Một vài giải pháp trong việc vận dụng phương pháp tích hợp đối với phân môn văn của bộ môn Ngữ Văn

Trong hệ thống chương trình giáo dục, môn Ngữ văn có một vị trí hết sức quan trọng. Trước hết nó là một môn học thuộc nhóm khoa học-xã hội. Điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ văn còn là một môn học công cụ, có vị trí quan trọng trong việc góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn, có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, qúi trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, tự hào dân tộc, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái ác, cái xấu. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực thực hành và sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy giao tiếp.

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4825 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài giải pháp trong việc vận dụng phương pháp tích hợp đối với phân môn văn của bộ môn Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một vài giải pháp TRONG VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP ĐỐI VỚI PHÂN MÔN VĂN CỦA BỘ MÔN NGỮ VĂN. T rong hệ thống chương trình giáo dục, môn Ngữ văn có một vị trí hết sức quan trọng. Trước hết nó là một môn học thuộc nhóm khoa học-xã hội. Điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ văn còn là một môn học công cụ, có vị trí quan trọng trong việc góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn, có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, qúi trọng gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, tự hào dân tộc, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái ác, cái xấu. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực thực hành và sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy giao tiếp. Để đạt được những mục tiêu trên chương trình và sách giáo khoa đổi mới đã kịp thời đáp ứng. Bên cạnh những hướng cải tiến chung như giảm tải, tăng thực hành, gắn với đời sống, thì nét nổi bật nhất của chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn là hướng tích hợp. Biểu hiện rõ nhất của của hướng đó là việc sát nhập ba phân môn: Văn –Tiếng Việt- Tập làm văn vào một chỉnh thể là Ngữ văn. Chương trình Ngữ văn mới đã khẳng định: “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phương pháp giảng dạy”. Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc lựa chọn các phương pháp trong giảng dạy sẽ tạo ra “sản phẩm con người” năng động, sáng tạo, thích ứng môi trường, xã hội…. Vì quan điểm tích hợp phù hợp với xu thế chung của thế giới. Vì kiến thức nhân loại ngày càng phát triển, nhiều ngành xâm nhập lẫn nhau. Tích hợp trong phương pháp giảng dạy sẽ phối hợp tối ưu các phân môn khác nhau, theo hệ thống của từng cấp bậc khác nhau. Bởi vậy giảng dạy môn Ngữ văn theo hướng tích hợp là một điều tất yếu. Qua mấy năm giảng dạy chương trình mới của bộ môn Ngữ Văn nói chung, phân môn Văn nói riêng và vận dụng phương pháp tích hợp để giảng dạy, bản thân tôi đã thực hiện một số giải pháp tích hợp và bước đầu đã mang lại một số hiệu quả nhất định. Tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp “Một vài giải pháp trong việc vận dụng phương pháp tích hợp đối với phân môn Văn của bộ môn Ngữ văn.” Trước đây, trong chương trình