Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Điều nào sau đây là đúng khi nói về điều kiện để mắt nhận biết được ánh sáng ?
A. Mắt nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng chiếu vào mắt.
B. Mắt nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng phát ra rất mạnh
C. Mắt nhận biết được ánh sáng vào ban đêm
D. Mắt nhận biết được ánh sáng khi măt không đeo kính.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: A ( 0, 5 điểm )
13 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 862 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng câu hỏi môn Vật lý lớp 7 học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngân hàng câu hỏi môn vật lý lớp 7
Học kỳ I Năm học 2007 -2008
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 1
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho bài 1: Nhận biết ánh sáng
Nguồn sáng và vật sáng
Thời gian trả lời: 1, 5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Điều nào sau đây là đúng khi nói về điều kiện để mắt nhận biết được ánh sáng ?
A. Mắt nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng chiếu vào mắt.
B. Mắt nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng phát ra rất mạnh
C. Mắt nhận biết được ánh sáng vào ban đêm
D. Mắt nhận biết được ánh sáng khi măt không đeo kính.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: A ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 2
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho bài 1: Nhận biết ánh sáng
Nguồn sáng và vật sáng
Thời gian trả lời: 1, 5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguồn sáng và vật sáng ? Chọn câu trả lời đúng nhất .
A. Các vật ta nìn thấy mà không tự phát sáng được gọi là vật sáng
B. Nguồn sáng là các vật tự phát ra nhá sáng .
C. Vật sáng bao gồm cả nguồn sáng .
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 3
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho bài 1: Nhận biết ánh sáng
Nguồn sáng và vật sáng
Thời gian trả lời: 1, 5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm) Vật nào dưới đây được coi là nguồn sáng ?
A. Ngọn nến B. Mặt trăng
C. Chiếc ô tô D. Chiếc đàn ghi ta
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: A ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 4
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho bài 1: Nhận biết ánh sáng
Nguồn sáng và vật sáng
Thời gian trả lời: 1, 5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Trong những trường hợp nào sau đây, trường hợp nào mắt ta nhận biết được có ánh sáng?
A. Ban đêm, trong phòng kín, mở mắt ta nhận biết được có ánh sáng?
B. Ban đêm, trong phòng có ngọn nến đang cháy, mắt nhắm
C. Ban ngày, trời nắng, mở mắt
D. Ban ngày, có Mặt trời, nhắm mắt
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 5
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho bài 2: Sự truyền ánh sáng
Thời gian trả lời: 1, 5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đường truyền của ánh sáng trong không khí đồng chất?
A. Là đường gấp khúc B. Là đường cong bất kì
C. Là đường thẳng D. Có thể là đường thẳng hoặc cong
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 6
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho bài 2: Sự truyền ánh sáng
Thời gian trả lời: 1, 5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Trong những vật sau đây ,vật nào không cho ánh sáng truyền qua hoàn toàn ? Chọn câu trả lời đúng nhất?
A. Tấm vải B. Tấm bìa cứng
C. Tấm gỗ D. Các vật trên đêu không cho ánh sáng truyền qua hoàn toàn
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 7
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho bài 2: Sự truyền ánh sáng
Thời gian trả lời: 1, 5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Phát biểu nào trong các phát biểu sau đây là sai với định nghĩa về chùm sáng song song?
A. Trong chùm sáng song song, các tia sáng không thể xuất phát từ 1 điểm
B. Trong chùm sáng song song , các tia sáng không giao nhau
C. Trong chùm sáng song song, các tia sáng luôn song song với nhau
D. Trong chùm sáng song song, các tia sáng luôn vuông góc với nhau
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 8
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho bài 3: Vùng bóng đen – Vùng nửa tối
Nhật thực – Nguyệt thực
Thời gian trả lời: 1, 5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Phát biểu nào sau đây là khôngđúng khi nói về bóng tối và bóng nửa tối ?
