Ngân hàng trắc nghiệm Vật lí 11

GIÁO ÁN VẬT LÝ 11

1. Chọn câu đúng :

Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng.

A. tăng lên gấp đôi B. giảm đi một nửa

C. giảm đi bốn lần D. không thay đổi

2. Trong trường hợp nào sau đây, ta có thể coi các vật nhiễm điện là các điện tích điểm :

A. Hai thanh nhựa đặt gần nhau. B. Một thanh nhựa và một quả cầu gần nhau.

C. Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau. D. Hai qua cầu lớn đặt gần nhau.

3. Chọn câu đúng :

Đưa quả cầu tích điện Q lại gần quả cầu M nhỏ, nhẹ, bằng bấc, treo ở đầu một sợi chỉ thẳng đứng. Quả cầu bấc M bị hút dính vào quả cầu Q. Sau đó thì :

A. M tiếp tục bị hút dính vào Q B. M rơi Q và vẫn bị hút lệch về phía Q

C. M rời Q về vị trí thẳng đứng. D. M bị đẩy lệch về phía bên kia

 

doc82 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ngân hàng trắc nghiệm Vật lí 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN VẬT LÝ 11 1. Chọn câu đúng : Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp đôi thì lực tương tác giữa chúng. A. tăng lên gấp đôi B. giảm đi một nửa C. giảm đi bốn lần D. không thay đổi 2. Trong trường hợp nào sau đây, ta có thể coi các vật nhiễm điện là các điện tích điểm : A. Hai thanh nhựa đặt gần nhau. B. Một thanh nhựa và một quả cầu gần nhau. C. Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau. D. Hai qua cầu lớn đặt gần nhau. 3. Chọn câu đúng : Đưa quả cầu tích điện Q lại gần quả cầu M nhỏ, nhẹ, bằng bấc, treo ở đầu một sợi chỉ thẳng đứng. Quả cầu bấc M bị hút dính vào quả cầu Q. Sau đó thì : A. M tiếp tục bị hút dính vào Q B. M rơi Q và vẫn bị hút lệch về phía Q C. M rời Q về vị trí thẳng đứng. D. M bị đẩy lệch về phía bên kia 4. Đưa một quả cầu Q tích điện dương lại gần đầu M của một khối trụ kim loại MN (hình 2.4). Tại M và N sẽ xuất hiện các điện tích trái dấu. Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu chạm tay vào điểm I, trung điểm của MN? A. Điện tích ở M và N không thay đổi B. Điện tích ở M và N mất hết. C. Điện tích ở M còn ở N mất. D. Điện tích ở N còn ở M mất. 5. Đại lượng nào dưới đây không liên quan đến cường độ điện trường của một điện tích O tại một điểm. A. Điện tích Q B. Điện tích thử q. C. Khoảng cách r từ Q đến q D. Hằng số điện môi của môi trường 6. Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường : A. Niuton B. Culông C. Vôn nhân mét D. Vôn trên mét 7. Cho điện tích thử q di chuyển trong một điện trường đều dọc theo hai đoạn thẳng MN và NP. Biết rằng lực điện sinh công dương và MN dài hơn NP. Hỏi kết quả nào sau đây là đúng, khi so sánh các công AMN và ANP của lực điện? A. AMN > ANP B. AMN < ANP C. AMN = ANP D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra. 8. Một electron di chuyển được đoạn thẳng 1cm, dọc theo một đường sức điện, dưới tác dụng của lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường 1000V/m. Hỏi công của lực điện có giá trị nào sau đây ? A. -1,6.10-16J B. +1,6.10-16J C. -1,6.10-18J D. +1,6.10-18J 9. Biết hiệu điện thế UMN=3V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng? A. VM=3V B. VN=3V C. VM-VN=3V D. VN-VM=3V 10. Khi một điện tích q=-2C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì lực điện sinh công -6J. Hỏi hiệu điện thế UMN có giá trị nào sau đây? A. +12V B. -12V C. +3V D. -3V 11. Chọn câu đúng : Thả một electron không vận tốc ban đầu trong một điện trường bất kì. Electron đó sẽ : A. chuyển động dọc theo một đường sức điện. B. chuyển động từ điểm có điện thế cao xuống điểm có điện thế thấp. C. chuyển động từ điểm có điện thế thấp lên điểm có điện thế cao. D. đứng yên. 12. Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ điện. Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. C tỉ lệ thuận với Q B. C tỉ lệ nghịch với U C. C tỉ lệ nghịch vào Q và U D. C không phụ thuộc vào Q và U 13. Trong trường hợp nào dưới đây, ta không có một tụ điện? Giữa hai bản kim loại là một lớp : A. mica B. nhựa pôliêtilen C. giấy tẩm dung dịch muối ăn D. giấy tẩm parafin 14. Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào sau đây? A. Lực kế B. Công tơ điện C. Nhiệt kế D. Ampe kế 15. Đo cường độ dòng điện bằng đơn vị nào sau đây? A. Niutơn (N) B. Ampe (A) C. Jun (J) D. Oát (W) 16. Chọn câu đúng : Pin điện hóa có : A. Hai cực là hai vật dẫn cùng chất. B. Hai cực là hai vật dẫn khác chất. C. Một cực là hai vật dẫn và cực kia là vật cách điện. D. Hai cực đều là các vật cách điện. 17. Hai cực của pin điện hóa được ngâm trong chất điện phân là dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch muối B. Dung dịch axit C. Dung dịch bazơ D. Một trong các dung dịch kể trên 18. Trong các pin điện hóa có sự chuyển hóa từ năng lượng nào sau đây thành điện năng? A. Nhiệt năng B. Thế năng đàn hồi C. Hóa năng D. Cơ năng 19. Suất điện động được đo bằng đơn vị nào sau đây : A. Culông (C) B. Vôn (V) C. Héc (Hz) D. Ampe (A) 20. Chọn câu đúng : Điện năng tiêu thụ được đo bằng : A. Vôn kế B. Công tơ điện C. Ampe kế D. Tĩnh điện kế 21. Công suất điện được đo bằng đơn vị nào sau đây : A. Jun (J) B. Oát (W) C. Niuton (N) D. Culông (C) 22. Trong mạch điện kín, hiệu điện thế mạch ngoài UN phụ thuộc như thế nào vào điện trở RN của mạch ngoài? A. UN tăng khi RN tăng B. UN tăng khi RN giảm C. UN không phụ thuộc vào RN. D. UN lúc đầu giảm, sau đó tăng dần khi RN tăng dần từ 0 tới vô cùng. 23. Các kim loại đều : A. dẫn điện tốt, có điện trở suất không thay đổi. B. dẫn điện tốt, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt đo. C. dẫn điện tốt như nhau, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ. D. dẫn điện tốt, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ giống nhau. 24. Hạt tải điện trong kim loại là : A. các electron của nguyên tử. B. electron ở lơp trong cùng của nguyên tử. C. các electron hóa trị đã bay tự do ra khỏi tinh thể. D. các electron hóa trị chuyển động tự do trong mạng tinh thể. 25. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của : A. các chất tan trong dung dịch. B. các ion dương trong dung dịch. C. các ion dương và ion âm tác dụng của điện trường trong dung dịch. D. các ion dương và ion âm theo chiều điện trường trong dung dịch. 26. Kết quả cuối cùng của quá trình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực bằng đồng là : A. không có thay đổi gì ở bình điện phân. B. anôt bị ăn mòn. C. đồng bám vào catốt. D. đồng chạy từ anôt sang catôt. 