I. ĐỘNG TỪ TO BE
Thể khẳng định ( positive )
Đại từ Động từ TO BE
from the USA
Hình thức đầy đủ Hình thức viết tắt
I Am I am I’m
He
Is He is He’s
She She is She’s
It It is It’s
We
Are We are We’re
You You are You’re
They They are They’re
Ex : I am from the USA. I’m from the USA
She is from the USA. She’s from the USA.
We are from the USA. We’re from the USA.
44 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ngữ pháp Anh văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UNIT 1 : Hello everybody
I. ĐỘNG TỪ TO BE
Thể khẳng định ( positive )
Đại từ
Động từ TO BE
from the USA
Hình thức đầy đủ
Hình thức viết tắt
I
Am
I am
I’m
He
Is
He is
He’s
She
She is
She’s
It
It is
It’s
We
Are
We are
We’re
You
You are
You’re
They
They are
They’re
Ex : I am from the USA. I’m from the USA
She is from the USA. She’s from the USA.
We are from the USA. We’re from the USA.
Thể phủ định ( negative )
Đại từ
Động từ TO BE
from the USA
Hình thức đầy đủ
Hình thức viết tắt
I
Am not
I am not
I am not
He
Is not
He is not
He isn’t
She
She is not
She isn’t
It
It is not
It isn’t
We
Are not
We are not
We aren’t
You
You are not
You aren’t
They
They are not
They aren’t
Ex : I am not from the USA. I am not from the USA
She is not from the USA. She isn’t from the USA.
We are not from the USA. We aren’t from the USA.
Thể nghi vấn ( positive question)
Đại từ
Động từ TO BE
from the USA?
Ví dụ
Am
I
Am I from the USA?
Is
He
Is he from the USA?
She
Is she from the USA?
It
Is it from the USA?
Are
We
Are we from the USA?
You
Are you from the USA?
They
Are they from the USA?
Thể nghi vấn ( positive question)
Đại từ
Động từ TO BE
from the USA?
Hình thức viết tắt
Am
I
not
Am I not from the USA?
Is
He
Isn’t he from the USA?
She
Isn’t she from the USA?
It
Isn’t it from the USA?
Are
We
Are’re we from the USA?
You
Are’re you from the USA?
They
Are they from the USA?
II. ĐẠI TỪ
ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG
Đại từ nhân xưng là những từ dùng để xưng hô trong giao tiếp. Ngôi thứ nhất thuộc về người nói, ngôi thứ hai thuộc về người nghe, ngôi thứ ba thuộc về người hoặc con vật hoặc đồ vật mà người nói và người nghe đề cập tới. Đại từ nhân xưng được làm chủ ngữ nên có thể gọi chúng là đại từ chủ ngữ.
NGÔI
Tiếng Anh
Phiên âm quốc tế
Ngôi thứ nhất số ít: TÔI
I
/ai/
Ngôi thứ nhất số nhiều :CHÚNG TÔI, CHÚNG TA
WE
/wi:/
Ngôi thứ hai số ít : ANH, CHỊ, BẠN, ÔNG, BÀ...
YOU
/ju:/
Ngôi thứ hai số nhiều : CÁC ANH, CÁC CHỊ, CÁC BẠN...
YOU
/ju:/
Ngôi thứ ba số ít: ANH ẤY
HE
/hi:/
Ngôi thứ ba số ít: CHỊ ẤY
SHE
/ʃi:/
Ngôi thứ ba số ít: NÓ
IT
/it/
Ngôi thứ ba số nhiều: HỌ, CHÚNG NÓ, TỤI NÓ...
THEY
/ðei/
* Lưu ý:
- Khi muốn kêu người nào đó từ xa, ĐỪNG BAO GIỜ kêu "YOU, YOU" vì như vậy là rất rất bất lịch sự. Nếu người đó là nam, có thể kêu MR, nữ, có thể kêu MRS, hoặc MISS.
- "IT" chỉ dùng cho con vật, đồ vật, sự vật hoặc danh từ trừu tượng, không bao giờ dùng để chỉ người. Trong tiếng Việt, ta có thể dùng "NÓ" để chỉ người thứ ba nào đó. Trong trường hợp này, trong tiếng Anh, chỉ có thể dịch "NÓ" thành "HE' hoặc "SHE" tùy theo giới tính.
2. ĐẠI TỪ SỞ HỮU
Một đại từ sở hữu rất hữu ích. Bạn biết tại sao không? Vì nó giúp người nói khỏi phải lặp lại một ngữ danh từ có tính chất sở hữu.
