1. Đứng, ngồi, nằm, ngủ
Tạo không khí vui vẻ trong sinh họat, phát triển phản xạ, rèn luyện trí nhớ.
Nội dung:
- Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:
+ Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.
+ Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.
+ Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.
+ Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.
Cách chơi:
- Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.
- Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai (hô một đằng làm một nẻo).
- Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò.
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2891 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số trò chơi trong lớp học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một số trò chơi trong lớp học
1. Đứng, ngồi, nằm, ngủTạo không khí vui vẻ trong sinh họat, phát triển phản xạ, rèn luyện trí nhớ.Nội dung:- Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:+ Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.+ Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.+ Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.+ Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.Cách chơi:- Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.- Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai (hô một đằng làm một nẻo).- Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò.Phạm luật:- Những trường hợp sau phải chịu phạt:+ Làm động tác sai với lời hô của quản trò.+ Không nhìn vào quản trò.+ Làm chậm, làm không rõ động tác.Chú ý:- Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.- Quản trò dùng những từ khác để "lừa" người chơi như tiến, lùi, khò... tạo không khí.2. Chức năng:Rèn luyện phản xạ, tạo không khí để hoạt động và ôn lại chức năng của các bộ phận cơ thể con người.Nội dung:- Nói và chỉ đúng chức năng của các bộ phận.- Quản trò cho tập thể chơi và chỉ đúng các bộ phận sau:Mắt: NhìnTai: NgheMũi: NgửiMiệng: ĂnCách chơi:- Quản trò hô tác dụng của các bộ phận, người chơi chỉ đúng và nói tên các bộ phận.- Quản trò có thể hô tác dụng và chỉ sai, người chơi phải hô và chỉ đúng.Ví dụ:- Quản trò hô nhìn và chỉ vào tai, người chơi hô nhìn và chỉ vào mắt...Phạm luật:- Chỉ sai với chức năng.- Làm chậm so với quy định, làm không dứt khoát.- Không nhìn quản trò.- Chú ý:- Có thể quy định tăng các bộ phận như: chân: đi; Tay: làm... để tăng mức độ khó của trò chơi.- Tốc độ nói nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.3. Lời chào:Giúp đối tượng chơi hiểu cách lịch sự, tôn trọng khi gặp người lớn, thầy cô, phản ứng nhanh, tạo không khí vui.Nội dung:- Quản trò cho tập thể chơi học các động tác sau:+ Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.+ Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.+ Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.+ Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.Cách chơi:- Quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo.- Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu.Luật chơi:- Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.- Làm không rõ động tác là sai.Chú ý:- Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.- Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi
Hướng Dẫn Hoàn Thành 6 Mặt Rubic
Hướng Dẫn Hòan Thành 6 Mặt Rubic Thứ nhất:Phải tự xoay cho được tầng 1 đúng màu (cả trên mặt và tầng 1)-NHƯ HÌNH DƯỚI (Các ô màu trắng là màu chưa sắp xếp), nếu chưa tự xoay được hãy tìm tòi cho đuợc hãy đọc tiếp.Các quy ước:Hình 1: quy ước 3 tầng.Góc là hình lập phương nhỏ có 3 màu được thể hiện.Cạnh là hình lập phương nhỏ có 2 màu được thể hiện.Tâm là hình lập phương nhỏ có 1 màu được thể hiện.Hình 2:khi nói "Trái" là xoay khối rubic bên tay trái từ trên xuống dưới.khi nói "Phải" là xoay khối rubic bên tay phải từ trên xuống dưới.khi nói "Trên" là xoay khối rubic bên trên từ trái sang phải.khi nói "dưới" là xoay khối rubic bên dưới từ trái sang phải.Cuối cùng,khi nói "Trước-trái" là quay mặt phía trước về bên tráikhi nói "Trước-phải" là quay mặt phía trước về bên phảikhi nói "Sau-trái" là quay mặt phía sau về bên tráikhi nói "Sau-phải" là quay mặt phía sau về bên phảiSuy nghĩ thêm:Khi nói "dưới"-"dưới"-"dưới" là xoay khối rubic bên dưới từ trái sang phải 3 lần nghĩa là xoay khối rubic bên