I. Kiến thức :
- Dạy trẻ biết được tên công việc của những chú công nhân xây dựng.
- Biết gọi tên một số dụng cụ và sản phảm của nghề xây dựng.
- Biết tên một số bài thơ, đồng dao trong chủ đề: em làm chú thợ
- Hát thuộc bài hát: cháu yêu cô chú công nhân, đọc kể chuyên, tô màu, vẽ, xé gián chủ đề chú công nhân xây dựng.
- Đóng vai bán hàng nhứng sản phẩm và dụng cụ của nghề xây dựng.
- Kết hợp với nhau lắp ghép và xây dựng đựơc ngôi nhà theo sự tưởng tượng của trẻ.
- Trẻ hứng thú tham gia vào các trò chơi vận động cùng cô.
- Trẻ biết gọi tên mộ số sản phẩm của nghề.
II. Kỹ năng :
- Biết sử dụng ngôn ngữ miêu tả
- Luyện kỹ năng tô màu tranh phù hợp, cắt gián,vẽ.
- Phát triển cơ vận động cho trẻ, biết phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân và mắt khi tham gia vào hoạt động đi theo đường dích dắc.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, luyện cho trẻ nói những câu dài, dùng từ để miêu tả và nêu ý kiến của mình.
20 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6122 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mục tiêu cần đạt của - Chủ đề chú công nhân xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ
“Chú công nhân xây dựng”
I. Kiến thức :
Dạy trẻ biết được tên công việc của những chú công nhân xây dựng.
Biết gọi tên một số dụng cụ và sản phảm của nghề xây dựng.
- Biết tên một số bài thơ, đồng dao trong chủ đề: em làm chú thợ…
- Hát thuộc bài hát: cháu yêu cô chú công nhân, đọc kể chuyên, tô màu, vẽ, xé gián chủ đề chú công nhân xây dựng.
Đóng vai bán hàng nhứng sản phẩm và dụng cụ của nghề xây dựng.
Kết hợp với nhau lắp ghép và xây dựng đựơc ngôi nhà theo sự tưởng tượng của trẻ.
Trẻ hứng thú tham gia vào các trò chơi vận động cùng cô.
Trẻ biết gọi tên mộ số sản phẩm của nghề.
II. Kỹ năng :
Biết sử dụng ngôn ngữ miêu tả
Luyện kỹ năng tô màu tranh phù hợp, cắt gián,vẽ.
Phát triển cơ vận động cho trẻ, biết phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân và mắt khi tham gia vào hoạt động đi theo đường dích dắc.
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, luyện cho trẻ nói những câu dài, dùng từ để miêu tả và nêu ý kiến của mình.
III. Thái độ:
Biết yêu quý chú công nhân xây dựng.
Tôn trọng và giữu gìn sản phẩm của nghề xây dựng?
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC:
“ Chú công nhân xây dựng”
( Thực hiện :Từ ngày 17/12 đến 21/12/2012)
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Góc xây dựng lắp Ghép
- Xây dựng và lắp ghép ngôi nhà.
- Trẻ biết phối hợp với nhau để lắp ghép và xây dựng thành ngôi nhà theo tưởng tượng của trẻ.
- Các loai khối xốp, nhựa, gạch xây dựng, xi măng cát, bàn xoa, xẻng. Cây xanh, hoa, thảm cỏ, hàng rào. Mảng lắp ghép.
1. Trao đổi trò chuyện.
- Cùng trẻ hát đọc thơ câu đố về chủ đề và trò chuyên:
- Ngôi nhà là sản phẩm của nghề nào? do ai xây dựng?
- Cô giới thiêu về góc chơi và trò chơi trẻ thích.
- Cho trẻ lần lượt về góc chơi trẻ thích.
2. Quá trình hoạt động.
- Cô đến từng góc nhập vai chơi cùng trẻ.
- Bao quát các góc chơi, có mặt kịp thời để xử lý các tình huống.
- Chú trọng đến góc xây dựng : Gợi cho trẻ lắp ghép nhiều ngôi nhà và sử dụng nguyên vật liệu gạch, các khối gỗ, bitít để xây nhiều kiểu nhà, hướng cho trẻ cách bố cục và sắp xếp khuôn viên ngôi nhà.
- Cô kịp thời sửa sai cho trẻ và luyện cho trẻ cách xếp kề.