* Thí dụ: Nếu anh A nói: "Máy vi tính của tôi chạy chậm quá!" (MY COMPUTER IS SO SLOW.)
anh B đáp: "Máy vi tính của tôi còn chậm hơn máy vi tính của anh!". (MY COMPUTER IS EVEN SLOWER THAN YOUR COMPUTER)
thì như vậy anh B lặp lại cả một cụm từ dài.
* Trong tiếng Anh, chúng ta nên hạn chế việc dài dòng vô ích đó. Lúc này biết sử dụng đại từ sở hữu là rất cần thiết.
* Sẵn đây để ôn lại bài trước, sau đây là bảng gồm 4 cột : Đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu tương ứng, đại từ sở hữu tương ứng:
Đại từ nhân xưng
Tính Từ Sở Hữu
Đại Từ Sở Hữu
Phiên Âm Quốc Tế
Tôi: I
MY: của tôi
MINE
/main/
Chúng tôi WE
OUR: của chúng tôi/ta
OURS
/'auəz/
Bạn: YOU
YOUR: của bạn
YOURS
/jɔ:z/
Các bạn: YOU
YOUR: của các bạn
YOURS
/jɔ:z/
Anh ấy: HE
HIS: của anh ấy
HIS
/hiz/
Cô ấy: SHE
HER: của cô ấy
HERS
/hə:z/
Nó: IT
ITS: của nó
ITS
/its/
Họ: THEY
THEIR: của họ, của chúng
THEIRS
/ðeəz/
Trong thí dụ đầu bài, nếu dùng đại từ sở hữu, thay vì nói "MY COMPUTER IS EVEN SLOWER THAN YOUR COMPUTER", ta sẽ nói gọn hơn như thế nào?
ĐẠI TỪ CHỈ ĐỊNH THIS THAT / THESE THOSE
* Nghĩa:
THIS = này, cái này, đây
THESE = số nhiều của THIS
THAT =đó, cái đó, điều đó
THOSE = số nhiều của THAT
* Cách dùng:
- Đại từ chỉ định luôn đứng trước danh từ
- Đại từ chỉ định có thể không cần danh từ, tự thân nó có thể làm chủ ngữ
* Ví dụ:
+ THIS CAR IS VERY FAST. = Chiếc xe hơi này rất nhanh.(chạy rất nhanh)
+ THIS IS A BASIC LESSON. = Đây là một bài học cơ bản.
+ THESE LESSONS ARE EASY TO UNDERSTAND. = Những bài học này dễ hiểu.
+ THESE ARE BASIC LESSONS = Những cái này là những bài học cơ bản.
+ THAT DOG IS VICIOUS. = Con chó đó dữ lắm.
+ THAT IS MY DAUGHTER. = Đó là con gái tôi.
+ THOSE PILLS ARE ASPIRINS. = Mấy viên thuốc đó là aspirin.
+ THOSE ARE MY CHILDREN = Mấy đứa đó là con của tôi.
ĐẠI TỪ TÂN NGỮ, ĐẠI TỪ PHẢN THÂN
Đại từ tân ngữ cũng là đại từ nhân xưng nhưng chúng không được làm chủ ngữ mà chỉ được làm tân ngữ hay bổ ngữ. Đại từ phản thân là đại từ đặc biệt phải dùng khi chủ ngữ và bổ ngữ là một.
- Đại từ tân ngữ
Đại từ chủ ngữ
Đại từ tân ngữ
I
ME
YOU
YOU
WE
US
THEY
THEM
HE
HIM
SHE
HER
IT
IT
* Thí dụ:
+ YOU KNOW ME. = Anh biết tôi. (YOU là chủ ngữ, ME là tân ngữ)
+ I DISLIKE HIM = Tôi không thích anh ta.
+ I LOVE HER = Tôi yêu cô ấy
- Đại từ phản thân
Đại từ chủ ngữ
Đại từ phản thân
I
MYSELF
WE
OURSELVES
YOU (số ít)
YOURSELF
YOU (số nhiều)
YOURSELVES
THEY
THEMSELVES
HE
HIMSELF
SHE
HERSELF
IT
ITSELF
* Thí dụ:
- I'LL DO IT MYSELF. = Tôi sẽ tự mình làm
- I CUT MYSELF WHEN I SHAVED THIS MORNING. = Tôi tự làm trầy da mặt mình khi cạo râu sáng nay.
- THAT MAN IS TALKING TO HIMSELF. IS HE INSANE? = Người đàn ông đó đang tự nói chuyện một mình. Ông ta có bị tâm thân không?
- HE SHOT HIMSELF. = Anh ấy tự bắn mình (để tự vẫn).
