Ngân hàng câu hỏi học kì II môn: Vật lí 8

Câu 2: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 19, thời gian làm 3 phút)

Đơn vị của công là:

A. N, J; B. J, N/m; C. J/s, N.m; D. J, N.m.

Đáp án: D.

Câu 3: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 19, thời gian làm 3 phút)

Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Khối lượng của vật và quãng đường vật dịch chuyển.

B. Lực tác dụng vào vật và khối lượng của vật.

C. Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực.

D. Quãng đường vật dịch chuyển và vận tốc chuyển động của vật.

Đáp án: C.

 

doc15 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 3081 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng câu hỏi học kì II môn: Vật lí 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG CÂU HỎI HỌC Kè II MÔN: VẬT LÍ 8 Câu 1: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 19, thời gian làm 3 phút) Một lực F tác dụng vào vật làm vật dịch chuyển quãng đường S theo phương của lực thì công của lực F được tính bằng công thức: A. ; B. A= F.S; C. ; D. A = F.v. Đáp án: B. Câu 2: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 19, thời gian làm 3 phút) Đơn vị của công là: A. N, J; B. J, N/m; C. J/s, N.m; D. J, N.m. Đáp án: D. Câu 3: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 19, thời gian làm 3 phút) Công cơ học phụ thuộc vào những yếu tố nào? Khối lượng của vật và quãng đường vật dịch chuyển. Lực tác dụng vào vật và khối lượng của vật. Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực. Quãng đường vật dịch chuyển và vận tốc chuyển động của vật. Đáp án: C. Câu 4: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 19, thời gian làm 3 phút) Trường hợp nào sau đây không có công cơ học? Người lực sĩ đang đỡ quả tạ ở tư thế thẳng đứng. Đầu tàu đang kéo các toa tàu chuyển động. Người công nhân đang dùng ròng rọc kéo 1 vật lên cao. Con bò đang kéo 1 chiếc xe đi trên đường. Đáp án: A Câu 5: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 19, thời gian làm 3 phút) Trọng lực tác dụng lên 1 vật không thực hiện công cơ học trong trường hợp: Vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật chuyển động thẳng trên mặt bàn nằm ngang. Vật trượt trên một mặt phẳng nghiêng. Vật rơi từ trên cao xuống. Đáp án: B. Câu 6: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 19, thời gian làm 3 phút) Một quả dừa nặng 2,5kg rơi từ trên cây cách mặt đất 800cm. Công của trọng lực là bao nhiêu? A. 200J; B. 2000J; C. 20J; D. 320J. Đáp án: A. Câu 7: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 19, thời gian làm 3 phút) Cách nói nào sau đây là đúng: Trong quá trình học sinh mang cặp sách xuống lầu, trọng lực tác dụng lên cặp sách không sinh công. Vận động viên cầm lao ném ra, anh ta không thực hiện công đối với cây lao. Khi thả dù rơi xuống với vận tốc không đổi thì lực cản không khí đối với chiếc dù không sinh công. Khi quả cầu nhỏ lăn trên mặt bàn ngang trơn nhẵn thì trọng lực tác dụng lên quả cầu không sinh công. Đáp án: D Câu 8: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 19, thời gian làm 3 phút) Đầu tàu hoả kéo toa xe với một lực 4000N làm toa xe đi được 2km. Công lực kéo của đầu tàu là: A. 8000J; B. 2000J; C. 8000KJ; D. 2000KJ. Đáp án: C Câu 9: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 19, thời gian làm 3 phút) Một hòn bi có khối lượng 50g chuyển động đều với vận tốc 10,8km/h trên một mặt phẳng nhẵn nằm ngang( coi như không có ma sát và sức cản của không khí). Công của viên bi là bao nhiêu? A. 540J; B. 150J; C. 0,54J; D. 0J. Đáp án: D Câu 10: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 20, thời gian làm 3 phút) Câu nào sau đây là đúng khi nói về tính chất của các máy cơ đơn giản: Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lợi bấy nhiêu lần về đường đi. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lợi bấy nhiêu lần về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về công. Đáp án: A Câu 11: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 20, thời gian làm 3 phút) Khi lực tác dụng lên vật tăng n lần nhưng quãng đường dịch chuyển nhờ lực đó giảm n lần thì công sinh ra thay đổi như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng. Công tăng lên n2 lần. Công giảm đi n2 lần. Công tăng lên n lần. Công sinh ra không đổi. Đáp án: D. Câu 12: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 20, thời gian làm 3 phút) Một công nhân chuyển 20 thùng sơn lên độ cao 2,5m bằng một mặt phẳng nghiêng hết 30phút.Biết rằng trong khi lăn anh ta đó phải bỏ ra công để thắng lực ma sát là 800J. Tính công suất làm việc của anh công nhân đó, cho biết khối lượng một thùng sơn là 20kg. A. P=55,56W. B. P = 5,56 W. C. P = 6.66W. D. P = 4,44W. Đáp án: C Câu 13: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 20, thời gian làm 3 phút) 1 2 3 h Hình 14 Có ba mặt phẳng nghiêng nhẵn như nhau( Hình 14). So sánh công để đưa một vật m lên độ cao h bằng ba mặt phẳng nghiêng ta thấy: A. A1 > A2 > A3; C. A1 = A2 = A3; B. A1 < A2 < A3; D. Không so sánh được. Đáp án: C. Câu 14: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 20, thời gian làm 3 phút) Trong các trường hợp trên hình 15. Dùng lực kéo F như nhau để nâng vật lên với vận tốc đều như nhau thì khối lượng của vật ở trường hợp nào lớn nhất( Bỏ qua ma sát giữa dây và ròng rọc, khối lượng của ròng rọc). Hình a. Hình b. • • F a • • F b • • F c • • • F d • Hình 15 Hình c. Hình d. Đáp án: C. Câu 14: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 21, thời gian làm 3 phút) Công thức tính công suất là: A. P = 10m; B. ; C. ; D. P = d.h. Đáp án: B Câu 15: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 21, thời gian làm 3 phút) Làm thế nào để so sánh sức mạnh của hai động cơ ? So sánh công máy nào thực hiện lớn hơn, máy đó khoẻ hơn. So sánh thời gian máy nào thực hiện công ít hơn, máy đó khoẻ hơn. So sánh công máy nào thực hiện lớn hơn trong nhiều thời gian hơn, máy đó khoẻ hơn. So sánh công máy nào thực hiện lớn hơn trong một đơn vị thời gian, máy đó khoẻ hơn. Đáp án: D Câu 16: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 21, thời gian làm 3 phút) Một con trâu kéo một xe lúa từ cánh đồng về nhà nặng gấp đôi xe lúa do con ngựa kéo. Nhưng thời gian con ngựa đi chỉ bằng nửa thời gian con trâu đi trên cùng một quãng đường. Hãy so sánh công suất của con trâu và con ngựa ? Công suất của con trâu lớn hơn vì xe lúa của trâu nặng gấp đôi. Công suất của con ngựa lớn hơn vì thời gian đi của ngựa chỉ bằng một nửa. Công suất của trâu và ngựa là bằng nhau. Không thể so sánh được. Đáp án: C Câu 17: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 21, thời gian làm 3 phút) Một máy cày hoạt động trong 30 phút máy đã thực hiện được một công là 1440J. Công suất của máy cày là: A. 48W; B. 43200W; C. 800W; D. 48000W. Đáp án: C Câu 18: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 21, thời gian làm 3 phút) Một con ngựa kéo một cái xe chuyển động đều với vận tốc 9km/h. Lực kéo của ngựa là 270N. Công suất của ngựa là: A. 810W; B. 2430W; C. 30W; D. 8748W. Đáp án: A Câu 19: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 22, thời gian làm 3 phút) Khi nào vật có cơ năng? Khi vật có khả năng nhận một công cơ học. Khi vật có khả năng thực hiện một công cơ học. Khi vật thực hiện được một công cơ học. Cả ba trường hợp nêu trên. Đáp án: B Câu 20: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 22, thời gian làm 3 phút) Quả táo đang ở trên cây, cơ năng của quả táo thuộc dạng nào? A. Thế năng đàn hồi; C. Thế năng hấp dẫn; B. Động năng; D. Thế năng hấp dẫn và động năng. Đáp án: C. Câu 21: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 22, thời gian làm 3 phút) Một hành khách ngồi trên một ôtô đang chuyển động, lấy mặt đất làm mốc tính thế năng thì cơ năng của hành khách tồn tại ở dạng nào? A. Động năng và thế năng đàn hồi; C. Động năng; B. Thế năng hấp dẫn; D. Động năng và thế năng hấp dẫn. Đáp án: D. Câu 22: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 22, thời gian làm 3 phút) Hùng thực hiện được một công 36KJ trong 10 phút. Hiếu thực hiện được một công 42KJ trong thời gian 14 phút. Ai làm việc khoẻ hơn? A. Hùng làm việc khoẻ hơn Hiếu; B. Hiếu làm việc khoẻ hơn Hùng. C. Hai người làm việc khoẻ như nhau. D. Không so sánh được. Đáp án: A C M h h/2 N Câu 23: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 22, thời gian làm 3 phút) Vật M ở độ cao h có thế năng 200J. Động năng của vật tại N và P là: A. 200J và 0J; B. 100J và 0J; C. 200J và 200J; D. 100J và 200J. Đáp án: D Câu 24: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 22, thời gian làm 3 phút) Một người chạy từ chân dốc tới đỉnh dốc với vận tốc không đổi. trong quá trình chạy của người đó thì: A. Thế năng tăng, động năng không đổi; B. Thế năng tăng, động năng giảm; C. Thế năng và động năng không đổi; D. Thế năng giảm, động năng tăng. Đáp án: A Câu 25: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 22, thời gian làm 3 