I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
Hà Nam là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông hồng.Diện tích 823,1 km vuông.
-Phía Bắc giáp Hà Tây.
-Phía Đông giáp Hưng Yên, Thái Bình.
-Phía Đông Nam giáp Nam Định.
-Phía Tây giáp Hoà Bình.
+Giao thông:
-Đường bộ: Hà Nam có quốc lộ 1A, quốc lộ 21A, 21 B chạy qua, nằm ở vị trí cửa ngõ phía nam của đồng bằng sông Hồng.
-Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam.
-Đường thuỷ: Trên lãnh thổ của tỉnh có sông Hồng, sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ.
+Địa hình:
Hà Nam nằm trong vùng đất trũng của đồng bằng sông Hồng. Địa hình đa dạng, phân chia thành hai vùng rõ rệt
~Vùng đồi Phía Tây, có nhiều tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là đá vôi.
~Vùng đồng bằng màu mỡ, với các bãi bồi ven sông.
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thông tin về Hà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÀ NAM
I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:
Hà Nam là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông hồng.Diện tích 823,1 km vuông.
-Phía Bắc giáp Hà Tây.
-Phía Đông giáp Hưng Yên, Thái Bình.
-Phía Đông Nam giáp Nam Định.
-Phía Tây giáp Hoà Bình.
+Giao thông:
-Đường bộ: Hà Nam có quốc lộ 1A, quốc lộ 21A, 21 B chạy qua, nằm ở vị trí cửa ngõ phía nam của đồng bằng sông Hồng.
-Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam.
-Đường thuỷ: Trên lãnh thổ của tỉnh có sông Hồng, sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ.
+Địa hình:
Hà Nam nằm trong vùng đất trũng của đồng bằng sông Hồng. Địa hình đa dạng, phân chia thành hai vùng rõ rệt
~Vùng đồi Phía Tây, có nhiều tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là đá vôi.
~Vùng đồng bằng màu mỡ, với các bãi bồi ven sông.
II/HÀNH CHÍNH:
Tỉnh lị là thị xã Phủ Lý.
Các huyện : Duy Tiên, Kim Bảng, Thanh Liêm, Lý Nhân, Bình Lục.
III/TÀI NGUYÊN:
+Khoáng sản:
Đặc biệt là nguồn đá vôi, sét được phân bố tập trung ở phía Tây sông Đáy.
Đá vôi trữ lượng 7,4 tỉ m ³, chất lượng khá tốt, phân bố gần trục giao thông và nơi tiêu thụ.
Hà Nam còn có nguồn than bùn làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất phân vi sinh.
+Đất đai:
Nhìn chung đất đai Hà Nam có độ phì nhiêu trung bình, đất đã sử dụng vào mục đích nông nghiệp là 52,3 nghìn ha. Đất sử dụng vào lâm nghiệp là 0,4 nghìn ha. Đất chưa sử dụng là 4,7 nghìn ha.
IV/ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THỦY VĂN:
+Khí hậu:
Hà Nam có những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Thời kì đầu của mùa đông thường tương đối khô, mùa hạn nóng ẩm, nhiều mưa bão.
Nhiệt độ trung bình khoảng 23 độ C.
Tổng nhiệt độ trung bình hàng năm lên đến 8500-8600 độ C.
Lượng mưa trung bình năm 1700-2200mm.
+Thuỷ văn:
Tỉnh Hà Nam có nhiều sông chảy qua như :sông Hồng, sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ
Đây là nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp phục vụ việc tưới, bồi đắp phù sa cho đồng ruộng.
Hạn chế: mùa khô thiếu nước, mùa mưa thường gây úng ngập,
V/DÂN CƯ:
Dân số của tỉnh Hà Nam (1999) là 811,7 nghìn người. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,5%.
Dân tộc : Kinh, Hoa, Tày
VI/Lịch sử:
Tỉnh Hà Nam thành lập vào năm 1890. Năm 1913, tỉnh Hà Nam sát nhập vào tỉnh Nam Định. Năm 1923, Hà Nam trở lại thành một tỉnh riêng biệt.
-4/1965, Hà Nam sát nhập với tỉnh Nam Định thành tỉnh Nam Hà.
-12/1975, sát nhập Nam Hà với Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh.
-11/1996, tỉnh Hà Nam được tái lập.
VI/VĂN HOÁ – DU LỊCH:
+Lễ hội:
Hội vật võ Liễu Đôi: Hội được tổ chức vào ngày 5 tháng 1 âm lịch hàng năm tại làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm để ghi nhớ công lao chàng trai họ Đoàn giỏi võ, sức khỏe phi thường, đã có công đánh giặc cứu nước, được nhân dân tôn làm thánh họ Đoàn. Đây là lễ hội có sức thu hút lớn đối với người dân trong làng và các vùng phụ cận tham gia đấu võ. Ngoài ra, trong lễ hội còn có tổ chức các món ăn dân dã chế biến từ các loại đặc sản của địa phương như ốc, ếch, cá...
Lễ hội đền Trúc (còn gọi là hội Quyển Sơn): Đền Trúc thuộc xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, thờ vị anh hùng Lý Thường Kiệt. Lễ hội được tổ chức từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 2 âm lịch. Lễ có hát dậm Quyển Sơn, múa bơi trải.
Hội chùa Đọi Sơn: Chùa Đọi Sơn thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, thờ Phật, thờ vua Lê Thái Tông, bà nguyên phi Ỷ Lan và vua Lê Đại Hành. Lễ hội diễn ra hàng năm vào ngày 21 tháng 3 âm lịch. Sau phần tế lễ đến phần hội gồm có đấu vật, hát chèo.
