Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng của vật tăng. C. Khối lượng riêng của vật tăng.
B. Khối lượng của vật giảm. D. Khối lượng riêng của vật giảm.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D ( 0, 5 điểm )
11 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 989 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng câu hỏi môn Vật lý lớp 6 học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: nhiệt học
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 1
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
Thời gian trả lời: 1, 5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng của vật tăng. C. Khối lượng riêng của vật tăng.
B. Khối lượng của vật giảm. D. Khối lượng riêng của vật giảm.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 2
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
Thời gian trả lời: 1, 5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây?
A. Hơ nóng nút. C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ.
B. Hơ nóng cổ lọ. D. Hơ nóng đáy lọ.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: B ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 3
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
Thời gian trả lời: 1, 5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Hai cốc thuỷ tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm cách nào trong các cách sau?
A. Ngâm cốc dưới vào nước lạnh, cốc trên đổ nước nóng.
B. Ngâm cốc dưới vào nước nóng, cốc trên thả nước đá vào.
C. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng.
D. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: B ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 4
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
Thời gian trả lời: 1, 5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:
A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.
B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn lõi thép nên không bị thép làm nứt.
C. Sự thay đổi nhiệt độ thường không đủ lớn để bê tông và lõi thép nở ra.
D. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt như nhau.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 1
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Thời gian trả lời: 1, 5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
A. Khối lượng của chất lỏng tăng.
B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.
C. Thể tích của chất lỏng tăng.
D. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 2
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Thời gian trả lời: 1, 5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thuỷ tinh?
A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.
D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: B ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 3
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Thời gian trả lời: 1, 5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi làm lạnh một lượng chất lỏng?
A. Khối lượng của chất lỏng không thay đổi.
B. Thể tích của chất lỏng giảm.
C. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 4
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Thời gian trả lời: 5 phút
Câu hỏi ( 2 điểm)
Vì sao khi nhúng bầu nhiệt kế thủy ngân vào nước nóng, lúc đầu mực thuỷ ngân trong ống tụt xuống một chút, rồi sau đó mới dâng lên cao?
* Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Vì thuỷ tinh tiếp xúc với nước nóng trước, nở ra nên ta thấy mực thuỷ ngân trong ống tụt xuống. Sau đó thủy ngân trong ống nóng lên, nở ra và thuỷ ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh nên thuỷ ngân dâng lên cao. ( 2 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 1
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách xếp nào là đúng?
A. Rắn, lỏng, khí. C. Khí, lỏng, rắn.
B. Rắn, khí, lỏng. D. Khí, rắn, lỏng.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 2
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Khi chất khí trong bình kín nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó sẽ thay đổi?
A. Khối lượng. C. Thể tích.
B. Trọng lượng. D. Cả A, B, C đều sai
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 3
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Quả bóng bàn đang bị bẹp, khi nhúng vào nước nóng có thể phồng lên vì:
A. Nước nóng đã tác dụng vào bề mặt quả bóng một lực kéo.
B. Không khí trong quả bóng nóng lên, nở ra làm bóng phồng lên.
C. Vỏ quả bóng gặp nóng nở ra, phồng lên như ban đầu.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: B ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 4
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Hãy chỉ ra kết luận không đúng.
A. Hầu hết các chất rắn, lỏng, khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
C. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 1
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Vật nào sau đây được chế tạo dựa trên hiện tượng co dãn vì nhiệt:
A. Quả bóng bàn. C. Băng kép.
B. Bóng đèn điện. D. Máy sấy tóc.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 2
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Khi lắp đường ray xe lửa, người ta phải đặt các thanh ray cách nhau một khoảng ngắn để:
A. Dễ uốn cong đường ray.
B. Tiết kiệm thanh ray.
C. Dễ tháo lắp thanh ray khi sửa chữa hoặc thay thế.
D. Tránh hiện tượng các thanh ray đẩy nhau do giãn nở khi nhiệt độ tăng.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 3
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Khi lợp nhà bằng mái tôn phẳng, người ta chỉ chốt đinh ở một đầu, đầu kia để tự do vì:
A. Để tránh thủng lỗ quá nhiều trên mái tôn.
B. Để tiết kiệm đinh.
C. Để mái tôn có thể dễ dàng co dãn vì nhiệt khi nhiệt độ thay đổi.
D. Để dễ sửa chữa.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 4
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
Thời gian trả lời: 5 phút
Câu hỏi ( 2 điểm)
Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh mỏng?