- Cô đến nhóm chơi góc thiên nhiên cùng tham gia xây nhà cát cùng trẻ gợi ý cho trẻ xây nhiều kiểu nhà khác nhau bằng cát.
- Nhắc trẻ không tranh dành đồ chơi với bạn.
3. Kết thúc hoạt động
- Cô đến từng góc nhận xét buổi chơi cho cả lớp tham quan góc xây dựng, trẻ giới thiệu về công trình của mình.
- Hát cháu yêu cô chú công nhân để kết thúc buổi chơi.
2. Góc phân vai.
- Cửa hàng vật liệu xây dựng.
- Nấu ăn.
- Trẻ biết mô phỏng Công việc và chức năng của chú công nhân xây dựng.
- Biết sử dụng nguyên vật liệu mà trẻ biết chế biến nhiều món trẻ thích.
- Nguyên vật liệu xây dựng: Xi măng cát sỏi, đá, cuốc, xẻng, bai, bảo hộ lao động của nghề xây dựng.
- Dụng cụ nấu ăn: xong, nồi, bát, đĩa…
3. Góc học tập
- Xem tranh về các ngôi nhà
- Dùng các hình để sắp xếp thành các kiểu nhà.
- Xếp các hình từ que, hột hạt.
- Thông qua chơi luyện kỹ năng xếp chồng và xếp cạnh.
- Trẻ biế sử dụng các hình học để xếp thành nhiều ngôi nhà và nhiều kiểu nhà khác nhau.
- Trẻ xem tranh và biết tên các kiểu nhà.
- Tranh ảnh và tập san về các kiểu nhà.
- Hình vuông hình tròn, hình chữ nhật hình tam giác.
4. Góc nghệ thuật.
-Tô màu, vẽ, nặn, cắt gián dụng cụ xây dựng.
- Trẻ biết cầm bút tô màu vẽ, xé gián sản phẩm của nghề xây dựng.
- Biết sử dụng các phế liệu vỏ hộp giấy làm dụng cụ nghề xây dựng.
- Kéo, hồ gián,bút
màu, giấy màu băng đĩa nhạc về chủ đề bút chì, kéo, an-bum, Giấy A4, giấy màu, hộp giấy cát tông ..
5. Góc thiên nhiên
- Xây ngôi nhà cát.
- Trẻ biết xây dựng các kiểu nhà từ cát
- Dụng cụ xây dựng bằng nhựa, 3 hố cát
TRÒ CHUYỆN ĐẦU CHỦ ĐỀ :
- Cô trò chuyện về ngôi nhà của mình có mấy tầng , bao nhiêu phòng ?
- Ngôi nhà là sản phẩm của ai? Do ai xây dựng nên
- Chú công nhân sử dụng dụng cụ nào để xây dựng ?
- Muốn xây dựng thành ngôi nhà phẩi sử dụng nguyên vật liệu nào ?
- Chú công nhân xây thành ngôi nhà còn xây nhiều công trình nào nữa.
THỂ DỤC SÁNG
Tập với bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
1. Yêu cầu.
Luyện tập đội hình đội ngũ, phát triển các cơ vận động cho trẻ.
Giáo dục tính kỷ luật và thói quen tập thể dục sáng.
Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: khởi động.
Trẻ xếp hàng tập những động tác thể dục theo sự hướng dẫn của cô.
Hoạt động 2: trọng động.
- Tập các động tác kết hợp với bài: “ Cháu yêu cô chú công nhân”
- Hai tay đưa song song lên cao chếc về về bên trái và bên phải 45 độ ứng với lời ca “Chú công nhân xây nhà cao tầng, cô công nhân dệt may áo mới”.
- Hai tay giang ngang, tay trái chống hông nghiêng người sang bên trái đồng thời tay phải đưa về bên trái sau đó đổi bên ứng với lời ca “cháu luôn múa hát yêu cô công nhân, cháu luôn nhớ ơn cô chú công nhân”.
- Hai tay đưa lên cao cúi gập người xuống hai tay chạm mũi bàn chân “Chú công nhân xây nhà cao tầng, cô công nhân dệt may áo mới ”.
- Nhảy bật tách khép chân đồng thời taydang ngang sau đó đua lên trên vỗ vào nhau ứng vứi lời ca “cháu luôn múa hát yêu cô công nhân, cháu luôn nhớ ơn cô chú công nhân”.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh:
Cho trẻ làm bướm bay bay về lớp học của mình.