dưới từ phải sang trái 1 lần.Khi nói "phải"-"phải"-"phải" là xoay khối rubic bên phải từ trên xuống dưới 3 lần nghĩa là xoay khối rubic bên phải từ dưới lên trên 1 lần.Làm tầng 2.Tìm 1 "cạnh" ở tầng 3 thoả điều kiện như hình vẽ nghĩa là mặt ở tầng 3 trùng màu với tâm, mặt dưới trùng màu với tâm kế bên.Mục tiêu: đưa cạnh đó lên đúng vị trí (màu xám).Công thức:"dưới"-"dưới"-"dưới"-"phải"-"dưới"-"phải"-"phải"-"phải"-"dướ i"-"trước phải"-"dưới"-"dưới"-"dưới"-"trước trái".Làm ngước lại nếu màu dưới đáy ở bên trái.thế là xong tầng 2.Trường hợp xui xẻo nhất thì làm công thức đó 1 lần để "cạnh" xui xẻo xuống dưới rồi lựa chọn và làm công thức đó 1 lần nữa.Tiếp đó là làm chữ thập ở mặt đáy.(kiểu hướng dẫn trong các cục rubic là làm các "góc" trước, tôi thì thích làm các "cạnh" trước).Cầm rubic sao cho ra trường hợp 1 hoặc 2.Trường hợp 1 xoay theo công thức:"Phải"-"dưới"-"dưới"-"dưới"-"SAU PHẢI"-"dưới"-"SAU TRÁI"-"Phải"-"Phải"-"Phải".Trường hợp 2 xoay theo công thức:"Phải"-"SAU PHẢI"-"dưới"-"dưới"-"dưới"-"SAU TRÁI"-"dưới"-"Phải"-"Phải"-"Phải".Trường hợp xui xẻo nhất là trường hợp 3, làm công thức "trường hợp 1" ở trên sẽ ra trường hợp 2 để làm tiếp. trò chơi tĩnh ( ko động ý mà ):D
hường sinh hoạt xen vào các buổi họp của Thanh thiếu niên, lớp tập huấn ….để cuộc họp và lớp học thêm sinh động hơn.A/TRÒ CHƠI THỨ 1:-Tên trò chơi: Thụt – Thò-Số lượng tham gia: từ 25 đến 50 người.-Thể lệ trò chơi.Khi quản trò đưa tay ra phía trước thì gọi là “Thò” và rút tay về gọi là “Thụt”. Trò chơi này rất đơn giản, chỉ có 2 động tác nhưng người chơi nên nhớ là làm theo lời nói của người quản trò chứ không làm theo hành động của người quản trò và chúng ta vừa làm hành động vừa hô to theo quản trò. Ví dụ: Ban đầu người quản trò làm vài động tác để cho người tham gia trò chơi làm quen.Sau đó ngưòi quản trò hô “Thò” nhưng tay người quản trò “thụt” vào làm cho người chơi phản xạ không nhanh làm theo đọng tác sai. Như vậy người tham gia trò chơi ấy đã vi phạm thể lệ trò chơi.Trò chơi này đòi hỏi người quản trò sự nhanh nhặn và chú ý người tham gia trò chơi.Hình phạt trò chơi: Tuỳ theo cách của người quản trò.Nhưng nhớ chú ý la không phạt những trò mà người chơi cảm thấy không vui và bực mình, không muốn tham gia chơi nữa.Ý nghĩa của trò chơi: Vui nhộn, rèn luyện sự nhanh nhẹn giữa tay và lỗ tai, chú ý người tham gia trò chơi.B. TRÒ CHƠI THỨ 2:-Tên trò chơi: Chạm đầu vỗ tay.-Số lượng tham gia trò chơi: từ 25 đến 50 người.-Thể lệ trò chơi.:Khi người quản trò giơ tay lên cao để trên đầu thì người tham gia trò chơi mới được vỗ tay, còn tay người quản trò chưa đụng đầu hoặc sát đầu thì không được vỗ tay. Đây là một trò chơi đơn giản nhưng người tham gia trò chơi phải nghe lời nói và nhìn hành đọng của người quản trò.Ví dụ: Lúc đầu người quản trò hô to vài lần đúng cho người tham gia trò chơi làm quen, sau đó người quản trò hô dơ tay lên nhưng tay của người quản trò chưa đụng đầu mà người tham gia trò chơi vỗ tay, như vậy người tham gia trò chơi đó đã vi phạm thể lệ chơi.Hình phạt trò chơi: Tuỳ theo cách của người quản trò.Nhưng nhớ chú ý la không phạt những trò mà người chơi cảm thấy không vui và bực mình, không muốn tham gia chơi nữa.Ý nghĩa của trò chơi: Vui nhộn, rèn luyện sự nhanh nhẹn giữa tay và mắt, và chú ý người tham gia trò chơi.C. TRÒ CHƠI THỨ 3:-Tên trò chơi: Nồi – xoong – chảo.-Số lượng tham gia: Từ 20 đến 50 người.-Thể lệ trò chơi:Đặt hai tay lên đầu gọi là “nồi”,cầm hai lỗ tai gọi là “xoong” và để 2 tay dưới cằm gọi là “chảo”.Trò chơi này cũng là dạng làm theo lời nói chứ không làm theo động tác của người quản trò.Ví dụ: Ban đầu người quản trò hô và kèm theo một vài động tác đúng để cho người tham gia trò chơi làm quen, sau đó người quản trò hô “chảo” những mà tay người quản trò để dưới cằm thì động tác của người quản trò là sai nhưng mà người chơi làm theo thì người đó đã vi phạm luật chơi.Trò chơi đòi hỏi ở người quản trò sự nhanh tay và thu hut sự chú ý của người tham gia choi vào lời nói và động tác của người quản trò.Hình phạt trò chơi: Tuỳ theo cách của người quản trò.Nhưng nhớ chú ý la không phạt những trò mà người chơi cảm thấy không vui và bực mình, không muốn tham gia chơi nữa.Ý nghĩa của trò chơi: Vui nhộn, rèn luyện sự nhanh nhẹn giữa tay và tai, và sự chú ý của người tham gia trò chơi.
