Một số thông tin về Quảng Ngãi

I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:

Quảng Ngãi là tỉnh ven biển Trung Bộ, diện tích khoảng 5131 km².

Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam

Phía Nam giáp tỉnh Bình Định

Phía Tây giáp tỉnh Kon Tum

Phía Đông giáp biển Đông (130km).

+Giao thông:

Đường bộ:

QL 1A chạy xuyên qua tỉnh (98 km)

QL 24 nối Tây Nguyên.

Đường sắt:

Tuyến Đường sắt Bắc Nam chạy gần như song song với quốc lộ 1A (96km).

Đường sông ít phát triển, có nhiều cửa biển.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thông tin về Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢNG NGÃI I/VỊ TRÍ ĐỊA LÍ: Quảng Ngãi là tỉnh ven biển Trung Bộ, diện tích khoảng 5131 km². Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam Phía Nam giáp tỉnh Bình Định Phía Tây giáp tỉnh Kon Tum Phía Đông giáp biển Đông (130km). +Giao thông: Đường bộ: QL 1A chạy xuyên qua tỉnh (98 km) QL 24 nối Tây Nguyên. Đường sắt: Tuyến Đường sắt Bắc Nam chạy gần như song song với quốc lộ 1A (96km). Đường sông ít phát triển, có nhiều cửa biển. II/HÀNH CHÍNH: (1 thị xã, 13 huyện, 2004) Tỉnh lị: Thị xã Quảng Ngãi. Các huyện: Bình Sơn, Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Sơn Hà, Sơn Tây, Minh Long, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, Ba Tơ và huyện đảo Lý Sơn. III/ TÀI NGUYÊN +Rừng Chỉ còn 126,6 nghìn ha (91,9 nghìn ha rừng tự nhiên và 34,7 nghìn ha rừng trồng) Rừng có nhiều gỗ quý. +Quảng Ngãi là tỉnh nghèo khoáng sản , có nhiều suối khoáng, suối nước nóng ( Thạch Bích, Hà Thanh, Lộc Thịnh, Thạch Trụ) +Đất đai: Vùng núi và trung du chiếm gần 2/3 diện tích tự nhiên của tỉnh (núi Cà Đam -1600m, Đá Vách -1500m) Vùng đồng bằng. Vùng ven biển và đảo. Đất nông nghiệp chiếm 19,3%. +Biển: Bờ biển dài 130km, nhiều bãi tắm đẹp như Mỹ Khê, Sa Huỳnh, nhiều cửa biển: Sa Cần, Sa Kỳ, cửa Đại, cửa Lở, cửa Mỹ Á, cảng nước sâu Dung Quất Tài nguyên biển phong phú nhiều chủng loại tôm cá. IV/KHÍ HẬU THUỶ VĂN: +Khí hậu: Thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, chịu nhiều ảnh hưởng của mưa bão, nhiệt độ trung bình hàng năm là 25-26 độ C, lượng mưa trung bình hàng năm là 2500mm. +Thuỷ Văn: Phần lớn dòng sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn và đổ ra biển. Các sông chính : Sông Trà Bồng (55km), sông Trà Khúc (120km), sông Vệ (80km), sông Trà Câu (40km) Các sông thuận lợi cho cung cấp nước tưới , tuy nhiên thường bị lũ lụt vào mùa mưa bão. V/DÂN CƯ: Dân số khoảng : 1.216.000 người (2000) Dân tộc: Người Kinh, Hơ Rê, Co, Xơ Đăng VI/ SƠ LƯỢC HÌNH THÀNH: Năm 1831, Thành lập tỉnh Quảng Nghĩa. Năm 1976, Quảng Ngãi và Bình Định hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình. Năm 1989, Nghĩa Bình tách ra thành hai tỉnh là Quảng Ngãi và Bình Định. VII/VĂN HOÁ – DU LỊCH: Quảng Ngãi nổi tiếng với những guồng xe nước, kẹo mạch nha, đường phổi, đặc sản don ( giống con hến) +Lễ hội: Lễ hội Nghinh ông: Cúng cá ông, được tổ chức từ đèo Ngang đến Hà Tiên – Phú Quốc. +Thắng cảnh: Thiên ấn Niêm Hà (nằm tả ngạn dòng sông Trà Khúc) : giống hình chiếc ấm, là thắng cảnh đẹp. Trên núi có chùa Thiên Ấn Tự. “Thiên Bút Phê Vân”, “La Hà Thạch Trận”, “Thạch Bính Tà Dương”, “Vân Phong Túc Vũ”: là tên các ngọn núi nổi tiếng, phong cảnh đẹp. Thành Châu Sa( Thành Đại La): huyện Sơn Tịnh, là một thành cổ cuả người Chăm, được xây từ thế kỷ thứ IX, là di tích lịch sử, văn hoá quốc gia. Bãi biển Sa Huỳnh: (huyện Đức Phổ), nằm sát quốc lộ 1A, là điểm du lịch lý tưởng. Bãi biển Mỹ Khê: (huyện Sơn Tịnh): cách thị xã Quảng Ngãi 15 km, là bãi tắm lí tưởng, với những bãi cát mịn, thu hút nhiều du khách, nằm cận kề với khu chiến tích chiến tranh Sơn Mỹ. VIII/KINH TẾ: +Nông nghiệp: Lúa là cây lương thực chính rồi đến ngô, khoai, sắn, khoai lang (Tỏi trồng nhiều ở đảo Lý Sơn). Cây công nghiệp: mía là cây quan trọng, lạc, cà phê, ca cao, dừa Chăn nuôi bò rất phổ biến ở Quảng Ngãi, trâu, lợn, gia cầm +Ngư nghiệp: Nghề đánh bắt hải sản ở Quảng Ngãi cho sản lượng rất cao. +Công nghiệp: Khu công nghiệp Dung Quất, trong tương lai với các nhà máy lọc dầu, dịch vụ dầu khí, cảng biển, sửa chữa đóng mới tàu biển, khu dân cư hiện đại Ngành chế biến thực phẩm, đồ uống: nhà máy sản xuất bia, bánh kẹo, nhà máy sản xuất nước khoáng, nhà máy đường Các ngành nghề chế biến đường mía thủ công: đường phèn, đường phổi, mạch nha

File đính kèm:

  • docmot_so_thong_tin_ve_quang_ngai.doc