Thứ 2 ngày 10 tháng 12 năm 2012
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH
PTTN: Khám phá khoa học
Trò chuyện về công việc của Chú thợ xây
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
Trẻ biết miêu tả và kể về công việc của chú thợ xây: trộn hồ, đất, đá, cát, sỏi, chuyền gạch , xây…
Biết được trang phục và dụng cụ của nghề xây dựng.
2. Kỹ năng:
Luyện kỹ năng so sánh, miêu tả, quan sát và ghi nhớ có chủ định
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3. Giáo dục:
Giáo dục trẻ yêu quý nghề xây dựng biết giữ gìn sản phẩm của nghề xây dựng
Biết tôn trọng những người lao động
II. CHUẨN BỊ:
Trang phục và dụng cụ của nghề xây dựng : Quần áo , bai xẻng bàn xoa, mũ công nhân...
Băng đĩa về công trình xây dựng.
Thơ: Em làm thợ xây
Đàn nghi âm bài hát : Cháu yêu cô chú công nhân
III. TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: ổn đinh tổ chức và gới thiệu bài
- Cho trẻ xem băng đĩa về chú công nhân đang làm việc và trò chuyện với trẻ: Các con được xem băng về ai? Các chú đang làm gì? các chú sử dụng vật liệu nào để xây nhà?
Các chú thợ xây sử dụng nhiều công đoạn mới xây thành một ngôi nhà hôm nay cô cháu mình cùng trò chuyện về công việc của chú thợ xây nhé
2. Hoạt động 2:Quan sát và trò chuyện
- Cho quan sát tranh trò chuyện với trẻ:
- Tranh vẽ về ai? Vì sao con biết ? chú mặc quần áo màu gì ? đầu đội cái gì?
- Muốn xây thành ngôi nhà đầu tiên các chú phải làm sử dụng vật liệu nào ?
- Các chú dùng dụng cụ nào để xây ?
- Có bao nhiêu chú công nhân ? Các chú đang làm gì?
- Xây xong ngôi nhà các chú đã làm gì?
GD: các con thấy các chú làm việc vất vả không
- Các con phải làm gì để tỏ lòng biết ơn với các chú.
- Trẻ đọc thơ tặng các chú
- Các con trò chuyện về ai?
3. Hoạt động 3: Luyện tập
- Cho trẻ chơi chuyền gạch: tổ chức cho trẻ chơi cả lớp tổ nào chuyền nhânh tổ đó dành chiến thắng
- Tổ chức chơi làm thợ xây: Tổ chức cho trẻ chơi 2 đội chơi đội nào hoàn thành nhanh ngôi nhà đội đó dành chiến thắng
- Kết thúc cô và trẻ lên tham quan sản phẩm đội chơi hát tặng chú công nhân bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
Trẻ xem và trò chuyện
Xem chú công nhân xây nhà, chú dùng cát sỏi xây nhà
Tranh vẽ chú thợ xây ? mặc áo công nhân mầu xanh đầu đội mũ công nhân xây dựng
Xi măng, cát sỏi, gạch...
Bàn xoa, bai
Nhiều chú công nhân cùng xây nhà và làm việc
Xây xong phải sơn nhà và giúp gia đình chuyển đồ dùng
Trẻ trả lời.
Trẻ đọc thơ.
Chú thợ xây
Trẻ thực hiện chơi 2 - 3 lần
Trẻ hát tặng chú công nhân xây dựng
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. Hoạt động có mục đích: Quan sát dụng cụ nghề xây dựng
1. Yêu cầu :
- Trẻ hứng thú quan sát và biết được tên gọi và công dụng của dụng cụ nghề xây dựng.
- Giáo dục trẻ có ý thức tập trung
2. Chuẩn bị :
- Xô, bai, cuốc xẻng, vên, bàn xoa
3. Tiến hành:
- Cô cho trẻ đứng vòng tròn quan sát và hỏi trẻ
- Đây là dụng cụ của nghề nào ?
- Dụng cụ này dùng làm gì ?
- Cô cho trẻ gọi tên từng dụng cụ và nêu công dụng của nó?
- Khi sử dụng dụng cụ này phải chú ý điều gì ?
