Như chúng ta đều biết, từ khi Huyện Mê Linh tái nhập trở lại với Thủ đô Hà Nội (8/2008) đến nay, vấn đề thi vào THPT ( 2 bộ môn Ngữ văn và Toán) luôn được các thầy, cô giáo, các em học sinh, các bậc cha mẹ học sinh, các cấp các ngành và toàn thể nhân dân quan tâm. Trong hai môn thi (Ngữ văn và Toán), môn Ngữ Văn chiếm ½ tổng số điểm và góp phần quan trọng vào kết quả tuyển sinh đầu cấp của mỗi nhà trường và toàn ngành GD- ĐT.
2. Đề thi vào THPT môn Ngữ văn của sở GD- ĐT Hà Nội đã nhiều năm đề cập tới phần thơ và truyện hiện đại, nhất là thơ và truyện hiện đại lớp 9. Người ta có thể kiểm tra học sinh về phần những thông tin ngoài văn bản; lại cũng đã yêu cầu học sinh phải bộc lộ khả năng cảm thụ tác phẩm văn chương ở những mức độ, những khía cạnh khác nhau như viết một đoạn văn hoặc xây dựng một văn bản ngắn để trình bày một ý kiến của mình về một nhân vật văn học hay một hình tượng văn học nào đó.
3. Xét về nội dung chương trình Ngữ văn THCS hiện hành, phần thơ và truyện hiện đại là một phần quan trọng không thể thiếu trong tổng thể những nội dung được đưa vào giản dạy. Việc giúp HS có được những kiến thức cơ bản về các tác giả, tác phẩm thuộc mảng kiến thức này, bao gồm những thông tin ngoài văn bản, đặc biệt là những thông tin trong nội tại văn bản để từ đó giải quyết yêu cầu đề bài vì thế là một điều hết sức quan trọng và cần thiết.
4. Trên thực tế, khi giảng dạy đơn vị kiến thức này cho HS, phần lớn các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường vẫn còn lúng túng, chưa có được những cách giải quyết tối ưu. Phòng GD- ĐT Mê Linh, trong một số năm nay có chỉ đạo các nhà trường, các cụm trường tổ chức nhiều chuyên đề ôn thi vào lớp 10 THPT song chủ yếu vẫn đừn lại ở việc bàn các vấn đề liên quan đến đoạn văn mà chưa có nhiều chuyên đề bàn luận đến việc ôn tập các tác phẩm văn học, nhất là mảng thơ và truyện hiện đại. Điều này có lí do vừa khách quan, vừa chủ quan; tuy nhiên chính sự thiếu hụt này đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thi vào THPT của các cụm trường trong đó có cụm trường Liên Mạc chúng tôi.
42 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2182 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10 - THPT, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II: NỘI DUNG
A. Những vấn đề chung
B. Nội dung .
I. Giai đoạn 1: Hệ thống lại kiến thức, kĩ năng cho học sinh.
1. Xác định cụ thể những nội dung kiến thức cần ôn, cần hệ thống
2. Hệ thống lại kiến thức, rèn luyện những kĩ năng cần thiết.
II. Giai đoạn 2: Tiếp tục củng cố kiến thức, kĩ năng và luyện đề.
1. Giới thiệu một số loại bài tập theo nội dung ôn tập văn bản
2. Cách làm một số loại bài tập và giới thiệu một số dạng đề thi
2. 1. Dạng bài tập nhận biết……………………..
2. 1. 1. Bài tập giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm……………………………..
2. 1. 2. Bài tập giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm
2. 1. 3. Bài tập nhận xét tình huống truyện……………………………………………
2. 2. Dạng bài tập vận dụng sáng tạo
2. 2. 1. Đoạn văn phân tích một chi tiết quan trọng hay một từ ngữ , hình ảnh đặc sắc trong tác phẩm
2. 2. 2. Đoạn văn phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ
2. 2. 3. Đoạn văn phân tích, cảm nhận về một đoạn thơ, bài thơ. ……………...
2. 2. 4. Đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật.
