Một số thông tin về Hà Giang

HÀ GIANG

I VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:

Hà Giang là một tỉnh miền núi địa đầu cực Bắc của Việt Nam , thuộc vùng Đông Bắc. Diện tích khoảng 7884 km vuông.

Phía Bắc giáp Trung Quốc.

Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang vàYên Bái.

Phía Tây giáp Lào Cai

Phía Đông giáp Cao Bằng

Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, có độ cao trung bình từ 800 – 1200 mét, cao nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh cao 2419 m.

Địa hình Hà Giang có thể chi ra làm 3 vùng khác nhau:

 -Vùng thứ nhất: là vùng núi đá vôi phía Bắc, gồm các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quảng Bạ, Yên Minh – địa hình hiểm trở.

 -Vùng thứ hai: vùng cao núi đất phía Tây gồm các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì.

 -Vùng thứ ba: vùng đồi núi thấp, bao gồm thị xã Hà Giang và huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê.

Giao thông chủ yếu là đường bộ, giao thông đường sông ít phát triển, có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 274km.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thông tin về Hà Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÀ GIANG I VỊ TRÍ ĐỊA LÍ: Hà Giang là một tỉnh miền núi địa đầu cực Bắc của Việt Nam , thuộc vùng Đông Bắc. Diện tích khoảng 7884 km vuông. Phía Bắc giáp Trung Quốc. Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang vàYên Bái. Phía Tây giáp Lào Cai Phía Đông giáp Cao Bằng Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, có độ cao trung bình từ 800 – 1200 mét, cao nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh cao 2419 m. Địa hình Hà Giang có thể chi ra làm 3 vùng khác nhau: -Vùng thứ nhất: là vùng núi đá vôi phía Bắc, gồm các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quảng Bạ, Yên Minh – địa hình hiểm trở. -Vùng thứ hai: vùng cao núi đất phía Tây gồm các huyện Xín Mần, Hoàng Su Phì. -Vùng thứ ba: vùng đồi núi thấp, bao gồm thị xã Hà Giang và huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê. Giao thông chủ yếu là đường bộ, giao thông đường sông ít phát triển, có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 274km. II HÀNH CHÍNH Hiện nay Hà Giang có một thị xã là tỉnh lị Hà Giang, các huyện là Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. III TÀI NGUYÊN +Rừng Hà Giang là tỉnh có nhiều rừng, có nhiều khu rừng nguyên sinh và 3 khu bảo tồn thiên nhiên (Bắc Mê 15.000 ha, Du Già 20.000 ha, Tây Côn Lĩnh 19.000 ha) Các loại cây như : chò nâu, chò chỉ, chò xanh, táu mật, kim giao, pơ mu. Rừng Hà Giang còn có hàng nghìn loại cây dược liệu quý hiếm. +Khoáng sản: Hà Giang có nhiều loại khoáng sản hơn 28 loại khác nhau, với 149 mỏ và điểm quặng, Ang ti mon ở Mậu Duệ, Bó Mới (huyện Yên Minh) Ngoài ra còn có chì , kẽm ,đồng, thiếc, cao lanh, vàng sa khoáng Hiện nay, các phương tiện khai thác đa phần là thủ công và bán cơ giới. +Đất đai: Diện tích đất chưa sử dụng chiếm trên 50 % diện tích đất của tỉnh (khoảng 400.000 ha) trong đó có 300.000 ha là đồi núi, phù hợp cho việc trồng các cây nguyên liệu giấy. IV ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN: Khí hậu Hà Giang mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc , mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đông