BẢNG TÓM TẮT
Đại từ nhân xưng
Tính Từ Sở Hữu
Đại Từ Sở Hữu
Đại từ Phản thân
Phiên Âm Quốc Tế
Tôi: I
MY: của tôi
MINE
MYSELF
/main/
Chúng tôi WE
OUR: của chúng tôi/ta
OURS
OURSELVES
/'auəz/
Bạn: YOU
YOUR: của bạn
YOURS
YOURSELF
/jɔ:z/
Các bạn: YOU
YOUR: của các bạn
YOURS
YOURSELVES
/jɔ:z/
Anh ấy: HE
HIS: của anh ấy
HIS
HIMSELF
/hiz/
Cô ấy: SHE
HER: của cô ấy
HERS
HERSELF
/hə:z/
Nó: IT
ITS: của nó
ITS
ITSELF
/its/
Họ: THEY
THEIR: của họ, của chúng
THEIRS
THEMSELF
/ðeəz/
III. MẠO TỪ BẤT ĐỊNH A/AN
Trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày dù đơn giản hay phức tạp, không thể thiếu được hai từ "A" và "AN" này.
Bài này giải thích chi tiết về mạo từ bất định "A" và "AN". Đây là loại từ tưởng chừng như đơn giản nhưng rất nhiều bạn học tiếng Anh lâu năm vẫn còn dùng sai hoặc khi cần dùng lại không dùng.
Mạo từ bất định "A" hoặc "AN" luôn đứng trước danh từ đếm được số ít. Do đó, có thể nói, về nghĩa thì "A" hoặc "AN" tương đương với ONE (nghĩa là "một"). Tuy nhiên, khi dùng ONE, ta có phần muốn nhấn mạnh số lượng hơn, trong khi mạo từ bất định chỉ để giới thiệu ra một danh từ được nhắc đến lần đầu tiên trong một cuộc nói đối thoại.
Thí dụ: A TEACHER = một giáo viên và ONE TEACHER cũng là "một giáo viên", nhưng bạn chỉ nói "I AM A TEACHER" (tôi là giáo viên) chứ không bao giờ nói "I AM ONE TEACHER" vì chẳng lẽ bạn có thể là HAI giáo viên hay sao mà cần phải nhấn mạnh ONE chứ không phải con số nào khác. Bạn hiểu rồi, đúng không? Vậy chúng ta hãy phân biệt khi nào dùng A trước danh từ đếm được số ít và khi nào dùng "AN" trước danh từ đếm được số ít:
Dùng A trước danh từ đếm được số ít bắt đầu bằng ÂM PHỤ ÂM. Tại sao chúng ta cần nhấn mạnh ÂM PHỤ ÂM ở đây? Vì đa số chữ cái phụ âm đều có âm phụ âm, nhưng một số từ bắt đầu bằng chữ cái phụ âm lại được đọc như nguyên âm vì chữ cái đó là âm câm không đọc. Ngược lại, một số chữ cái lẽ ra là nguyên âm nhưng lại được người bản xứ đọc như một phụ âm.
Thí dụ: A BOY = một đứa con trai, A GIRL = 1 đứa con gái, A STREET = 1 con đường, A FAN = 1 cái quạt máy, A MOTORCYCLE = 1 chiếc xe gắn máy, A STUDENT = 1 học viên, A SINGER = 1 ca sĩ, A SONG = 1 bài hát, A LESSON = 1 bài học, A TABLE = 1 cái bàn, A HUSBAND = 1 người chồng, A FAMILY = 1 gia đình, A MINUTE = 1 phút, A SECOND = 1 GIÂY, A YEAR = 1 năm, A MONTH = 1 tháng , A WEEK = 1 tuần, ...
Thí dụ trường hợp ngoại lệ: A UNIFORM = 1 bộ đồng phục (Bạn thấy không, UNIFORM bắt đầu bằng U, một nguyên âm nhưng UNIFORM được đọc như /DIU-NI-FO;RM/ thành ra U là ÂM PHỤ ÂM rồi.
Dùng AN trước danh từ đếm được số ít bằng đầu bằng ÂM NGUYÊN ÂM. Tương tự, ta nhấn mạnh ÂM NGUYÊN ÂM vì một số từ bắt đầu bằng chữ cái phụ âm nhưng đọc như nguyên âm.