2. 2. 5. Bài văn nghị luận…………………………………………………………………
C. Giới thiệu giáo án minh họa………………………………………………………
PHẦN III: KẾT LUẬN
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Như chúng ta đều biết, từ khi Huyện Mê Linh tái nhập trở lại với Thủ đô Hà Nội (8/2008) đến nay, vấn đề thi vào THPT ( 2 bộ môn Ngữ văn và Toán) luôn được các thầy, cô giáo, các em học sinh, các bậc cha mẹ học sinh, các cấp các ngành và toàn thể nhân dân quan tâm. Trong hai môn thi (Ngữ văn và Toán), môn Ngữ Văn chiếm ½ tổng số điểm và góp phần quan trọng vào kết quả tuyển sinh đầu cấp của mỗi nhà trường và toàn ngành GD- ĐT.
2. Đề thi vào THPT môn Ngữ văn của sở GD- ĐT Hà Nội đã nhiều năm đề cập tới phần thơ và truyện hiện đại, nhất là thơ và truyện hiện đại lớp 9. Người ta có thể kiểm tra học sinh về phần những thông tin ngoài văn bản; lại cũng đã yêu cầu học sinh phải bộc lộ khả năng cảm thụ tác phẩm văn chương ở những mức độ, những khía cạnh khác nhau như viết một đoạn văn hoặc xây dựng một văn bản ngắn để trình bày một ý kiến của mình về một nhân vật văn học hay một hình tượng văn học nào đó.
3. Xét về nội dung chương trình Ngữ văn THCS hiện hành, phần thơ và truyện hiện đại là một phần quan trọng không thể thiếu trong tổng thể những nội dung được đưa vào giản dạy. Việc giúp HS có được những kiến thức cơ bản về các tác giả, tác phẩm thuộc mảng kiến thức này, bao gồm những thông tin ngoài văn bản, đặc biệt là những thông tin trong nội tại văn bản để từ đó giải quyết yêu cầu đề bài vì thế là một điều hết sức quan trọng và cần thiết.
4. Trên thực tế, khi giảng dạy đơn vị kiến thức này cho HS, phần lớn các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường vẫn còn lúng túng, chưa có được những cách giải quyết tối ưu. Phòng GD- ĐT Mê Linh, trong một số năm nay có chỉ đạo các nhà trường, các cụm trường tổ chức nhiều chuyên đề ôn thi vào lớp 10 THPT song chủ yếu vẫn đừn lại ở việc bàn các vấn đề liên quan đến đoạn văn mà chưa có nhiều chuyên đề bàn luận đến việc ôn tập các tác phẩm văn học, nhất là mảng thơ và truyện hiện đại. Điều này có lí do vừa khách quan, vừa chủ quan; tuy nhiên chính sự thiếu hụt này đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thi vào THPT của các cụm trường trong đó có cụm trường Liên Mạc chúng tôi.
Chính vì vậy, tại buổi trao đổi hôm nay, chúng tôi mạnh dạn trình bày một số ý kiến về việc “ Hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm văn học thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào lớp 10- THPT” những mong đóng góp một tiếng nói để cùng tháo gỡ một vấn đề có tính thời sự đang được đông đảo mọi người quan tâm. Hi vọng sẽ được các thầy, cô trong hội nghị đồng cảm và cùng chia sẻ.
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
A. Những vấn đề chung
1. Thực chất của vấn đề đang nói tới ở đây là bàn đến nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, phương pháp ôn tập ( phần thơ và truyện hiện đạilớp 9) để thi vào THPT. Đây là hai mặt của một quá trình thống nhất, không thể tách rời nhau. Nhiều khi giáo viên trình bày một vấn đề nào đó thuộc về nội dung thì đồng thời thầy, cô cũng đã hướng dẫn HS những phương pháp, kĩ năng cần thiết để tiếp cận với nội dung đó.
2. Chúng tôi quan niệm rằng việc hướng dẫn HS ôn tập phần thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào THPT có những điểm giống với việc hướng dẫn HS ôn tập những phần, những mảng kiến thức thuộc môn Ngữ văn nói riêng, các môn học khác nói chung, đồng thời có những điểm khác biệt nhất định do yếu tố đặc thù của phần kiến thức này quy định. Điểm giống nhau thể hiện ở chỗ là cùng phải giúp HS rà soát, hệ thống lại những kiến thức đã được học để trên cơ sở đó tiến hành luyện đề; trau dồi các phương pháp tư duy và những kĩ năng cần thiết để giải quyết yêu cầu đề bài. Còn điểm khác biệt trong hướng dẫn HS ôn tập phần kiến thức này thể hiện ở chính ngay trong câu chữ của vấn đề mà chúng ta đang đề cập đó là hướng dẫn HS ôn tập phần thơ và truyện hiện đại lớp 9 chứ không phải hướng dẫn học sinh ôn tập phần Tiếng Việt, phần Tập làm văn hay hướng dẫn HS ôn tập phần văn học trung đại, phần kiến thức văn bản nhật dụng hay phần cụm bài thuộc phần nghị luận văn chương, nghị luận về đời sống xã hội.v.v..