II. Trò chơi vận động: Kéo cưa lừa xẻ
III. Chơi ý thích: trẻ chơi tự do đồ chơi trên sân
HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
1. Hoạt động có mục đích: Làm quen thơ “Em làm thợ xây”.
a. Yêu cầu.
- Trẻ biết được tên bài thơ mới: “Em làm thợ xây” và được làm quen với nhân vật, nhịp điệu của bài thơ.
- Trẻ biết quý trọng chú thợ xây và sản phẩm mà chú thợ xây làm ra.
b. Chuẩn bị: Tranh thơ hoặc giáo án điện tử.
c. Tiến hành.
- Cô đọc cho trẻ nghe 2 - 3 lần kết hợp tranh.
- Trò chuyện với trẻ tên bài thơ, tên nhân vật và nội dung bài thơ.
2. Chơi tự do: chơi ở các góc theo ý thích.
3. Vệ sinh – Nêu gương cuối ngày – Trả trẻ.
- Cô cho trẻ rửa mặt, rửa tay chân, chải tóc cho trẻ gọn gàng.
- Cô khái quát tình hình của lớp trong ngày.
- Cho trẻ tự nhận xét về mình ngoan hay không ngoan.
- Động viên, khuyến khích trẻ cố gắng chăm ngoan rồi trả trẻ.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 11 tháng 12 năm 2012
HOẠT ĐỘNG CÓ MỤC ĐÍCH
PTNN: THƠ : Em làm thợ xây
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
Trẻ biết tên bài thơ tên tác giả và hiểu được nội dung bài thơ: Bé tập làm chú thợ xây để xây nhà cho bà cho mẹ cho chị cho ba.
Trẻ thuộc thơ và hiểu được từ: Dao, gạch, thoăn thoắt, thợ nề.
2. Kỹ năng:
Luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm và thể hiện được tình cảm của mình khi đọc thơ.
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trả lời câu hỏi rõ ràng.
3. Giáo dục:
Giáo dục trẻ ước mơ trở thành những chú thợ giỏi để xây dựng nhiều ngôi nhà đẹp cho mọi người
II. CHUẨN BỊ:
Tranh thơ 1 bộ: bé đang xếp nhà
Đàn ghi âm bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân , ước mơ làm thợ xây.
Máy ghi hình công nhân đang xây dựng, gạch xây dựng
III. TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: ổn định tổ chức và giới thiệu bài.
- Cô và trẻ hát theo đàn bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân.
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói về nghề nào ?
- Cho trẻ xem hình và hỏi trẻ:
+ Các con được xem gì ? Các chú đang làm gì ?
+ Muốn xây dựng được ngôi nhà các chú phải sử dụng nguyên vật liệu nào ?
GT: Các con muốn trở thành chú thợ xây giỏi không hôm nay cô cháu cùng đọc bài thơ em làm thợ xây
2. Hoạt động 2: cô đọc thơ
- Cô đọc thơ lần 1 không tranh kết hợp cử chỉ ánh mắt và điệu bộ
- Cô đọc lần 2 kết hợp hình ảnh trên máy vi tính.
3. Hoạt động 3: Trích dẫn và đàm thoại:
- Cô đọc cho các con nghe bài thơ gì?
+ Ai đã tập làm thợ xây ? Em xây gì?
+ Em xây nhà cho ai?
+ Em đã xây như thế nào? Em làm giống như ai?
+ Uớc mơ của em bé như thế nào ?
4. Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ
- Cho trẻ đọc thơ cả lớp 1-2 lần cả lớp cô chú ý sủa sai cho trẻ chú ý cho trẻ đọc nhấn mạnh vào từ láy “thoăn thoắt”
- Dạy trẻ đọc thỏ theo tay của cô, đọc đối đáp, đọc to nhỏ.
- Cho tổ ,nhóm đọc ,cá nhân đọc
+ Củng cố cho trẻ nhắc lại tên bài thơ gì?
- Phổ nhạc bài thơ thành bài hát cho trẻ hát tặng các chú thợ xây.
Kết thúc: Cô tổ chức cho trẻ chơi chú thợ gỏi (cô tổ chức cho 2 đội chơi đội nào xếp xong ngôi nhà và xếp đẹp đội đó dành chiến thắng) kết hợp bài hát cháu yêu cô chú công nhân.