27. Dòng điện trong chất khí chỉ có thể là dòng chuyển dời có hướng của : A. các electron mà ta đưa vào trong chất khí. B. các ion mà ta đưa từ bên ngoài vào trong chất khí. C. các electron và ion mà ta đưa từ bên ngoài vào trong chất khí. D. các electron và ion được trong chất khí hoặc đưa từ bên ngoài vào trong chất khí. 28. Hồ quang điện là quá trình điện tự lực của chất khí, hình thành do : A. phân tử khi bị điện trường mạnh làm ion hóa. B. catôt bị nung nóng phát ra electron. C. quá trình nhân so hạt tải điện kiểu thác lũ trong chất khí. D. chất khí bị tác dụng của các tác nhân ion hóa. 29. Dòng điện trong chân không sinh ra do chuyển động của : A. các electron phát ra từ catôt. B. các electron mà ta đưa từ bên ngoài vào giữa các điện cực đặt trong chân không. C. các electron phát ra từ catôt bị đốt nóng đỏ. D. các ion khí còn dư trong chân không. 30. Người ta kết luận tia catôt là dòng hạt tích điện âm vi : A. nó có mang năng lượng. B. khi rọi vào vật nào, nó làm cho vật ấy tích điện âm. C. nó bị điện trường làm lệch hướng. D. nó làm huỳnh quang thủy tinh. 31. Phát biểu nào dưới đây là chính xác : Người ta gọi silic là chất bán dẫn vi : A. nó không phải làm kim loại, cũng không phải là điện môi. B. hạt tải điện trong đó có thể là electron và lỗ trống. C. điện trở suất của nó rất nhạy cảm với nhiệt độ, tạp chất và các tác nhân ion hóa khác. D. cả ba lí do trên. 32. Phát biểu nào dưới đây về tranzito là chính xác : A. Một lớp bán dẫn loại p kẹp hai lớp bán dẫn loại n là tranzito n-p-n. B. Một lớp bán dẫn loại n mỏng kẹp giữa hai lớp bán dẫn loại p không thể xem là tranzito. C. Một lớp bán dẫn loại p mỏng kẹp giữa hai lớp bán dẫn loại n luôn có khả năng khuếch đại. D. Trong tranzito n-p-n bao giờ mật độ hạt tải điện miền êmitơ cũng cao hơn miền bazơ. 33. Phát biểu nào dưới đây là sai : Lực từ là lực tương tác. A. giữa hai nam châm. B. giữa hai điện tích đứng yên. C. giữa hai dòng điện. D. giữa một nam châm và một dòng điện. 34. Phát biểu nào dưới đây là đúng : Từ trường không tương tác với : A. các điện tích chuyển động. B. các điện tích đứng yên. C. nam châm đứng yên. D. nam châm chuyển động. 35. Phát biểu nào dưới đây là sai : Lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện : A. vuông góc với phần tử dòng điện. B. cùng hướng với từ trường. C. tỉ lệ với cường độ dòng điện. D. tỉ lệ với cảm ứng từ. 36. Phát biểu nào dưới đây là đúng : Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường. A. vuông góc với đường sức từ. B. nằm theo hướng của đường sức từ. C. nằm theo hướng của lực từ. D. không có hướng xác định. 37. Phát biểu nào dưới đây là đúng : Độ lớn cảm ứng từ tại tâm một dòng điện tròn : A. tỉ lệ với cường độ dòng điện. B. tỉ lệ với chiều dài đường tròn. C. tỉ lệ với điện tích hình tròn. D. tỉ lệ nghịch điện tích hình tròn. 38. Phát biểu nào dưới đây là đúng : Cảm ứng từ trong lòng ống dây điện hình trụ. A. luôn bằng 0. B. tỉ lệ với chiều dài ống dây C. là đồng đều D. tỉ lệ với tiết diện ống dây. 39. Phát biểu nào dưới đây là sai : Lực Lo-ren-xơ : A. vuông góc với từ trường B. vuông góc với vận tốc C. không phụ thuộc vào hướng của từ trường. D. phụ thuộc vào dấu của điện tích. 40. Phát biểu nào dưới đây là đúng : Hạt electron bay vào trong một từ trường đều theo hướng của từ trường thì : A. hướng chuyển động thay đổi B. độ lớn