A. Sự hình thành bóng tối và bóng nửa tối không liên quan gì đến định luật truyền thẳng của ánh sáng
B. Bóng nửa tối nằm phía sau vật cản, nhận được ánh sáng của 1 phần nguồn sáng truyền tới
C. Có thể giải thích sự hình thành bóng tối và nửa bóng tối bằng định luật truyền thẳng của náh sáng
D. Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: B ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 9
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho bài 3: Vùng bóng đen – Vùng nửa tối
Nhật thực – Nguyệt thực
Thời gian trả lời: 1, 5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Ban đêm , trong phòng chỉ có 1 ngọn đèn . Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, quan sát thấy trên bức tường xuất hiện 1 vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn. Câu giải thích nào sau đây là đúng?
A. Do ánh sáng có thể đi vòng qua kẽ giữa các ngón tay
B. Do ánh sáng truyền theo đường thẳng
C. Do ánh sáng có thể truyền theo đường gấp khúc
D. Do 1 nguyên nhân khác
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số:10
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho bài 3: Vùng bóng đen – Vùng nửa tối
Nhật thực – Nguyệt thực
Thời gian trả lời: 1, 5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Tại sao trong lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở vị trí khác nhau mà không dùng 1 bóng đèn lớn ? câu giải thích nào sau đây là đúng?
A. Để cho lớp học đẹp hơn
B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học
C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài
D. Để học sinh không bị chói mắt
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số:11
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho bài 4: Hiện tượng phản xạ ánh sáng
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Mặt phẳng nào trong các mặt phẳng sau được xem là gương phẳng?
A. Mặt kính B. Mặt 1 tấm kim loại nhẵn bóng
C. Mặt nước phẳng lặng D. Các bề mặt nói trên đều có thể xem là gương phẳng
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số:12
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho bài 4: Hiện tượng phản xạ ánh sáng
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Với điều kiện nào thì 1 mặt phẳng được xem là 1 gương phẳng
A. Mặt rất phẳng
B. Bề mặt nhẵn bóng,phản xạ tốt ánh sáng chiếu đến nó
C. Bề mặt hấp thụ tốt ánh sáng chiếu đến nó
D. Bề mặt vừa có thể phản xạ vừa có thể hấp thụ ánh sáng chiếu đến nó
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: B( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số:13
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho bài 4: Hiện tượng phản xạ ánh sáng
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Trong các vật sau đây, vật nào không được xem là 1 gương phẳng?
A. Mặt phẳng của tờ giấy trắng
B. Mặt nước đang gợn sóng
C. Mặt đất
D. Các bề mặt nêu trên đều khoong thể coi là gương phẳng
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số:14
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho bài 5: ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng?
A. ảnh của 1 vật qua gương phẳng luôn lớn hơn vật
B. nếu đặt màn ảnh ở 1 vị trí thích hợp , ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
C. ảnh của vật qua gương phẳng có thể nhỏ hơn vật , tuỳ thuộc vào vị trí của vật trước gương
D. Các phát biểu A, B , C đều sai
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số:15
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho bài 5: ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Chiếu 1 chùm sáng song song vào 1 gương phẳng . Chùm sáng phản xạ sẽ là chùm sáng nào sau đây ?
A. Chỉ có thể là chùm sáng song song
B. Chỉ có thể là chùm sáng phân kì
C. Chỉ có thể là chùm sáng hội tụ
D.Chỉ có thể là chùm sáng hội tụ, phân kì hay song song tuỳ vào cách đặt gương phẳng
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: A ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số:16
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho bài 5: ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Khi đứng trước gương soi , nếu ta giơ tay phải lên thì ảnh của mình trong gương giơ tay trái lên. Tại sao lại như vậy?
A. Vì ảnh của vật qua gương là ảnh ảo
B. Vì ảnh và vật có kích thước bằng nhau
C. Vì ảnh và vật đối xứng nhau qua gương
D. Vì ảnh và vật không thể giống nhau về hình dạng và kích thước
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số:17
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho bài 5: ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Thời gian trả lời 8 phút
Câu hỏi ( 3 điểm)
B
Cho một vật hình mũi tên đứng trước gương phẳng như hình vẽ H.1.
a) vẽ ảnh của mũi tên tạo bởi gương
A
b) Từ A vẽ tia sáng chiếu tới gương và phản xạ đi qua B.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm chi tếi
B
B
A
Vẽ ảnh:1,5 điểm
A
Vẽ được tia sáng từ A đến G phản xạ qua B 1 điểm
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số:18
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho bài 7: Gương cầu lồi
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Các vật sau đây có thể coi là gần đúng là 1 gương cầu lồi ?