Trẻ hát theo đàn
Cháu yêu cô chú công nhân
Bài hát về nghề xây dựng
Các chú đang xây nhà
Dùng máy xay đá, cát, sỏi ,xi măng để xây.
Trẻ lắng nghe
Bài thơ em làm thợ xây
Bé làm thợ xây xây nhà cho bà cho mẹ cho chị cho ba
Xây nhanh thoăn thoắt giống như bác thợ nề
Uớc mơ thành chú thợ giỏi xây nhiều ngôi nhà đẹp cho mọi người.
Cả lớp đọc theo cô
Tổ, nhóm, cá nhân đọc
Em làm thợ xây
Trẻ chơi 1-2 lần
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. Hoạt động có mục đích: Quan sát dụng cụ ngề mộc
1. Yêu cầu:
Trẻ biết tên gọi và phát âm được từ bào cưa, đục
2. Chuẩn bị :Cưa, bào, đục
3. Tiến hành:
Cho trẻ quan sát dụng cụ đó và gọi tên dụng cụ
Sản phẩm của nghề mộc có tác dụng gì?
II. Trò chơi vận động: Kéo cưa lừa xẻ
III. Chơi ý thích: trẻ chơi tự do đồ chơi trên sân trường.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I. Hoạt động có mục đích: Tô màu tranh sản phẩm và dụng cụ của nghề xây dựng.
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết cầm bút tô màu tranh theo ý thích và có ý thức hoàn thành sản phẩm
2. Chuẩn bị:
- Tranh rỗng nghề xây dựng, bút màu bàn ghế.
3. Tiến hành:
- Cho trẻ gọi tên dụng cụ của nghề xây dựng và hướng dấn trẻ cách tô màu tranh
- Cô tô mẫu cho trẻ và tiến hành cho trẻ thục hiện cô bao quát trẻ
- Trẻ trưng bày sản phẩm lên giá nhận xết và tuyên dương trẻ
II. Chơi tự do: chơi ở các góc theo ý thích.
- Trẻ chơi theo ý thích của trẻ
II. Vệ sinh – Nêu gương– Trả trẻ.
- Cô cho trẻ rửa mặt, rửa tay chân, chải tóc cho trẻ gọn gàng.
- Cô khái quát tình hình của lớp trong ngày.
- Cho trẻ tự nhận xét về mình ngoan hay không ngoan.
- Động viên, khuyến khích trẻ cố gắng chăm ngoan rồi trả trẻ.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
…………………………………………………………………………………………...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 12 tháng 12 năm 2012
HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH
PTTC: :THỂ DỤC
Đi theo đường dích dắc
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết đi theo đường dích dắc có độ rộng 50cm và chơi được trò chơi vận động về chuyền gạch.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng khéo léo của đôi chân đi giữa hai điểm dích dắc 2m
- Phát triển cơ vận động : tay, chân
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và kính trọng chu công nhân xây dựng.
II. Chuẩn bị
- Gạch xây dựng , 2 cái rổ , 2 đường dích dắc có độ rộng 50 cm
III. Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: Khởi động:
- Cho trẻ đi hình tròn kết hợp với các kiểu đi: nhanh chậm, khởi động các khớp tay chân...
2. Hoạt động 2: Trọng động.
a. Bài tập phát triển chung.
ĐT1: Hai tay dang ngang rông bằng vai sau đó hai tay đưa song song trước mặt.
ĐT2: Hai tay đưa lên cúi gập người về phía trước.
ĐT3: Hai tay chống hông quay người sang trái và sang phải.
ĐT4: bật tại chỗ liên tiếp.
b. Vận động cơ bản: Đi theo đường dích dắc
- Cô giới thiệu vận động: muốn cho cơ thể hằng ngày các con phải làm gì? Hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con thi ai là người có đôi chân khéo léo đi qua đường dích dắc về nhà của mình
+ Cô vận động mẫu 1-2 lần kết hợp giảng giải: 2 tay phải cô chống hông mắt nhìn thẳng bước đi nhẹ nhàng khéo léo đi theo đường dích dắc chân không chạm vạch.
