Nguyên lý chuồng bồ câu, nguyên lý hộp hay nguyên lý ngăn kéo Diritchlet
được phát biểu như sau: nếu n con chim bồ câu được đặt vào m chuồng, với
n > m, thì ít nhất một chuồng có nhiều hơn 1 con.
Nguyên lý này có thể minh họa bởi nhiều ví dụ cụ thể hơn, chẳng hạn:
trong 3 găng tay, có ít nhất hai găng tay phải hoặc hai găng tay trái. Mặc dù
đây có vẻ là một trực giác đơn giản nhưng nó lại được dùng để chứng minh
nhiều điều bất ngờ trong toán học.
Người đầu tiên đề xuất ra nguyên lý này được cho là nhà toán học Đức
Johann Dirichlet khi ông đề cập tới nó với tên gọi nguyên lý ngăn kéo. Vì vậy,
nguyên lý ngăn kéo Dirichlet hay gọn hơn nguyên lý Dirichlet là những cách
khác nói về nguyên lý chuồng bồ câu.
15 trang |
Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 7558 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyên lý Dirichlet và những bài toán liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN LÝ DIRICHLET VÀ
NHỮNG BÀI TOÁN LIÊN QUAN
NGUYỄN MINH TUẤN
Bộ Môn Toán học
Trường ĐHGD, ĐHQG HN
Nhà G7, 144 đường Xuân Thủy, q. Cầu Giấy
Hà Nội, Việt Nam
Email: nguyentuan@vnu.edu.vn
Ngày 05 Tháng 11 năm 2013
1 Giới thiệu
Nguyên lý chuồng bồ câu, nguyên lý hộp hay nguyên lý ngăn kéo Diritchlet
được phát biểu như sau: nếu n con chim bồ câu được đặt vào m chuồng, với
n > m, thì ít nhất một chuồng có nhiều hơn 1 con.
Nguyên lý này có thể minh họa bởi nhiều ví dụ cụ thể hơn, chẳng hạn:
trong 3 găng tay, có ít nhất hai găng tay phải hoặc hai găng tay trái.. Mặc dù
đây có vẻ là một trực giác đơn giản nhưng nó lại được dùng để chứng minh
nhiều điều bất ngờ trong toán học.
Người đầu tiên đề xuất ra nguyên lý này được cho là nhà toán học Đức
Johann Dirichlet1 khi ông đề cập tới nó với tên gọi nguyên lý ngăn kéo. Vì vậy,
nguyên lý ngăn kéo Dirichlet hay gọn hơn nguyên lý Dirichlet là những cách
khác nói về nguyên lý chuồng bồ câu.
Nguyên lý ngăn kéo Dirichlet cũng đúng cho tập hợp vô hạn phần tử. Cụ
thể, ta có khẳng định sau: giả sử số lượng vô hạn các phần tử chứa trong n
(hữu hạn) tập hợp. Khi đó, tồn tại ít nhất một tập hợp chứa vô hạn phần tử.
Để phát biểu dưới dạng tổng quát hơn, ta cần một số ký hiệu. Ta ký hiệu
dm/ne là phần nguyên trên của phân số m/n bằng số nguyên nhỏ nhất không
nhỏ số m/n. Ví dụ d9/10e = 1. Ta ký hiệu bm/nc là phần nguyên dưới của
phân số m/n bằng số nguyên lớn nhất không vượt quá m/n. Ví dụ b4/5c = 0.
1Tên đầy đủ là Johann Peter Gustav Lejeune Dirichlet, 1805-1859
1
Hình 1: Dirichlet, nhà toán học người Đức, 1805-1859
Định lý 1.1. Nếu m con chim bồ câu được đặt vào n chuồng và m > n, thì (ít
nhất) một chuồng có ít nhất bm/nc con nếu m chia hết n, và ít nhất bm/nc+1
con nếu m không chia hết n.
Hình 2: Nguyên lý chuồng chim bồ câu
2
Mở rộng hơn, ta có có định lý sau:
Định lý 1.2. Nếu m vật có trong n hộp, thì ít nhất một hộp có không ít hơn
dm/ne vật, và một hộp có không quá bm/nc vật.