của vận tốc thay đổi C. động năng thay đổi D. chuyển động không thay đổi 41. Một ion bay theo quỹ đạo tròn bán kính R trong một mặt phẳng vuông góc của các đường sức của một từ trường đều. Khi độ lớn vận tốc tăng gấp đôi thì bán kính quỹ đạo là bao nhiêu? A. R/2 B. R C. 2R D. 4R 42. Mạch kín (C) không biến dạng trong từ trường đều . Hỏi trường hợp nào dưới đây, từ thông qua mạch biến thiên? A. (C) chuyển động tịnh tiến B. (C) chuyển động quay xung quanh một trục cố định vuông góc với mặt phẳng chứa mạch. C. (C) chuyển động trong một mặt phẳng góc với D. (C) quay xung quanh trục cố định nằm trong mặt phẳng chứa mạch và trục này không song song với đường sức từ. 43. Mạch kín tròn (C) nằm trong cùng mặt phẳng P với dòng điện thẳng I (hình 23.8). Hỏi trường hợp nào dưới đây, từ thông qua (C) biến thiên? A. (C) dịch chuyển trong mặt phẳng P lại gần l hoặc ra xa l. B. (C) dịch chuyển trong mặt phẳng P với vận tốc song song với dòng l. C. (C) cố định, dây dẫn thẳng mang dòng I chuyển động tịnh tiến dọc theo chính nó. D. (C) quay xung quanh dòng điện thẳng I. 44. Xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong các thí nghiệm dưới đây : A. Nam châm chuyển động tịnh tiến (hình 23.9a) B. Mạch (C) chuyển động tịnh tiến (hình 23.9b) C. Mạch (C) quay (hình 23.9c) D. Nam châm quay liên tục (hình 23.9d) 45. Phát biểu nào dưới đây là đúng? Khi một mạch kín phẳng quay xung quanh một trục nằm trong mặt phẳng chứa mạch trong một từ trường, thì suất điện động cảm ứng đổi chiều một lần trong : A. 1 vòng quay B. 2 vòng quay C. ½ vòng quay D. ¼ vòng quay 46. Chọn câu đúng : Một ống dây có độ tự cảm L : ống dây thứ hai có số vòng dây tăng gấp đôi và diện tích mỗi vòng dây giảm một nửa so với ống dây thứ nhất. Nếu hai ông dây có chiều dài như nhau thì độ tự cảm của ống dây thứ hai là : A. L B. 2L C. L/2 D. 4L 45. Phát biểu nào dưới đây là sai? Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi : A. dòng điện tăng nhanh B. dòng điện giảm nhanh C. dòng điện có giá trị lớn D. dòng điện biến thiên nhanh. 46. Một tia sáng truyền đến mặt thoáng của nước. Tia này cho một tia phản xạ ở mặt thoáng và một tia khúc xạ. Người vẽ các tia sáng này quên ghi lại chiều truyền trong hình 26.7. Tia nào dưới đây là tia tới? A. Tia S1I. B. Tia S2I. C. Tia S3I. D. S1I; S2I; S3I đều có thể là tia tới. 47. Tia sáng truyền từ nước và khúc xạ không khí. Tia khúc xạ và tia phản xạ ở mặt nước vuông góc với nhau. Nước có chiết suất là 4/3. Góc tới của tia sáng là bao nhiêu (tính tròn số)? A. 370 B. 420 C. 530 D. Một giá trị khác A, B, C 48. Có ba môi trường trong suốt (1), (2), (3). Với cùng góc tới i, một tia sáng khúc xạ như hình 26.8 khi truyền từ (1) và (2) và từ (1) vào (3). Vẫn với góc tới i, khi tia sáng truyền từ (2) vào (3) thì góc khúc xạ là bao nhiêu (tính tròn số)? A. 220 B. 310 C. 380 D. Không tính được 49. Một chùm tia sáng hẹp truyền từ môi trường (1) chiết suất n1 tới mặt phẳng phân cách với môi trường (2) chiết suất n2. Cho biết n1<n2 và i có giá trị thay đổi. Trường hợp nào sau đây có hiện tượng phản xạ toàn phần? A. chùm tia sáng gần như sát mặt phẳng phân cách. B. Góc tới i thỏa mãn điều kiện sini> C. Góc tới i thỏa mãn điều kiện sini< D. Không trường hợp nào đã nêu. 