Một số tư liệu phục vụ dạy học Lịch sử Lớp 11 chương trình THPT phân ban

1.Việc xử tử Vua Lu-i XVI (21 - 1 - 1793)

Sau khi chính quyền chuyển sang phái Gi-rông-đanh, nền cộng hoà được thiết lập. Vấn đề xét xử Lu-i XVI được đặt ra. Trong việc nghị tội nhà vua ở Quốc hội, tuy có một số người phản đối việc xét xử là không hợp pháp, song nhiều người đã kết tội Lu-i XVI đã tiến hành chiến tranh với nhân dân, là kẻ thù của nhân dân ngày 20-11-1792, người ta đã phát hiện chứng cứ về tội ác của nhà vua về việc bí mật liên hệ với bọn người lưu vong ở nước ngoài và bị xử tử.

Ngày 21-1-1793, nhà vua bị đưa đến nơi hành hình. Hôm ấy trời mưa, dọc đường giới nghiêm cẩn mật.

Nơi hành hình là quảng trường cách mạng. Đài xử tử được đặt trên cao, chung quanh có quân lính canh phòng, 10h10 phút, Lu-i XVI đưa lên đoạn đầu đài và bị xử tử. Quần chúng vui mừng và hô to “Quốc dân muôn năm!”.

 2. Mác tại phiên họp của Đồng minh những người cộng sản

C. Mác và Ph. Ăng-ghen có quan hệ với các tổ chức công nhân ở nhiều nước, nhưng đặc biệt chú ý đến việc đoàn kết và cải tạo nhóm “Liên minh của những người chính nghĩa”, thành lập năm 1836. Tổ chức này chủ yếu gồm công nhân, những người làm nghề thủ công và một số trí thức, nhưng một số người lãnh đạo có những quan điểm sai lầm về “chủ nghĩa cộng sản bình quân”, về chủ trương “tài sản chung, hưởng thụ chung”.

Tháng 6-1847, Đồng minh những người chính nghĩa “triệu tập phiên hội nghị đại biểu tại Luân đôn” theo đề nghị của C. Mác và Ph. Ăng-ghen.

Năm 1847, Đại hội lần thứ hai của Đồng minh những người cộng sản họp ở Luân Đôn, có sự tham dự của Mác và Ăng-ghen, thông qua điều lệ của Đồng minh.

Tháng 2-1848, thông qua cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản họp ở Luân Đôn, dưới hình thức một bản tuyên ngôn

 

doc56 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số tư liệu phục vụ dạy học Lịch sử Lớp 11 chương trình THPT phân ban, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang Phòng giáo dục trung học ................................................ Một Số tư liệu phục vụ dạy học lịch sử lớp 11 chương trình THPT phân ban ........................... Bắc Giang, tháng 12 năm 2007 Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang Phòng giáo dục trung học ................................................ Hướng dẫn sử dụng kênh hình Sách giáo khoa lịch sử lớp 11 THPT phân ban Chương trình nâng cao ........................... Bắc Giang, tháng 10 năm 2007 Tư liệu lịch sử 11 Tư liệu tham khảo 1.Việc xử tử Vua Lu-i XVI (21 - 1 - 1793) Sau khi chính quyền chuyển sang phái Gi-rông-đanh, nền cộng hoà được thiết lập. Vấn đề xét xử Lu-i XVI được đặt ra. Trong việc nghị tội nhà vua ở Quốc hội, tuy có một số người phản đối việc xét xử là không hợp pháp, song nhiều người đã kết tội Lu-i XVI đã tiến hành chiến tranh với nhân dân, là kẻ thù của nhân dân ngày 20-11-1792, người ta đã phát hiện chứng cứ về tội ác của nhà vua về việc bí mật liên hệ với bọn người lưu vong ở nước ngoài và bị xử tử. Ngày 21-1-1793, nhà vua bị đưa đến nơi hành hình. Hôm ấy trời mưa, dọc đường giới nghiêm cẩn mật. Nơi hành hình là quảng trường cách mạng. Đài xử tử được đặt trên cao, chung quanh có quân lính canh phòng, 10h10 phút, Lu-i XVI đưa lên đoạn đầu đài và bị xử tử. Quần chúng vui mừng và hô to “Quốc dân muôn năm!”. 