Một số thông tin về Hải Dương

HẢI DƯƠNG

I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:

Là một tỉnh thộc đồng bằng sông Hồng, diện tích 1661,2 km vuông.

-Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Qảng Ninh.

-Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.

-Phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên.

-Phía Đông giáp tỉnh Hải Phòng

Hải Dương là một bộ phận lãnh thổ nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc .

+Hệ thống giao thông:

Đường bộ:

Quốc lộ 5 (Hà Nội – Hải Phòng) đoạn qua tỉnh dài 44 km.

Quốc lộ 18 (Nội Bài – Quảng Ninh) đoạn qua tỉnh dài 20 km.

Quốc lộ 183 , QL 37

Đường sắt:

Tuyến Hà Nội – Hải Phòng. Tuyến Kép – Bãi Cháy đều chạy qua tỉnh.

Đường sông:

Khoảng 400 km chiều dài, hệ thống bến bãi đáp ứng thuận lợi.

Địa hình Hải Dương được chia làm hai phần rõ rệt:

-Phần đồi núi thấp, diện tích 140 km, thuộc hai huyện Chí Linh và Kinh Môn. Độ cao TB <1000m

- Vùng đồng bằng có diện tích1521,2 km vuông, được hình thành do quá trình bồi đắp phù sa chủ yếu của sông Thái Bình và sông Hồng. Địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thông tin về Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HẢI DƯƠNG I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ: Là một tỉnh thộc đồng bằng sông Hồng, diện tích 1661,2 km vuông. -Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Qảng Ninh. -Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình. -Phía Tây giáp tỉnh Hưng Yên. -Phía Đông giáp tỉnh Hải Phòng Hải Dương là một bộ phận lãnh thổ nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc . +Hệ thống giao thông: Đường bộ: Quốc lộ 5 (Hà Nội – Hải Phòng) đoạn qua tỉnh dài 44 km. Quốc lộ 18 (Nội Bài – Quảng Ninh) đoạn qua tỉnh dài 20 km. Quốc lộ 183 , QL 37 Đường sắt: Tuyến Hà Nội – Hải Phòng. Tuyến Kép – Bãi Cháy đều chạy qua tỉnh. Đường sông: Khoảng 400 km chiều dài, hệ thống bến bãi đáp ứng thuận lợi. Địa hình Hải Dương được chia làm hai phần rõ rệt: -Phần đồi núi thấp, diện tích 140 km, thuộc hai huyện Chí Linh và Kinh Môn. Độ cao TB <1000m - Vùng đồng bằng có diện tích1521,2 km vuông, được hình thành do quá trình bồi đắp phù sa chủ yếu của sông Thái Bình và sông Hồng. Địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam. II/HÀNH CHÍNH: Tỉnh Hải Dương hiện nay bao gồm thành phố Hải Dương, Các huyện thị là : Chính Linh, Nam Sách, Thanh Hàm , Kinh Môn , Kim Thành, Cẩm Giàng, Bình Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Ninh Giang. III/TÀI NGUYÊN: +Rừng: Là rừng Chí Linh, diện tích 1300 ha, tập trung chủ yếu ở xã Hoàng Hoa Thám, là rừng ẩm thường xanh ở đai núi thấp như : Lát hoa, lim xanh, táu mật ngoài ra còn có 128 loài cây dược liệu và 9 loài thực vật quý hiếm , 13 loài cây làm cảnh Rừng Chí Linh còn có nhiều loại động vật quý hiếm như: gà tiền mặt vàng, sáo mỏ gà, cu li lớn +Khoáng sản: Hải Dương không có nhiều loại khoáng sản nhưng một số loại khoáng sản lại có trữ lượng lớn , giá trị kinh tế cao , chủ yếu là vật liệu xây dựng như đá vôi, cao lanh, sét chịu lửa VI ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU THỦY VĂN: +Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh, điển hình, mang những nét chung của khí hậu miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm là 23,3 độ C. Độ ẩm từ 80%- 90 %, lượng mưa TB năm từ 1400 – 