- Cho 2 trẻ khá làm mẫu 1 lần
- Cô lần lượt cho trẻ thực hiện (Cô chú ý sửa sai cho trẻ )
- Cho 2 nhóm thi đua nhau (Cô kiểm tra kết quả trẻ)
- Cho 2 bạn thi đua nhau bạn nào đi không chạm vạch mang một đồ vật về đích bạn đó sẽ dành chiến thắng
- Cô cho trẻ nhắc lại tên vận động gì ?
c. Trò chơi vân động: Chuyền gạch
- Muốn xây dựng một ngôi nhà chúng ta cần nguyên vật liệu gì?
- Đường rất khó đi các chú không dùng được ô tô để chở được mà chúng ta phải vận chuyển bằng sức nguời vậy bây giờ cô yêu cầu các con giúp các chú công xây dựng chuyền gạch về nhà nhé.
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Cho trẻ chơi 1-2 lần cả lớp.
- Cho trẻ nhắc lại tên trò chơi gì?
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cho trẻ làm những chú gà con đi nhẹ nhàng quanh sân.
Trẻ khởi động theo hiệu lệnh của cô.
- 2 lần (2 x 4 nhịp )
- 2 lần (2 x 4nhịp )
- 2 lần (2 x 4 nhịp )
- 2 lần (2 x 4 nhịp )
Muốn cơ thể khoẻ mạnh phải tập thể dục.
- Trẻ chỳ ý và lắng nghe quan sát cô làm mẫu
- 2 trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Tổ nhóm thi đua
- Cá nhân thi đua
- 1 trẻ nhắc lại
- Gạch xây dựng
- Trẻ chơi
- Chơi chuyền ghạch
- Trẻ làm gà con đi nhẹ nhàng quanh sân.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. Hoạt động có mục đích: Khám phá vật liệu làm nên ngôi nhà.
1. Yêu cầu:
Trẻ hứng thú trò chuyện về nguyên vật liêu xây dựng ngôi nhà
2. Chuẩn bị :
Một số nguyên vật liệu như gạch, cát
3. Tiến hành:
Muốn xây thành ngôi nhà chúng ta phải chuẩn bị những nguyên vật liệu gì?
Cát dùng làm gì gạch làm gì? Muốn xây dựng được ngôi nhà phải chuẩn bị nhiều nguyên vật liệu như gạch, ngói, xi măng, sắt thép…
II. Trò chơi vận động: về đúng nhà
III. Chơi ý thích: trẻ chơi tự do đồ chơi trên sân trường.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. Hoạt động có mục đích: Bé tập xây nhà
1. Yêu cầu
Trẻ biết sử dụng nguyên vật xây thành ngôi nhà theo sự sáng tạo của trẻ
2. Chuẩn bị :
Đồ chơi góc xây dựng
3. Tiến hành
Cô tổ chức cho trẻ chơi ở góc xây dựng cô bao quát trẻ và kkhuyến khích trẻ chơi.
II. Chơi tự do: chơi ở các góc theo ý thích.
III. Vệ sinh – Nêu gương – Trả trẻ
- Cô cho trẻ rửa mặt, rửa tay chân, chải tóc cho trẻ gọn gàng.
- Cho trẻ tự nhận xét về mình ngoan hay không ngoan.
- Động viên, khuyến khích trẻ cố gắng chăm ngoan rồi trả trẻ.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………
Thứ 5 ngày 13 tháng12 năm 2012
HOẠT ĐỘNG CÓ MỤC ĐÍCH
PTNT: TOÁN
Phân biệt chiều dài của hai dối tượng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
Trẻ nhận biết được rõ nét chiều dài của hia đối tượng và gọi được tên dài hơn ngắn hơn
2. Kỹ năng:
Luyện kỹ năng so sánh chiều dài của hai đối tượng
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc
3. Giáo dục:
Giáo dục trẻ có ý thức học tập
II. CHUẨN BỊ:
Hai sợi dây : dây màu đỏ dài hơn ,dây màu xanh ngắn hơn
Đàn ghi âm bài hát : Cháu yêu cô chú công nhân
III. TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOAT DÔNG CUA TRẺ
1. Hoạt động 1: ổn định tổ chức và giới thiệu bài
Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi làm chú thợ giỏi
Yêu cầu trẻ dùng những sợi dây khác nhau cột vào một đồ vật
Bạn nào có nhận xét gò về trò chơi ?
GT: Vì sao sợi dây đỏ cột được nhưng sợi dây xanh cột được bây giờ cô và các con cùng học bài dài hơn, ngắn hơn.