2. Mác tại phiên họp của Đồng minh những người cộng sản C. Mác và Ph. Ăng-ghen có quan hệ với các tổ chức công nhân ở nhiều nước, nhưng đặc biệt chú ý đến việc đoàn kết và cải tạo nhóm “Liên minh của những người chính nghĩa”, thành lập năm 1836. Tổ chức này chủ yếu gồm công nhân, những người làm nghề thủ công và một số trí thức, nhưng một số người lãnh đạo có những quan điểm sai lầm về “chủ nghĩa cộng sản bình quân”, về chủ trương “tài sản chung, hưởng thụ chung”. Tháng 6-1847, Đồng minh những người chính nghĩa “triệu tập phiên hội nghị đại biểu tại Luân đôn” theo đề nghị của C. Mác và Ph. Ăng-ghen. Năm 1847, Đại hội lần thứ hai của Đồng minh những người cộng sản họp ở Luân Đôn, có sự tham dự của Mác và Ăng-ghen, thông qua điều lệ của Đồng minh. Tháng 2-1848, thông qua cương lĩnh của Đồng minh những người cộng sản họp ở Luân Đôn, dưới hình thức một bản tuyên ngôn 3. Cuộc họp đại biểu lần đầu tiên của Quốc tế thứ nhất tại Giơ-ne-vơ Trong thời gian tồn tại (từ tháng 9-1964-7-1876), Quốc tế thứ nhất đã tiến hành 5 đại hội, các đại biểu của các tổ chức thuộc Quốc tế thứ nhất họp Đại hội ở Giơ-ne-vơ năm 1866. Tại Đại hội, các đại biểu đã thảo luận các vấn đề về hợp tác xã công hội, lao động phụ nữtại đây đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt chống những luận điệu sai trái, chủ trương chế độ hợp tác có thể đi theo con đường hoà bình có thể cải tạo chứ không thể tiêu diệt chế độ tư bản chủ nghĩa mà điều quan trọng là phải đấu tranh giành chính quyền về tay vô sản. 4.Thời niên thiếu của Các Mác Các Mác (Kark Marx) sinh ngày 5/5/1818 ở thành phố Tơriơ thuộc vùng Rênani, nước Phổ. Rênani là một tỉnh công nghiệp tiên tiến ở gần biên giới Pháp - Đức, năm 1794, bị sát nhập vào nước Pháp cách mạng và ba năm trước khi Các Mác ra đời thì tỉnh này lại trở thành một tỉnh của nước Phổ phong kiến. Thành phố Tơriơ nằm trong một thung lũng rất đẹp và phì nhiêu của con sông Môđen, giữa những khu vườn cây ăn quả và những vườn nho, là thành phố cổ kính có quá khứ rực rỡ bắt đầu từ thời đế chế La mã. Gia đình Các Mác sống trong một ngôi nhà ba tầng xinh xẵn, sạch sẽ, có nhiều cửa sổ nhìn ra ngoài đường. ông thân sinh của Các Mác - Herich Mác - là một trí thức Do Thái, con một vị pháp sư Do Thái uyên bác. Ông không muốn đi theo con đường của cha mình, đã quyết định cải đạo từ Do Thái giáo sang đạo Tin lành của Luthơ. Không phải vì ông thích đạo này hơn đạo kia, mà chỉ là để con cái được đi học và trở thành người có học vấn. Người Do Thái thời bấy giờ thường rất khó thành đạt, vì họ không được học hành, nên chỉ có thể làm nghề buôn bán, thủ công hay nhà thần học Do Thái. Vì sự bất đồng ý kiến với cha, ông Herich mác buộc phải dời khỏi nhà cha mẹ và tìm cách tiến thân trong cảnh nghèo nàn, túng bấn, khổ cực. Bằng nghị lực phi thường của mình, Herich Mác đã tốt nghiệp Đại học Luật, rồi làm luật sư, cố vấn tư pháp. ông có tư tưởng tiến bộ, say mê đọc các tác phẩm của các nhà triết học ánh sáng Pháp và tham gia phong trào chống bọn phản động ở đây. Mẹ của Các Mác là Henrietta Mác, họ Prếtbuốc, con gái của một vi pháp sư Do Thái uyên bác. Bà là một người vợ và người mẹ tận tuỵ, yêu thương chồng còn, cần kiệm và rất lo lắng đến tương lai của con cái, vì thế bà đã theo gương chồng đi theo đạo Tin lành. Đối với một người đàn bà nội trợ Đức, như người ta thường nói thời bấy giờ, có bốn đức tính: concái, nhà thờ, bếp núc và quần áo. Bà Henrietta đúng là mẫu người như vậy. Ông bà Herich Mác có bốn con trai và năm con gái. Các