Thí dụ: AN APPLE = 1 trái táo, AN EAR = 1 tai, AN UMBRELLA = 1 cái dù, AN OX = 1 con bò đực, AN ARM = 1 cánh tay, AN EYE = 1 con mắt, AN EGG = 1 quả trứng
Thí dụ trường hợp ngoại lệ: AN HOUR ("HOUR" bắt đầu bằng H, 1 chữ cái phụ âm nhưng trong trường hợp này người bản xứ đọc "HOUR" y như "OUR" nên ta phải nói AN HOUR chứ KHÔNG thể nói A HOUR.)
Khi danh từ được bổ nghĩa bởi một tính từ hoặc một danh từ khác đứng trước nó, ta dựa vào âm bắt đầu của từ bỗ nghĩa cho danh từ chính để xác định dùng A hay AN.
Thí dụ: ta có ENGLISH TEACHER= giáo viên tiếng Anh. Chữ ENGLISH đứng trước danh từ TEACHER bổ nghĩa cho TEACHER. Vậy ta thấy âm đầu tiếng của ENGLISH là nguyên âm nên ta dùng AN --> AN ENGLISH TEACHER.
Tương tự, ta có: BEUTIFUL = đẹp, WOMAN = người đàn bà --> BEAUTIFUL WOMAN = người đàn bà đẹp. BEAUTIFUL bắt đầu bằng âm phụ âm (B) vậy ta nói A BEAUTIFUL WOMAN = 1 người đàn bà đẹp
Unit 2: MEETING PEOPLE
I Câu hỏi wh-question với động từ TO BE
Câu hỏi WH là câu hỏi bắt đầu bằng từ có W và H. Những từ này gồm có: WHAT, WHO, WHERE, WHEN, WHY và HOW. Trong bài này ta tạm gọi chúng là từ WH.
Học xong động từ TO BE rồi, giờ ta có thể áp dụng TO BE với những từ WH để đặt ra vô số câu hỏi.
* Nghĩa của các từ WH:
WHAT = cái gì
WHO = ai
WHERE = ởđâu
WHEN = khi nào
WHY = tại sao
HOW = như thế nào, bằng cách nào
* Công thức câu hỏi WH với động từ TO BE:
Từ WH + TO BE + Chủ ngữ + Bổ ngữ ?
-Lưu ý:
+ TO BE phải được chia đúng biến thể (AM hay IS hay ARE) tùy theo chủ ngữ.
+ Bổ ngữ có thể là danh từ, tính từ, trạng từ, trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ thời gian. Có thể không có bổ ngữ.
- Ví dụ:
+ WHAT IS LOVE? = tình yêu là gì?
+ WHO AM I? = Tôi là ai?
+ WHO ARE YOU? = Bạn là ai?
+ WHERE IS MY KEY? = Chìa khóa của tôi ở đâu?
+ WHY AM I HERE? = Tại sao tôi lại ở đây?
+ HOW ARE YOU? = Bạn như thế nào? (Tức là "Bạn khỏe không?")
+ HOW IS IT MADE? = Nó được làm ra bằng cách nào?
* Trường hợp đặc biệt HOW:
- Với từ HOW, ta còn có công thức sau:
HOW + Tính từ + TO BE + Chủ ngữ + Bổ ngữ (nếu có) ?
- VD:
+ HOW TALL ARE YOU? = Bạn cao bao nhiêu?
+ HOW MUCH IS IT? Nó bao nhiêu vậy? (Hỏi giá tiền)
+ HOW FAR IS IT FROM YOUR HOUSE TO SCHOOL? Từ nhà bạn đến trường bao xa
CÂU HỎI YES/NO QUESTION VỚI ĐỘNG TỪ TO BE
Bài này củng cố thêm cách áp dụng động từ TO BE để đặt một loại câu hỏi đặc thù - câu hỏi Yes -No. Câu hỏi Yes- No với động từ TO BE bắt đầu bằng biến thể của động từ TO BE tương ứng với chủ ngữ sau nó. Người ta gọi đây là câu hỏi Yes - No vì để trả lời câu hỏi này, ta phải bắt đầu bằng YES hoặc NO.
* CÔNG THỨC YES-NO VỚI ĐỘNG TỪ TO BE:
TO BE + Chủ ngữ + Bổ ngữ ?
- Lưu ý:
+ TO BE phải là biến thể tương ứng với chủ ngữ đi liền sau nó (AM hay IS hay ARE)
+ Bổ ngữ có thể là tính từ, danh từ, ngữ danh từ, trạng ngữ
- VD:
+ ARE YOU TIRED? = Bạn có mệt không?
+ ARE YOU A DOCTOR? = Bạn có phải là bác sĩ không?
+ IS HE A FAMOUS SINGER? = Anh ấy có phải là một ca sĩ nổi tiếng không?