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Vì khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì lớp thuỷ tinh trong cốc tiếp xúc với nước nóng trước, nóng lên, nở ra. Lớp thuỷ tinh ngoài cốc chưa kịp dãn nở, trở thành vật ngăn cản, lớp thuỷ tinh trong cốc gây ra lực làm vỡ cốc.
Còn cốc mỏng thì dãn nở đều nên cốc không bị vỡ. ( 2 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 1
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 22: Nhiệt kế - nhiệt giai
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy?
A. Nhiệt kế rượu. C. Nhiệt kế thuỷ ngân.
B. Nhiệt kế y tế. D. Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: B ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 2
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 22: Nhiệt kế - nhiệt giai
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Nhiệt kế được ứng dụng dựa trên hiện tượng:
A. Giãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
B. Giãn nở vì nhiệt của chất rắn.
C. Giãn nở vì nhiệt của chất khí.
D. Giãn nở vì nhiệt của các chất.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 3
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 22: Nhiệt kế - nhiệt giai
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Nhiệt độ 30oC trong nhiệt giai Xenxiút tương ứng với nhiệt độ nào trong nhiệt giai Farenhai?
A. 62oF B. 86oC C. 54oC D. 92oC
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: B ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 1
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước. C. Đốt một ngọn đèn dầu.
B. Đốt một ngọn nến. D. Đúc một cái chuông đồng.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 2
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Chỉ ra kết luận sai:
A. Sự chuyển một chất từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự nóng chảy.
B. Sự chuyển một chất từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
C. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của hầu hết các vật không thay đổi.
D. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: A ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 3
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
Thời gian trả lời: 3 phút
Câu hỏi ( 1,5 điểm)
Nước đá nóng chảy ở nhiệt độ ...(1)....., nhiệt độ này gọi là ........... (2)............... của nước đá. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của nước đá ...........(3).................
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
(1) 0oC 0,5 điểm
(2) nhiệt độ nóng chảy 0,5 điểm
(3) không thay đổi 0,5 điểm
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 1
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc ( tiếp )
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc?
A. Cho khay nước vào tủ lạnh. C. Đúc một cái chuông đồng.
B. Thép lỏng để nguội trong khuôn đúc. D. Sản xuất muối từ nước biển.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 2
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc ( tiếp )
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?
A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.
B. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.
C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 3
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc ( tiếp )
Thời gian trả lời: 5 phút
Câu hỏi ( 1,5 điểm)
Nước đá đông ở nhiệt độ .....(1)..., nhiệt độ này gọi là .............(2)............. của nước đá. Nhiệt độ đông đặc .....(3)......nhiệt độ nóng chảy.
Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của nước đá ............................
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
(1) 0oC 0,5 điểm
(2) nhiệt độ nóng chảy 0,5 điểm
(3) bằng 0,5 điểm
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 1
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 26: sự bay hơI và sự ngưng tụ
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Trong các hiện tượng sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?
A. Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào của chất lỏng.
B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
C. Không nhìn thấy được.
D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 2
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 26: sự bay hơI và sự ngưng tụ
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:
A. Nước trong cốc càng nhiều. C. Nước trong cốc càng nóng.
B. Nước trong cốc càng ít. D. Nước trong cốc càng lạnh.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 3
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 26: sự bay hơI và sự ngưng tụ
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Vì sao khi trồng chuối hoặc mía người ta thường phạt bớt lá?
A. Để tiện cho việc đi lại chăm sóc cây.
B. Để hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây.
C. Để giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn.
D. Để đỡ tốn diện tích đất trồng.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 4
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 26: sự bay hơI và sự ngưng tụ
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Nhiệt độ. C. Diện tích mặt thoáng.
B. Gió. D. Cả 3 yếu tố trên.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 5
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 26: sự bay hơI và sự ngưng tụ ( tiếp theo)
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Hiện tượng nào sau đây, không phải là ngưng tụ?
