Một số thông tin về Điện Biên

I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:

Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc nước ta. Diện tích : 9554 km².

-Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu (tỉnh mới) và Trung Quốc với đường biên giới dài 38,5km.

-Phía Tây và Nam giáp Lào với đường biên giới dài 360km.

-Phía Đông giáp Sơn La.

+Giao thông:

~Đường bộ:

Từ Thành Phố Điện Biên Phủ tới Sơn La – Hoà Bình - Hà Nội dài 474 km theo QL 279 và rẽ sang QL 6.

Quốc lộ 12 TP Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Mù La Than , biên giới Trung Quốc - Lai Châu dài 195km .

Quốc lộ 279 nối TP Điện Biên Phủ với cửa khẩu Tây Trang (biên giới Lào).

~Đường sông:

Mạng lưới sông suối dày đặc nhiều thác ghềnh nên vận tải đường sông chỉ ở khoảng cách ngắn.

~Đường hàng không :

Sân bay Điện Biên Phủ đang được nâng cấp để trở thành sân bay quốc tế.

+-Địa hình:

Xen kẽ những dãy núi cao là những thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc, phân bố khắp nơi trong địa bàn tỉnh.

Lòng chảo Điện Biên có cánh đồng Mường Thanh rộng lớn nhất vùng Tây Bắc.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thông tin về Điện Biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐIỆN BIÊN I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ: Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc nước ta. Diện tích : 9554 km². -Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu (tỉnh mới) và Trung Quốc với đường biên giới dài 38,5km. -Phía Tây và Nam giáp Lào với đường biên giới dài 360km. -Phía Đông giáp Sơn La. +Giao thông: ~Đường bộ: Từ Thành Phố Điện Biên Phủ tới Sơn La – Hoà Bình - Hà Nội dài 474 km theo QL 279 và rẽ sang QL 6. Quốc lộ 12 TP Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Mù La Than , biên giới Trung Quốc - Lai Châu dài 195km . Quốc lộ 279 nối TP Điện Biên Phủ với cửa khẩu Tây Trang (biên giới Lào). ~Đường sông: Mạng lưới sông suối dày đặc nhiều thác ghềnh nên vận tải đường sông chỉ ở khoảng cách ngắn. ~Đường hàng không : Sân bay Điện Biên Phủ đang được nâng cấp để trở thành sân bay quốc tế. +-Địa hình: Xen kẽ những dãy núi cao là những thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc, phân bố khắp nơi trong địa bàn tỉnh. Lòng chảo Điện Biên có cánh đồng Mường Thanh rộng lớn nhất vùng Tây Bắc. II/HÀNH CHÍNH: Tỉnh lị: Thành Phố Điện Biên Phủ. Các huyện : Điện Biên Đông, Tuần Giáo, Điện Biên, Tủa Chùa, Mường Chà, Mường Nhé. III/TÀI NGUYÊN: +Rừng: Rừng ở Điện Biên chủ yếu là rừng non, rừng tái sinh, có các loại gỗ như :lát, chò chỉ, nghiến, pơmu, cánh kiến, song mây, tre(Rừng nguyên sinh Mường Phăng). +Khoáng sản: Nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng: đồng, chì, vàng, đá vôi, than mỡ (mỏ Nà Sang) +Đất đai: Các nhóm đất chính là : nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất mùn vàng, đỏ trên núi, thích hợp với các loại cây lương thực hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng. IV/ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THỦY VĂN: +Khí hậu : Có khí hậu nhiệt đới núi cao, mùa đông khô và lạnh từ tháng 11 đến tháng3. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Nhiệt độ TB cả năm là 21 đến 23 ˜C. Lượng mưa TB cả năm là 1700-2500mm. +Thủy văn: Điện biên là tỉnh có nhiều sông, suối, dễ dàng phát triển thủy lợi và thủy điện. Ba sông chính đầu nguồn : sông Đà (các nhánh Nậm Ma, Nậm Nhé, Nậm Mức). Sông Nậm Rốn , Sông Mã. V/DÂN CƯ: Số dân khoảng 440.000 (năm 2003) Dân tộc : Thái, ,H’Mông, Kinh, Dao, Giáy VII/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH: Tỉnh Lai Châu được thành lập năm 1909 gồm : Châu Lai, Châu Quỳnh Nhai, Châu Điện Biên. Tỉnh Lai Châu cũ bao gồm cả tỉnh Điện Biên và Lai Châu bây giờ. Ngày 1/1/2004, tỉnh Điện Biên được tách ra từ tỉnh Lai Châu. VIII/VĂNH HOÁ – DU LỊCH: +Lễ hội: Lễ kỉ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ: là ngày lễ lớn quan trọng nhất của tỉnh có ý nghĩa quốc gia và quốc tế rất sâu sắc,. được tổ chức vào ngày 7/5 hàng năm và được tổ chức rất long trọng vào những năm chẵn, năm tròn. Vào những ngày này, hàng vạn du khách trong và ngoài nước đếm đây để được ngắm nhìn những địa danh một thời oanh liệt, để được chiêm nghiệm và nghiêng mình trước lịch sử. Lễ hội thành Bản Phủ :diễn ra vào ngày 24, 25 tháng 2 ÂL tại bản Phủ để tưởng nhớ công lao của lãnh tụ Hoàng Công Chất. Lễ hội mừng măng mọc : Đây là lễ hội của các dân tộc vùng núi phía bắc như dân tộc Mảng, Kháng, Xinh-mun, La Hủ, Khơ Mú, Phù Lá. Lễ hội diễn ra vào đầu mùa mưa khi những búp măng nhú lên khỏi mặt đất. Lễ hội hoa Ban (Người Thái) : diễn ra vào tháng 2 ÂL khi hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc. +Di tích: * Cụm di tích chiến thắng điện biên phủ : Đồi Him Lam: là một trong ba cứ điểm bị quân ta tiêu diệt khi mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ vào ngày 13/3/1954. Đồi A1 là điểm ác liệt nhất, có tính quyết định cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Hầm Đờ-cáx: là căn hầm chỉ huy của tướng Đờ-cáx-tơ-ri. Sân bay Mường Thanh: có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tiếp viện cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, bị quân ta khống chế ngay từ đầu trong chiến dịch. Các đồi C1, D1, E1 :là những cứ điểm phòng thủ kiên cố bảo vệ trong khu trung tâm của địch. Nghĩa Trang A1: là nơi yên nghỉ của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh anh dũng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong nghĩa trang có mộ anh hùng liệt sĩ Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Can. Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ – Mường Phăng: Nằm trong một khu rừng nguyên sinh tại địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ 25km về phía Đông, nơi đây còn lưu giữ rất nhiều di tích lịch sử như : Hầm Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và Tham Mưu Trưởng Hoàng Văn Thái, nhà làm việc của bộ Tư lệnh Mặt Trận. +Thắng cảnh: Động PaThơm (huyện Điện Biên) :nhân dân Địa Phương gọi là Thẩm Nan Lai. Hang Nhiều Nàng Tiên : có nhiều nhũ đá tạo thành nhiều cảnh đẹp. Tháp cổ Mường Luân (huyện Điện Biên Đông) : là công trình nghệ thuật có giá trị tham quan , nghiên cứu, tìm hiểu các dân tộc Tây Bắc. Hồ PaKhoang (huyện Điện Biên): nằm ở trung tâm nhiều ngọn núi giữa một vùng thiên nhiên, cảnh đẹp hùng vĩ. Trong khu vực lòng hồ có các bản dân tộc Thái, Khơ Mú, là những dân tộc còn giữ được các phong tục tập quán, nét đặc sắc của các dân tộc vùng Tây Bắc. Đèo Phađin: với độ cao 1000m, khi lên dốc, lúc xuống dốc, con đường ngoằn nghèo, chênh vênh, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Vượt đèo Phađin là một cuộc du lịch đầy thú vị. VIII/KINH TẾ +Nông nghiệp : Lúa là cây lương thực chính rồi đến ngô, sắn, khoai Cánh đồng Mường Thanh, Điện Biên có diện tích trồng lúa nhiều nhất . Cây công nghiệp : Đậu tương, lạc , bông, mía, vừng Cà phê thích hợp ở Tuần Giáo – Điện Biên. Chăn nuôi : trâu, bò, ngựa, dê, lợn. Lâm nghiệp : khai thác gỗ, lâm sản là chính. Lâm trường chăm sóc rừng ở Tuần Giáo Điện Biên. +Công nghiệp: Công nghiệp khai thác than ở Điện Biên còn quy mô nhỏ. Khai thác du lịch là một ngành có triển vọng.

File đính kèm:

  • docmot_so_thong_tin_ve_dien_bien.doc
Giáo án liên quan