+ IS SHE HERE? = Cô ấy có ở đây không? (HERE là trạng từ)
+ IS IT ON THE TABLE? = Nó có phảiở trên bàn không?
* CÁCH TRẢ LỜI CÂU HỎI YES-NO:
- Nếu trả lời YES thì trả lời theo công thức: YES, chủ ngữ + TO BE.
- Nếu trả lời NO, thì trả lời theo công thức: NO, chủ ngữ + TO BE + NOT
+ Bạn hãy nhớ là TO BE phải được chia đúng theo chủ ngữ.
- VD:
+ ARE YOU THIRSTY? = Bạn có khát nước không?
Trả lời YES: YES, I AM.
Trả lời NO: NO, I AM NOT.
+ IS SHE YOUR GIRLFRIEND? = Cổ là bạn gái của anh hả?
Trả lời YES: YES, SHE IS.
Trả lời NO: NO, SHE IS NOT. (viết tắt = NO, SHE ISN'T)
+ ARE THEY YOUR FRIENDS? = Họ là bạn của anh hả?
Trả lời YES: YES, THEY ARE
Trả lời NO: NO, THEY ARE NOT (viết tắt: NO, THEY AREN'T).
* Trong văn nói hàng ngày, ta thường dùng dạng viết tắt. Dạng đầy đủ thường để dành khi ta muốn nhấn mạnh ý muốn nói.
Câu hỏi Wh-questions
We use question words to ask certain types of question. We often refer to them as WH words because they include the letters WH (for example WHy, HoW).
Từ hỏi
Chức năng
Ví dụ
what
Hỏi để biết thông tin về việc gì,điều gì đó.
What is your name?
Để yêu câu nhắc lại hay xác nhận việc gì
What? I can't hear you.You did what?
what...for
Hỏi về mục đích (để làm gì?)
What did you do that for?
when
Hỏi về thời gian
When did he leave?
where
Hỏi về nơi chốn hoặc vị trí
Where do they live?
which
Hỏi về sự lựa chọn
Which colour do you want?
who
Hỏi cái gì hoặc người nào (hỏi về chủ ngữ)
Who opened the door?
whom
Hỏi cái gì, người nào (hỏi về tân ngữ)
Whom did you see?
whose
Hỏi về sự sở hữu
Whose are these keys?Whose turn is it?
why
Hỏi về nguyên nhân hoặc mục đích
Why do you say that?
why don't
Dịng để đề ngh
Why don't I help you?
how
Hỏi về thể cách
How does this work?
Hỏi về điều kiện hoặc phẩm chất
How was your exam?
how + adj/adv
Hỏi về phạm vi, số lượng
see examples below
how far
Distance ( khoảng cách )
How far is Pattaya from Bangkok?
how long
length (time or space) độ dài
How long will it take?
how many
quantity (countable) số lượng đếm được
How many cars are there?
how much
quantity (uncountable) số lượng không đếm được
How much money do you have?
how old
Hỏi về tuổi tác
How old are you?
how come (informal)
Hỏi về nguyên nhân vì sao
How come I can't see her?
UNIT 3 . THE WORLD OF WORK
THÌ HIỆN TẠI ĐƠN.
THÌ HIỆN TẠI ĐƠN VỚI ĐỘNG TỪ THƯỜNG
Công thức thể khẳng định:
Chủ ngữ + Động từ phù hợp + Bổ ngữ
-Lưu ý:
+ Động từ phù hợp phải ở dạng tương ứng với Chủ ngữ.
+ Khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc khi chủ ngữ là một danh từ, ngữ danh từ, ngữ đại từ số nhiều: TA DÙNG DẠNG NGUYÊN MẪU CỦA ĐỘNG TỪ.
+ Khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc là bất cứ danh từ số ít nào đó, TA THÊM S HOẶC ES NGAY SAU ĐỘNG TỪ.
+ Khi nào thêm S, khi nào thêm ES sau động từ? Ta có quy tắc rất dễ nhớ như sau:
+ ĐỘNG TỪ TẬN CÙNG LÀ CH, O, S, SH, X, Z THÌ TA THÊM ES. Ví dụ:
WATCH -->HE WATCHES...
GO --> SHE GOES...
DO --> HE DOES...
MISS -- SHE MISSES...
WASH --> HE WASHES...
MIX --> SHE MIXES...
DOZE --> HE DOZES...
+ KHI ĐỘNG TỪ TẬN CÙNG BẰNG Y, TA ĐỔI Y THÀNH I RỒI THÊM ES: FLY --> IT FLIES...