Những trò chơi phạt vui, lý thú
1. Cao cẳng cùng còSố người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộngCách phat: - Tập thể cùng hát “Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong cong”- Quản trò hô: Cò đâu? Cò đâu?- Người bị phạt đáp: Cò đây! Cò đây!- Quản trò: Cổ đâu?- Người bị phạt: Cổ đây! (đưa cổ, đầu ra)- Quản trò: Cẳng đâu?- Người bị phạt: Cẳng đây! (đưa chân trái ra)Người bị phạt tập trung thành một hàng dọc, chân phải co lên, người đứng sau cầm chân phải người đứng trước. Tập thể cùng nhảy lò cò quanh vòng tròn khi tập thể bắt đầu hát.2. Múa đôiSố người bị phạt: Tuỳ ý (hai hoặc nhiều người nhưng phải chẵn)Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộngCách phạt: Hai người bị phạt bị bịt mắt, đứng mỗi người một góc. Quản trò bắt một bài hát vui, tất cả cùng hát. Trong khi đó, 2 người bị bắt vừa múa vừa tìm đến nhau. Khi nào tìm thấy thì sẽ được về chỗ.Chú ý: Khi 2 người bị phạt càng đến gần nhau, người chơi sẽ hát to hơn, nhằm hướng dẫn họ dễ tìm ra nhau.3. Gia đình nhà GàSố người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộngCách phạt: Người bị phạt xếp một hàng dọc, và ngồi xổm. Tập thể cùng hát bài “Đàn gà trong sân”, người bị phạt nhảy quanh vòng tròn, hai tay làm cánh gà vỗ đều; vừa nhảy vừa mô phỏng theo bài hát: “Gà mà biết gáy là con gà cha… Đi làng thang trong sân có con gà, có con gà”…4. Bữa tiệc bòSố người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộngCách phạt: Tập thể cùng nói “Bò nhúng dấm nhúng dấm, bò tùng xẻo tùng xẻo, bò lúc lắc lúc lắc”.Người bị phạt đứng thành hàng dọc hoặc vòng tròn làm động tác sau:- Nhún theo điệu câu nói “Bò nhúng dấm, nhúng dấm”.- Lắc mông theo điệu câu nói “bò lúc lắc, lúc lắc”- Lấy hai tay làm như xẻo mông “bò tùng xẻo, tùng xẻo”Chú ý: Người bị phạt vừa đọc theo, vừa làm động tác, vừa đi quanh vòng tròn.5. Vịt béoSố người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộngCách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do: “Đàn vịt bầu nó béo ghê. Nó xàng xê, xàng xê, xàng xê, xàng xê”Người bị phạt xếp một hàng dọc hoặc vòng tròn, khi hát được cất lên thì người bị phạt cùng đi và làm động tác:- Câu 1: đưa 2 tay lên vai và chân đi hình chữ bát- Câu 2: đưa 2 tay vòng trước bụng- Câu 3: đứng yên tại chỗ và lắc hông qua lại, cuối cùng thì nhảy qua lại6. Vịt lạ kỳ Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộngCách phạt: Người bị phạt đứng thành hàng dọc hay vòng tròn. Tập thể cùng hát bài hát “Một con vịt xòe ra hai cái cánh…”, người bị phạt đi kiểu khuỵu gối và múa theo lời bài hát. Sau mỗi câu, quản trò hô “vịt què”. Người bị phạt làm động tác gãy cánh và múa tiếp.Chú ý:- Quản trò có thể múa mẫu, cùng hát vỗ tay- Quản trò có thể hô những động tác khó hơn. Ví dụ: “vịt béo”, “vịt xàng xê”- Ai làm đúng, đẹp cho về trước. Ai làm chưa đẹp, tiếp tục phạt trò khác.7. Chú mèo đáng yêuSố người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộngCách phạt: Xếp thành hàng ngang trước tập thể. Tập