A. Sương đọng trên lá cây. C. Hơi nước.
B. Sương mù. D. Mây.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 1
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 26: sự bay hơI và sự ngưng tụ ( tiếp theo)
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Bên ngoài thành cốc đựng nước đá thường có các giọt nước nhỏ li ti bám vào, vì:
A. Nước trong cốc bay hơi và ngưng tụ lại.
B. Nước trong cốc ngấm ra ngoài.
C. Hơi nước trong không khí ngưng tụ trên thành cốc.
D. Cả ba nguyên nhân trên.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 2
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 26: sự bay hơI và sự ngưng tụ ( tiếp theo)
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Sương đọng trên lá cây vào ban đêm là do:
A. Sự bay hơi của nước ở xung quanh.
B. Ban đêm có mưa.
C. Ban đêm trời lạnh.
D. Sự ngưng tụ của hơi nước trong không khí.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 3
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 26: sự bay hơI và sự ngưng tụ ( tiếp theo)
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng?
A. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi.
B. Hiện tượng chất rắn biến thành hơi gọi là sự bay hơi.
C. Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi gọi là sự bay hơi.
D. Hiện tượng hơi biến thành chất lỏng gọi là ngưng tụ.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: B ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 1
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 26: Sự sôi
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào là của sự sôi?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
B. Chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
C. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng.
D. Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 2
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 26: Sự sôi
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng có đặc điểm gì? Hãy chọn kết luận đúng.
A. Tăngdần. C. Không thay đổi.
B. Giảm dần. D. Có lúc tăng, có lúc giảm.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 3
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 26: Sự sôi
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Chỉ ra kết luận không đúng trong các kết luận sau:
A. Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.
B. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
C. Các chất lỏng khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau.
D. Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ bất kì.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 4
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 26: Sự sôi
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Càng lên cao, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng giảm.
B. Càng lên cao, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng tăng.
C. Nhiệt độ sôi của chất lỏng không phụ thuộc vào độ cao.
D. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào khối lượng của chất lỏng.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: A ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 1
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 26: Tổng kết chương 2: Nhiệt học
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Trong các cách sắp xếp dưới đây cho các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp nào đúng?
A. Rắn - khí - lỏng. C. Rắn - lỏng - khí.
B. Lỏng - rắn - khí. D. Lỏng - khí - rắn.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 2
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 26: Tổng kết chương 2: Nhiệt học
Thời gian trả lời: 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Nhiệt kế nào trong các nhiệt kế sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi?
A. Nhiệt kế rượu. C. Nhiệt kế thuỷ ngân.
B. Nhiệt kế y tế. D. Cả ba loại trên đều không dùng được.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 3
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 26: Tổng kết chương 2: Nhiệt học
Thời gian trả lời: 5 phút
Câu hỏi ( 2 điểm)
Tại sao trên đường ống dẫn hơi phải có những đoạn được uốn cong. Hãy vẽ lại hình của đoạn ống này khi đường ống nóng lên, lạnh đi?
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Để khi có hơi nóng chạy qua ống, ống có thể nở dài mà không bị ngăn cản, ống không bị cong và gãy do có lực xuất hiện. (2 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 4
Môn: Vật lý – Lớp 6 Học kỳ 2
Dùng cho Bài 26: Tổng kết chương 2: Nhiệt học
Thời gian trả lời: 10 phút
Câu hỏi ( 3 điểm)
Hãy sử dụng các số liệu trong bảng 30.2 (SGK-T90) để trả lời các câu hỏi sau đây?
a) Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
..........................................................................................................................................
b) Chất nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
..........................................................................................................................................
c) Tại sao có thể dùng nhiệt kế rượu để đo những nhiệt độ thấp tới -50oC. Có thể dùng nhiệt kế thuỷ ngân để đo những nhiệt độ này không? Tại sao?
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
a) Sắt ( 1 điểm )
b) Rượu ( 1 điểm )
c) + Vì ở nhiệt độ này rượu vẫn ở thể lỏng. ( 0,5 điểm )
+ Không, vì ở nhiệt độ này thuỷ ngân đã đông đặc. ( 0,5 điểm )
File đính kèm:
- Cau hoi Ly 6 HK 2.doc