+ TẤT CẢ CÁC ĐỘNG TỪ CÒN LẠI, TA THÊM S.
- Thí dụ:
+ I LIKE ICE-CREAM = Tôi thích kem.
+ YOU ALWAYS GET UP LATE. = Bạn luôn luôn dậy trễ.
+ THEY SING KARAOKE EVERY SUNDAY. = Họ hát karaoke mỗi chủ nhật.
+ SHE LOVES DURIANS = Cô ấy mê món sầu riêng.
+ HE AND I SING VERY WELL. = Anh ta và tôi hát rất hay.
+ THAT DOG BARKS ALL DAY LONG. = Con chó đó sủa tối ngày.
+ SHE CRIES WHEN SHE MISSES HER HOMETOWN. = Cô ấy khóc khi nhớ nhà.
- Ngoại lệ:
HAVE --> HAS
I HAVE...
YOU HAVE..
SHE HAS...
* Công thức thể phủ định:
Chủ ngữ + DO hoặc DOES + NOT + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ
- Lưu ý:
+ Khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc khi chủ ngữ là danh từ, ngữ danh từ số nhiều, ta dùng DO.
+ Khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc bất cứ danh từ số ít nào, ta dùng DOES
+ DO NOT viết tắt là DON'T
+ DOES NOT viết tắt là DOESN'T
+ Thông thường, khi nói, ta dùng dạng viết tắt, dạng đầy đủ để dành khi muốn nhấn mạnh.
- Thí dụ:
+ I DON'T LIKE HIM = Tôi không thích anh ta.
+ YOU DON'T UNDERSTAND THE MATTER = Bạn không hiểu vấn ề ở đây.
+ SHE DOESN'T RESPECT OLD PEOPLE JUST PEOPLE THEY ARE OLD = Cô ta không kính trọng người lớn tuổi chỉ vì họ lớn tuổi.
+ THAT DOG BARKS ALL DAY LONG BECAUSE IT DOESN'T WANT TO BE CHAINED. = Con chó đó sủa suốt ngày bởi vì nó không muốn bị xích lại.
* Công thức thể nghi vấn:
DO hoặc DOES + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ ?
- Lưu ý:
+ Dùng DO khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc bất cứ danh từ, ngữ danh từ số nhiều nào.
+ Dùng DOES khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc bất cứ danh từ, ngữ danh từ số ít nào.
- Thí dụ:
+ DO YOU LIKE COFFEE? = Bạn có thích cà phê không?
+ DOES SHE LIKE ME? Cô ấy có thích tôi không?
+ DO THEY KNOW THEY DISTURB OTHER PEOPLE WHEN THEY SING KARAOKE TOO LOUD? = Khi họ hát karaoke quá lớn, họ có biết rằng họ làm phiền người khác không?
* Khi nào dùng thì hiện tại đơn:
- Khi cần diễn tả một hành động chung chung, thường lặp đi lặp lại trong hiện tại.
- Khi nói về một dữ kiện khoa học hoặc một chân lý luôn luôn đúng (mặt trời mọc ở hướng Đông)
- Khi đưa ra chỉ dẫn (Đến ngã tư, quẹo trái).
- Khi nói về một sự việc diễn ra theo thời khóa biểu nhất định
- Khi nói về một thói quen trong hiện tại
- VD:
+ The sun rises in the east and sets in the west. = Mặt trời mọc ở hướngĐông và lặn ở hướng Tây.
+ You walk down this street and turn left at the second crossroads. = Bạn đi đường này và rẽ trái ở ngã tư thứ hai.
+ The bus leaves at 8 o'clock. = Xe buýt khởi hành lúc 8 giờ
+ I always go to bed before 12. = Tôi luôn đi ngủ trước 12 giờ.
* Những trạng từ thường dùng trong thì hiện tại đơn:
NEVER = không bao giờ
SOMETIMES = thỉnh thoảng
OFTEN = thường
USUALLY = thường (mức độ thường cao hơn OFTEN)
ALWAYS = luôn luôn
EVERY DAY = mỗi ngày (có thể thay DAY bằng MONTH (tháng), WEEK (tuần), YEAR (năm)...)
* 3 Loại câu hỏi với thì hiện tại đơn của động từ thường:
- Câu hỏi YES - NO:
+ Cấu trúc : giống như thể nghi vấn trên đây.
+ Cách trả lời:
Nếu trả lời YES: YES, Chủ ngữ + DO hoặc DOES (tùy theo chủ ngữ, quy tắc ở trên có đề cập)
Nếu trả lời NO: NO, Chủ ngữ + DO NOT hoặc DOES NOT (tùy theo chủ ngữ, quy tắc ở trên có đề cập)
+ Thí dụ:
DO YOU UNDERSTAND WHAT I SAID? = Bạn có hiểu điều tôi vừa nói không?