thể cùng hát bài “Meo meo meo rửa mặt như mèo…”, người bị phạt làm các động tác của chú mèo trong bài hát: rửa mặt, liếm tay,…8. Vịt đẻ trứng vàngSố người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộngCách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do “te te te – vịt đẻ, te te te – vịt ấp, te te te – vịt nở, te te te – vịt bay”.Người bị phạt đứng theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi nghe hát thì hô “cạp cạp cạp…” và làm điệu bộ theo các động tác.- Vịt đẻ: hai tay để sau mông- Vịt ấp: hai tay để trước bụng- Vịt nở: hai tay để trước mặt- Vịt bay: hai tay giang ra hai bên9. Âm vang Tây NguyênSố người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộngCách phạt: Người bị phạt được xếp thành hàng dọc hoặc vòng trònTập thể cùng hát theo nhịp điệu “Cắc cùm cùm, cắc cùm cùm, cắc cum cum cùm cum” (hát nhiều lần từ chậm đến nhanh)Hai tay người bị phạt đứng sau ôm eo người đằng trước, và làm động tác theo nhịp điệu của bài hát như: lắc mông, lắc eo, nhún lên, ngồi xuống, uốn éo,… Khi bài hát dừng chỗ nào, người bị phạt giữ nguyên động tác đó, không được nhúc nhích. Ai nhúc nhích sẽ bị phạt trò khác.10. Chú ếch lông bôngSố người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộngCách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do:“Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.Ngựa ta phi như gió vượt qua đồi núi.Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.Ngựa ta phi như gió vượt qua núi đồi”.Người bị phạt xếp hàng dọc hoặc vòng tròn. Khi bài hát được cất lên người bị phạt làm động tác sau: tập thể xuống tấn, hai tay như đang tưởng tượng cầm dây cương.- Câu 1: đứng yên tại chỗ, hông lắc qua lại- Câu 2: nhảy về phía trước- Câu 3 và 4: giống như câu 1 và 2Khi bài hát được lập lại lần 2 thì nhảy lui
Trò chơi truyền tin kết hợp âm nhạc ( trò này dùng cho các buổi giao lưu giữa các lớp với nhau , trò này mang tính tập thể cao )Số lượng người: Từ 20 người trở lênĐịa điểm: phòng học có 8 dãy bànCách thức:* Bước 1: truyền tin- Nếu phòng học có 8 dãy bàn thì 2 dãy sẽ vào 1 đội- Mẫu tin: gồm 8 mẫu tin khác nhau. Mỗi mẫu tin là 1-2 câu ngắn trong bài hát.8 mẫu tin được ghi trong 8 tờ giấy- Yêu cầu 8 người ngồi đầu bạn lên.Phát cho mỗi người 1 mẫu tin.Trong 10s, yêu cầu 8 người này nhớ.- Sau 10s, yêu cầu 8 người về vị trí ( chưa được truyền tin). KHi có hiệu lệnh " Truyền tin" thì tin mới được truyền bằng cách nói nhỏ vào tay người phía sau.- Người cuối cùng sẽ lên ghi lại mẫu tin lên bảng.- Nếu mẫu tin ko sai, được 10d(nếu địa điểm là sân trường thì yêu cầu đọc to mẫu tin)* Bước 2:đoán tên bài hát- Sau khi ghi mẫu tin hòan tất. Yêu cầu 4 đội đoán và ghi tên bài hát của mẫu tin. 5d cho mỗi cái tên đúng.- Nếu đội nào ko đoán đựơc tên bài hát hoặc đoán sai, thì mấy đội còn lại được quyền trả lời*Bước 3:hát lời bài hát - Tương tự như vậy, các đội lên hát lời bài hát trong mẫu tin.Nếu hát ko được thì các đội khác được quyền hát. Và 5d cho mỗi 1 mẫu tin hát đúng.