50. Một chùm tia sáng hẹp SI truyền trong mặt phẳng tiết diện vuông góc của một khối trong suốt như hình 27.10. Tia sáng phản xạ toàn phần ở mặt AC. Trong điều kiện đó, chiết suất n của khối trong suốt có giá trị như thế nào? A. n> B. n< C.n= D. không xác định được 51. Có ba môi trường trong suốt. Với cùng góc tới : - Nếu tia sáng truyền từ (1) vào (2) thì góc phản xạ là 300. - Nếu tia sáng truyền từ (1) vào (3) thì góc phản xạ là 450. Góc giới hạn phản xạ toàn phần ở mặt phân cách (2), (3) có giá trị như thế nào (tính tròn số). A. 300 B. 420 C. 450 D. không tính được 52. Có ba trường hợp truyền tia sáng qua lăng kính như hình 28.9. Ở (các) trường hợp nào sau đây, lăng kính không làm lệch tia ló về phía đáy. A. trường hợp 1 B. trường hợp 2 và 3 C. trường hợp 1, 2 và 3 D. không trường hợp nào 53. Cho tia sáng truyền tới lăng kính như hình 28.10. Tia ló truyền đi sát mặt BC. Góc lệch tạo bởi lăng kính có giá trị nào sau đây : A. 00 B. 22,50 C. 450 D. 900 54. Tiếp theo bài tập 53. Chiết suất n của lăng kính có giá trị nào sau đây? (Tính tròn với một chữ số thập phân). A. 1,4 B. 1,5 C. 1,7 D. khác A, B, C 55. Chọn phát biểu đúng với vật thật đặt trước thấu kính. A. Thấu kính hội tụ luôn tạo chùm tia ló hội tụ. B. Thấu kính phân kỳ luôn tạo chùm tia ló phân kỳ. C. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính không thể bằng vật. D. Cả ba phát biểu A, B, C đều sai. 56. Một vật sáng đặt trước thấu kính, trên trục chính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính bằng ba lần vật. Dời vật lại gần thấu kính một đoạn. Ảnh của vật ở vị trí mới vẫn bằng ba lần vật. Có thể kết luận gì về loại thấu kính. A. Thấu kính là hội tụ B. Thấu kính là phân kỳ C. Hai loại thấu kính đều phù hợp. D. Không thể kết luận được, vì giả thiết hai ảnh bằng nhau là vô lí. 57. Tiếp theo bài tập 56. Cho biết đoạn dời vật là 12cm. Tiêu cự của thấu kính là bao nhiêu? A. -8cm B. 18cm C. -20cm D. một giá trị khác A, B, C 58. Một học sinh bố trí thí nghiệm theo sơ đồ hình 30.5. Thấu kính phân kỳ L1 có tiêu cự f1=-10cm, khoảng cách từ ảnh S’1 tạo bơi L1 đến màn có giá trị nào? A. 60cm B. 80cm C. Một giá trị khác A, B D. Không xác định được, vì không có vật nên L1 không tạo được ảnh. 59. Tiếp theo các giả thuyết ở bài tập 58. Đặt giữa L1 và H một thấu kính hội tụ L2. Khi xê dịch L2, học sinh này nhận thấy chỉ có một vị trí duy nhất của L2 tạo được điểm sáng tại H. Tiêu cự của L2 là bao nhiêu? A. 10cm B. 15cm C. 20cm D. một giá trị khác A, B, C * Trình bày sự lưu ảnh của mắt và các ưng dụng : Cấu tạo thu gọn của mắt về phương diện quang học được biểu diễn như sơ đồ Hình 31.11. O : quang tâm của mắt. V : điểm vàng trên màng lưới. f : tiêu cự của mắt. Quy ước đặt : 1. Mắt bình thường về già. 2. Mắt cận 3. Mắt viễn 60. Mắt loại nào có điểm cực viễn CV ở vô cực : A. 1 B. 2 C. 3 D. 1 và 3 61. Mắt loại nào có fmax>OV : A. 1 B. 2 C. 3 D. không loại nào 62. Mắt loại nào phải đeo kính hội tụ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 1 và 3 63. Yếu tố nào kể sau không ảnh hưởng đến giá trị của số bội giác : A. Kích thước của vật. B. Đặc điểm của mắt. C. Đặc điểm của kính lúp. D. Không có (các yếu tố A, B, C đều ảnh hưởng) 64. Tiếp theo bài tập 63. Cách thực hiện nào