Trả lời YES: ---> YES, I DO.
Trả lời NO: ---> NO, I DON'T.
- Câu hỏi OR:
+ Cấu trúc:
DO hoặc DOES + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ 1 + OR + Bổ ngữ 2 + Bổ ngữ 3 (nếu có)?
+ Cách trả lời:
Chủ ngữ + Động từ phù hợp + Bổ ngữ 1 hoặc 2 hoặc 3 (tùy theo người trả lời)
Lưu ý:
Động từ phù hợp là phải được chia tương ứng theo chủ ngữ, phần trên đây có giải thíc.
Ta có thể rút ngắn câu trả lời bằng cách bỏ chủ ngữ và động từ, chỉ trả lời với bổ ngữ 1 hoặc 2 hoặc 3...
+ Thí dụ:
Hỏi: DO YOU LIKE COFFE OR TEA? = Bạn thích cà phê hay trà?
Trả lời: I LIKE COFFEE. (nếu thích cà phê) --------> Cách trả lời gọn hơn: COFFEE.
Trả lời: I LIKE COFFEE (nếu thích trà) ---------------> Cách trả lời gọn hơn: TEA.
- Câu hỏi WH:
+ Cấu trúc:
Từ WH + DO hoặc DOES + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có) ?
+ Cách trả lời: theo nội dung câu hỏi, công thức giống như công thức thể khẳng định ở trên.
+ Thí dụ:
Hỏi: WHY DO YOU DISLIKE HIM? = Tại sao bạn ghét anh ta?
Trả lời: BECAUSE HE IS ARROGANT. =Tại vì anh ta kiêu căng.
THÌ HIỆN TẠI ĐƠN VỚI ĐỘNG TỪ TO BE.
Trong thì hiện tại đơn, động từ TO BE có tất cả 3 biến thể là AM, IS và ARE. Ta dùng các biến thể đó tương ứng với chủ ngữ nhất định , như sau:
* AM: Dùng cho chủ ngữ duy nhất là I
I AM... (viết tắt = I'M...)
* IS: Dùng cho chủ ngữ là ngôi thứ ba số ít, bao gồm HE, SHE, IT và bất cứ danh từ số ít nào
SHE IS... (viết tắt = SHE'S...)
HE IS...(viết tắt = HE'S...)
IT IS...(viết tắt = IT'S...)
THE DOG IS…
PETER IS…
THE TABLE IS …
* ARE: Dùng cho chủ ngữ là YOU, WE, THEY, và bất cứ chủ ngữ số nhiều nào
YOU ARE... (viết tắt =YOU'RE...)
WE ARE...(viết tắt = WE'RE...)
THEY ARE...(viết tắt = THEY'RE...)
YOU AND I ARE…
HE AND I ARE …
THE DOG AND THE CAT ARE...
* Khi nào ta phải dùng thì hiện tại đơn của động từ TO BE?
- Khi ta muốn giới thiệu tên hoặc địa điểm, hoặc tính chất, trạng thái của một người, con vật hoặc sự kiện trong hiện tại.
* Với Thì Hiện Tại Đơn của động từ TO BE, ta có thể đặt được những câu như thế nào?
- Vốn từ càng nhiều, bạn càng đặt được nhiều câu. Về kiểu câu, bạn sẽ đặt được những câu như vài thí dụ sau:
Tôi là bác sĩ.
Cô ấy là sinh viên.
Bà tôi rất già.
Cái cây viết ở trên bàn.
Em mệt không?
Nó không thành thật
Con gái bạn rất đẹp.
*Công thức Thì Hiện Tại Đơn của động từ TO BE:
Từ giờ trở đi bạn hãy nhớ, khi học công thức một thì nào, ta luôn học 3 thể của nó:
Thể khẳng định: là một câu nói xác định, không có chữ “KHÔNG” trong đó.
Chủ ngữ + AM / IS / ARE + Bổ ngữ
Thí dụ: I AM A TEACHER. (Tôi là giáo viên).
HE IS A STUDENT. (Anh ấy là sinh viên)
SHE IS A SINGER. (Cô ta là ca sĩ)
Thể phủ định: là một câu nói phủ nhận điều gì đó, có chữ “KHÔNG” ngay sau chủ ngữ.