3. Để giải quyết sự khác biệt trên hay nói cách khác để hướng dẫn HS ôn tập phần thơ và truyện hiện đại lớp 9 đạt kết quả tốt, theo chúng tôi vấn đề quan trọng nhất là trả lời được câu hỏi: ôn tập cho HS cái gì và ôn như tế nào? Cụ thể là cần xác định đầy đủ, chính xác những nội dung cần ôn và trên cơ sở đó định ra một cách ôn tập hợp lí, hiệu quả. Cố nhiên nội dung dạy, nội dung ôn tập; các thông tin mang đến cho học sinh cần phải thiết thực, tránh những nội dung viển vông, xa rời thực tế. Điều quan tâm đầu tiên là phải biết HS của mình đang ở chỗ nào, thuộc đối tượng nào để trên cơ sở đó lựa chọn những nội dung dạy thích hợp, bám sát những yêu cầu của thực tiễn nhằm mang lại hiệu quả dạy học cao nhất.
4. Căn cứ vào quỹ thời gian cho phép, căn cứ vào nội dung cần ôn và đối tượng HS mà mình đang đảm nhận, ngay từ đầu, giáo viên cần vạch ra cho mình một lộ trình thực hiện hợp lí mang tính kế hoạch, định rõ từng việc làm, từng nội dung cụ thể, tránh lối chạy theo kiểu “ăn đong” không có kế hoạch, vừa dạy vừa mò mẫm. Như vậy, việc ôn tập các tác phẩm văn học lớp 9 là cung cấp cho các em một hình thức ôn tập khoa học, vừa giúp các em hình dung kiến thức một cách tổng hợp, vận dụng tốt kiến thức đã tiếp thụ được vào đời sống và đặc biệt vừa luyện được các kĩ năng trên trên cơ sở nắm bắt kiến thức, làm tốt các bài tập trong bài thi vào lớp 10- THPT. Vì thế, đứng trước một tác phẩm thơ hoặc truyện đã được học, bên cạnh việc nắm được những thông tin ngoài văn bản, HS phải đồng thời cảm thụ được cả hai mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ấy. Theo chúng tôi, quá trình này được chia thành 2 giai đoạn. Sự phân chia 2 giai đoạn này chỉ mang ý nghĩa về mặt kế hoạch có tính chất định hướng, giúp giáo viên chủ động, còn trong thực tế nó được thực hiện một cách linh hoạt tùy thuộc vào tình hình cụ thể. Hai giai đoạn này bao gồm:
- Giai đoạn 1: Kiểm tra, hệ thống lại toàn bộ kiến thức, kĩ năng cho HS (có mở rộng, nâng cao) + luyện đề (ở giai đoạn 1 này, việc hệ thống lại kiến thức cho HS là công việc chính).
- Giai đoạn 2: Luyện đề + tiếp tục củng cố kiến thức, kĩ năng (ở giai đoạn 2 này, việc luyện đề là chính).
B. Nội dung cụ thể
I. Giai đoạn 1: Hệ thống lại kiến thức, kĩ năng cho học sinh
(thông qua việc lên lớp của giáo viên và việc tự học của HS ở nhà).
1. Xác định cụ thể những nội dung kiến thức cần ôn, cần hệ thống:
Như chúng ta đã biết, chương trình Ngữ văn lớp 9 hiện hành có tổng cộng 11 bài thơ và 5 tác phẩm truyện (trừ 2 bài thơ và 1 tác phẩm truyện thuộc phần hướng dẫn đọc thêm) thì còn 9 bài thơ và 4 tác phẩm truyện hiện đại có liên quan đến việc thi vào lớp 10- THPT. Cụ thể là:
Phần thơ hiện đại
STT
Tiết theo PPCT
Tên tác phẩm- Tác giả
1
46
Đồng chí- Chính Hữu.
2
47
Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật.
3
51-52
Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận.
4
56
Bếp lửa- Bằng Việt.