và sách giáo khoa cũ, dù tách bạch ba phân môn : Văn- Tiếng Việt- Tập làm văn thì giáo viên có kinh nghiệm vẫn luôn có ý thức vận dụng phương pháp tích hợp khi giảng dạy cả ba phân môn này. Nhưng do không được chương trình hoá, hiệu quả tích hợp đó vẫn rất hạn chế. Hiện nay, chương trình môn Ngữ Văn đã được xây dựng thành một chỉnh thể nên việc vận dụng phương pháp tích hợp sẽ thuận lợi hơn, hiệu quả cao hơn rất nhiều. Và, đây cũng chính là yêu cầu đặt ra cho giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn. Thế nhưng việc giảng dạy ba phân môn như một thể thống nhất, trong đó để mỗi phân môn vừa giữ được bản sắc riêng, vừa hoà nhập nhau để cùng hình thành một tri thức, kỹ năng thống nhất ở học sinh là một việc làm mới mẻ và không phải dễ dàng. Bởi vậy trong quá trình thực hiện vận dụng phương pháp tích hợp ở môn Ngữ Văn trong thời gian qua còn có tình trạng như: - Phía giáo viên: Ít chú ý hoặc lưu ý chưa toàn diện; hoặc có lưu ý nhưng lại thái quá chưa đảm bảo được yêu cầu là giữ được bản sắc riêng của từng phân môn, lại vừa kết hợp các phân môn để hình thành tri thức, kỹ năng thống nhất; hoặc là có lưu ý tích hợp hàng dọc lại không ưu ý tích hợp hàng ngang; hoặc có khi lưu ý tích hợp hướng nội mà không tích hợp hướng ngoại (theo tôi tích hợp hướng ngoại đối với môn Ngữ Văn không kém phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách ở học sinh.) - Phía học sinh: Chưa có thói quen vận dụng, kết hợp vốn hiểu biết nhiều phân môn, nhiều môn học để nắm bắt kiến thức từng môn học; hoặc là có thói quen học đâu bỏ đó, không biết vận dụng vốn hiểu biết về môn học này để giải quyết các yêu cầu của môn học kia… Trước thực trạng đó, việc tìm kiếm các giải pháp thích hợp, tích cực để vận dụng trong phương pháp giảng dạy theo hướng tích hợp là một việc làm bức thiết đối với giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn nói chung va øphân môn Văn nói riêng. “Dạy văn là dạy người” tức là, dạy văn học vừa là giúp cho học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong từng tác phẩm văn chương, lại vừa dạy học sinh làm người, tức là dạy học sinh biết yêu, ghét rạch ròi, biết tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, dạy cho học sinh lòng nhân ái, vị tha, đức hi sinh, … Đồng thời, phải biết dạy học sinh biết học tập cách viết, cách nói từ tác phẩm văn chương để sử dụng ngôn ngữ đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình giao tiếp. Để đạt được mục tiêu đó, người dạy lẫn người học phải cảm thụ được tác phẩm văn chương theo mối quan hệ tay tư: “Người đọc- Tác phẩm –Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm –Tác giả”. Cho nên khi vận dụng phương pháp tích hợp trong giảng dạy phân môn văn học, chúng ta cũng phải chú ý tới mối quan hệ này trong quá trình giúp học sinh lĩnh hội kiến thức. Ngoài ra, khi tiến hành tích hợp ở phân môn này cũng phải chú ý tới bản sắc riêng, yêu cầu riêng của việc cảm thụ tác phẩm văn chương. Bước chuẩn bị là một trong những thao tác quan trọng để giúp người dạy và người học đạt được hiệu quả cao trong việc truyền thụ và lĩnh hội kiến thức. Hơn nữa, công việc chuẩn bị là một yêu cầu, vừa là một biện pháp để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Cho nên chúng ta không nên coi nhẹ phần