Nguyên lý ngày sinh đề cập đến khả năng về một số người có cùng ngày sinh
trong số m người cho trước. Theo nguyên lý ngăn kéo Dirichlet, nếu m = 367
thì có ít nhất hai người có cùng ngày sinh.
Hình 3: Rebecca Dirichlet
2 Một số bài toán
Bài toán 2.1. Chứng minh rằng không tồn tại đường thẳng không đi qua
đỉnh và cắt ba cạnh của tam giác.
Lời giải. Ta chứng minh bằng phản chứng. Giả sử ngược lại, tồn tại đường
thẳng không đi qua đỉnh và ` cắt ba cạnh của tam giác ABC. Gọi P1 và P2
là hai nửa mặt phẳng được chia tách bởi đường thẳng `. Ba đỉnh tam giác
A,B,C chưa trong hai nửa mặt phẳng P1, P2. Theo nguyên tắc Dirichlet, tồn
3
tại hai đỉnh thuộc cùng một nửa mặt phẳng. Gọi hai đỉnh đó là A và B thuộc
nửa mặt phẳng P2. Ta suy ra ` không cắt cạnh AB.
Bài toán 2.2. Chứng minh rằng không tồn tại đường thẳng không đi qua
đỉnh và cắt tất cả các cạnh của (2n+ 1)-giác.
Lời giải. Ký hiệu các đỉnh liên tiếp của đa giác là A1A2 · · ·A2n+1. Suy ra các
cạnh của đa giác là
A1A2, A2A3, . . . A2nA2n+1, A2n+1A1.
Ta chứng minh bằng phản chứng. Giả sử ngược lại, tồn tại đường thẳng `
không đi qua đỉnh và cắt các cạnh của đa giác. Gọi P1 và P2 là hai nửa mặt
phẳng được chia tách bởi đường thẳng `. Xét đỉnh A1. Không mất tính tổng
quát ta có thể giả thiết A1 ∈ P1. Vì ` cắt cạnh A1A2 ta suy ra A2 ∈ P2. Do `
cắt cạnh A2A3 nên A3 ∈ P1. Cứ lập luận tiếp tục, ta suy ra đỉnh A2n+1 ∈ P1.
Như vậy, hai đỉnh A1 và A2n+1 cùng thuộc nửa mặt phẳng P1. Từ đây ta suy
ra ` không cắt cạnh A2n+1A1. Mâu thuẫn với giả thiết.
Bài toán 2.3. Bài toán 2.2 có đúng không đối với đa giác có số chẵn cạnh?
Lời giải. Câu trả lời là phủ định. Minh họa bằng hình vẽ.
Bài toán 2.4. Chứng minh rằng trong sáu người bất kỳ, tồn tại ba người đôi
một quen hoặc không quen nhau.
Lời giải. Gọi sáu người là A,B,C,D,E, F . Ta có thể coi A,B,C,D,E, F là
những điểm trong mặt phảng và không thẳng hàng.Ta nối các đỉnh vói nhau
theo quy tắc: nếu hai người tương ứng quen nhau ta nối cạnh bởi màu đỏ,
ngược lại là màu xanh. Xét A và năm cạnh AB,AC,AD,AE,AF . Trong năm
cạnh này tồn tại ba cạnh cùng màu. Giả sử các cạnh AB,AD,AF cùng màu
đỏ. Bây giờ, xét các cạnh BD,DF, FB. Ba cạnh này, nếu chúng có cùng màu
xanh ta được điều phải chứng minh, rằng ba người B,D, F đôi một không
quen nhau. Trái lại, nếu có một cạnh màu đỏ, chẳng hạn cạnh DF . Ta suy ra
ba cạnh AD,DF,AF cùng màu đỏ, hay ba người A,D, F đôi một quen nhau.
Bài toán được chứng minh.
Bài toán nêu trên tương đương với bài toán sau.
Bài toán 2.5. Cho sáu điểm không thẳng hàng trong mặt phẳng. Cứ hai điểm
được nối với nhau bằng một cạnh được tô màu đỏ hoặc xanh. Chứng minh
rằng tồn tại tam giác có ba cạnh cùng màu.