1700 mm. Khí hậu có hai mùa rõ rệt :mùa Đông gió lạnh, khô hanh, mùa hạ nóng ẩm, mư a nhiều. +Thuỷ văn: Sông ngòi khá dày và rải đều trên toàn tỉnh, đặc điểm lòng sông rộng, độ dốc lòng sông nhỏ, có khả năng bồi đắp phù sa cho các cành đồng tưới nước cho cây trồng , Hải Dương còn có nhiều hồ, ao đầm. V/DÂN CƯ: Dân số khoảng 1.701.100 người, mật độ 1024 người/km vuông, là tỉnh đất chật người đông, gồm các dân tộc Việt, Hoa, Sán Dìu, Tày VI/SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: Vào thời Lê, Hải Dương là một trong tứ trấn (Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Dương) Năm 1831 đặt là tỉnh Hải Dương, ở về phía Đông kinh thành Thăng Long nên thường được gọi là tỉnh Đông. Năm 1968 Hải Dương và Hưng Yên sát nhập thành tỉnh Hải Hưng. Năm 1997, tỉnh Hải Dương được tái lập. Tỉnh Hải Dương gắn bó với các tên tuổi, Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Danh y Tuệ Tĩnh, . VII/VĂN HÓA DU LỊCH: Lễ hội ở Hải Dương là lễ hội truyền thống của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. +Lễ hội Côn Sơn: Chùa Côn Sơn ở huyện Chí Linh, thờ Huyền Quang (Lý Đạo Tái) một trong ba vị sáng lập thiền phái Trúc Lâm và Nguyễn Trãi - nhà văn hóa lớn của Việt Nam thế kỷ 15, nhà quân sự, chính trị thiên tài của nghĩa quân Lam Sơn. Lễ hội mở vào ngày 18 đến 23 tháng giêng âm lịch nhằm tưởng nhớ vị tổ thứ 3 của thiền phái Trúc Lâm. Khách thập phương đến với lễ hội để tưởng niệm và vãn cảnh danh thắng. Hội đền Kiếp Bạc: Lễ hội đền Kiếp Bạc diễn ra hàng năm từ ngày 18 - 20 tháng 8 âm lịch tại đền Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí linh. Đền Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo, vị tướng kiệt xuất thời Trần, tài đức song toàn. Lễ hội gồm có lễ rước, diễn thủy binh trên sông Lục Đầu. Khách hội về dự rất đông vừa để vãn cảnh, vừa để tham dự ngày giỗ của tướng quân Trần Hưng Đạo. Hội đền Yết Kiêu: Đền Yết Kiêu ở làng Hạ Bì, Hải Dương thờ Yết Kiêu là tướng tài của Trần Hưng Đạo. Hạ Bì là quê hương ông. Lễ hội hàng năm được mở vào ngày 8 tháng 2 âm lịch để ghi nhớ công ơn của ông trong những cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Sau phần nghi lễ, phần hội có đánh cờ, bơi, đánh đáo đĩa. Hội đền Quát: Đền Quát thuộc xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, thờ Yết Kiêu. Lễ hội được mở vào ngày 15 tháng 8 dương lịch để tưởng nhớ công ơn của ông. Hội có bơi trải và bơi triềng trình làng. Lễ hội đền Cao: Lễ hội đền Cao mở trong 3 ngày từ ngày 22 đến ngày 24 tháng giêng âm lịch hàng năm. Khu di tích danh thắng Côn Sơn: Khu di tích ở xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh, nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng - Kỳ Lân, cách Hà Nội khoảng 70 km. Khu di tích, danh thắng này gồm có núi non, chùa, tháp, rừng thông, khe suối và các di tích nổi tiếng gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân trong lịch sử. Ngay từ thời Trần, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm (Côn Sơn - Yên Tử - Quỳnh Lâm). Mảnh đất này đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Đán, Huyền Quang và đặc biệt là anh hùng dân tộc - danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi. Côn Sơn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và đọc bia về Nguyễn Trãi. Ngày nay, Côn Sơn còn lưu giữ được những dấu tích văn hoá thời Trần