khô hanh và lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 18 đến 25 độ C. Lượng mưa trung bình hàng năm ở mức 2500 mm, Do địa hình phức tạp mà khí hậu của Hà Giang phân hoá theo lãnh thổ. Ở vùng núi cao khí hậu gần như mát mẻ quanh năm. Về mùa đông thường có sương muối và băng giá. Sông ngòi của tỉnh Hà Giang có giá trị lớn về thuỷ điện, có nhiều thác ghềnh nên ít có giá trị về giao thông. Lượng mưa lớn thường gây lũ đột ngột vào các tháng mùa hạ. Các sông chính của Hà Giang là sông Lô, bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc), sông Gâm , sông Chảy V DÂN CƯ: Tỉnh Hà Giang có dân số khoảng 609.082 người (1999) Mật độ khoảng 76 người / km vuông, gồm 22 dân tộc anh em. Các dân tộc có số lượng người đông hơn cả là : H’Mông, Tày, Dao, Kinh, Nùng, Dáy, La Chí, Hoa VI SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. Xưa kia đất Hà Giang thuộc Châu Vị Xuyên. Năm 1900, tỉnh Hà Giang được thành lập từ sự chia tỉnh Tuyên Quang. Năm 1976, Hà Giang và Tuyên Quang sát nhập thành tỉnh Hà Tuyên. Năm 1991, Hà Tuyên lại được tách thành hai tỉnh Hà Tuyên và Tuyên Quang. VII VĂN HOÁ – DU LỊCH. Hà Giang là nơi có nền văn hoá dân tộc đặc sắc lâu đời. Nhiều địa danh du lịch đáng nhớ. +Thắng cảnh: Đồng Văn (Cổng trời) : nằm trên độ cao 1000 mét, địa hình chỉ thấy núi đá, bầu trời quanh năm hầu như mưa và mù , nên người dân ở đây thường nói “thấy nhau trong tầm mắt, gặp nhau mất nửa ngày” và “đất không ba bước bằng, trời không ba ngày nắng” Đồng Văn có điểm cực Bắc của Việt Nam tại Lũng Cú, chưa lên Lũng Cú thì coi như chưa đến Đồng Văn. Đồng Văn nổi tiếng về trái ngon quả ngọt (đào, mận, lê, táo, hồng) Quảng Hạ (Cổng trời): cách Hà Giang 40 km, có núi Cô Tiên, khí hậu mát mẻ quanh năm, là nơi nghỉ mát lí tưởng không thua kém gì Sa Pa , Tam Đảo. Chợ tình Khâu Vai: mỗi năm chỉ họp một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch , tại xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc. Xưa kia chơ Khâu Vai họp không có người mua kẻ bán, chỉ là nơi hò hẹn gặp gỡ của những người yêu nhau. Dinh thự họ Vương: ở xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn, là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo của vùng cao nguyên. Dinh có 3 ngôi nhà sàn, là nơi ở của Vua họ Vương. Thị xã Hà Giang: là một thị xã đẹp nằm trong một thung lũng 4 bên là núi, có dòng sông Lô chảy qua, có khu di chỉ khảo cổ học Đồi Thông. +Lễ hội: -Lễ hội nhảy múa của người Tà Thẻn -Lễ hội vui xuân của người H’Mông và Dao, thường tổ chức sau tết nguyên Đán. -Lễ mừng nhà mới của người Lô Lô. -Những phiên chợ vùng cao với đàn ngựa thồ của người H’Mông. VII KINH TẾ +Nông nghiệp và một vùng kinh tế quan trọng, chủ yếu là trồng trọt lúa, ngô (cây lương thực chính của người H’Mông, ở vùng cao còn có cây dược liệu :thảo quả, đỗ trọng +Chăn nuôi :trâu, bò, dê, ngựa, nuôi ong. +Cây công nghiệp còn có cây chè San Tuyết, và chủ nhân lâu đời của nó là người Dao, một dân tộc có kinh nghiệm trồng và chăm sóc câychè núi lâu đời. +Lâm nghiệp: tổng diện tích đất Lâm Nghiệp chiếm 75 % diện tích tự nhiên, cây nguyên liệu giấy được trồng là: bồ đềm, mỡ, thông, tre nứa Công nghiệp: sản xuất có quy mô nhỏ, năng suât thấp.

File đính kèm:

  • docmot_so_thong_tin_ve_ha_giang.doc
Giáo án liên quan