này. Trong bước chuẩn bị chúng ta nên tiến hành ở hai khâu: Chuẩn bị dài hơi cho cả năm học và chuẩn bị theo từng giai đoạn, từng bài. Sau khi được phân công giảng dạy ở các khối lớp, giáo viên cần nghiên cứu chương trình, chuẩn bị tư liệu phục vụ cho việc dạy và học đối với phân môn này. Sau đó hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu và đọc trước văn bản sưu tầm đó. Khi hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu cần cụ thể và chỉ rõ cho học sinh thấy công dụng của từng tư liệu. Vd: Để chuẩn bị tốt cho việc thực hiện phương pháp tích hợp trong phần giảng dạy- học thơ Trung đại (Ngữ văn7), tôi đã giới thiệu cho học sinh sưu tầm các tài liệu về thơ của các tác giả Trung đại. Ngoài ra còn phải sưu tầm các tài liệu như: “ Thế thứ các triều vua” (để tích hợp hướng nội và tích hợp hướng ngoại, khi dạy về Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm) “Những ông vua sính chữ” tích hợp hướng ngoại khi dạy về tác giả bài thơ. (Thiên Trường vãn vọng của tác giả Trần Nhân Tông) Ngoài việc yêu cầu học sinh chuẩn bị bài theo yêu cầu sách giáo khoa, giáo viên cần nhắc học sinh biết vận dụng những kiến thức khác nhau như: lịch sử- xã hội, môi trường ,… vào việc chuẩn bị lĩnh hội kiến thức. Ví dụ: + Khi dạy bài: “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” (Ngữ văn 6- tập 2) tôi nhắc học sinh tìm hiểu tác hại của việc tàn phá môi trường sống từ kiến thức: Sinh học, Công nghệ và sách báo (nhằm tích hợp hướng ngoại và hướng nội) + Khi dạy bài thơ : “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan (Ngữ văn 7 – tập 1) nhắc học sinh coi lại “Thế thứ các triều Nguyễn, triều Lê, lịch sử thời Trịn h- Nguyễn phân tranh”, để học sinh hiểu được nỗi buồn của nhà thơ về một quá khứ vàng son cũng như nỗi đau về đất nước trong thực tại. Nhắc học sinh ôn các kiến thức liên quan đến bài học như thể loại, chủ đề. Cùng với việc nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài, người dạy cần chuẩn bị một hệ thống câu hỏi phục vụ cho phương pháp tích hợp sao cho hài hoà, thích hợp mà vẫn giữ được bản sắc riêng của môn học. Như trên tôi đã trình bày, dạy tác phẩm văn chương là phải đặt tác phẩm trong mối quan hệ tay tư : “Tác phẩm- Tác giả- Hoàn cảnh ra đời của tác pẩm – Người đọc”. Cho nên phần giới thiệu chung, chúng ta cũng phải thực hiện phương pháp tích hợp học sinh nắm bắt tác phẩm tốt hơn. - Khi giới thiệu về tác giả trong chương trình, có những tác giả nào có vai trò trong lịch sử, trong nền văn học thì ta đưa những câu hỏi và tích hợp ở dạng này. Vd: Khi dạy bài: “Phò giá về kinh” – Trần Quang Khải ( Ngữ văn 7), ta nên đưa ra những câu hỏi tích hợp về vai trò vị thế của Trần Quang Khải trong các chiến thắng vang dội của quân và dân nhà Trần được nhắc đến trong bài thơ để giúp học sinh sống lại trong hào khí chiến thắng đó khi cảm thụ bài thơ. + Khi giới thiệu về tác phẩm; về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có liên quan đến lịch sử – xã hội thì ta đưa ra câu hỏi và tích hợp kiến thức này. Vd: Cùng với bài “Phò giá về kinh” – Trần Quang Khải (Ngữ văn 7 ), ta tiến hành tích hợp kiến thức lịch sử về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược ( tích hợp theo hướng ngoại) để hiểu sâu hơn về tác phẩm ( hướng nội). Đồng thời