TIẾP NỮA LÀ LÀM ĐÚNG CÁC "CẠNH" Ở TẦNG 3.XOAY TỚI XOAY LUI SẼ CÓ 2 "CẠNH" ĐÚNG Ở LIÊN TỤC NHAU HOẶC ĐỐI DIỆN NHAU.Trường hợp 1:LẬT MẶT SAU THÀNH MẶT TRƯỚC (MẶT XANH LỤC VẪN Ở BÊN TRÊN)Công thức:"Phải"-"dưới"-"dưới"-"Phải"-"Phải"-"Phải"-"dưới"-"Phải"-"dướ i"-"Phải"-"Phải"-"Phải"-"dưới". Sẽ ra bốn cạnh tầng 3 đúng.Trường hợp 2:Đưa mặt đỏ ra làm mặt chính diện (Mặt xanh lục vẫn ở trên)Công thức: Như trên.Sẽ ra trường hợp 1.Làm công thức theo trường hợp 1 là xong.GÓC ĐÚNG VỊ TRÍ LÀ hình lập phương nhỏ ờ 1 góc nào đó có 3 màu giống với 3 màu trung tâm. CÓ THỂ ĐÚNG THỨ TỰ MÀU HAY KHÔNG CŨNG ĐƯỢC, KHÔNG QUAN TRỌNG.Công thức chữ U:"Phải"-"dưới"-"dưới"-"dưới"-"Phải"-"Phải"-"Phải"-"dưới"-"Trái"-"dưới"-"dưới"-"dưới"-"phải"-"dưới"-"Phải"-"Phải"-"Phải"-"trái"-"trái"-"trái".CÁCH LÀM:- Tìm ít nhất 1 góc đúng vị trí(Lưu ý: LÚC NÀY DO CÁC CẠNH ĐÃ ĐÚNG MÀU NÊN KHÔNG ĐƯỢC XOAY MẶT "DƯỚI" ĐỂ TÌM "GÓC ĐÚNG VỊ TRÍ" mà chỉ cầm cả cục rubic mà tìm, không xoay cái gì hết.- Nếu không có làm công thức chữ U từ 1 -> 2 lần sẽ có 1 góc đúng vị trí.- ĐỂ "góc đúng vị trí" ở bên dưới tay phải (Như hình vẽ) làm công thức chữ U từ 1->3 lần sẽ được cả 4 góc đúng vị trí.GIỜ CHỈ CÒN LÀM ĐÚNG CÁC MÀU Ở CÁC GÓC LÀ XONG:SỬ DỤNG CÔNG THỨC TÌM CẠNH VÀ CÔNG THỨC NGHỊCH ĐẢO CỦA NÓ LÀ XONG:CÔNG THỨC 6 MẶT:"Phải"-"dưới"-"dưới"-"Phải"-"Phải"-"Phải"-"dưới"-"Phải"-"dướ i"-"Phải"-"Phải"-"Phải"."Trái"-"dưới"-"dưới"-"Trái"-"Trái"-"Trái"-"dưới"-"dưới"-"dướ i"-"trái"-"dưới"-"trái".KHI ĐỂ RUBIC ĐÚNG NHƯ HÌNH VẼ, KHI LÀM CÔNG THỨC 6 MẶT XONG, HAI MÀU XANH DƯƠNG SẼ NHẢY XUỐNG DƯỚI, LÀM TƯƠNG TỰ VỚI CÁC MẶT KHÁC SẼ RA 6 MẶT.TRƯỜNG HỢP XUI XẺO LÀ KHÔNG TÌM THẤY MẶT BÊN NÀO CÓ 2 MÀU XANH DƯƠNG NHƯ HÌNH VẼ THÌ TÌM MẶT BÊN NÀO CÓ 1 MÀU XANH DƯƠNG CŨNG LÀM RỒI TÌM TIẾP LÀ XONG. (TRƯỜNG HỢP HAY XUẤT HIỆN LÀ 2 GÓC ĐỐI DIỆN ĐÚNG MÀU, 2 GÓC CÒN LẠI SAI MÀU)CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG, NHANH PHÁ KỶ LUẬT THẾ GIỚI (11s5, hehe)Lưu ý: đây là công thức cơ bản, còn 1 số công thức rút gọn khác để làm nhanh hơn. bạn có thể tự tìm hiểu thêm về các công thức CHỮ U, 6MẶT (góc, cạnh di chuyển ra sao) bằng cách xoay được 6 mặt xong, xoay công thức đó bạn sẽ phát hiện các mặt dịch chuyển thế nào rồi từ đó chế các công thức rút gọn cho mình.
File đính kèm:
- TRO CHOI TRONG LOP VUI NHON.doc