Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp dạy học tổ chức hoạt động nhóm học sinh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Xuất phát từ nhu cầu thực tiển nhằm nâng cao mặt bằng dân trí, đồng thời tạo điều kiện tối ưu góp phần hình thành và phát triển các yếu tố cơ bản về phẩm chất và năng lực của người lao động mới.Tạo nguồn lực đáp ứng kịp thời sự phát triển của đất nước, đồng thời đưa nền giáo dục của nước nhà lên một vị trí mới hoà nhập với xu thế phát triển giáo dục của thế giới. Bộ giáo dục và đào tạo đã thực hiện đổi mới có tính chất đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức kiểm tra và đánh giá trong quá trình dạy học, thể hiện qua việc đổi mới chương trình , sách giáo khoa. Nhưng để thực hiện tốt công tác này thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hết sức quan trọng, điều này đã được NQ-TW 4 khoá VII và NQ-TW 2 khoá VIII khẳng định và chỉ rỏ :

 “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sang tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học ,đảm bảo điều kiện, thời gian tự học, tự ngiên cứu cho học sinh” .

Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu tất yếu và cấp bách trong công tác giáo dục hiện nay.Nó là một trong những nội dung then chốt của đổi mới chương trình phổ thông hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học chính là linh hồn của cuộc đổi mới, góp phần quan trọng làm cho giờ dạy đạt hiệu quả cao.

Phương pháp dạy học hiện nay rất phong phú và đa dạng. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng của nó.Trong quá trình dạy học người giáo viên phải lựa chọn và vận dụng linh hoạt cấc phương pháp cho phù hợp với từng kiểu bài . Là một giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy, nên tôi không khỏi băn khoăn trăn trở, tìm những phương pháp tối ưu nhất để đem vào thực hành.

Trong quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy phương pháp tổ chức hoạt động nhóm học sinh học tập mang lại hiệu quả tốt trong vấn đề nâng cao chất lượng giờ dạy nếu như biết khai thác triệt để những ưu điểm của phương pháp này.Vì vậy tôi xin đưa vấn đề này ra để thảo luận, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán trong trường PTCS.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp dạy học tổ chức hoạt động nhóm học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương pháp dạy học tổ chức hoạt động nhóm học sinh -----------@----------- i. đặt vấn đề Xuất phát từ nhu cầu thực tiển nhằm nâng cao mặt bằng dân trí, đồng thời tạo điều kiện tối ưu góp phần hình thành và phát triển các yếu tố cơ bản về phẩm chất và năng lực của người lao động mới.Tạo nguồn lực đáp ứng kịp thời sự phát triển của đất nước, đồng thời đưa nền giáo dục của nước nhà lên một vị trí mới hoà nhập với xu thế phát triển giáo dục của thế giới. Bộ giáo dục và đào tạo đã thực hiện đổi mới có tính chất đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức kiểm tra và đánh giá trong quá trình dạy học, thể hiện qua việc đổi mới chương trình , sách giáo khoa. Nhưng để thực hiện tốt công tác này thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học hết sức quan trọng, điều này đã được NQ-TW 4 khoá VII và NQ-TW 2 khoá VIII khẳng định và chỉ rỏ : “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sang tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học ,đảm bảo điều kiện, thời gian tự học, tự ngiên cứu cho học sinh” . Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu tất yếu và cấp bách trong công tác giáo dục hiện nay.Nó là một trong những nội dung then chốt của đổi mới chương trình phổ thông hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học chính là linh hồn của cuộc đổi mới, góp phần quan trọng làm cho giờ dạy đạt hiệu quả cao. Phương pháp dạy học hiện nay rất phong phú và đa dạng. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng của nó.Trong quá trình dạy học người giáo viên phải lựa chọn và vận dụng linh hoạt cấc phương pháp cho phù hợp với từng kiểu bài . Là một giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy, nên tôi không khỏi băn khoăn trăn trở, tìm những phương pháp tối ưu nhất để đem vào thực hành. Trong quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy phương pháp tổ chức hoạt động nhóm học sinh học tập mang lại hiệu quả tốt trong vấn đề nâng cao chất lượng giờ dạy nếu như biết khai thác triệt để những ưu điểm của phương pháp này.Vì vậy tôi xin đưa vấn đề này ra để thảo luận, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán trong trường PTCS. ii.giảI quyết vấn đề 1.Cơ sở lý luận Xuất phát từ yêu cầu thực tế phát triển của xã hội là giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người “năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề “. Hướng đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay là “ lấy học sinh làm trung tâm và tích cực hoá hoạt động của học sinh”, đã làm thay đổi một cách tích cực vai trò của giáo viên và học sinh .Giáo viên giữ vai trò chủ đạo, học sinh giữ vai trò chủ động trong quá trình dạy học. Để huy động tính tích cực chủ động chiếm lỉnh tri thức của học sinh, việc học thông qua hoạt động nhóm là một trong những phương pháp phù hợp nhất. Phương pháp này giúp cho người học lỉnh hội kiến thức một cách chủ động, đồng thời phát triển tư duy, tìm tòi sáng tạo phát hiện ra vấn đề mới trong chuổi logic kiến thức . Mặt khác còn rèn luyện cho học sinh đức tính tự lập,sáng tạo, làm việc có kế hoạch và có hứng thú học tập . 2.Cơ sở thực tiển Phần lớn giáo viên khi tham gia giảng dạy đều cố sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động nhóm học sinh. Tuy nhiên, do chưa nắm cấu tạo của hoạt động hoặc chưa có kinh nghiệm, thiếu linh hoạt trong cách tổ chức hoạt động, nên nhiều lúc nó trỡ nên hình thức,học sinh không tự chủ , thường dựa vào vai trò của những bạn khá giỏi của nhóm mà từ đó các em ỉ lại vào người khác làm mất đi hứng thú học tập hoặc làm mất đi sự tập trung chú ý của học sinh. Nên dẫn đến hiệu quả của hoạt động học tập không cao không cao. Như vậy nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cuả hoạt động nhóm trong học tập, trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu bản thân xin đưa ra một số kinh nghiêm về cách thức tổ chức hoạt động nhóm như sau: 3.Cách thức hoạt động nhóm 3.1 /Phân nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Để phương pháp này có hiệu quả thì việc phân nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm, là việc làm rất quan trọng. Nó quyết định phần nào kết quả của học sinh. Vì vậy, giáo viên cần chú ý những ván đề sau: Lớp học được chia thành nhiều nhóm nhỏ tuỳ theo yêu cầu của bài dạy và điều kiện thực tế của lớp học .Mỗi nhóm không nhất thiết phải chia cố định hay chia theo tổ. Trong nhóm phải có các đối tượng học sinh, phải đồng đều ở mỗi nhóm. Các nhóm phải có trưởng nhóm là học sinh phải có năng lực quản lí nhóm, biết cách giao trách nhiệm cho từng thành viên trong nhóm. Trưởng nhóm không nhất thiết phải cố định, mà phải thay đổi nhau tuỳ theo từng bàI, từn kiểu bài. Có như thế các thành viên trong nhóm không ỷ lại bất cứ một cá nhân nào, các thành viên phải hoạt động tích cực độc lập sáng tạo.ngoàI ra còn phảI cử một em có năng lực làm thư kí để ghi chép tổng