Chủ ngữ + AM / IS / ARE + NOT + Bổ ngữ
+Cách viết tắt:
I AM NOT = I'M NOT
IS NOT = ISN'T
ARE NOT = AREN'T
Thí dụ: HE IS NOT HANDSOME. (Anhấy khôngđẹp trai)
YOU ARE NOT STUPID. (Bạn không có ngu)
Thể nghi vấn: là một câu hỏi :
AM / IS / ARE + Chủ ngữ + Bổ ngữ ?
Thí dụ: IS HE HANDSOME = Anh ấy đẹp trai không?
AM I TOO FAT? = Tôi có quá mập không vậy?
IS SHE PRETTY? = Cô ấy đẹp không hả?
IS HE RICH? = Ông ta giàu không vậy?
ARE YOU OK? = Bạn có sao không vậy?
Lưu ý: Bổ ngữ có thể là một ngữ danh từ, có thể là một tính từ, có thể là một trạng ngữ.
Thí dụ: Bổ ngữ là danh từ: I AM A YOUNG TEACHER. = tôi là một giáo viên trẻ (A YOUNG TEACHER là một ngữ danh từ).
Bổ ngữ là tính từ: I AM YOUNG = tôi trẻ. (YOUNG là tính từ)
Bổ ngữ là trạng ngữ: I AM AT HOME = tôi đang ở nhà (AT HOME là trạng ngữ, chỉ nơi chốn)
TRẠNG THỪ CHỈ TẤN SUẤT ( adverb of frequency )
Chúng ta sử dụng trạng từ chỉ tần suất để diễm tả tần suất của các hoạt động.
Dưới đây là các trạng từ chỉ tần suất thông dụng:
Frequency
Adverb of Frequency
Nghĩa
Example Sentence
100%
always
Luôn luôn
I always go to bed before 11pm.
90%
usually
Thường thường
I usually walk to work.
80%
normally / generally
Thông thường
I normally go to the gym.
70%
often* / frequently
Luôn luôn
I often surf the internet.
50%
sometimes
Đôi lúc
I sometimes forget my wife’s birthday.
30%
occasionally
Đôi khi
I occasionally eat junk food.
10%
seldom / rarely
Ít khi, hiếm khi
I seldom read the newspaper.
5%
hardly / ever
Hiếm khi
I hardly ever drink alcohol.
0%
never
Không bao giờ
I never swim in the sea.
Vị trí của trạng từ chỉ tần suất trong câu.
Đứng trước động từ chính (Ngoại trừ động từ To Be).
Subject + adverb + main verb
I always remember to do my homework.
He normally gets good marks in exams.
Đứng sau động từ To Be.
Subject + to be + adverb
They are never pleased to see me.
She isn't usually bad tempered.
Khi đứng sau trợ động từ (have, will, must, might, could, would, can, etc.), trạng từ chỉ tần suất đứng giữa trợ dộng từ và động từ chính.
Subject + auxiliary + adverb + main verb
She can sometimes beat me in a race.
I would hardly ever be unkind to someone.
They might never see each other again.
They could occasionally be heard laughing.
- Chúng ta có thể sử dụng các trạng từ sau đứng ở đầu câu:
Usually, normally, often, frequently, sometimes, occasionally
Occasionally, I like to eat Thai food.
- Những trạng từ sau không được đứng ở đầu câu:
Always, seldom, rarely, hardly, ever, never.
- chúng ta sử dụng hardly ever và never với nghĩa phủ định, không sử dụng động từ ở dạng phủ định:
She hardly ever comes to my parties.
They never say 'thank you'.
- Chúng ta sử dụng ever trong câu hỏi nghi vấn phủ định:
Have you ever been to New Zealand?
I haven't ever been to Switzerland. (The same as 'I have never been Switzerland').
- chúng ta cũng có thể sử dụng những cách diễn đạt dưới đây khi muốn diễn đatj rõ ràng hơn về tần suất.
Những động từ sử dụng với động từ thêm “ing” – V-ing ( doing )
to rememberremember + V-ing: nhớ đã làm việc gì đó rồiremember +to verb: nhớ phải làm việc gìe.g:-I remember locking the door (tôi nhớ cái việc tôi đã khóa cửa -người nói đã khóa cửa và bây giờ nhớ lại)-I remember to lock the door (tôi nhớ phải khóa cửa nhà -nhưng thời điểm này người nói chưa khóa cửa)2) to trytry to verb: cố gắng làm việc gì đótry V-ing: thử làm gì đoe.g: - He tries to write his left hand (Anh ấy cố gắng viết bằng tay trái -vì tay phải anh ta bị thương-He tries writing his left hand (Anh ta thử
File đính kèm:
- NGU PHAP ANH VAN.doc