hiểu rõ hơn về lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ở giai đoạn này và từ đó có sự đồng cảm với tác giả khi tìm hiểu nội dung bài thơ. + Về thể loại và phương thức biểu đạt: ở phần này có kiến thức liên quan trong phần so sánh, hệ thống kiến thức thì ta cũng chú ý tích hợp và đưa ra câu hỏi giúp học sinh tích hợp được kiến thức. Vd: Khi dạy bài: “Hồi hương ngẫu thư” – Tác giả Hạ Tri Chương (Ngữ văn 7) ta có thể cho học sinh tích hợp về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và cách biểu đạt biểu cảm với bài “Bánh trôi nước” của tác giả Hồ Xuân Hương. Tích hợp chủ đề tình yêu quê hương với bài “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch. Ở phần này khi thực hiện phương pháp tích hợp cần linh hoạt, không nên quá công thức hay quá tham tích hợp mà phá vỡ đặc thù của phân môn, phá vỡ “chất văn” trong bài dạy. Trong quá trình giúp học sinh tiếp cận tác phẩm văn chương qua hệ thống ngôn ngữ được trình bày trong văn bản, người dạy phải tuyệt đối tuân thủ theo các phương pháp giảng dạy văn. Khi thực hiện các phương pháp này thì phương pháp tích hợp được vận dụng lồng trong phương pháp như: gợi mở, nêu vấn đề, so sánh, phân tích tổng hợp. Để chuẩn bị tích hợp tốt, giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước ở nhà (nếu gặp vấn đề khó) Vd: Khi dạy bài:“Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương (Ngữ văn 7) giáo viên nên đưa vấn đề để tích hợp là: Cũng viết về tình cảm đối với quê hương song tình cảm đó biểu hiện ở Lý Bạch với bài thơ “ Tĩnh dạ tứ” có điểm gì giống và khác với bài “Hồi hương ngẫu thư” của Hạ Tri Chương? Ngoài ra ở phần Đọc – Hiểu văn bản, kiến thức cần tích hợp còn được chú ý tới bút pháp sáng tác và cách sử dụng ngôn từ của nhà văn, nhà thơ. Thông qua việc phân tích bút pháp, cách sử dụng ngôn ngữ, ta tiến hành tích hợp kiến thức Văn- Tập làm văn và Văn –Tiếng Việt. Khi phân tích bút pháp thể hiện của một tác phẩm ta có thể tích hợp được kiến thức Tập làm văn. Vd: Dạy bài: “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh (Ngữ văn 7) ta sẽ tích hợp được yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm. Khi phân tích cách sử dụng của ngôn ngữ của tác giả trong tác phẩm văn chương, ta cũng tích hợp được kiến thức Tiếng Việt. Vd: Dạy bài: “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến, ta vừa tích hợp được kiến thức về đại từ “ta” được sử dụng ở cuối mỗi bài thơ. Vừa tổng hợp nâng cao kiến thức về việc vận dụng sáng tạo từ Tiếng Việt ở bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hay khi dạy bài: “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Hạ Tri Chương, trong quá trình phân tích nghệ thuật sử dụng tiểu đối để khái quát quãng thời gian xa quê của nhà thơ, ta sẽ tích hợp được kiến thức về “Từ trái nghĩa” sẽ học ở bài sau. Vận dụng phương pháp tích hợp trong việc dạy – học ở phân môn Văn học, ta không chỉ vận dụng hai phần trên của bài học mà còn có thể vận dụng được ở ngay cả phần Luyện tập – tổng kết. Ơû phần tổng kết bài học, ta có thể tích hợp được kiến thức theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang trong việc rút ra cảm nhận chung về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Cũng như phần liên hệ, liên tưởng nhưng phải chú ý không để lặp