Mác là con thứ ba, được bố mẹ quý nhất, vì cậu thông minh và năng động. Các Mác nói với cha tất cả những điều mình nghĩ, không chút giấy giếm. Còn Herich Mác thì không bao giờ cau có mắng mỏ con, mà lúc nào cũng tìm hiểu con một cách âu yếm. Là một nhà tư tưởng tiến bộ, ông thấy trong ý kiến của con có chung tư tưởng với mình. Ông không hề nghĩ rằng con thân yêu của ông sẽ trở thành một nhà cáchmạng lớn, nhưng ông tin rằng con ông sẽ không đến nỗi vô ích cho xã hội. Thuở nhỏ, Các Mác sống hạnh phúc giữa cha mẹ và các anh chị em. Gia đình dư dật, nhưng vẫn sống giản dị và cần cù lao động. Các Mác là một cậu bé có nghị lực lớn và rất nhanh trí. Gần thành phố có một ngọn đồi, Các (gọi theo tên lúc nhỏ của Các Mác) thường cùng các chị ra chơi ở đấy. Các bắt các chị làm ngựa cưỡi và bắt phi nước đại lên đỉnh đồi. Sau đó, Các làm một thứ "bánh ngọt" bằng nắm bột bẩn với đôi bàn tay còn bẩn hơn nữa để khao các chị. Nhưng các chị vẫn không giận và chiều theo ý Các để được nghe kể chuyện cổ tích. Từ bé, Các đã có biệt tài về kể chuyện cổ tích. Bạn bè vừa yêu Các, vừa có ý nể Các. Trong trò chơi nào, Các cũng là người dẫn đầu vui vẻ, nhưng khi có việc không đồng ý thì Các cũng tỏ thái độ phản đối ngay. Năm 1830, Các Mác vào học ở trường Trung học thành phố Tơriơ. So với các bạn cùng lớp, Mác ít tuổi hơn, nhưng lại học rất giỏi. Kỳ thi từ lớp Đệ tam lên Đệ nhị (trường trung học có bốn lớp từ Đệ tứ đến Đệ nhất), Mác được khen về môn Cổ ngữ (tiếng Hy Lạp và Latin); trong lớp đệ nhất, Mác lại được khen về tập làm văn tiếng Đức. Ngay tại trường học này, Mác đã biểu lộ quan điểm và thái độ của mình. Trong một bài luậnlàm tại lớp, đầu đề là: "Suy nghĩ của một thanh niên trong việc chọn nghề", Mác đã viết: " Chúng ta có thể chọn nghề nào đem lại cho chúng ta phẩm chất cao quý nhất, dựa trên những tư tưởng mà chúng ta hoàn toàn tin chắc vào sự đúng đắn của nó, nghề nào mở ra một phạm vi hoạt động rộng lớn nhất cho nhân loại .". Nhận thức về cuộc sống của cậu học sinh mười bảy tuổi này sẽ theo đuổi suốt cuộc đời cách mạng Các mác. ở trường Trung học có nhiều giáo viên tiến bộ, hoạt động sôi nổi trong phong trào chống chính phủ. Chính quyền thành phố đã bố trí một số giáo viên phản động để theo dõi và tố giác các giáo viên và học sinh về mặt chính trị. Khi tốt nghiệp trung học, Mác đã tỏ ra là người có dũng khí, tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các thầy giáo của mình, nhưng đã cự tuyệt không đến chào từ biệt những giáo viên phản động, tay sai của cảnh sát. Năm 1835, sau khi đậu tú tài, Các Mác vào học khoa Luật tại trường Đại học Bon; nhưng học xong năm thứ nhất, cha Mác lại nhất quyết chuyển Các sang học tại trường Đại học Beclin, thủ đô của vương quốc Phổ để có điều kiện học tập tốt hơn. Các Mác rất chăm chỉ học tập, ngoài khoa Luật, Mác còn ghi tên học ở khoa văn học, Lịch sử và Triêt học. Để được tiếp xúc với các nhà bác học nổi tiếng ở thủ đô, Mác đã ghi tên tham gia vào câu lạc bộ tiến sĩ. Năm 1841, mới 23 tuổi, Mác đã tốt nghiệp Đại học với bằng tiến sĩ triết học ới bản luận án về triết học Hi lạp cổ đại "Sự khác biệt giữa triết học tự nhiên của Đêmôrit và triết học tự nhiên của Êpicua, mà đến cả những học giả tiến bộ nhất ở Đức cũng chưa dám viết. Một số bạn bè của Mác đã khuyên Mác nên rút bỏ những chỗ có ý "châm chọc" những giáo sư theo đuổi chính phủ nhà vua và giáo hội. Nhưng Mác không thay đổi quan điểm của