A. Mặt ngoài của 1 của 1 quả bóng đá
B. Mặt dưới của 1 cái thìa bằng inốc
C. Bề mặt của chiếc gương ( loại thường dùng trong gia đình ) có rìa ngoài hình tròn
D. Mặt ngoài của cái chai đựng nước
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: B ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số:19
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho bài 7: Gương cầu lồi
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
khi quan sát ảnh của 1 vật qua gương cầu lồi phải đặt mắt ở vị trí nào và hướng nhìn như thế nào?
A. Đặt mắt trước gương và nhìn vào mặt gương
B. Đặt mắt sau gương và nhìn vào mặt sau của gương
C. Đặt mắt trước gương và nhìn vào vật
D. Đặt mắt sau gương và nhìn vào vật
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: A ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 20
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho bài 7: Gương cầu lồi
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự phản xạ của náh sáng khi gặp gương cầu lồi?
A. Một chùm tia sáng song song khi đến gặp gương cầu lồi bị phản xạ , chùm tia sáng phản xạ cũng là chùm song song
B. Một tia sáng khi đến gặp gương cầu lồi sẽ bị phản xạ nhưng không tuân theo định luật phản xạ ánh sáng vì định luật phản xạ ánh sáng chỉ đúng cho trường hợp gương phẳng mà thôi
C. Mọi tia sáng khi đến gặp gương cầu lồi thì đều bị phản xạ , tuân theo định luật phản xạ ánh sáng
D. Một tia sáng đến gương cầu lồi theo phương vuông góc với mặt gương thì không phản xạ , vì lúc đó ta không nhìn thấy tai sáng phản xạ
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 21
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho bài 7: Gương cầu lõm
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Gương cầu lõm là gương cầu có mặt phản xạ như thế nào?
A. Mặt phản xạ là 1 phần phía ngoài của mặt cầu
B. Mặt phản xạ là 1 phần trong của mặt cầu
C. Mặt phản xạ là 1 mặt cong
D. Mặt phản xạ là 1 mặt lõm
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: B ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 22
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho bài 7: Gương cầu lõm
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Khi chiếu 1 chùm sáng song song vào gương cầu lõm , kết luận nào sau đây là đúng khi nói về chùm tia phản xạ ?
A. Chùm tia phản xạ là chùm hội tụ
B.Chùm tia phản xạ là chùm phân kì
C. Chùm tia phản xạ là chùm song song
D. Các khả năng A, B ,và C đều có thể xảy ra
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: A ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 23
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho bài 7: Gương cầu lõm
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Đặt 1 ngọn nến trước 1 gương cầu lõm và quan sát ảnh của nó trong gương , nhận định nào sau đây là sai?
A. ảnh lớn hơn vật
B. ảnh cùng chiều với vật
C. ảnh nằm cùng phía vật so với gương cầu lõm
D. ảnh này không thể hứng được trên màn
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 24
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho Bài 10: Nguồn âm
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Trường hợp nào sau đây có thể phát ra âm thanh ?
A. Một vật đang chuyển động thẳng đều
B. Một vật đang dao động
C. Một vật đang đứng yên
D. Một vật đang chuyển động trên đường tròn
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: B ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 25
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho Bài 10: Nguồn âm
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Trong các vật sau đây, vật nào được coi là nguồn âm ?
A. Chiếc sáo mà người nghệ sĩ đang thổi trên sân khấu
B. Chiếc âm thoa đặt trên bàn
C. Cái trống để trong sân trường
D. Cái còi của trọng tài bóng đá đang cầm
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: A ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 26
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho Bài 10: Nguồn âm
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Âm thanh được không phát ra từ trường hợp nào sau đây ?
A. Dây đàn rung động
B. Thổi hơi vào 1 cái lọ
C. Chiếc kèn đang để trên bàn
D. Dùng búa đập vào chiếc kẻng
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 27
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho Bài 10: Nguồn âm
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Khi nghe đài, âm thanh phát ra từ đâu ?