Hội làng Võ Giàng: Hội làng Võ Giàng hàng năm được tổ chức vào ngày 15 tháng 2 dương lịch tại đình làng Võ Giàng, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm. Đình làng thờ ông Vũ Cố, một tướng tài của Lê Lợi đã tham gia cầm quân đánh đuổi giặc Minh trên đoạn sông Đáy. Hội có tế, lễ thánh, đua thuyền, phóng lao, hát đối đáp nam nữ trên thuyền, hát giao duyên.
+Thắng cảnh:
Hang Luồn, Ao Dong:. Đây là một hang thủy động rất đẹp, dài 500 m , rộng 20 - 30 .Để vào trong hang, du khách phải ngồi thuyền. Ao Dong nằm trong lòng hang rộng khoảng 0,7 ha. Xung quanh hang Luồn là núi cao, rừng rậm, cảnh quan tuyệt đẹp. Tới đây du khách được trở về với thế giới thiên nhiên, không khí thoáng đãng, chim hót véo von, rất vui và sinh động. Thắng cảnh này là nơi hội tụ của các loài chim về đây xây tổ và trú ngụ.
Danh thắng Kẽm Trống: Kẽm Trống (thuộc xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm) là danh thắng có sông, núi, đồng ruộng và cây cảnh hòa nhập thành một quần thể với phong cảnh trời nước hữu tình, sông núi ngoạn mục. Danh thắng Kẽm Trống đã đi vào thơ ca của bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương "Hai bên là núi giữa là sông ...".
Chùa Bà Đanh - Núi Ngọc: Chùa ở xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, cách thị xã Phủ Lý 10 km về phía hữu ngạn sông Đáy. Khu danh thắng này có diện tích khoảng 10 ha, với phong cảnh trời mây sông nước hữu tình. Đặc biệt có chùa Bà Đanh là nơi thờ Phật, thu hút đông đảo khách hành hương đến dự lễ.
Chùa Long Đọi: Chùa tọa lạc trên núi Long Đọi thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên. Chùa có tên chữ là Sùng Thiên Diên Linh, được tạo dựng từ thời Lý (khoảng năm 1121). Mặt bằng chùa rất rộng, lưng tựa vào núi Điệp với ba dòng sông uốn khúc bao quanh. Hiện nay chùa còn có một bia đá cỡ lớn, một vài di chỉ khác như tượng đầu người mình chim và các pho tượng Kim Cương ở cửa tháp Long Đọi.
Chùa Đội: Chùa có tên chữ Duyên Linh, xây dựng ở núi Đội (Long Đọi Sơn), xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên. Chùa được dựng vào năm 1027, triều vua Lý Thái Tổ. Trải qua thời gian chùa đã bị đỗ nát. Kiến trúc chùa hiện nay được dựng lại vào năm 1958. Chùa còn lại tấm bia đá dựng thời Lý cao 2,8 m ,rộng 1 m , trán bia và diềm bia chạm trang trí hình rồng đặc sắc thời Lý.
Đền Trúc - Ngũ Động Sơn: Khu đền Trúc - Ngũ Động Sơn thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, Cách thị xã Phủ Lý hơn 7 km theo quốc lộ 21A. Khu danh thắng này rộng khoảng 10 ha, có phong cảnh thiên nhiên hữu tình , có núi non trùng điệp, rừng trúc nên thơ. Đền Trúc được xây dựng trên rừng trúc thờ người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt khi đi chinh phục giặc phương Nam đã dừng chân tại nơi đây. Khi đại thắng trở về ông lại cho dừng chân trên núi ăn mừng chiến thắng.
Bên cạnh đền Trúc là Ngũ Động Sơn của núi Cấm. Ngũ Động Sơn gồm 5 động liên Hoàn (có động lớn chứa được hàng ngàn người) nằm trong dãy núi Cấm , đã đi vào thơ ca Việt Nam từ xa xưa. Đến Ngũ Động Sơn, bạn sẽ được chim ngưỡng muôn hình kỳ lạ của nhũ đá và nghe thấy những bản hòa tấu của gió, của đá trong một "sân khấu" thiên nhiên đầy huyền ảo.
VIII/KINH TẾ:
+Nông nghiệp:
Điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, bình quân đất nông nghiệp theo đầu người là 650 m vuông/người.
Trồng trọt các cây có giá trị như: lúa, cây ăn quả, mía, dâu tằm
Sản xuất nông nghiệp của Hà Nam có bước phát triển toàn diện, theo hướng sản xuất hàng hoá.
Chăn nuôi lợn, trâu bò, đặc biệt là nuôi ong lấy mật.
+Lâm nghiệp:
Diện tích đất lâm nghiệp của Hà Nam tập trung chủ yếu ở hai huyện phía Tây là Kim Bảng và Thanh Liêm.
Sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là trồng rừng và khai thác các sản phẩm lâm nghiệp
+Ngư nghiệp:
Hà Nam có khoảng 4,4 nghìn ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.
Sản lượng cá nước ngọt năm 1995 đạt 3088 tấn, chiếm 97% so với sản lượng thủy sản nuôi trồng của toàn tỉnh.
+Công nghiệp:
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là ngành được phát triển ở Hà Nam.
Hà Nam có 4 cơ sở sản xuất xi măng, đáp ứng cho nhu cầu xây dựng trong nước.
File đính kèm:
- mot_so_thong_tin_ve_ha_nam.doc