mình, ông đã quyết định gửi bản luận án của mình ra ngoài. Tháng 4/1841, Các Mác đã bảo vệ luận án ở trường đại học Lêna, Hội đồng khoa học đã nhất trí công nhận Các Mác đạt danh hiệu tiến sĩ triết học. Tưởng chừng như mọi việc đã ổn. Mác sẽ kiếm được công ăn việc làm ổn định và cưới Gienny. Nhưng chính phủ phản động Phổ đã ngăncản không cho con người "nổi loạn" Các Mác được dạy học ở trường đại học hay bất cứ công việc gì trong ngạch nhà nước của vương quốc Phổ. Năm 1838, cha Mác qua đời, mẹ của Mác nắm tài sản gia đình, nghe theo những lời gièm pha của các bà bạn trong giới "tai mắt" của thành phố, đã không cho hưởng phần gia tài nếu không chịu chọn con đường công danh như bà mong đợi. Các Mác đã kết thúc thời niên thiếu của mình trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. 5. Mối tình giữa Mác và Gienny Gienny phôn Vétphalen sinh ngày 12/2/1814 ở thành phố Danxveden. Bà là dòng dõi nam tước Phôn Vétphalen, thuộc tầng lớp quý tộc cao nhất ở vương quốc Phổ. Ông cụ thân sinh ra bà, nam tước Lútvich Phôn Vétphalen là cố vấn chính phủ hoàng gia Phổ. Tuy dòng dõi quý tộc, nhưng khác với đa số những người thuộc giai cấp mình, ông có tư tưởng rộng rãi và uyên bác. ông đọc được các thứ tiếng Hi Lạp, Latinh, Pháp, Anh và Tây Ban Nha, am hiểu và ưa thích văn học. Bà cụ thân sinh ra Gienny, Carôlina Hâyben, người vợ thứ hai của ông Lútvich phôn Vétphalen, là một người đàn bà giản dị, chân thành, hoàn toàn chỉ để ý đến việc chăm lo, săn sóc chồng con. Năm 1816, gia đình Gienny dọn đến Tơriơ, khi đó cô bé Gienny mới lên hai. Cô luôn luôn coi nơi này mới thực sự là quê hương của mình. ngôi nhà xinh đẹp của bố mẹ Gienny có một khu vườn lớn, nằm ở khu phố đông đúc của những người giầu có. Tiền lương của quan cố vấn chính phủ hoàng gia Phổ Lútvich phôn Vétphalen khá cao và gia đình sống khá giả. Quan cố vấn tư pháp Herich Mác là bạn thân của cha Gienny. Bọn trẻ của hai nhà cùng lớn lên, cùng chơi đùa trong khu vườn của gia đình Vetphalen hay chạy lên chơi trên ngọn đồi gần nhà. Đám trẻ nhỏ đó gồm có Gienny, Etga (em Gienny), Các Mác và các chị em của Các Mác. Sau khi chơi đùa xong, bọn trẻ nhà Mác là những vị khách thường xuyên ở ngôi nhà của gia đình Vetphalen. Cha của Gienny thường đọc thuộc lòng những bài ca của Hôme và nhiều màn kịch của Sêcẽpia cho bọn trẻ nhà ông và Mác nghe. Năm mười hai tuổi, Các Mác và Etga phôn Vétphalen (em của Gienny) bắt đầu tới trường Trung học ở Tơriơ, còn Gienny mười sáu tuổi (Gienny hơn Mác 4 tuổi) cũng bắt đầu bước vào giới thượng lưu, thường xuyên tham gia những buổi khiêu vũ, hoà nhạc,diễn kịch trong những tối dạ hội hay những cuộc đi chơi tập thể ra vùng ngoại ô. Là con gái của một gia đình phong lưu và danh giá, hơn nữa lại thuộc giới quý tộc, cô luôn luôn được những chàng trai quý tộc thượng lưu, hào hoa bao quanh. Người ta gọi cô là "Cô gái đẹp nhất thành Tơriơ", "Nữ hoàng của các vũ hội". Nhưng cuộc sống hào nhoáng của giới thượng lưu không thu hút cô. Với tính thẳng thắn và óc phê phán đặc biệt, cô đã thấy tính tham lam khéo được che đậy và sự khao khát quyền hành, tính giả dối và tính hiếu danh, sự trống rỗng tầm thường và tính ngạo mạn đần độn của những người thuộc giới mình; cô từ chối tất cả những lời "cầu hôn" của các thanh niên quý tộc, quan chức sang trọng và thương nhân giầu có. Năm mười bảy tuổi, Các Mác tốt nghiệp trường Trung học ở Tơriơ, phải vào học ở trường đại học