Bài toán 2.6. Cho mười sáu điểm không thẳng hàng trong mặt phẳng. Mỗi
điểm được tô một trong ba màu đỏ, da cam, hoặc vàng, và hai điểm được nối
với nhau bằng một cạnh được tô màu lục hoặc lam. Chứng minh rằng tồn tại
tam giác có ba đỉnh cùng màu và ba cạnh cùng màu.
4
Lời giải. Mười sáu điểm được tô bởi ba màu nên có ít nhất sáu điểm cùng
màu. Như vậy, ta đưa bài toán này về Bài toán 2.5 cho sáu điểm.
Nhận xét 2.1. Con số 16 có thể thay đổi bởi những số bất kỳ, cùng với số
màu thay đổi tương ứng.
Bài toán 2.7 (bài toán bắt tay). Trong hội nghị có n đại biểu. Khi gặp nhau
họ đều bắt tay nhau. Chứng minh rằng tồn tại hai người có số lần bắt tay
bằng nhau.
Lời giải. Mỗi đại biểu được chia vào một trong n nhóm A0, A1, . . . , An−1 đúng
bằng số lần bắt tay của họ. Như vậy, ta có n nhóm. Ta thấy, nếu A0 6= ∅
(nghĩa là có ít nhất một đại biểu chưa bắt tay đại biểu khác, có số lần bắt
tay bằng 0) thì An−1 = ∅. Tương tự, nếu An−1 6= ∅ thì A0 = ∅. Như vậy, hai
tập hợp A0 và An−1 luôn có ít nhất một tập bằng rỗng. Tóm lại, có n phần tử
chia vào n nhóm nhưng luôn có một nhóm không được xếp vào. Theo nguyên
lý Dirichlet, tồn tại ít nhất hai phần tử trong cùng một nhóm. Bài toán được
chứng minh.
Bài toán này tương đương với bài toán sau.
Bài toán 2.8. Giải vô địch bóng đá Anh có 20 đội. Chứng minh rằng tại mọi
thời điểm của vòng 1, luôn tồn tại ít nhất hai đội có số trận đã đá bằng nhau.
Bài toán 2.9. Cho 51 điểm thuộc hình vuông cạnh bằng 5. Chứng minh rằng
tồn tại ít nhất ba điểm cùng thuộc một hình tròn có bán kính 1/
√
2.
Lời giải. Chia hình vuông thành 5 × 5 = 25 hình vuông cạnh bằng 1. Như
vậy, ta có 25 ô vuông chứa 51 điểm. Theo nguyên lý Dirichlet tồn tại ít nhất
3 điểm thuộc một hình vuông. Tất nhien, hình tròn ngoại tiếp hình vuông có
bán kính R = 1/
√
2 chứa ba điểm đó. Bài toán được chứng minh.
Nhận xét 2.2. Ta có thể thay đổi số 51 bởi số bất kỳ, và độ dài cạnh cũng
vậy. Tuy nhiên, tùy thuộc vào số điểm và kích thước cạnh mà ta có kết luận
tương ứng.
Bài toán 2.10. Thầy giáo cho 49 học sinh xếp thành 7 hàng dọc và 7 hàng
ngang chơi trò chơi sau: sau một tiếng trống, mỗi học sinh đổi sang một vị trí
khác cùng hàng hoặc cùng cột. Gõ trống xong, cả lớp đổi chỗ. Thấy vẫn là 7
hàng ngang và 7 hàng dọc, thầy hỏi:
- Các em đã đổi chỗ chưa?
- Rồi ạ! Cả lớp đồng thanh đáp.
- Có em nào chưa đổi chỗ như thầy yêu cầu không? Thầy hỏi tiếp.
Cả lớp im lặng.
- Có ít nhất một em chưa đổi chỗ! Thầy nói.
Bạn cho biết suy luận logic nào để khẳng định của thầy là đúng.
5
Lời giải. Coi 7 hàng ngang và 7 hàng dọc như là một hình vuông gồm 7×7 = 49
ô vuông nhỏ, mỗi học sinh đứng trong một ô nhỏ đó. Bằng cách tô màu giống
như bàn cờ vua: hai ô cùng hàng hoặc cùng cột khác màu nhau, nhưng các
ô chéo cùng màu. Có cả thảy 49 ô được tô hai màu nên số ô màu đen không
bằng số ô màu trắng. Giả sử có 25 ô đen và 24 ô trắng. Theo quy tắc đổi chỗ,
mỗi em phải chuyển sang ô khác màu với ô đang đứng. Như vậy, có 25 em
đang đứng ở ô đen phải chuyển sang 24 ô ở ô trắng. Điều này là không thể.