2. Hoạt động 2: Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét của hai đối tượng.
Cô và 1 bạn thi đua xem ai cột sợi dây màu xanh vào ống nước nhanh nhất.
Dây này cột được không?Vì sao cột sơi dây này vào được ?
Cô mời trẻ khác lên chơi cùng cô cột sợi dây đỏ vào ống nước ?
Cột sợi dây đỏ cột vào ống nước được không ? vì sao nhỉ ?
Cô gọi hai trẻ lên cột hai sợi dây khác nhau vào ống nước ? Ai có nhận xét gì về trò chơi của bạn ? Vì sao bạn A cột được mà bạn B không cột được ?
Cho trẻ gọi từ dài hơn ngắn hơn
Vì sao các con biết hai sợi dây khác nhau : Cho trẻ làm thao tác đo
Trẻ gọi tên dây đỏ dài hơn dây xanh
3. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
Cô cho trẻ thực hiện quấn dây vào tay và hỏi trẻ vì sao dây đỏ quấn được và dây xanh không quấn được
Trẻ gọi tên dài hơn ngắn hơn (cô chú ý bao quát sửa sai cho trẻ)
4.Hoạt động 4: Luyện tập
Tổ chức trò chơi người thợ giỏi : Trong thời gian 1 phút hai đội phải quán xong sọi dây vào cột
Cho trẻ chơi xâu vòng
Kết thúc cô và trẻ hát cháu yêu cô chú công nhân
Trẻ chơi
Sợi dây xanh không cột được
1-2 trẻ chơi cùng cô
Có. Vi dây này dài hơn.
Dây đỏ không cột được
Vì ngắn quá
Bạn a cột được vì dây dài
Bạn b không cột được vì dây ngắn
Dây xanh ngắn dây đỏ dài
Trẻ chơi
Trẻ nhắc lại 1-2
- Trẻ gọi từ dài hơn, ngắn hơn.
Trẻ chơi 1-2 lần
Trẻ hát
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. Hoạt động có mục đích: Quan sát ngôi nhà đang xây dựng
1. Yêu cầu
Trẻ biết được ngôi nhà xây dựng như thế nào, biết công việc của các chú thợ xây
2. Chuẩn bị :
Chỗ đứng quan sát phù hợp
3. Tiến hành:
Cô cho trẻ quan ngôi nhà đang xây dựng và trò chuyện cùng trẻ:
Các con đang quan sát gì?
Ngôi nhà xây đã xong chưa?
Ai đang xây dựng ngôi nhà?
Các chú dùng nguyên vật liệu nào để xây thành ngôi nhà.
II. Trò chơi vận động: Chuyển vật liệu xây dựng
III. Chơi ý thích: trẻ chơi tự do đồ chơi trên sân trường.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. Hoạt động có mục đích: Đọc cho trẻ nghe một số bài đồng dao trong chủ đề
1. Yêu cầu
Trẻ biết tên một số bài đồng dao và hứng thú nghe cô đọc đồng dao.
2. Chuẩn bị :
Một số bài đồng dao cô đã thuộc trong chủ đề.
3. Tiến hành
Cô đọc cho trẻ nghe nhiều lần
Gợi ý cho trẻ nói lên nội dung bài đồng dao.
Giáo dục trẻ biết yêu quý những người lao động
Tập cho trẻ đọc theo cô.
II. Chơi tự do: Chơi ở các góc theo ý thích.
III. Vệ sinh - Nêu gương - Trả trẻ
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ 6 ngày 14 tháng12 năm 2012
HOẠT ĐỘNG CÓ MỤC ĐÍCH
PTTM: ÂM NHẠC
Dạy hát( NDTT): Cháu yêu cô chú công nhân
Nghe(NDKH): Cô thợ dệt
Trò chơi (NDKH): Ai nhanh nhất
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
Trẻ biết hát đúng nhịp của bài hát và thể hiện được tình cảm yêu quý các chú công nhân xây dựng.
Trẻ nhớ tên bài hát và tên tác giả
Trẻ hiểu nội dung bài hát chú công nhân xây dựng xây thành ngôi nhà cô thợ dệt dệt may áo mới.
Trẻ biết chơi trò chơi: Ai nhanh nhất.
2. Kỹ năng:
Luyện kỹ năng hát theo nhịp của bài hát và phản xạ nhanh trong khi chơi.