và các giai đoạn lịch sử kế tiếp. Tiêu biểu là: Chùa Côn Sơn Chùa có tên chữ là Tư Phúc tự, hay còn gọi là chùa Hun, toạ lạc ở ngay dưới chân núi Côn Sơn, có từ trước thời Trần. Vào đời Lê, chùa được trùng tu và mở rộng rất nguy nga đồ sộ. Trải qua biến thiên về lịch sử và thời gian, chùa Côn Sơn ngày nay chỉ còn là một ngôi chùa nhỏ ẩn mình dưới tán lá xanh của các cây cổ thụ. Chùa được kiến trúc theo kiểu chữ công (I) gồm Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện. Thượng điện thờ Phật, có những tượng Phật từ thời Lê cao 3 m. Phía sau chùa là nhà Tổ, có tượng Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông - Pháp Loa - Huyền Quang), tượng ông bà Trần Nguyên Đán, hai pho tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Sân chùa có cây đại 600 tuổi, 4 nhà bia, đặc biệt là bia "Thanh Hư động" tạo từ thời Long Khánh (1373 - 1377) với nét chữ của vua Trần Duệ Tông và bia hình lục lăng, "Côn Sơn thiện tư bi phúc tự" đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc khi Người về thăm di tích này (15/2/1965). Giếng Ngọc :Giếng nằm ở sườn núi Kỳ Lân, bên phải là lối lên Bàn Cờ Tiên, phía dưới chân Đăng Minh Bảo Tháp. Tương truyền đây là giếng nước do Thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quí. Nước giếng trong vắt, xanh mát quanh năm, uống vào thấy khoan khoái dễ chịu. Từ đó có tên là Giếng Ngọc và nước ở giếng được các sư dùng làm nước cúng lễ của chùa. Bàn Cờ Tiên Từ chùa Côn Sơn leo khoảng 600 bậc đá là đến đỉnh núi Côn Sơn (cao 200m). Đỉnh Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng, tại đây có một phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Hiện nay Bàn Cờ Tiên có dựng nhà bia theo kiểu Vọng Lâu đình, hai tầng cổ các tám mái. Đứng từ đây, du khách có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn. Thạch Bàn Bên suối Côn Sơn có một phiến đá gọi là Thạch Bàn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân nghỉ khi Người tới thăm di tích này. Từ chân núi đi theo lối mòn có kê đá xuống phía chân núi có một tảng đá lớn, mặt phẳng và nhẵn nằm kề ven suối gọi là Thạch Bàn lớn. Tương truyền khi xưa Nguyễn Trãi lấy làm "chiếu thảm" nghỉ ngơi, ngắm cảnh, làm thơ và suy tư việc nước. Đền Kiếp Bạc: Đền ở xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, cách Hà Nội 80 km (50 miles) và cách Côn Sơn 5 km (. Kiếp Bạc là tên ghép của hai vùng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Nơi đây là thung lũng trù phú, xung quanh có dãy núi Rồng bao bọc tạo cho Kiếp Bạc có một vẻ đẹp vừa kín đáo, vừa thơ mộng. Vào thế kỷ 13, đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của Trần Hưng Đạo, người anh hùng dân tộc, người chỉ huy quân sự tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. VIII KINH TẾ: +Nông nghiệp : có khoảng 75% dân số sống bằng nghề nông Hải Dương là một trong những tỉnh sản xuất lương thực chính của đồng bằng Bắc Bộ, lúa chiếm 88% về diện tích cây lương thực , tiếp đến là ngô, khoai, các loại rau +Chăn nuôi :lợn, gia cầm, trâu bò +Lâm nghiệp: tập trung ở 2 huyện Chí Linh và Kinh Môn. +Công nghiệp: Phát triển, có 4 hướng chính. Công nghiệp có kẽm, điện tử, hoá chất, thủ công nghiệp. Nhà máy ô tô FORD Việt Nam. Công nghiệp vật liệu xây dựng, nhà máy Ximăng Hoàng Thạch, Phú Sơn

File đính kèm:

  • docmot_so_thong_tin_ve_hai_duong.doc
Giáo án liên quan