Đó là lý do khẳng định của thầy là đúng.
Nhận xét 2.3. Ta có thể thay số 7 bởi số lẻ bất kỳ.
Bài toán 2.11. Trên bàn cờ vua 8 × 8 người ta bỏ đi hai ô đối đỉnh. Một
trong hai ô đỉnh còn lại có một con mã. Hỏi con mã đó có thể đi làn lượt đến
tất cả các ô còn lại được không, với điều kiện mỗi ô chỉ được đến một lần?
Lời giải. Bàn cờ có 32 ô đen và 32 ô trắng. Hai ô đối đỉnh luôn cùng màu,
nên chỉ còn 30 chẳng hạn là màu đen, còn 32 ô trắng. Con mã đi lần lượt từ ô
trắng sang ô đen. Nhưng từ 32 ô trắng không thể đến lần lượt được 30 ô đen.
Vậy, câu trả lời là: không thể.
Bài toán 2.12. Một lớp có 37 học sinh. Chứng minh rằng có ít nhất 4 học
sinh có cùng tháng sinh.
Lời giải. Một năm có 12 tháng. Chia 37 học sinh vào 12 nhóm theo tháng
sinh. Suy ra tồn tại ít nhất 4 học sinh trong cùng một nhóm. Bài toán được
chứng minh.
Bài toán 2.13. Cho n số tự nhiên a1, a2, . . . an. Chứng minh rằng tồn tại một
số hoặc tổng một số số trong đó để tổng chia hết n.
Lời giải. Xét n tổng
A1 = a1
A2 = a1 + a2
...
...
... . . .
...
...
...
An−1 = a1 + a2 + · · ·+ an−1
An = a1 + a2 + · · ·+ an−1 + an.
Nếu một trong các số Aj (j = 1, 2, . . . n) chia hết n, ta có điều phải chứng
minh. Ngược lại, các số Aj không chia hết n. Bởi vậy, số dư đó sẽ thuộc tập
hợp sau có n− 1 phần tử {
1, 2, 3, . . . , n− 1
}
.
6
Theo nguyên lý Dirichlet, tồn tại hai số Aj và Ak có cùng số dư khi chia n,
nghĩa là
Aj = Ak (mod n).
Giả sử Aj > Ak. Từ đây ta suy ra Aj − Ak chia hết n.
Bài toán 2.14. Cho 100 số tự nhiên trong khoảng từ 1 đến 199. Chứng minh
rằng tồn tại hai số để số này chia hết cho số kia.
Lời giải. Ký hiệu 100 số tự nhiên đó là a1, a2, . . . , a100. Giả sử
a1 ≤ a2 ≤ · · · ≤ a100.
Nếu trong các số a1, a2, . . . , a100 có số 1 thì bài toán hiển nhiên đúng. Giả sử
mọi số đều lớn hơn 1. Ta phân tích mỗi số theo lũy thừa của 2
a1 = 2
k1b1,
a2 = 2
k2b2,
...
... . . .
...
...
a99 = 2
k99b99,
a100 = 2
k100b100,
ở đây b1, b2, . . . , b100 là những số lẻ từ 3 đến 199. Từ 3 đến 199 chỉ có 99 số lẻ,
nên tồn tại i < j để bi = bj . Suy ra aj chia hết ai.
Nhận xét 2.4. Ta có thể tổng quát bài toán trên như sau: Cho n số từ nhiên
từ 1 đến 2n− 1. Chứng minh rằng tồn tại hai số để số này chia hết số kia.
Bài toán 2.15. Có 19 số tự nhiên liên tiếp. Chứng minh rằng tồn tại ít nhất
một số có tổng các chữ số chia hết 10.
Lời giải. Gọi các số đó là a1, a2, . . . , a19. Trong 10 số đầu tiên a1, a2, . . . , a10
tồn tại một số có tận cùng bằng 0. Gọi số đó là ak (k ≤ 10). Ta ký hiệu
ak = m1m2 . . .mj0.