Phát triển cơ vận động và cảm hứng âm nhạc.
3. Giáo dục:
Giáo dục trẻ biết yêu quý những người lao động và tôn trọng sản phẩm của người lao động.
II. CHUẨN BỊ:
Đàn organ ghi bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân, Cô thợ dệt.
Chiếu cho trẻ ngồi, 4 - 5 vòng thể dục, băng đĩa về chú công nhân đang xây dựng.
Thơ: Em làm thợ xây.
III. TIẾN HÀNH.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Hoạt động 1: ổn định tổ chức và giới thiêu
- Cho trẻ xem băng chú công nhân đang xây dựng và trò chuyện.
- Các con xem băng các chú công nhân đang làm gì? Chú công nhân sử dụng nguyên vật kiệu nào để xây nhà?
=> GT: Chú công nhân xây thành ngôi nhà cô thợ may may thành áo mới đó là nội dung của bài hát cháu yêu cô chú công nhân hôm nay cô dạy hát
2. Hoạt động 2: Dạy ca hát
- Cô hát mẫu cho trẻ nghe 1 không đàn.
- Cô hát lần hai vừa hát vừa đàn cho trẻ nghe
- Cô hát cho các con nghe bài hát gì ?
- Bài hát nhắc tới ai? Chú công nhân làm gì cô thợ dệt làm gì ?
- Cô dạy hát cho trẻ 1-2 lần chú ý sửa sai, nhắc trẻ hát rõ từ “Dệt may, cháu luôn múa hát yêu cô công nhân ,cháu luôn nhớ ơn cô chú công nhân ”
- Dạy trẻ hát theo tay chỉ của cô, hát đối đáp theo nhóm, hát to hát nhỏ
- Cho 1-2 cá nhân hát theo đàn
- Hỏi trẻ tên bài hát tên tác giả?
- Củng cố: cả lớp hát 1lần hỏi trẻ tên bài hát gì?
3. Hoạt động 3 : Trò chơi :Ai nhanh nhất
- Cô giới thiệu tên trò chơi và cách chơi
- Tiến hành cho trẻ chơi 2-3 lần
- Hỏi lai trẻ tên trò chơi gì ?
Kết thúc: cả lớp hát: Uớc mơ làm chú thơ xây
Nghề xây dựng, đang xây nhà, dùng gạch, cát, sỏi, xi măng xây nhà.
Trẻ lắng nghe giới thiệu.
Trẻ nghe cô hát
Cháu yêu cô chú công nhân
Cả lớp hát
Tổ, nhóm, cá nhân hát
Bài hát cháu yêu cô chú công nhân tác giả hoàng yến
Trẻ thực hiện chơi 1-2 lần
Trò chơi ai nhanh nhất
Trẻ hát
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. Hoạt động có mục đích: Giải câu đố về nghề xây dựng
1. Yêu cầu :
Thông qua câu đố trẻ biết thêm về công việc của nghề xây dựng
2. Chuẩn bị :
Cô thuộc câu đố
3. Tiến hành:
Cô đọc câu đố và gọi hỏi trẻ
Cô vừa đọc câu đố về nghề nào ? Sản phẩm của nghề xây dựn là gì ?
Các con làm gì để bảo vệ sản phẩm đó ?
II. Trò chơi vận động: Chuyền gạch
Tổ chức cho trẻ chơi 5-6 lần cô chú ý đến trẻ khuyến tật
III. Chơi ý thích: trẻ chơi tự do đồ chơi trên sân trường.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I . Hoạt động chính: Vui văn nghệ cuối chủ đề
Cho trẻ nhắc lại bài hát đã học trong chủ đề
Cô lần lượt cho trẻ biểu diến bài hát:Cháu yêu bà, cả nhà thương nhau, cháu yêu bà,
Cô khuyến khích và tuyên dương trẻ
II. Lao động vệ sinh nhóm lớp
Hướng dẫn trẻ cách lau chúi đồ dùng đồ chơi
Cô kiểm tra và khen ngợi trẻ có ý thức bảo vệ và lau chùi đồ dùng đồ chơi
III . Nêu gương cuối tuần - Vệ sinh - Trả trẻ
Trò chuyện với trẻ về ngày cuối tuần
Cô và trẻ bình xét tiêu chuẩn bé ngoan.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- nghe nghiep 3(1).doc