Bon. Các Mác bấy giờ đã cao lớn hơn hẳn lên, không chỉ trưởng thành về tầm vóc, mà phát triển cả về trình độ tư duy, vượt xa những người cùng thế hệ. Gienny cảm thấy sự chênh lệch về tuổi tác (cách nhau 4 tuổi), không còn đáng kể nữa. Hai người đã kết thân với nhau, yêu nhau thắm thiết và rất ý hợp tâm đầu về những quan điểm chung. Một năm sau, Các Mác trở về Tơriơ để nghỉ hè trong ngôi nhà của cha mẹ mình. Các và Gienny đã hứa hôn với nhau, khi đó Các mười tám tuổi và Gienny hai mưới hai. Mối quan hệ giữa Các và Gienny rất xa lạ đối với giới thượng lưu của xã hội thời đó, vì vậy lúc đầu họ phải giấu kín việc đó. Các chỉ giám thổ lộ điều bí mật đó với cha và chị Xôphi của mình. Đó là niềm an ủi và là chỗ dựa cho Gienny để cô đấu tranh với những người cản trở hạnh phúc của cô (trong đó quyết liệt nhất là người anh cùng bố khác mẹ của cô - Phécđinan phôn Vðcphalen, sau này làm Bộ trưởng nội vụ vương quốc Phổ). Cuối cùng, gia đình Gienny đã phải chấp nhận lời cầu hôn của Các Mác, vì cha mẹ cô hiểu con gái họ thà chết chứ không chịu từ chối người bạn mà mình đã lựa chon. Nhưng Các Mác và Gienny phải đợi bẩy năm nữa thì họ mới được thành hôn. Bốn năm sau ngày hứa hôn, năm 1841, Các Mác nhân bằng tiến sĩ ở trường đại học Iêna: năm đó Các Mác 23 tuổi và Gienny 27 tuổi. Khi đó Mác có ý định làm giảng viên ở trường đại học Bon: rồi sẽ kết hôn với Gienny. Nhưng kêư hoạch của Mác bị vỡ, vì chính phủ phản động ở Phổ không cho Mác giảng dậy ở trường đại học. Trở về Tơriơ, Mác đã phối hợp với một nhóm đại biểu của giai cấp tư sản tự do ở Côlônhơ chuẩn bị phát hành tờ Báo Rênani. Năm 1942, Mác đến Côlônhơ, bắt đầu làm cộng tác viên chính, sau được chỉ định làm chủ bút tờ Báo Rênani . Báo Rênani đã tấn cộng chế độ phản động một cách ác liệt và dũng cảm chưa từng thấy ở nước Phổ. Tờ báo chỉ tồn tại được hơn một năm, Chính phủ phản động ở Phổ đã ra lệnh cấm phát hành. Các Mác nhận thấy không thể sống ở Đức được nữa, mà phải sinh sống ở nước ngoài để có điều kiện mạnh hơn cho cách mạng Đức. Mác liên hệ với bạn bề ở Pari (Pháp), thu xếp xuất bản tập san Niên giám Pháp - Đức. Khi việc thu xếp đã ổn thoả, Mác mới quyết định tổ chức lễ cưới vứi Gienny. Sau đó , hai vự chồng sống lưu vong. Ngày 16-9-1843, lễ cưới của Mác và Gienny được tiến hành giản dị ở thị trấn Craixnác, nơi Gienny cùng mẹ đã chuyển tới sau khi bố mất, họ hành xa lánh. Sau đó , hai người tiến hành một cuộc du lịch nhỏ dọc theo sông Rainơ, trước khi rời nước Đức. Từ đây, họ mãi mãi sát cánh bên nha. 6. Tình bạn vĩ đại và cảm động giữa Mác và Enghen Cuối năm 1843, Các Mác và Gienny Mác sống ở Pari. Mác làm chủ bút tờ Niên giám Pháp - Đức . Một ngày đầu năm 1844, trong khi soạn những bức the và bài báo giủ đến cho toà soạn, Mác chú ý đến bản thoả bài “Góp phần phê phán chính trị kinh tế học” Từ Manchextơ (Anh) gửi đến, tác giả là Phriđríc Enghen. Mác đã say sưa đọc bản thảo một mạch từ đầu đến cuối và rất vui mừng vì tác giả có quan điểm giống như mình. Từ đó, hai người thường xuyên trao đổi thư từ với nhau và có lúc cả hai ngạc nhiên vì thấy cùng ý nghĩ. Nhăng họ hầu như chưa biết nhau. Cuối thánh 11-1842, Enghen trên đường sang Manchextơ (Anh), qua Côlonhơ (Đức), đến toà sạon báo Rênani gặp Các Mác . Mheng lần gặp gỡ ấy quá nhgwns ngủi, hai người chưa hiểu nhau được bao nhiêu. Cuối tháng 8-1844, Enghen từ Lôn đôn tới Pari sống bứi Các Mác trong mươì ngày. Hai ông soạn thảo luận