hợp kết quả của nhóm. Khi các nhóm hoạt động giáo viên cần quản lý lớp chặt chẻ, đặc biệt chú ý những cá nhân hay ỷ lại và lợi dụng việc chia nhóm để chơi đùa, gây lộn xộn làm ảnh hưởng đến hoạt động nhóm. Khi phân nhóm giáo viên cần chú ý tránh mất thời gian làm ảnh hưởng đến hoạt động nhóm. Phân chia chổ ngồi của nhóm phải ổn định, hợp lý. 3.2/ Giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Trước khi giao nhiệm vụ cho từng nhóm, giáo viên nên giao nhiệm vụ chung cho tất cả các nhóm .Chỉ rỏ cần giải quyết vấn đề gì, xác định mục đích cần đạt, cách thức thực hiện. Khi đã thống nhất, các thành viên phải cùng nhau thực hiện, hoạt động phải độc lập rồi cả nhóm cùng trao đổi đi đến thống nhất cách trình bày kết quả. ở đây giáo viên cần chú ý tuỳ từng bài và lượng kiến thức của từng bài mà giao nhiệm vụ. Tránh trường hợp lượng kiến thức giữa các nhóm không đồng đều, nếu lượng kiến thức giữa các nhóm không tương đương nhau thì bài nào nhiều kiến thức giao cho hai nhóm có năng lực cùng làm.Cũng có thể cho tất cả các nhóm cùng làm một bài rồi gọi đại diện một nhóm lên trình bày, các nhóm bổ khuyết thống nhất phương pháp giải, giáo viên nhận xét và chốt kết quả. Ví dụ 1: (Bài : Đa thức một biến) ?1 Tính A(5), B(-2), với A(y), B(x) là các đa thức sau: A(y) = 7y2-3y+ B(X) =2x5-3x+7x3+4x5+ + Giao nhiệm vụ cho từng nhóm sau khi học sinh xác định yêu cầu của bài toán. Nhóm 1,2,3 thực hiện đối với đa thức A(y), nhóm 4,5,6 thực hiện đối với đa thức B(x). Các nhóm thực hiện theo yêu cầu. Sau thời gian khoảng 3 phút ,giáo viên chú ý phát hiện nhóm nào nhanh nhất thì gọi đại diện lên trình bày.Các nhóm bổ khuyết, giáo viên tổng hợp ý kiến và chốt kết quả. 3.3/ Làm việc theo nhóm. Ví dụ 2: (Bài : Đa thức một biến) ?3 Sắp xếp đa thức B(x) theo luỷ thừa tăng dần của biến ? + Giáo viên hướng dẩn các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm. Các thành viên cùng làm việc, trao đổi, thảo luận trong nhóm, cử đại diện ghi chép các ý kiến. Sau khi thảo luận thống nhất ý kiến ,cử đại diện chuẩn bị lên trình bày kết quả làm việc của nhóm . 3.4/ Thảo luận trước lớp + Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả, thứ tự thực hiện theo cách trên .Các nhóm tự giác hoặc giáo viên chỉ định . Nếu lớp chia thành nhiều nhóm thì có thể yêu cầu mỗi nhóm trình bày một nội dung, các nhóm còn lại tiến hành nhận xét và bổ khuyết. + Tổ chức thảo luận chung,tranh luận, lý giải các kết quả khác nhau để thống nhất cách trình bày. + Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả hoạt động, phân tích các cách thực hiện, nêu ra cách thực hiện chính xác và khoa học nhất. * Sau đây là một ví dụ cụ thể: Ví dụ: Cho hai đa thức : M(x) =x4+5x3-x2-0,5 N(x) =3x4-5x2-x-2,5 Hãy tính : M(x) +N(x) ; M(x) -N(x) ? + Chia học sinh thành các nhóm mỗi nhóm có khoảng 4 đến 5 em, các nhóm phân công nhóm trưởng, và phân công công việc các thành viên trong nhóm. + Giao nhiêm vụ cho các nhóm : Một nữa lớp thực hiện tính M(x) + N(x) , một nữa lớp thực hiện tính M(x) - N(x) . + Thảo luận nhóm : Các thành viên thực hiện yêu cầu một cách độc lập, tự nổ lực cá nhân. Khi cá nhân thực hiện xong , cả nhóm bắt đầu thảo luận chung từ 2 đến 4 phút để thống nhất cách thực hiện của nhóm mình. Chú ý các nhóm phải có một thành viên tập hợp mội ý kiến đúng của nhóm để chuẩn bị trình bày trước lớp. Trong khi đang hoạt động theo nhóm, giáo viên cần chú ý quan sát hoạt động của các nhóm nhằm ngăn chặn kịp thời những thành viên lợi dụng thảo luận để chơi đùa . Sau thời gian từ 3 đến 5 phút quan sát phát hiện các nhóm hoàn thành để gọi đại diện lên trình bày. + Thảo luận trước lớp : Khi 1, 2 nhóm lên trình bày xong, các nhóm tiến hành tham gia thảo luận cách thực hiện yêu cầu đề bài, thống nhất cách giải như sau: x4 +5x3 - x2 - 0,5 + 3x4 - 5x2 - x - 2,5 _______________________ 4x4 +5x3 - 6x2 - x - 3 Vậy M(x) +N(x) = 4x4 +5x3 -6x2 -x -3 Sau khi các nhóm thực hiện xong yêu cầu, giáo viên chốt lại phương pháp trình bày nội dung yêu cầu đề ra. Giáo viên nhận xét các cách giải của các nhóm, chỉ ra những cách giải hay và những cách giải còn hạn chế, chốt lại phương pháp hay nhất . 