5
57
HDĐT: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Nguyễn Khoa Điềm
6
58
Ánh trăng- Nguyễn Duy.
7
112- 113
HDĐT: Con cò- Chế Lan Viên.
8
116
Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải.
9
117
Viếng lăng Bác- Viễn Phương.
10
121
Sang thu- Hữu Thỉnh.
11
122
Nói với con- Y Phương.
Phần truyện hiện đại
STT
Tiết theo PPCT
Tên tác phẩm- Tác giả
1
61- 62
Làng- Kim Lân.
2
66- 67
Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long.
3
71- 72
Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng.
4
136- 137
HDĐT: Bến quê- Nguyễn Minh Châu.
5
141- 142
Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê.
Thống kê như trên là định hướng về tên bài, tên tác phẩm. Đi sâu cụ thể, vấn đề không chỉ là HS nhớ tên bài- tác phẩm, tên tác giả mà còn phải là hiểu kĩ, hiểu sâu; nhuần nhuyễn về các tác phẩm văn học đó. Những hiểu biết đó của HS được thể hiện trên 2 phương diện, cũng là 2 nội dung cần đạt tới của cả quá trình hướng dẫn ôn tập. Đó là những thông tin ngoài văn bản và cả những thông tin trong nội tại văn bản.
2. Thực hiện hệ thống lại cho học sinh những kiến thức về tác giả, tác phẩm đồng thời rèn luyện những kĩ năng cần thiết.
2.1. Về thông tin ngoài văn bản:
Những thông tin ngoài văn bản bao gồm các thông tin về tác giả (tên, tuổi, năm sinh, năm mất, gia đình, quê hương,bạn bè, thời đại, đức hạnh, tài năng, quan điểm nghệ thuật, quá trình sáng tác, phong cách nghệ thuật, số luwowngjcacs tác phẩm người đó cống hiến, sự đánh giá của người đời đối với tác giả đó...), các thông tin về xuất xứ, thể loại, bố cục của tác phẩm (tác phẩm ra đời khi nào, được trích ở đâu, thuộc thể loại gì, có bố cục ra sao...), nội dung chính(nội dung phản ánh, nội dung tư tưởng), giá trị nổi bật của tác phẩm. Yêu cầu đặt ra ở đây là HS phải thuộc, nhớ,biết mở rộng thêm và biết vận dụngvào từng trường hợp đề bài, từng tình huống nhất định.
2. 2. Về các thông tin nội tại văn bản:
Các thông tin nội tại văn bản bao gồm những thông tin về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nội dung của tác phẩm thể hiện ở 2 khía cạnh: nội dung phản ánh ( nói về cái gì, sự vật, sự việc gì) và nội dung tư tưởng ( thể hiện điều gì, gửi gắm ý tưởng gì...). Nghệ thuật của tác phẩm chủ yếu thể hiện ở các yếu tố hình thức như cách xây dựng nhân vật, tạo cốt truyện, tạo tình huống nghệ thuật, việc lựa chọn kết cấu, tạo thời gian, không gian nghệ thuật... hoặc đó là cách xây dựng hình tượng, triển khai mạch cảm xúc, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, tiết tấu, các biện pháp tu từ nghệ thuật. v. v.. Và như chúng ta biết, văn học bao giờ cũng là tấm gương phản ánh đời sống, con người và thời đại một cách sinh động đồng thời cũng là biểu hiện sinh động của cái đẹp. Một tác phẩm được gọi là văn chương đích thực thì ngoài việc là chân dung, hình bóng về cái xã hội, cái thời đại đã ru nó chào đời; nó còn phải là những lời giáo huấn, những lời nhắc nhở sâu sa về thế sự nhân sinh; thông qua những câu chữ phập phồng, cựa quậy tưởng như vô nghĩa nhưng thực tế nhà văn lại phải trả bằng cái giá bằng ý nghĩa cắt cổ ( ý của Maiacoops xki), văn học nhân đạo hóa con người, hướng con người đến cõi chân- thiện- mĩ, làm cho con người gần con người hơn. Tất cả những điều này lắng đọng và kết tinh trong cái người ta gọi là các thông tin trong nội tại của văn bản nghệ thuật.