phút) Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo 800N. Trong 4 phút công thực hiện được là 480KJ. Vận tốc chuyển động của xe là: A. 2,5m/s; B. 150m/s; C. 0,15m/s; D. 25m/s. Đáp án: A Câu 26: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 22, thời gian làm 3 phút) Một con bò kéo xe chuyển động với một lực không đổi 120N và đi được 0,5km trong 10 phút. Công và công suất trung bình của con bò là: A. 60000J và 6000W; B. 60J và 6W; C. 240J và 24W; D. 60000J và 100W. Đáp án: D Câu 27: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 22, thời gian làm 3 phút) Hai vật M và N đang rơi có khối lượng như nhau. So sánh thế năng và động năng của chúng ở cùng một độ cao ta thấy: Thế năng và động năng của 2 vật như nhau. Thế năng như nhau, động năng của vật M lớn hơn vật N. Thế năng như nhau, động năng của chúng không so sánh được. Thế năng như nhau, động năng của vật M nhỏ hơn vật N. Đáp án: C CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC Câu 28: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 24, thời gian làm 3 phút) Điền vào chỗ trống những từ cho đúng ý nghĩa vật lí. ........ là một nhóm các nguyên tử kêt hợp lại. A. Nguyên tử. B. Phân tử. C. Vật. D. Chất. Đáp án: B Câu 29: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 24, thời gian làm 3 phút) Chất khí không có hình dạng và thể tích xác định là do trong chất khí: A. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí là yếu hơn chất rắn, các phân tử dao động tương đối tự do hơn so với trong chất rắn. B. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí là rất yếu, các phân tử chuyển động tự do về mọi phía. C. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí là rất lớn, các phân tử chỉ dao động không ngừng quanh một vị trí xác định. D. Tất cả các phương án đưa ra đều sai. Đáp án: B. Câu 30: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 24, thời gian làm 3 phút) Chất lỏng có thể tích xác định, nhưng hình dạng không xác định là do trong chất lỏng: A. Lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng là rất lớn, các phân tử chỉ dao động không ngừng quanh một vị trí xác định. B. Lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng là rất yếu, các phân tử dao động tự do về mọi phía. C. Tất cả các phương án đưa ra đều sai. D. Lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng là yếu hơn chất răn, các phân tử dao động tương đối tự do hơn so với trong chất rắn. Đáp án: D Câu 31: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 24, thời gian làm 3 phút) Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Câu giải thích nào sau đây là đúng? A. Vì khuấy nhiều nước và đường cùng nóng lên. B. Vì khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước. C. Một cách giải thích khác. D. Vì khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng. Đáp án: B. Câu 32: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 25, thời gian làm 3 phút) Đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào sau đây? A. 200cm3 B. 100cm3. C. Nhỏ hơn 200cm3 D. Lớn hơn 200cm3 Đáp án: C Câu 33: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 25, thời gian làm 3 phút) Trộn lẫn một lượng rượu có thể tích V1 và khối lượng m1 vào một lượng nước có thể tích V2 và khối lượng m2. Kết luận nào sau đây là đúng? A. Khối lượng hỗn hợp (rượu + nước) là m < m1 + m2 B. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V > V1 + V2 C. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V < V1 + V2 D. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V = V1 + V2 Đáp án: C Câu 34: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 25, thời gian làm 3 phút) Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của các chất? A. Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách. B. Các phát biểu nêu ra đều đúng. C. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử, nguyên tử. D. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. Đáp án: B Câu 35: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 25, thời gian làm 3 phút) Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao chứng tỏ: A. Các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa. B. Các phân tử nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động. C. Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng. D. Hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước. Đáp án: C Câu 36: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 25, thời gian làm 3 phút) Chọn câu sai. Chuyển động nhiệt của các phân tử của một chất khí có các tính chất sau: A. Các vận tốc của các phân tử có thể rất khác nhau về độ lớn. B. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn. C. Sau mỗi va chạm độ lớn vận tốc của các phân tử không thay đổi. D. Khi chuyển động các phân tử va chạm nhau. Đáp án: C Câu 37: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 25, thời gian làm 3 phút) Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi: A. Khi giảm nhiệt độ của khối khí. B. Khi tăng nhiệt độ của khối khí. C. Khi cho khối khí dãn nở. D. Khi tăng độ chênh lệch nhiệt độ trong khối khí. Đáp án: B Câu 38: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 25, thời gian làm 3 phút) Chọn câu trả lời đúng. Chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật được gọi là chuyển động nhiệt bởi vì: A. Vật có nhiệt lượng càng nhiều thì các hạt chuyển động càng mạnh mẽ. B. Phải nung nóng vật thì các hạt mới chuyển động. C. Chuyển động của các phân tử, nguyên tử liên quan chặt chẽ tới nhiệt độ của vật. D. Chuyển động này là đối tượng nghiên cứu của Nhiệt học. Đáp án:C Câu 39: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 25, thời gian làm 3 phút) Điều kiện để hiện tượng khuếch tán xảy ra trong một chất khí là: A. Khối khí được nung nóng. B. Vận tốc các phân tử khí không như nhau. C. Nồng độ phân tử trong khối khí không đồng đều. D. Có sự chênh lệch nhiệt độ trong khối khí. Đáp án: C Câu 40: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 25, thời gian làm 3 phút) Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? A. Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật. C. Nhiệt độ của vật. D. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật. Đáp án: C Câu 41: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 25, thời gian làm 3 phút) Khi hơi nước ngưng tụ thành nước ở thể lỏng, thể tích giảm. Nguyên nhân nào giải thích được hiện tượng xảy ra? A. Kích thước của phân tử giảm. B. Cách sắp xếp các phân tử thay đổi. C. Do tất cả các nguyên nhân đưa ra. D. Khoảng cách giữa các phân tử giảm. Đáp án: D Câu 42: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút) Nung nóng một miếng sắt rồi thả vào cốc nước lạnh, nhiệt năng của chúng thay đổi thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau: A. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự thực hiện công. B. Nhiệt năng của miếng sắt và của nước đều tăng. Không có sự truyền nhiệt. C. Nhiệt năng của miếng sắt tăng, nhiệt năng của nước giảm. Đây là sự thực hiện công. D. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt. Đáp án: D Câu 43: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút) Chọn câu sai. A. Khi thực hiện một công lên miếng sắt, nhiệt năng của nó tăng. B. Một chất khí thực hiện một công thì nhiệt năng của chất khí giảm. C. Nhiệt năng, công và nhiệt lượng hoàn toàn giống nhau nên chúng có chung đơn vị là Jun (J). D. Một hệ cô lập gồm hai vật nóng, lạnh tiếp xúc nhau, nhiệt lượng sẽ truyền từ vật nóng sang vật lạnh. Đáp án: B. Câu 44: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút) Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của một vật? A. Chỉ có những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng. B. Chỉ có những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng. C. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh cũng đều có nhiệt năng. D. Chỉ có những vật có trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng. Đáp án: C Câu 45: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút) Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng? A. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng. B. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì khối lượng riêng và trọng lượng riêng của vật cũng tăng. C. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng tăng. D. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh thì thể tích của vật cũng tăng. Đáp án: C Câu 46: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút) Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? Hãy chọn câu trả lời đúng. A. Khối lượng. B. Thể tích. C. Nhiệt năng. D. Nhiệt độ. Đáp án: D Câu 47: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút) Khi bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 900C vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 240C), nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi thế nào? Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây: A. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng. B. Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm. C. Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng. D. Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước giảm. Đáp án: C Câu 48: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút) Chọn câu đúng. Nung nóng một cục sắt rồi thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng: A. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng. B. Từ cơ năng sang cơ năng. C. Từ cơ năng sang nhiệt năng. D. Từ nhiệt năng sang cơ năng. Đáp án: A Câu 49: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút) Chọn câu trả lời đúng. Khi nhiệt độ của một vật tăng lên thì: A. Thế năng của các phân tử cấu tạo lên vật tăng. B. Động năng của các phân tử cấu tạo lên vật tăng. C. Động năng của các phân tử cấu tạo lên vật giảm. D. Nội năng của vật giảm. Đáp án: B Câu 50: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 26, thời gian làm 3 phút) Khi để bầu nhiệt kế vào luồng khí phun mạnh ra từ một quả bóng thì mực thủy ngân trong nhiệt kế sẽ thay đổi thế nào? Chọn phương án đúng. A. Không thay đổi. B. Lúc đầu dâng lên sau đó sẽ tụt xuống. C. Dâng lên. D. Tụt xuống. Đáp án: B Câu 51: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 29, thời gian làm 3 phút) Dùng cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống cho đúng ý nghĩa vật lí: .......... có thể truyền từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt. A. Dẫn nhiệt. B. Bức xạ nhiệt. C. Đối lưu. D. Nhiệt năng. Đáp án: D Câu 52: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 29, thời gian làm 3 phút) Cho các chất sau: gỗ, nước, thép, thủy tinh, nhôm, bạc. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật giảm dần? A. Bạc - nhôm - thép - thủy tinh - nước - gỗ. B. Bạc - thủy tinh - nhôm - thép - nước - gỗ. C. Bạc - nhôm - gỗ - thép - thủy tinh - nước. D. Bạc - thép - thủy tinh - nhôm - nước - gỗ. Đáp án: A Câu 53: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 29, thời gian làm 3 phút) Vì lí do gì mà khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn? Chọn phương án trả lời đúng. A. Vì nhôm mỏng hơn. B. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn. C. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn. D. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn. Đáp án: D Câu 54: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 29, thời gian làm 3 phút) Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại còn bát, đĩa thường làm bằng sành sứ? Chọn câu trả lời đúng nhất. A. Nồi, xoong làm bằng kim loại còn bát, đĩa làm bằng sứ vì đó đều là những chất truyền nhiệt rất tốt. B. Một lí do khác. C. Nồi, xoong làm bằng kim loại còn bát, đĩa làm bằng sứ để dễ rửa. D. Nồi, xoong dùng để nấu nên làm bằng kim loại để chúng dẫn nhiệt tốt. Bát, đĩa làm bằng sánh sứ để hạn Đáp án: D Câu 55: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 29, thời gian làm 3 phút) Chọn câu trả lời chính xác nhất. Ở vùng khí hậu lạnh, người ta hay làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính. Vì sao? A. Đề phòng một lớp kính bị vỡ còn lớp kính kia. B. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà. C. Để tăng thêm bề dày của kính. D. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà. Đáp án: D Câu 56: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 29, thời gian làm 3 phút) Một bàn gỗ và một bàn nhôm cùng một nhiệt độ. Khi ta sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Giải thích tại sao? A. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta bị mất nhiệt năng nhiều hơn khi ta sờ bàn gỗ. B. Tay ta làm nhiệt độ mặt bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ mặt bàn gỗ tăng lên. C. Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ. D. Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn, nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn. Đáp án: A Câu 57: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 29, thời gian làm 3 phút) Trong các tính huống sau đây, tính huống nào cốc sẽ bị nứt? A. Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh có thành dầy. B. Rót nước sôi đột ngột vào cốc thủy tinh trong đó đã để sẵn một thìa bằng bạc (hoặc nhôm). C. Rót nước sôi đột ngột vào một cốc bằng nhôm. D. Rót nước sôi từ từ vào cốc thủy tinh có thành mỏng. Đáp án: A. Câu 58: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 29, thời gian làm 3 phút) Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ cho ta được ấm. A. Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể. B. Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường. C. Khi ta vận động, các sợi bông cọ sát nhau làm tăng nhiệt độ bên trong áo bông. D. Vì bông xốp nên bên trong áo bông có chứa không khí, mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài. Đáp án: D. Câu 59: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 30, thời gian làm 3 phút) Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không là gì? A. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: bức xạ nhiệt; Chân không: đối lưu. B. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: đối lưu; Chân không: bức xạ nhiệt. C. Chất rắn: bức xạ nhiệt; Chất lỏng: dẫn nhiệt; Chất khí: đối lưu; Chân không: bức xạ nhiệt. D. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: dẫn nhiệt; Chân không: bức xạ nhiệt. Đáp án: D Câu 60: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 30, thời gian làm 3 phút) Hãy quan sát và cho biết tác dụng của bóng đèn dầu là gì? A.Để tăng cường độ sáng. B. Để tăng cường sự truyền nhiệt. C. Để tăng cường sự đối lưu, duy trì sự cháy và che gió. D. Để che gió. Đáp án: C Câu 61: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 30, thời gian làm 3 phút) Vì sao trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao? Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất. A. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt. B. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt. C. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt. D. Ống khói cao có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt. Đáp án: B. Câu 62: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 30, thời gian làm 3 phút) Đứng gần một ngọn lửa trại hoặc một lò sưởi, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến ta bằng cách nào? A. Sự bức xạ nhiệt. B. Sự dẫn nhiệt của không khí. C. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt. D. Sự đối lưu. Đáp án: A. Câu 63: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 30, thời gian làm 3 phút) Khả năng hấp thụ nhiệt tốt của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật. A. Vật có bề mặt sần sùim, sáng màu. B. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu. C. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu. D. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu. Đáp án: D. Câu 64: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 30, thời gian làm 3 phút) Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên. Lí do nào sau đây là đúng? A. Do hiện tượng truyền nhiệt. B. Do hiện tượng dẫn nhiệt. C. Do hiện tượng bức xạ nhiệt. D. Do hiện tượng đối lưu. Đáp án: D. Câu 65: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 30, thời gian làm 3 phút) Hãy quan sát chiếc đèn lồng mà các em thường chơi trong dịp trung thu và cho biết chiếc đèn có thể quay được nhờ vào hiện tượng gì về mặt nhiệt học? A. Bức xạ nhiệt. B. Đối lưu và sự thực hiện công. C. Truyền nhiệt. D. Thực hiện công. Đáp án: B. Câu 66: (Thông hiểu, kiến thức đến tuần 30, thời gian làm 3 phút) Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu? Chọn câu trả lời đúng nhất. A. Vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm. B. Vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được. C. Vì trong chất rắn không có sự chuyển động của các phân tử. D. Vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn. Đáp án: B. Câu 67: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 31, thời gian làm 3 phút) Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau: A: Nhiệt năng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và không phụ thuộc vào chất làm nên vật. B: Công thức tính nhiệt lượng là: Q = mc∆t C: Đơn vị của nhiệt năng, nhiệt lượng đều là jun (J). D: Nhiệt dung riêng của một chất cho biết lượng nhiệt cần thiết làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10C. Đáp án: A Câu 68: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 31, thời gian làm 3 phút) Nhiệt lượng mà cơ thể ta hấp thụ khi uống một lượng nước có khối lượng nước là 180gam ở nhiệt độ 54,60C là bao nhiêu? Cho nhiệt độ cơ thể người là 36,60C và nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.độ. Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau: A. Một kết quả khác. B. Q = 1512kJ. C. Q = 151,2kJ. D. Q = 15,12kJ. Đáp án: A Câu 69: (Vận dụng, kiến thức đến tuần 31, thời gian

File đính kèm:

  • docngan hang cau hoi ki 2.doc
Giáo án liên quan