với nhau nhiều vấn đề và hoàn toành nhất trí với nhau. Cuộc gặp gỡ đó mở đầu cho thời kỳ cộng tác lâu dài trong sự nhgiệp đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản của hai người. Phriđríc Enghen sinh ngày 28-11-1820 (kém Các Mác hai tuổi) troang một gia đình chủ xưởng giầu có ở thành phố Bácmen, nước Phổ. Theo ú nguyện của người cho là đào tạo cậu con út thành một nhà kinh doanh thành tọ và giàu có, Enghen phải bỏ dở việc học ở trường Trung học để về làm thư ký hãng buôn. Hàng ngày thấy rõ sự bần cùng của những người thợ, sự bóc lột tàn nhẫ và sự giả nhân giả nghĩa của bọn chủ xưởng, Enghen căn ghét chảu nhgiã tư bản và chế độ chuyên chế cảu nhà nước Phổ. Năm 1841, Enghen đến Bðclin làm nghĩa vụ quân sự. Tuy khống thể phù hpợp được với cảnh dinh hoạt gò bó của trại kính Phổ, nhưng Enghen vẫ nghiên cứu nghệ thuật quân sự hết sức rõ ràn. về sau, Enghen viết nhiều công ntrình bàn về các vấn đề quân sự và trong gia đình Các Mác thường gọi đủa ông là “Đại tướng”.Tuy luyện tập quân sự vất vả, nhứng Enghen vẫ dành những thì giờ nhàn rỗi ít ỏi để đi dự thính nhữg buổi giảng vài ở trường đại học Bðclin, tham gia câu lạc bộ Tiến sĩ (Nơi cách đâu không lâu, Các Mác thường lui tới) và tiếp xúc với phái “Hêngen trẻ”. Ngay nhẽng ngày đầu đến Bðclin, Enghen đã được nghe nói nhiều về Các Mác, “sự thâm thuý cùng cực của nhà triết học – như một người bạn của Enghen nói với ông - được kết hợp cao trào phúng hết sức sắc sảo, anh cứ tưởng tượng Rutxô, vônte, Hônbắc, Letxinh, hainư vả Hêghen cuàng kết hợpp lại troang một người, tôi nói là kết hợp, chú không phải trộn lẫn vào nhau, anh sẽ có được tiến sĩ Mác”. Vì thế, sau khi hết hạnh tại ngũ, tháng 11-1842, Enghen đã ghé qua Côlônhơ, gạp Các Mác ở phòng chru báo Rênani. Cuối năm 1842, Enghen được cha ông phái sang Manchextơ (Anh) để làm việc với tư cách là một nhân viên thoụuc hãng của cha ông. Manchextơ là một trung tâm công nghệ đệt lớn của nước Anh. Trái bới ý nhgĩ của cha ông muốn biế ông thành chủ xưởng, Enghen quyết định tìm hiểu đời sống của những người lao động. Ba nưm sau, công trình nghiên cứu của Enghen ra đời : “Tình cảnh gia vấp công nhân Anh!”. Bằng những chứng cớ sinh động của cuộc sống và những tài liệu phong phú của chính quyền tư sản, Enghen đá vẽ lên bức tranh hiện thực của cụôc đời những người lao động. Qua đó, ông đươcị coi lf người đâùy tiên phát hiện sự mạng lịch sử vĩ ddaij của giai cấp công nhân trong công cuộc đấu tranh giải phóng lao động, xây dựng xã hội mới không có áp bức, bóc lột. Sau cuộc gạp gỡ mười ngày, Mác và Enghen trở thành hgai nghwời bạn chí tân và hết lòng cộng tác với nhau trong hoạt động sáng tạo lí luận về chủ nghĩa xã hội khoa học và lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân . Các chính phủ pảnh đọng châu Âu luôn luôn theo dõ , kiểm soát và trục xuất Các Mác . Nghèo túng và bệnh tật thường xuyên ám ảnh cuộc sống của gia đình Mác, Enghen, người vẫ căm ghét lối sống tư bản chả nghĩa , không thể dung hoà với tư tưởng cộng sản chủ nghĩa của ông, đac phải quay lại làm thư ký hãng buôn của cho ông ở thành phố Manchextơ (Anh) troang suôta hai mươi năm (1850-1870) để có tiền giúp đơc bạn. Không có sự “hi sinh” của Phriđríc Enghen thì Mác không có điều kiện để hoàn thành tác phẩm lú luộn vĩ đại cảu cách mạng vô sản – Bộ Tư bản (quyển thư nhất được xuất bản vào thánh 9-1867), quyển sách đượ coi như “quả đại bác dữ dội nhất băn vào