2. 3. Chú ý:
Vì toàn bộ các tác phẩm văn học thuộc phần thơ và truyện hiện đại nêu trên HS đã được học hàng ngày ở các tiết học chính khóa trong suốt năm học lớp 9, cho nên khi thực hiện việc hệ thống lại những đơn vị kiến thức này, một nguyên tắc cần đặt ra đối với giáo viên là tuyệt đối tránh việc dạy lại, học lại. Theo chúng tôi, ở đây cần có sự hài hòa giữa lao động hướng dẫn, kiểm soát của thầy và sự tự học, tự ôn tập của trò. Thầy giáo nên đóng vai trò đúng nghĩa là người cố vấn, người kiểm soát. Học sinh là người thực thi công việc theo yêu cầu và sự định hướng của thầy. Cụ thể là giáo viên cần thực hiện tốt 3 công việc chính sau:
- Lựa chọn nội dung cần ôn, những bài tập cần vận dụng để chủ động trong việc hướng dẫn HS hệ thống lại kiến thức và rèn luyện những kĩ năng cần thiết có liên quan.
- Giao việc cho HS để HS tự học, tự ôn ( chủ yếu ở nhà).
- Kiểm tra HS về việc thực hiện các yêu cầu thầy giáo đã giao.
2. 4. Khi thực hiện các công việc trên, thầy, cô giáo đồng thời phải thực hiện cả 2 việc:
Một là: Định hướng cho HS nội dung ôn ( ôn những bài nào; những nội dung cụ thể cần phải ôn trong từng bài là những nội dung gì... ).
Hai là: Định hướng cho HS cách ôn. Ôn như thế nào để nhớ kĩ, nhớ sâu để có thể vận dụng được. Cụ thể là:
Đọc Kết quả cần đạt để biết những đơn vị kiến thức cần nắm
Đọc kỹ văn bản tác phẩm: đối với thơ, yêu cầu thuộc lòng, với văn xuôi thì phải nhớ
các chi tiết và tóm tắt lại được.
Đọc chú thích để hiểu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
Đọc chú thích để hiểu từ khó (đặc biệt ở đây là những từ địa phương…)
Xem lại Đọc – hiểu văn bản và trả lời lại các câu hỏi.
Nhớ kỹ phần ghi nhớ.
Chẳng hạn khi ôn tập những kiến thức liên quan đến các thông tin ngoài văn bản và thông tin trong nội tại văn bản của bài thơ “ Đồng chí” ( Chính Hữu) thì:
* Về nội dung cần ôn phải là:
- Bài thơ là lời của ai? Được sáng tác vào thời gian nào, trong hoàn cảnh nào?
- Em biết gì về tác giả của bài thơ ( năm sinh, năm mất; quê hương, cuộc đời, sự nghiệp, quan điểm văn chương )?
- Bài thơ thuộc thể loại nào? Có những bài thơ nào cùng chủ đề với bài thơ này?
- Nội dung chính của bài thơ là gì ( viết về ai; ý tưởng nghệ thuật mà nhà thơ định gửi gắm )? HS cần nắm ý khi ôn phần những nội dung này.
* Về cách ôn:
- Đọc kĩ phần chú thích trong Sách giáo khoa, xem lại vở ghi.
- Tìm hiểu thêm những tài liệu khác ...
Hoặc khi ôn tập, để nhớ lại, khắc sâu những kiến thức liên quan đến các thông tin trong nội tại văn bản của truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” ( Nguyễn Thành Long), có thể hướng dẫn HS ôn tập như sau:
* Về nội dung cần ôn:
- Truyện có mấy nhân vật, là những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính? Các nhân vật có mối quan hệ ra sao ( xét về phương diện nghệ thuật) và có điểm gì đáng chú ý?
- Về nhân vật anh thanh niên:
+ Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên như thế nào ( dẫn chứng)
+ Để phân tích đặc điểm của nhân vật này em cần phải triển khai những ý nhỏ nào? Tìm những dẫn chứng thể hiện cụ thể cho từng ý nhỏ này.
+ Như trong truyện đã nêu, có người cho rằng anh thanh niên là người “ cô độc nhất thế gian” theo em điều đó có đúng không, tại sao?
- Về các nhân vật khác:
+ Nêu những hiểu biết và nhận xét của em về các nhân vật khác trong tác phẩm?
+ Có người nói rằng nhân vật ông họa sĩ và các nhân vật khác trong “ Lặng lẽ Sa Pa” đã cùng tô đậm cho nhân vật anh thanh niên để hoàn thiện nhân vật này làm cho chủ đề của truyện được bộc lộ, theo em điều đó có đúng không, tại sao?
- Truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” đã có sự kết hợp rất tài tình các yếu tố tự sự, trữ tình và bình luận. Em hãy chứng thực điều này?
- Nêu nhận xét của em về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện.
- Thiên nhiên Sa Pa đẹp đến hai lần, điều đó có đúng không? Tại sao?
- Hãy viết phần Mở bài cho đề bài sau: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
- Đọc một số ý kiến nhận xét ( của các học giả, các nhà nghiên cứu) về truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long mà em biết.
...........................................v..................................................v..................................
Nói tóm lại, ở giai đoạn 1 này- giai đoạn hệ thống lại kiến thức, kĩ năng cho HS ( thông qua việc lên lớp của giáo viên và việc tự học của HS ở nhà), ta cần hướng dẫn HS ôn tập những thông tin có liên quan đến văn bản và những thông tin trong nội tại văn bản, trang bị cho HS phương pháp suy nghĩ, rèn luyện những kĩ năng cần thiết, đồng thời kiểm tra HS về việc thực hiện các công việc được giao. Việc kiểm tra có thể thực hiện bằng các hình thức như đối thoại trực tiếp, hái hoa dân chủ; làm các bài tập trắc nghiệm và tự luận... Vấn đề đặt ra là yêu cầu HS phải nhớ, phải thuộc, phải hiểu kĩ, hiểu sâu một cách rành mạch, hệ thống các kiến thức có liên quan đã học. Nếu HS nhớ sai, thuộc sai thì giáo viên đính chính lại để học sinh rõ. Nếu HS trả lời thiếu thì bgiaos viên cung cấp, bổ sung thêm lấp đầy cho HS những khoảng thiếu hụt. Ngoài ra, cũng nên khuyến khích và định hướng để HS xem xét, tiếp cận tác phẩm ở những góc độ, khía cạnh khác nhau, như thế tác phẩm sẽ được soi tỏ ở nhiều chiều. Mục đích của việc làm này là tránh sự lặp lại những điều các em đã được biết mà chọn cho mình phương pháp và cách học sáng tạo.
II. Giai đoạn 2: Tiếp tục củng cố kiến thức, kĩ năng và luyện đề
(ở giai đoạn 2 này, việc luyện đề là chính).
1. Giới thiệu một số loại bài tập theo nội dung ôn tập phần văn bản:
1. 1. Dạng bài tập nhận biết:
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
- Tóm tắt tác phẩm.
- Giải thích ý nghĩa nhan đề
- Nhận xét ý nghĩa các tình huống truyện.
1. 2. Bài tập vận dụng sáng tạo:
- Đoạn văn phân tích một chi tiết quan trọng, từ ngữ đặc sắc của tác phẩm.
- Đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thật của biện pháp tu từ.
- Đoạn văn nghị luận về một đoạn văn, đoạn thơ.
- Đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật.
- Bài văn nghị luận:
+ Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
+ Bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện.
2. Cách làm một số loại bài tập và giới thiệu một số dạng đề thi:
2. 1. Dạng bài tập nhận biết:
2. 1. 1. Bài tập giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
a. Cần phải nắm hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để hiểu lịch sử tác phẩm sống trong không khí như thế nào của thời đại. Từ đó có tính định hướng nội dung tác phẩm khi đặt vào trong hoàn cảnh đó. Học sinh hiểu hoàn cảnh tác phẩm để giúp các em hình dung được thời kì ấy như thế nào, vừa luyện khả năng tưởng tượng, khả năng tư duy để bước đầu có những khám phá tác phẩm.
b. Ví dụ đề thi của một số năm:
Năm 2007-2008:
Phần I (7điểm)
Cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình một nhà thơ viết:
Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác
Và sau đó tác giả lại thấy:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Câu 1: Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy?(0,5đ)
Câu 3: Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. hãy chép chính xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tên tác phẩm. (1,0đ)
Năm 2008-2009:
Phần I (4điểm)
Cho đoạn trích sau:
(…)Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cáh khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” (…)
1. Những câu văn này được rút trong tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy.(0,5đ)
4. Kể tên một tác phẩm viết về người chiến sỹ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 9, ghi rõ tên tác giả.(1,0đ )
Năm 2009- 2010:
Phần I: Đọc đoạn thơ sau
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập gềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống gềnh
Không lo cực nhọc”
1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả của tác phẩm ấy. “Người đồng mình” được nhà thơ nói tới là những ai?(1,0đ)
Năm 2010-2011:
Phần I (4 điểm)
Cho đoạn văn sau:
(...) "Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn báo vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung" (...)