A. Từ chiếc loa có màng đang dao động
B. Từ phát thanh viên đọc ở Đài phát thanh
C. Từ cái núm chỉnh âm thanh
D. Từ vỏ kim loại của chiếc đài
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: A ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 28
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho Bài 10: Nguồn âm
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Khi bay, 1 số loài côn trùng như ruồi , muỗi , ong tạo ra những tiếng vo ve . Câu giải thích nào sau đây là hợp lí nhất ?
A. Do chúng vừa bay vưa kêu
B. Do chúng có bộ phận phát ra âm thanh đặc biệt
C. Do hơi thở của chúng mạnh đến mức phát ra âm thanh
D. Do những đôi cánh nhỏ của chúng vẫy rất nhanh tạo ra dao động và phát ra âm thanh
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 29
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho Bài 11: Độ cao của âm
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng khi nói về tần số của dao động?
A.Tần số là dao động mà thực hiện trong 5 giây
B. Tần số là dao động mà vật thực hiện trong 1 giây
C. Tần số là dao động mà vật thực hiện trong 1 giờ
D. Tần số là dao động mà vật thực hiện trong 1 ngày
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: B ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 30
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho Bài 11: Độ cao của âm
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Trong các đơn vị sau đây , đơn vị nào là đơn vị của tần số ?
A. Kilômét (km) B. Giờ (h)
C. Héc ( Hz) D. Mét trên giây (m/s)
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 31
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho Bài 11: Độ cao của âm
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Trong 20 giây , một lá thếp thực hiện được 4000 dao động . Hỏi tần số dao động của lá thép có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau :
A. 20 Hz B. 4000Hz C. 200 Hz D.80000 Hz
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 32
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho Bài 11: Độ cao của âm
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
trong 4 giây , một lá thép dao động được 1200lần . Thông tin nào dưới đây là đúng ?
A. Tần số dao động của lá thép là 4800 Hz
B. Âm thanh do lá thép phát ra , tai người có thể được
C. Âm thanh do lá thép phát ra là siêu âm
D. Âm thanh do lá thép phát ra là hạ âm
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: B ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 33
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho Bài 12: Độ to của âm
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Gõ chiếc búa vào 1 cái kẻng , thông tin nào sau đây là đúng ?
A. Nếu gõ càng mạnh tiếng kêu càng trầm
B. Nếu gõ càng mạnh tiếng kêu bổng
C. Nếu gõ càng mạnh tiếng kêu to
D. Nếu gõ càng mạnh tiếng kêu nhỏ
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 34
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho Bài 12: Độ to của âm
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Trong các đơn vị sau đây , đơn vị nào là đơn vị của độ to ?
A. Mét vuông ( m2) B. Đêxiben( dB)
C. Đềximét (dm) D. Đềximét khối ( dm3)
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: B ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 35
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho Bài 12: Độ to của âm
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Tại sao âm thoa rung động với biên độ nhỏ mà ta vẫn nghe thấy âm thanh do nó phát ra , trong khi đó tàu lá dừa dao động với biên độ lớn nhưng ta lại không nghe được âm thanh do nó phát ra . chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:
A. Vì âm thanh do tàu lá dừa phát ra quá nhỏ
B. Vì âm thanh do tàu lá dừa phát ra thuộc loại hạ âm
C.Vì âm thanh do tàu lá dừa phát ra thuộc loại siêu âm
D.Vì âm thanh do tàu lá dừa phát ra quá lớn
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: B ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 36
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho Bài 13: Môi trương truyền âm
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về môi trường truyền âm .
A. Âm truyền được trong chất khí
B. Âm truyền được trong chất lỏng
C. Âm truyền được trong chất rắn
D.Các phương án A, B , C đều đúng
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 37
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho Bài 13: Môi trường truyền âm
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Vì sao âm không thể truyền qua chân không . Câu giải thích nào sau đây là đúng .
A. Vì chân không là môi trường không có khối lượng
B. Vì chân không là môi trường không có màu sắc
C. Vì chân không là môi trường không có hạt vật chất nào khi các vật phát âm ra dao động , không có hạt vật chất nào dao động theo và do đó âm không được truyền đi
D. Vì không thể đặt nguồn âm trong chân không
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 38
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho Bài 13: Môi trường truyền âm
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về môi trường truyền âm .