sau đây vẫn cho phép tiếp tục ngắm chừng ở vô cực? A. dời vật B. dời thấu kính C. dời mắt D. không cách nào * Xét các tính chất kể sau của ảnh tạo bởi thấu kính : 1. Thật 2. Ao 3. Cùng chiều với vật 4. Ngược chiều với vật 5. Lớn hơn vật Hãy chọn đáp án đúng ở các bài tập 65, 66 và 67 dưới đây. 65. Vật kính của kính hiển vi tạo ảnh có các tính chất nào? A. 1+3 B. 2+4 C. 1+4+5 D. 2+4+5 66. Thị kính của kính hiển vi tạo ảnh có các tính chất nào? A. 1+4 B. 2+4 C. 1+3+5 D. 2+3+5 67. Khi quan sát một vật nhỏ thì ảnh của vật tạo bởi kính hiển vi có các tính chất nào? A. 1+5 B. 2+3 C. 1+3+5 D. 2+4+5 * Đặt f1 và f2 lần lượt là tiêu cự của vat kính và thị kính của kính thiên văn : Xét các biểu thức : 1. f1+f2 2. 3. Hãy chọn đáp án đúng ở các bài tập 68, 69 dưới đây. 68. Số bội giác của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực có biểu thức nào? A. 1 B. 2 C. 3 D. biểu thức khác 69. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực có biểu thức nào? A. 1 B. 2 C. 3 D. biểu thức khác GIÁO ÁN VẬT LY NÂNG CAO 11 1. Hãy chọn phát biểu đúng : Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí. A. tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. B. tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa hai điện tích. C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích. 2. Hãy chọn phát biểu đúng : Dấu của các điện tích q1, q2 trên hình 1.7 là : A. q1>0; q2<0 B. q10 C. q1<0; q2<0 D. Chưa biết chắc chắn vì chưa biết độ lớn của q1, q2. 3. Chọn phát biểu sai : A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do. B. Trong vật dẫn điện có rất ít điện tích tự do. C. Xét về toàn bộ, một vật trung hòa điện sau đó được nhiễm điện do hưởng ứng thì vẫn là một vật trung hòa điện. D. Xét về toàn bộ, một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hòa điện. 4. Chọn phát biểu đúng : A. Một quả cầu bấc treo gần một vật nhiễm điện thì quả cầu bấc được nhiễm điện do hưởng ứng. B. Khi một đám mây tích điện bay ở gần mặt đất thì những cột chống sét được nhiễm điện chủ yếu là do cọ xát. C. Khi một vật nhiễm điện chạm vào núm kim loại của một điện nghiệm thì hai lá kim loại của điện nghiệm được nhiễm điện do tiếp xúc. D. Khi chải đầu, thường thấy một số sợi tóc bám vào lược, hiện tượng đó là do lược được nhiễm điện do tiếp xúc. 5. Chọn phát biểu sai : A. Điện phổ cho phép ta nhận biết sự phân bố các đường sức của điện trường. B. Đường sức điện có thể là đường cong. C. Cũng có khi đường sức điện không xuất phát từ điện tích dương mà xuất pháp từ vô cùng. D. Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau. 6. Chọn phương án đúng : Công thức xác định cường độ điện trường của điện tích điểm Q<0 có dạng : A. B. C. D. 7. Chọn phương án đúng : Một điện tích q chuyển động trong điện trường (đều hay không đều) theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì : A. A>0 nếu q>0 B. A>0 nếu q<0 C. A¹0 nếu điện trường không đổi. D. A=0 8. Chọn phương án đúng : Cho ba điểm M, N, P trong một điện trường đều. MN=1cm, NP=3cm; UMN=1V, UMP=2V. Gọi cường độ điện trường tại M, N, P là EM, EN, EP. A. EN>EM B. EP=2EN C. EP=3EN D. EP=EN 9. Chọn phương án đúng : Một quả cầu nhôm rỗng được nhiễm điện thì điện tích của quả cầu : A. chỉ phân bố ở mặt trong của quả cầu. B. chỉ phân bố ở mặt ngoài của quả cầu. C. phân bố cả mặt trong và mặt ngoài của quả cầu. D. phân bố ở mặt trong nếu quả cầu nhiễm điện âm, phân bố ở mặt ngoài nếu quả cầu nhiễm điện dương. 10. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, sai? A. Một quả cầu kim loại nhiễm điện dương thì điện thế ở một điểm trên mặt quả cầu lớn hơn điện thế ở tâm quả cầu. B. Một quả cầu bằng đồng nhiễm điện âm thì cường độ điện trường tại điểm bất kì bên trong quả cầu có chiều hướng về tâm quả cầu. C. Cường độ điện trường tại điểm bên ngoài vật nhiễm điện có phương vuông góc với mặt vật đó. D. Điện tích ở mặt ngoài của một quả cầu kim loại nhiễm điện được phân bố như nhau ở mọi điểm. 11. Chọn phương án đúng : Bốn tụ điện như nhau, mỗi tụ điện có điện dung C, được ghép nối tiếp với nhau. Điện dung của bộ tụ điện đó bằng : A. 2C B.C/2 C.4C D.C/4 12. Chọn phương án đúng : Bốn tụ điện như nhau, mỗi tụ điện có điện dung C, được ghép song song với nhau. Điện dung của bộ tụ điện đó bằng : A. 2C B.C/2 C.4C D.C/4 13. Chọn phương án đúng : Sau khi ngắt tụ điện phẳng khỏi nguồn điện, ta tịnh tiến hai bản để khoảng cách giữa chúng giảm đi hai lần, khi đó năng lượng điện trường trong tụ điện : A. tăng lên hai lần B. tăng lên bốn lần C. giảm đi hai lần D. giảm đi bốn lần 14. Chọn phương án đúng : Bốn đồ thị a, b, c, d ở hình 10.4 diễn tả sự phụ thuộc của đại lượng trên trục tung theo đại lượng trên trục hoành. Các trường hợp trong đó vật dẫn tuân theo định luật Ôm là : A. hình 10.4a B. hình 10.4d C. hình 10.4c D. hình 10.4b 15. Chọn phương án đúng : Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho : A. khả năng tích điện cho hai cực của nó. B. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện. C. khả năng thực hiện công của nguồn điện. D. khả năng tác dụng lực của nguồn điện. 16. Chọn phát biểu đúng : Trong nguồn điện hóa học (pin, acquy) có sự chuyển hóa : A. từ nội năng thành điện năng. B. từ cơ năng thành điện năng. C. từ hóa năng thành điện năng. D. từ quang năng thành điện năng. 17. Chọn phát biểu đúng : Pin là nguồn điện hóa học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân. Hai điện cực đó : A. một cực là vật dẫn điện, cực kia là vật cách điện. B. đều là vật cách điện. C. là hai vật dẫn cùng chất. D. là hai vật dẫn khác chất. 18. Chọn phương án đúng: Theo định luật Jun-Lenxơ, nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn. A. tỉ lệ với cường độ dòng điện qua dây dẫn. B. tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện. C. tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện. D. tỉ lệ với bình phương điện trở của dây dẫn. 19. Tổ hợp các đơn vị đo lường nào dưới đây không tương đương với đơn vị công suất trong hệ SI? A. J/s B.A.V C.A2W D. W2/V 20. Chọn phương án đúng : Người ta mắc hai cực của một nguồn điện với một biến trở. Thay đổi điện trở của biến trở, đo hiệu điện thế U giữa hai cực của nguồn điện và cường độ dòng điện I chạy qua mạch, người ta vẽ được đồ thị như trên hình 13.3. Từ đó tìm được giá trị của suất điện động E và điện trở trong r của nguồn là : A. E =4,5V; r=4,5W B. E =4,5V; r=0,25W C. E =4,5V; r=1W D. E =9V; r=4,5W 21. Chọn câu đúng : Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài : A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch. B. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch. C. tăng khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng. D. giảm khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng. 22. Chọn phương án đúng : Một nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r mắc với một điện trở ngoài R=r; cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng ba nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch. A. vẫn bằng I B. bằng 1,5I C. bằng I/3 D. giảm đi một phần từ. 23. Chọn phương án đúng : Một nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r mắc với một điện trở ngoài R=r; thì cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng ba nguồn điện giống hệt nó mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch. A. bằng 3I B. bằng 2I C. bằng 1,5I D. bằng 2,5I 24. Câu nào sai? A. hạt tải điện trong kim loại là electron tự do. B. dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim loại được giữ không đổi. C. hạt tải điện trong kim loại là ion. D. dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt. 25. Câu nào đúng : Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ : A. giảm đi B. không thay đổi C. tăng lên D. ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần. 26. Câu nào dưới đây nói về hiện tượng nhiệt điện là không đúng? A. Cặp nhiệt điện gồm hai dây dẫn điện có bản chất khác nhau hàn nối với nhau thành một mạch kín và hai mối hàn của nó được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau. B. Nguyên nhân gây ra suất điện động nhiệt là do chuyển động nhiệt của các hạt tải điện trong mạch điện có nhiệt độ không đồng nhất. C. Suất điện động nhiệt điện E tỉ lệ nghịch với hiệu điện (T1-T2) giữa hai mối hàn của cặp nhiệt điện. D. Suất điện động nhiệt điện E xấp xỉ tỉ lệ thuận với hiệu điện (T1-T2) giữa hai mối hàn của cặp nhiệt điện. 27. Chọn đáp số đúng : Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số aT=65mV/K được đặt trong không khí ơ 200C, còn mối hàn kia được nung nóng ở nhiệt độ 2320C. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện khi đó là : A.E =13,00mV B.E =13,58mV C.E =13,98mV D.E =13,78mV 28. Chọn phát biểu đúng : A. khi hòa tan axit, bazơ hoặc muối vào trong nước, tất cả các phân tử của chúng đều bị phân li thành các ion. B. số cặp ion được tạo thành trong dung dịch điện phân không thay đổi theo nhiệt độ. C. bình điện phân nào cũng có suất phản điện. D. khi có hiện tượng dương cực tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật Ôm. 29. Chọn phát biểu đúng : Đương lượng điện hóa cả niken là k=3.10-4g/C. Khi cho một điện lượng 10C chạy qua bình điện phân có anôt bằng niken thì khối lượng niken bám vào catôt là : A. 0,3.10-4g B. 3.10-3g C. 0,3.10-3g D. 3.10-4g 30. Chọn phát biểu đúng : A. dòng điện trong chân không tuân theo định luật Ôm. B. khi hiệu điện thế đặt vào điôt chân không tăng lên, thì cường độ dòng điện tăng. C. dòng điện chạy trong điôt chân không chỉ theo một chiều từ anôt đến catôt D. quỹ đạo của electron trong tia catôt không phải là một đường thẳng. 31. Chọn phát biểu đúng : Nếu cường độ dòng điện bão hòa trong điôt

File đính kèm:

  • docontapdienquang.doc
Giáo án liên quan