4.Kết quả khảo sát thực tế. Trong quá trình giảng dạy bản thân đã cố gắng phát huy những ưu điểm của việc tổ chức hoạt động nhóm. Cùng với sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, sự phối kết hợp và giúp đỡ của đồng nghiệp và sự hợp tác tích cực của học sinh, tôi nhận thấy học sinh đã có sự chuyển biến một cách tích cực về mọi mặt, đặc biệt là chất lượng giảng dạy ngày một được nâng cao. Kết quả trước khi thực hiện: T.số HS Giỏi Khá Trung bình Yếu TB trở lên SL % SL % SL % SL % SL % 42 1 2,4 9 21,4 23 54,8 5 11,9 35 83,3 Kết quả sau khi thực hiện: T.số Giỏi Khá Trung bình Yếu TB trở lên SL % SL % SL % SL % SL % 42 3 7,1 14 33,3 24 57,1 4 9,5 38 90,5 III. bài học kinh nghiệm Qua đi sâu nghiên cứu bằng nhiều phương pháp, nghiên cứu lý thuyết và áp dụng thực tế, bản thân rút ra một số bài học kinh nghiệm sau : 1. Về khâu tổ chức. Chia nhóm phải phù hợp với nội dung kiên thức, các nhóm không quá lớn. Chia nhóm không nhất thiết phải cố định. Nên chia một nhóm có từ 4 đến 5 học sinh, trong đó phải có ít nhất 1 em có năng lực biết giao nhiệm vụ, biết phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm, biết tập hợp các ý kiến của nhóm và trình bày ý kiến của nhóm trước lớp. 2. Hoạt động nhóm. Khi hoạt động nhóm giáo viên cần chú ý quản lý lớp một cách chặt chẻ. Tránh trường hợp có học sinh lợi dụng hoạt động nhóm để chơi đùa , ỷ lại cho các thành viên có năng lực. Phải huy động được tính tích cực hoạt động của tất cả các học sinh trong nhóm. Cần có sự kích thích tạo điều kiện thi đua lành mạnh giữa các nhóm , các thành viên trong nhóm .Lớp học cần có sự thi đua sôi nổi , gây hứng thú học tập . 3. Kết thúc hoạt động . Cả lớp cùng nhau phân tích tranh luận đi đến thống nhất phương pháp giải, dưới sự điều khiển của giáo viên. Sau đó, giáo viên kết luận lại, phân tích các phương pháp, chỉ rỏ những mặt mạnh mặt yếu của từng nhóm .Khen thưởng và chỉ ra tồn tại kịp thời cho các nhóm. Tóm lại, trong mỗi phương pháp dạy học cần thừa kế chọn lọc những mặt tích cực trong hệ thống các phương pháp truyền thống. Đồng thời phải vận dụng các phương pháp mới một cách khoa học, phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Sử dụng hợp lý phương pháp tổ chức hoạt động học tập theo nhóm sẻ mang lại hiệu quả cao trong vấn đề nâng cao chất lượng giờ dạy. Đặc biệt, nó có thể giải quyết một lúc nhiều nội dung, nhiều bài tập trong thời gian ngắn và phát huy được tính tích cực hoạt động của học sinh, học sinh lỉnh hội kiến thức một cách chủ động hơn .Tuy nhiên chúng ta không quá hình thức hoá hoạt động nhóm bởi vì tuỳ thuộc vào từng dạng bài và từng bài học cụ thể. Muốn chia nhóm và hoạt động có hiệu quả trong quá trình soạn giảng giáo viên cần định hình rỏ trong giáo án của mình tránh trường hợp tạo cảm hứng trong giờ dạy để phân nhóm bởi lẽ sẻ không có tính khoa học. Tân Thuỷ, ngày 20 tháng 1 năm 2006 Người viết chủ tịch hđskkn phó hiệu trởng hiệu trởng Nguyễn Ngọc Phởng Nguyễn Thanh Khiêm các thành viên: TT tổ TN: TT tổ XH: TPT Đội: Nguyễn Văn Vững Nguyễn Thị Hạnh Nguyễn Cao Thành

File đính kèm:

  • docDOI MOI PPDH BANG DAY HOC NHOM.doc