A. Khi truyền âm trong không khí , nếu không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém
B. Trong những điều kiện như nhau , chất rắn truyền âm tót hơn chất lỏng
C. Trong những điều kiện như nhau , chất khí truyền âm kém nhất ( so với chất lỏng và chất rắn )
D. Các ý kiến A, B ,C đều đúng
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án D ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 39
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho Bài 13: Môi trường truyền âm
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Trong lớp học ,học sinh nghe được lời giảng của thầy giáo thông qua môi trường truyền âm nào sau đây ?
A. Không khí B. Chất rắn
B. Chất lỏng D. Chân không
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: A ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 40
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho Bài 13: Môi trường truyền âm
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Khi nói chuyện với nhau , càng lên cao ta cảm giác việc nghe càng khó khăn ( ít rõ hơn ) Câu giải thích nào sau đây là đúng nhất ?
A. Vì càng lên cao nhiệt , nhiệt độ càng giảm
B. Vì càng lên cao , áp suất khí quyển càng giảm
C. Vì càng lên cao không khí càng loãng
D. Vì càng lên cao giáo thổi càng mạnh
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: C ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 41
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho Bài 14:Phản xạ âm tiếng vang
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự phản xạ của âm thanh ? Chọn câu trả lời hợp lí nhất .
A. Các vật mềm , xù xì thì phản xạ âm kém
b. Các vật cứng , nhẵn bóng thì phản xạ âm tốt
C.Âm thanh truyền đi , khi gặp mặt chắn đều bị phản xạ
D. Các phát biểu A, B , C đều đúng
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 42
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho Bài 14:Phản xạ âm tiếng vang
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Điều kiện nào sau đây được thoả mãn thì nghe được tiếng vang của âm thanh?
A. Âm thanh đến vật cản dội lại và đến tai ta chậmn hơn âm truyền trực tiếp đến tai ta 1 khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây .
B. Âm thanh phát ra phải gặp vật cản
C. Âm thanh phát ra phải rất lớn
D. Âm thanh phát ra phải truyền thẳng và không gặp vật cản.
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: A ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 43
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho Bài 14:Phản xạ âm tiếng vang
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Tại 1 nơi trên mặt biển mà thời gian kể từ lúc con tàu ( trên mặt nước ) phát ra siêu âm đến khi nhận siêu âm phản xạ là 1, 5 giây . Độ sâu của đấy biển nơi đó có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
A. 15002m B. 11225 m C. 22250m D. Một giá trị khác
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 44
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Loại âm nào sau đây nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ của con người ? Chọn câu trả lời đúng nhất .
A. Âm thanh có độ to dưới 20 dB B. Âm thanh có độ to dưới 40 dB
C. Âm thanh có độ to trên 60dB D. Âm thanh có độ to trên 120 dB
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 45
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có ô nhiễm tiếng ồn?
A Bệnh viện ở cạnh chợ
B. Làm việc bên cạnh các loại máy bào , máy khoan đang hoạt động
C. lớp học ở sát đường cái có nhiều xe ôtô xe máy đi qua
D. Tất cả các đáp án trên
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: D ( 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 46
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Trong các biện pháp sau đây biện pháp nào chống đượcho nhiễm tiếng ồn . Chọn đáp án đúng nhất
A. Treo biển báo " Cấm bóp còi '' ở những nơi gần trường học bệnh viện
B. Xây nhà cao tầng
C. Trồng rừng ở những nơi đồi núi trọc
D. Mở tất cả các cửa sổ , cưả ra vào để âm không bị phản xạ
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Chọn đáp án: A 0, 5 điểm )
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Người ra câu hỏi:
Hoàng Văn Cường
Câu hỏi số: 47
Môn: Vật lý – Lớp 7 Học kỳ 1
Dùng cho Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
Thời gian trả lời 1,5 phút
Câu hỏi ( 0,5 điểm)
Trong những thông tin sau đây , những thông tin nào không liên quan đến việc giảm ô nhiễmtiếng ồn .
A. Nghe nhạc trong hội trường
B. Xây dựng tường chắn cao ngăn cách giữa bệnh viện với đường quốc lộ ( nơi có nhiều xe đi lại )
C. Nghiêm cấm mở karaôk
File đính kèm:
- cau hoi ly 7.doc