em thì em thấy vật nào ở trước, vật nào ở sau, vật nào che khuất vật nào ? + Khi học sinh quan sát tới màu sắc và độ đậm nhạt thì giáo viên cần phải điều chỉnh mức độ ánh sáng chiếu vào mẫu để học sinh dễ phân biệt và gợi ý học sinh dựa vào chiều ánh sáng chiếu vào mẫu và chất liệu, màu sắc của mẫu để phân định đậm nhạt của mẫu. - Bước giới thiệu cho các em cách vẽ. + Trước hết cho các em nắm bắt được khung hình chung và làm thế nào để biết đồ vật đó có dạng hình gì ? Vì đây là yếu tố quyết định bài vẽ giống hay không giống mẫu và xác định được khung hình khi đó mới có thể sắp đặt bố cục theo ý muốn.Vậy để làm được điều đó giáo viên cần gợi ý để học sinh biết được đó là phải ước lượng chiều cao nhất, thấp nhất so với chiều rộng nhất của mẫu để biết mẫu nằm trong khung hình gì ? Để khắc sâu và nắm bắt được khung hình giáo viên dùng 3 cái thước kẻ học sinh đặt sát với mẫu và cho học sinh ở các góc độ khác nhau nêu nhận xét khung hình ở góc độ của mình vì ở mỗi góc độ khác nhau sẽ có khung hình khác nhau nếu chúng ta không làm tốt phần này thì học sinh cả lớp đều vẽ một góc độ và các bài vẽ đều giống nhau. Khi học sinh nắm được khung hình rồi nhưng để làm sao sắp xếp bài vẽ trong trang giấy cho hợp lý là một vấn đề rất phức tạp, trong thức tế học sinh thường vẽ quá nhỏ hoặc vẽ quá to hay lệch về một phía thì đối với vấn đề này giáo viên cần phải minh hoạ lên bảng hoặc chuẩn bị bộ đồ dùng, phải làm như thế nào để học sinh biết được vẽ khung hình vào vị trí nào và vẽ bằng chừng nào để cho vừa với trang giấy. Giáo viên lần lượt minh họa trên cùng một trang giấy với nhiều cách bố cục khác nhau. Khi minh hoạ từng cách sắp xếp bố cục cho học sinh nêu nhận xét và nói rõ bố cục hợp lý hay chưa hợp lý. Từ đó học sinh khắc sâu và tìm ra cách sắp xếp khung hình trong trang giấy hợp lý. Khi hướng dẫn học sinh vẽ theo mẫu giáo viên nên dùng phương pháp hỏi đáp khi đó mới có hiệu quả cao vì học sinh đầu cấp nét vẽ rất vụng về, các em thường sợ xấu, vẽ không thẳng nên thường dùng thước kẻ, lúc này giáo viên cần gợi ý học sinh vẽ bằng tay mới đẹp, vẽ bằng tay khi đó mới có chỗ đậm nhạt làm cho bài vẽ thêm sinh động. Vẽ bằng tay chúng ta cũng vẽ được thẳng nếu chúng ta vẽ nhiều nét cong chồng lên nhau sau đó dùng tẩy xoá đi những nét không thẳng ta sẽ được một đường thẳng như ý. - Trong quá trình học sinh làm bài giáo viên cần đến từng đối tượng học sinh vừa gợi ý, vừa chỉ lên mẫu vẽ để học sinh so sánh giữa bài của mình với mẫu đặt ở góc độ của mình, giáo viên nên chỉ ra ở bài vẽ của học sinh và hướng lên mẫu để tự nhận ra và tự sữa chữa theo gợi ý của giáo viên, có nghĩa là khi học sinh làm bài lúc đó giáo viên cần bám sát học sinh. Khi đánh giá bài vẽ học sinh cần phải để các bài vẽ gần với mẫu đặt để học sinh tự so sánh giữa bài vẽ và mẫu đặt từ đó học sinh nhận ra được chỗ đẹp hay chỗ chưa đẹp trên từng bài vẽ và nhận ra được vẻ đẹp của bài vẽ vẽ đẹp của mẫu đặt. Sau khi vận dụng những kinh nghiệm trên để giảng dạy ở lớp 6A bài 15 vẽ mẫu có hai đồ vật kết quả thu được như sau. Giỏi Khá Đạt Chưa đạt 5 10 17 2 Qua khảo sát tôi thấy kết quả học sinh được nâng lên một mức rõ rệt. Kết quả thu được: - Học sinh có những biểu hiện vẽ nét mạnh bạo hơn, tự tin hơn, không vẽ bé xíu và lệch lạc. - Có ý thức và biết cách vẽ cái gì trước, cái gì sau và biết sắp xếp như thế nào là hợp lý. - Từ đó học sinh vận dụng vào cách vẽ tranh đề tài, cách vẽ trang trí cũng như các môn học khác hay những công việc hàng ngày trong cuộc sống cần phải biết làm gì trước và làm gì sau và phải làm như thế nào mới có hiệu quả. iii. kết luận: Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành đề tài đã đem đến cho bản thân tôi rất nhiều điều kinh nghiệm quý báu cho giảng dạy. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp và trực tiếp giảng dạy môn mỹ thuật, tôi thấy được kinh nghiệm dạy vẽ theo mẫu là phương pháp dễ thực hành và đưa lại hiệu quả thiết thực nhất. Qua từng bài dạy người giáo viên biết tìm ra những điểm nhấn mạnh cần luyện tập kỹ càng để có được những phương pháp truyền thụ kiến thức đến học sinh một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất, không nhất thiết hoàn toàn phụ thuộc vào sách giáo khoa. Đề tài nghiên cứu chỉ là một khía cạnh nhỏ trong việc dạy và vẽ của học sinh nhưng qua đó ta cũng thấy được nhiều điều quan trọng đối với tôi, sau khi hoàn thành đề tài ngoài việc mở rộng hiểu biết về phương pháp dạy tôi còn rút ra những kinh nghiệm trong các bài học cho bản thân, nhưng hiểu biết còn quá ít so với trách nhiệm của mình đối với việc giáo dục thẩm mỹ. Do đó tôi thấy mình cần phải học hỏi nhiều hơn, tiến hành thực nghiệm nhiều để phục vụ cho công tác giảng dạy được tốt hơn, có hiệu quả hơn. Rất mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp. iv. kiến nghị - đề xuất: Để có hiệu quả cao trong phân môn vẽ theo mẫu, cần phải có một phòng học đủ độ rộng và đảm bảo ánh sáng cần thiết khi đó công tác dạy và học mới được tiến hành có hiệu quả. Nên có một số bộ mẫu về các loại hình khối, hộp, cầu, trụ để làm mẫu vẽ cho học sinh. Cần tổ chức các cuộc chuyên đề về phương pháp giảng dạy bộ môn về phương pháp kiểm tra đánh giá tạo ra tính đồng bộ trong quá trình giáo dục của bộ môn giữa các đơn vị ./.

File đính kèm:

  • docPhan mon ve theo mau .doc