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Sách Ngữ văn 9, tập 1)
1. Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều gì đặc biệt?(2,0đ)
2. Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy cho biết: trong hoàn cảnh ấy, điều gì đã giúp nhân vật trên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ?(1,0đ)
Phần II (6 điểm):
Hình ảnh mùa xuân được khắc họa thật đẹp trong đoạn thơ sau:
"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng."
1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy?(0,5đ)
Năm 2011-2012:
Phần I (7,0 điểm)
Cho đoạn trích
"Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má! Má!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy"
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196)
1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào, của ai ? Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích.(1,0đ)
Phần II (3,0 điểm)
Bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt được mở đầu như sau :
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa."
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.143)
3. Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Hãy kể tên 2 bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ Văn 9 viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả.(1,0đ)
Năm 2012-2013:
Phần I: (7 điểm)
Nhà thơ Phạm Tiến Duật có câu thơ thật độc đáo
“ Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
Và trên chiếc xe ấy, người chiến sĩ lái xe đã :
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái”
1. Những câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Cho biết năm sáng tác của tác phẩm đó?
Năm 2013-2014
Phần II: (4 điểm)
Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:
“Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng nên công lớn”
1. Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? tác giả là ai?
2. Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép hai câu thơ trong bài thơ “Sông núi nước Nam” có nội dung tương tự.
c. Gợi ý cách làm:
Khi làm dạng bài tập này học sinh chỉ trả lời thông tin. Đề bài hỏi cái gì trả lời cái đó hết sức ngắn gọn, trình bày bằng các gạch đầu dòng.
- Bước 1: Xác định, nêu chính xác tên tác phẩm, tên tác giả của tác phẩm đó, năm sáng tác, in trong tập sách nào,...
Ví dụ: “ Sang thu” ( Hữu Thỉnh) được viết cuối năm 1977, in trong tập “Từ chiến hào tới thành phố” xuất bản tháng 5.1985; “ Làng” của Kim Lân được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, sau in trong tập “ Nên vợ nên chồng”.
Bước 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác:
(-) Hoàn cảnh rộng:
(+) Thời đại, hoàn cảnh xã hội mà tác giả sống:
Ví dụ: Hữu Thỉnh viết “ Sang thu” vào cuối năm 1977, khi đất nước đã được thống nhất, người lính xe tăng thiết giáp như Hữu Thỉnh từ cuộc chiến trở về trong đời thường hoà bình, thời trai trẻ đã trôi qua trong cuộc chiến tranh ái quốc nay chợt thấy mình đã “ sang thu” .
(+) Thời đại, hoàn cảnh xã hội của cuộc sống được nói tới trong tác phẩm - chỉ nêu những yếu tố có ảnh hưởng tới sự ra đời cụ thể của tác phẩm, có ảnh hưởng tới sáng tác của tác giả. Ví dụ : Truyện “ Làng” của Kim Lân ra đời khi cả nước gồng mình lên để chống Pháp sau bao năm nằm dưới ách thống trị của của chúng. Vừa bước ra khỏi vòng nô lệ, vừa được làm chủ trong vòng ba năm, niềm vui chưa trọn thì giặc thù lại đến. Người nông dân vừa bứt ra khỏi cái đói khổ của không khí làng Vũ Đại, làng Đông Xá để đến với niềm vui đổi đời hơn ở cái làng Dầu đi tản cư vì kháng chiến.
(-) Hoàn cảnh hẹp: Hoàn cảnh cụ thể ra đời của tác phẩm:
Đó có thể là hoàn cảnh gia đình rất đặc biệt: Bằng Việt chủ yếu sống với bà ngoại nên khi đi xa nhớ về bà, hình ảnh bà ngoại gắn liền với “bếp lửa” .
Đó có thể là hoàn cảnh của bản thân trước một sự kiện, hiện tượng, hình ảnh, …trong cuộc sống, tác giả nảy sinh ý tưởng, cảm hứng muốn gửi gắm ý tưởng , tình cảm, tư tưởng thái độ,… của mình qua sá
File đính kèm:
- Mot so y kien ve viec huong dan hoc sinh on cactac pham tho va truyen hien dai lop 9 de thi vao10THPT.doc