đầu bọn tư sản”. Sau khi Mác qua đời (4-3-1883), Enghen đảm nhận trách nhiệm vẻ vang và nặng nề trong việc lãnh đại phong trào cách mạng vô sản quốc tế. Ông nhận trách nhiệm hoàng thành xuất bản công trình đồ sộ Tư bản của Các Mác , trong hơn 10 năm (quyển II xuất bản năm 1885 và quyển III năm 1894). Nói về tình bạn giữa Mác và Enghen, V.I. Lênin viết: “những truyện cổ tích thường kể lại những tấm gương cảm động về tình bạn. Giai cấp vô sản châu Âu có thể nói rằng ;Khoa học của mònh là tác phẩm sáng tạo của hai nhà học giả kiêm chiến sĩ mà tinàh bạn đã vượt xa tất cả những gì là cảm động nhất troang truyền thuyết cảu đời xưa”. Là con người hết mực khiêm nhường, Enghen thường nói: “Khi Mác còn sống, tôi vẫn là câu đàn violông thứ hai bên cạnh Mác”. Sự anghiệp cảu Mác và Enghen thật vĩ đại, sự nghiệp ấý lại được tô điểm bởi tình bạn đẹp đẽ và cảm động giữa hai người 7. Công Lao của Ph.Enghen trong việc xuất bản quyển II và III bộ “Tư bản” của Các Mác Mác qua đời (4-3-1883) đã khiến Enghen vô cùng đau đớn. Bạn bè thấy sức khoả cảu ông ngày một yếu đi, khuyên ông nên đi du lịch một thời gian. Nhưng Enghen quyết định ở lain Lôn Đôn chỉnh lí mấy tập tiếp của bộ Tư bản (quyển I dã xuất bản năm 1867). Ông cho rằng đây là hành động hoài niệm thiết thực nhất đối với ngưpì bạn đã qua cố, đồng thời còn là tráh nhiệm không thể chối từ. Mấy ngày sau, trong phòng làm việc của Mác, Enghen xếp cẩn thânh thành từng trồng những quấn vở ghi, những tờ giấy, bản kê, chi chít nét bút xanh đỏ do Mác viết. Trước khi xếp vào chồng nào, ông lại đọc qua một lượt. Cuối cùng ông đã tìm ra bốn bản thảo “Lưu thông tư bản”, đó là vốn biến dạng của bản thảo viết cho tập II bộ Tư bản. Enghen kiểm tra lại đố trang. Mỗi biến dạng của bản thảo gồng hơn một nghìn trang. Muốn chỉnh lí những bản nháp này, tât nhiên phải bỏ ra rất nhiều công sức, nhứng Enghen văn say mê. Ông xếp công đang viết dở cuốn “Phép biến chứng của tự nhiên” lại, tập trung toàn bộ sức lực vào công việc này. Bước đầu viêt công việc của Enghen là nhận biết các dấu chữ trong bản nháp của Mác, đồng thời viết lại. Đây là công việc vưa nất công sức, vừa nất thời gian, không một người nào khác có thể làm được, như lời ông viết trong một bức thư gửi cho người bạn: “Vì trong số những người còn sống (có lẽ ông ám chỉ Gienny Mác đã mất từ tháng 12-1881 - NS) chỉ có tôi mới nhận biết được loại bút tích này và cách viết tắt của từng chữ và toàn bộ câu”. Lúc bấy giờ, Enghen đã là một ông già 63 tuổi, nhưng vẫn làm việc không kể ngày đêm. Cuối cùng, ông lâm bệnh. Bác sỹ cấm ông không làm việc vào ban đêm. Về sau đến ban ngay, ông cũng bị cấm làm việc. Ông không thể ngồi viết được, phải thuê một người thư ký cứ mỗi ngày từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều đến ghi chép, còn ông nằm trên ghế sôpha đọc bản nháp. Buổi tối ông thẩm tra lại những bản ghi chép của người thư kí. Sau khi các bản nháp của Mác được chép lại, Enghen tiến hành bổ sung, chỉnh lý, sau đó phân chương mục, đóng lại thành tập. Sau gần hai năm nỗ lực, tháng 2 năm1885, bản thảo quyển II bộ Tư bản đã chỉnh lí xong. Enghen bọc cẩn thậh những chương cuối cuang cảu quyển II bộ Tư bản, gửi bưu điện đến nhà xuất bản Ôttô Maixne, thanh phố Hămbua (Đức). Ngày hôm sau, Enghen lại ngồi vào bàn, trước mặt ông lại là những trang giấy chi chít nét chữ của Mác. Khi chỉnh lí quyển III bộ Tư bản , Enghen kại càng gặp khó khăn hơn. Mác