lại ý ở phần trên. Vd: Khi dạy phần tổng kết bài “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh (Ngữ văn 7) ta sẽ tổng kết cho học sinh về cách biểu cảm (có vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả, cách lập ý hồi tưởng quá khứ, suy ngẫm về hiện tại …) Hay là: Khi dạy phần Luyện tập của truyện:“Cây bút thần” (Ngữ văn 6), ta cho học sinh kể lại phần kết thúc truyện theo cách riêng của mình. Tức là ta đã tích hợp kiến thức cho bài Tập làm văn: “Kể chuyện tưởng tượng” sẽ học ở các tiết tới. Nói tóm lại, cách vận dụng phương pháp tích hợp trong phân môn Văn khá đa dạng, khá phong phú, đòi hỏi người giáo viên - người chỉ đạo học sinh tiếp cận giá trị văn chương phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo để không tạo nên sự nhàm chán, công thức trong quá trình dạy - học. Sau đây là một tiết minh hoạ cụ thể cho việc vận dụng đó. D ạy – học theo phương pháp tích hợp là một vấn đề cần được quán triệt trong bộ môn Ngữ văn nói chung và trong phân môn văn nói riêng. Quan điểm tích hợp không chỉ được thể hiện trong một khâu nhất định nào của bài học mà cần được quán triệt trong mọi khâu, mọi bước tiến hành thực hiện trên lớp và đặc biệt ngay cả khâu chuẩn bị của thầy và trò từ đầu năm và trong suốt cả năm học. Để vận dụng tốt được phương pháp dạy và học này đòi hỏi người dạy lẫn người học phải tích cực, chủ động và không ngừng tìm tòi sáng tạo. Với khả năng hạn chế và trong giới hạn của khối lớp do tôi phụ trách giảng dạy, những giải pháp tôi đưa ra đây có thể chưa đầy đủ hoặc còn nhiều khiếm khuyết; các dẫn chứng đi kèm chưa bao quát hết được các lớp trong chương trình THCS. Tôi rất mong các đồng nghiệp thông cảm và góp ý xây dựng để bản thân tôi có điều kiện học hỏi và góp phần giúp nhau hoàn thiện về phương pháp dạy học, đồng thời hoàn thành tốt công việc giảng dạy Ngữ văn bậc Trung học cơ sở. Đà lạt, tháng 12 – 2005 Giới thiệu 1 tiết minh hoạ Tiết 30 : BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ - Nguyễn Khuyến - I/ Mục tiêu bài học: -Giúp học sinh: - Cảm nhận được tình bạn đậm đà, hồn nhiên của Nguyễn Khuyến. - Thể thơ thất ngôn bát cú được Việt hoá bằng lời thơ thuần Việt trong sáng, bình dị. - Tính biểu cảm của văn bản thơ có thể được bộc lộ bằng các yếu tố tự sự sinh hoạt hằng ngày. II/ Chuẩn bị: Gv: tiếp tục luyện tập đọc biểu cảm thơ Đường luật. Qua câu hỏi phân tích, luyện tập nói cho học sinh. Phân tích hai câu đầu, hai câu cuối và phân tích tổng hợp bốn câu giữa. Tích hợp văn bản để dạy bài Quan hệ từ tiết tiếp theo (ma ø- thời - thì ). Đồ dùng dạy học: bức chân dung Nguyễn Khuyến, tranh ảnh ao làng, … Hs: tiếp tục đọc văn bản, nắm vững tiểu sử tác giả, trả lời câu hỏi phần đọc hiểu. Kiến thức tích hợp: Tích hợp chủ đề, Thể loại, Phong cách viết của các giả, Tiếng Việt về từ đồng âm, Đại từ , quan hệ từ. Yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm…. III/ Các bước lên lớp: Ổn định: Bài cũ: (5 phút) - Đọc thuộc lòng bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Cho biết ý nghĩa của bài thơ? Bài mới: Trong thơ Trung đại Việt Nam, chúng ta không chỉ tự hào về khí phách và khát vọng độc lập dân tộc, tự hào về chiến thắng chống ngoại xâm, khẳng định sức mạnh của dân tộc trong việc bảo vệ và phát triển đất nước qua hai bài