khi viết quyến này đã bị rất nhiều bệnh, nên một sô chương tiết chỉ viết đại ý hoặc để kại một số tài liệu, thậm chỉ viết được tiêu đề chương tiết mà thôi. Enghen phải sắp xể lại và bổ sung tài liệt, đồng thời căn cứ vào ý trưởng của Mác mà viết tàon bộ những chương, tiết chỉ mới có đề mục. Enghen vốn dự định sau khi quyển II ra mắt bạn được một năm, sẽ xuất bản tiếp quyển III. Nheng công việc qua khó khăn, lại thên nhiều hoạt doọng đoàn thể mà ông không thể không tham gia và góp ý kiến, nên mãi đến năm1894, quyển III mới được xuất bản. Như vậy là để chính lí và xuất bản những di cảo quý báu mà Mác để lại, Enghen đã bổ công 12 năm ròng rã. Đó là sự chi viện về lý luận vộ cùng to lớn đối với phong trào công nhân thế giới. Bản thân Enghen cũng cảm thấy vui sướng với công việc này. Một lần, ông thổ lộ với một người bạn: “Chỉnh lí những di cảo của con người cẩn thận từng chữ như Các Mác cần phải bỏ ra một công sức lớn. Song đó lại là việc mà tôi yêu thích, vì tôi lại đựợc ở bên cạnh người bạn già của tôi”. Qủa là Ph.Enghen đã bỏ ra phần công xức rất lớn để xuất bản quyển II và III bộ Tư bản, nên chỉ thể nói tác phầm này là do Mác và Enghen cùng sáng tạo nên. Khi quyển III bộ Tư bản xuất bản (1894), Enghen đã 74 tuổi, ông vẫn còn mang hoài bão sẽ xuắt bản quyển IV bộ Tư bản. Nhưng đến mùa xuân năm sau, ông bị bệnh viêm thực quản. Mọi công việc đều phải ngưng lại. 11 giờ đêm ngày 5-8-1895, người bạn thân thiêt nhất của Các Mác – Ph. Enghen - đã qua đời. Theo lời di chúc của Enghen, ngày 27-8, mấy người bạn của ông ngồi trên chiếc thuyền con đi ra bờ biển nước Anh, đến một mỏm đá cách bờ đùng hai dăm, thả tro xương của ông xuống biển cả. Đông thời cũng tại bờ biển này, người ta cắm một cột mốc để làm kỉ niệm vĩnh cửu, nơi đã thả di cốt của người thầy vĩ đại, của chủ nghĩa cộng sản, người chiến sĩ kiên cường âur giai cấp vô sản, người đông chí trung kiên và người bạn hết mực khiêm nhường của Các Mác – Phriđríc Enghen. 9 .Công xã Pa-ri Công xã Pa-ri mở cuộc họp các ủy viên công xã tại tòa Thị chính Sau cuộc khởi nghĩa 18-3-1871, cuộc cách mạng vô sản đầu tiên, ban chấp hành Trung ương Quốc dân quân tổ chức cuộc bầu cử Hội đồng công xã- nhà nước kiểu mới - vào ngày 26-3-1871. Hội đồng công xã gồm nhiều Uỷ ban, đứng đầu mỗi Uỷ ban là một uỷ viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn. Mỗi uỷ ban gồm từ 5-8 người. Các cuộc họp của hội đồng công xã thường tiến hành ở toà thị chính rất trang nghiêm. Toà thị chính được xây dựng vào thế kỉ XVI ở trung tâm một quảng trường rộng lớn, trước đó dùng làm nơi hành hình những tù phạm tội bị án xử tử. Toà nhà được xây dựng theo thiết kế của kiến trúc sư Đô-mê-ni-cô đa Coóc-tô-na. toà thị chính là nơi làm việc của cơ quan đầu não của chính quyền thành phố Pari. Toà nhà được kiến trúc theo phong cách thời kì Phục hưng. Ngày 28-5-1871, quân đội chính phủ tư sản phản động, đứng đầu là Chi-e đã phá huỷ ngôi nhà này. toà thị chính được xây dựng lại như ngày nay, được hoàn thành vào năm 1882. “Công trình kiến trúc liên hợp này thực sự uy nghiêm và độc đáo với những sảnh đường khác nhau được che bằng các mái vòm hình tháp cụt và một rừng tượng ở các góc tường. Chí ít ra thì cũng có tới 136 bức tượng nằm trên 4 mặt tiền của toà nhà; và trên dãy nhà còn có một bức tượng Etiênn Marcel. Đó là người cầm đầu các

File đính kèm:

  • docmot_so_tu_lieu_phuc_vu_day_hoc_lich_su_lop_11_chuong_trinh_t.doc