thơ: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh. Ta còn cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước của các tác giả qua các bài ca dao về quê hương đất nước, qua bài “ Thiên Trường vãn vọng” của Trần Nhân Tông. Mà chúng ta còn có dịp tìm hiểu và biết thêm một quan điểm về tình bạn trong cuộc sống của con người. Bài thơ: “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến là một bài thơ hay trong đề tài tình bạn và cũng là bài thơ hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng, thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.(Tích hợp chủ đề). - Hoạt động 1: 10 phút -Đọc toàn bộ bài thơ. Giải thích từ khó. -Tác giả bài thơ này là ai?-Hãy trình bày đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến? -Điểm nào ở tác giả Nguyễn Khuyến làm ta khâm phục ? (Tích hợp hướng ngoại kiến thức lịch sử – xã hội) -Thể loại của bài giống bài thơ nào đã học? (Tích hợp thể loại với bài Qua đèo Ngang) -Chỗ sáng tạo, linh hoạt của Nguyễn Khuyến trong bài thơ này là gì? Có giống bố cục bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan không? (Tích hợp bố cục) -Hoạt động 2: 20 phút -Đọc diễn cảm câu thơ đầu tiên với giọng điệu thích hợp. Nhận xét giọng điệu, nhịp thơ? Vì sao? -Đọc tiếp 5 câu sau và nhận xét lời thanh minh, phân bua của nhà thơ với bạn về cảnh tiếp khách đạm bạc của mình? Vì sao lại như vậy? Có thật Nguyễn Khuyến nghèo như thế không? -HS thảo luận: 2 phút -Có ý kiến cho rằng: Câu thứ bảy “riêng trầu không thì có “. Ý kiến của em như thế nào? -HS thảo luận ( 3 phút) -So sánh ba từ cuối “ta với ta” trong bài thơ với ba từ cuối trong bài cuối trong bài thơ “Qua đèo Ngang” để thấy sự giống nhau và khác nhau về nội dung và hình thức, cảm xúc của hai nhà thơ? (căn cứ vào cuộc đời và cá tính của hai tác giả để giải thích ). (Tích hợp về Tiếng Việt: Đại từ ) - Hoạt động 3: 5 phút -Vì sao nói đây là một bài thơ hay về tình bạn? -Bài thơ vận dụng phương thức biểu đạt nào? Biểu cảm bằng cách nào? ( Tích hợp Tập làm văn) -Chủ nhân tiếp bạn là Nguyễn Khuyến. Em hiểu gì về Nguyễn Khuyến và tình bạn của ông từ bài này? -Từ tình bạn của nhà thơ, quan niệm của em như thế nào về tình bạn? (Tích hợp hướng ngoại: môn công dân) - Hoạt động 4: 7 phút -Đọc và xác định yêu cầu bài tập 1 /106 (Tích hợp giữa phong cách, cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả, thể thơ Song thất lục bát, Thất ngôn bát cú đường luật). -Gv nhận xét cách đọc, cách ngắt nhịp. -Hs dựa vào tiểu dẫn trình bày về tác giả Nguyễn Khuyến. -Gv trình bày một vài nét về Lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ, sau đó chốt: Xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo, Nguyễn Khuến đã gắng học tập để đỗ đạt làm quan, nhưng trước cảnh nước mất, ông bỏ quan về ở ẩn, thể hiện một tinh thần bất hợp tác với giặc, giữ cho mình một nhân cách trong sạch. -Học sinh trình bày lại thể thơ Thất ngôn bát cú. -Nguyễn Khuyến vẫn tả cảnh nhà, vẫn vừa cười như muốn thanh minh cùng bạn già chứ không theo bố cục nghiêm ngặt của bài bát cú là phải bàn luận về vấn đề. Chỗ bản lĩnh cao của nhà thơ là chỗ đó. - Câu thơ không chỉ là sự thông báo khi người bạn đến chơi mà còn thấy sự reo vui, hồ hởi, phấn chấn. Gv giảng: Thời gian này Nguyễn Khuyến đã về ở ẩn. Ông đã tự cho mình đã già. Và bạn ông cũng vậy.(Muốn đi lại tuổi già thêm nhác). Nghèo, già sống ẩn dật chốn hương thôn, ít giao du, bạn bè tâm giao ít đi lại thường xuyên - vui mừng khi bạn đến thăm. Câu thơ, lời thơ tự nhiên như nói hằng ngày, thanh thoát.(xưng hô bằng Bác – cách xưng hô thân mật không kém phần tôn kính) -Gặp bạn, Nguyễn Khuyến đã đặt trước người bạn già, người đọc một tình huống khó tin, khó xử, oái oăm. Đãi bạn từ xa tới thăm, nhà thơ đã đãi bạn những gì: +Không có người hầu hạ, tiếp khách. +Không có cái gì để ăn, để uống được để đãi khách. -Mọi thứ xem ra xác đáng, cứ y như là thật. Không có mà lại có, có mà lại như không có. +Có trẻ mà không biết trẻ đi chơi đâu mà tìm +Có cá ngon, gà béo nhưng do ao sâu, rào rộng nên không bắt được. +Có cải nhưng cải chửa ra cây, có cà cà mới nụ , có bầu bầu vừa rụng rốn, có mướp mới ra hoa làm sao mà có thể ăn được. -Với nghệ thuật đối, đảo cho thấy được dụng ý của tác giả. -Gv chốt ý :Trong câu chuyện miếng trầu là đầu câu chuyện, vậy mà lễ nghi tiếp khách tối thiểu cũng không có. -Tất cả chỉ đều là con số không. -Ý thơ không mạch lạc. -Trầu không là tên đầy đủ của thứ lá cây này nhưng xét trong mạch thơ thì chỉ có thể là trầu cũng không thể có nốt. Lời thơ cứ nhỏ nhẹ, chân chất, thật thà mà hóm hỉnh, vừa như thanh minh với bạn, vừa để giới thiệu cảnh sống thanh bần của gia đình mình. Nếu chú ý giọng điệu thơ và cách dùng từ ngữ của tác giả, ta thấy đằng sau cái nghèo thiếu, hiện hữu như ẩn chứa, hứa hẹn một cuộc sống giàu có, phong lưu. Đằng sau những câu thơ kể, tả thực kia như là thầm thì thanh minh, hóm hỉnh vui đùa của Nguyễn Khuyến àNổi bật cái thanh đạm, nghèo túng của viên quan thanh liêm về ở ẩn, nổi bật cái tinh thần cao quý hơn tất cả, cái không có tất cả, chỉ có một thứ là có tất cả, cái đó được thể hiện ở câu thơ cuối. -Gv chốt ý: Cả hai bài thơ: đều kết thúc ở ba từ “ ta với ta” trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ, chủ thể trữ tình. -Đều gợi mở dư ba cho người đọc. Khác nhau: + Cụm từ “ ta với ta” trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan là đại từ ngôi thứ nhất số ít, chỉ có một chủ thể trữ tình, một tâm trạng. Đó là một cái bóng của bà, nỗi cô đơn thăm thẳm không biết chia sẻ cùng ai. +Bạn đến chơi nhà “ ta với ta”( đại từ số nhiều “ ta” . Cả hai đều chung một tâm trạng đó là nỗi vui mừng vì lâu nay mới gặp nhau, cả hai còn khoẻ, còn nhớ đến nhau, cùng chung một tâm sự -Tuy nhiên đây là niềm vui khinh thế ngạo vật của nhà nho tháo tiết được thể hiện đậm nét ở câu cuối. -Đây là điều khác biệt của Nguyễn Khuyến so với Bà Huyện Thanh Quan. -Đây là một bài thơ hay về tình bạn vì nó thể hiện chân thật về tình bạn. Nó bất chấp mọi hoàn cảnh, điều kiện. Nó mộc mạc, đậm đà nhưng vẫn tràn ngập niềm vui dân dã. Tạo tình huống bất ngờ mà thú vị, làm người đọc ngạc nhiên rồi kết thúc bằng nụ cười xoà hóm hỉnh mà sâu sắc. -Nó được thể hiện bằng một thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật chặt chẽ song giọng thơ chất phác, hồn nhiên, câu nào cũng đúng, cũng lấp lánh ánh mắt nheo cười, cũng ấm áp niềm vui hồn hậu. -Bài thơ với phương thức vừa biểu cảm trực tiếp vừa thông qua yếu tố tự sự – kể về hoàn cảnh tiế

File đính kèm:

  • docSKKN TICH HOP TRONG MON VAN.doc
Giáo án liên quan