Gọi s là tổng các chữ số của ak. Do k ≤ 10 nên còn ít nhất 9 số tiếp theo là
ak+1, ak+2, . . . , ak+9. Ta suy ra các số ak+1, ak+2, . . . , ak+9 có tổng các chữ số
lần lượt bằng s+ 1, s+ 2, . . . , s+ 9. Trong 10 số tự nhiên liên tiếp
s, s+ 1, s+ 2, . . . , s+ 9
có một số chia hết cho 10. Giả sử đó là s + `. Ta suy ra số ak+` có tổng các
chữ số chia hết 10.
7
Bài toán 2.16. Có 39 số tự nhiên liên tiếp. Chứng minh rằng tồn tại ít nhất
một số có tổng các chữ số chia hết 11.
Lời giải. Gọi các số đó là a1, a2, . . . , a39. Trong 20 số đầu tiên a1, a2, . . . , a20
tồn tại một số chia hết 20. Gọi số đó là ak (k ≤ 20). Ta ký hiệu
ak = m1m2 . . .mj0,
trong đó mj là số chẵn. Gọi s là tổng các chữ số của ak. Do k ≤ 20 nên còn
ít nhất 19 số tiếp theo là ak+1, ak+2, . . . , ak+19. Vì mj là số chẵn nên mj ≤ 8.
Ta suy ra các số ak+1, ak+2, . . . , ak+9, ak+19 có tổng các chữ số lần lượt bằng
s+ 1, s+ 2, . . . , s+ 10. Trong 11 số tự nhiên liên tiếp
s, s+ 1, s+ 2, . . . , s+ 10
có một số chia hết cho 11. Giả sử đó là s + `. Ta suy ra tồn tại số aj có tổng
các chữ số chia hết 11.
Bài toán 2.17. Cho 52 số tự nhiên bất kỳ. Chứng minh rằng tồn tại hai số
có tổng hoặc hiệu chia hết 100.
Lời giải. Mỗi số tự nhiên chia 100 co số dư từ 0 đến 99. Tuy vậy, các số dư có
thể viêt là những số sau:
0,±1,±2, . . . ,±49,±50
(các số dư 51, 52, . . . 99 có thể vết là các số dư bằng -49, -48, . . . , -1). Có 52
số dư được chia trong 51 nhóm
0,±1,±2, . . . ,±49,±50
nên tồn tại hai số có số dư trong cùng nhóm, ký hiệu là ±k, 0 ≤ k ≤ 50.
Nếu hai số dư cùng dau thì hệu hai số chia tương ứng chia hết 100, còn nếu
chúng trái dấu thì tổng hai số chia tương ứng chia hết 100. Bài toán được
chứng minh.
Nhận xét 2.5. Bạn đọc có thể thay số 52 bởi số tự nhiên bất kỳ, và chú ý tới
kết luận.
Bài toán 2.18. Chứng minh rằng tồn tại số là lũy thừa của 19 có dạng
A = · · · 000 · · ·0001; nghĩa là tồn tại n ∈ N sao cho
19n = · · · 000 · · ·0001︸ ︷︷ ︸
2013 chữ số 0
8
Lời giải. Xét dãy vô hạn số
19, 192, 193, . . . 19n . . .
Chia mỗi số cho 102014 ta được các số dư từ 0 đến 102014 − 1. Do dãy số trên
là vô hạn nên tồn tại hai số có cùng số dư khi chia cho 102014. Ta suy ra hiệu
của chúng chia hết cho 102014. Ta có
19m − 19n = 19n(19m−n − 1) = 0 (mod 102014).
Do (19n, 102014) = 102014 nên 19m−n − 1 = 0 (mod 102014). Tóm lại, ta có
19m−n − 1 = · · · 000 · · ·000︸ ︷︷ ︸
2014 chữ số 0
.
Từ đây ta suy ra điều phải chứng minh.
Nhận xét 2.6. Ta có thể thay số 19 bởi số bất kỳ nguyên tố cùng nhau với
10.
Bài toán 2.19. Chứng minh rằng tồn tại vố số số có dạng
B = 20142014 · · ·20142014
mà chúng chia hết 2013.
Lời giải. Tương tự như Bài toán 2.18 bằng cách xét vô hạn số sau
2014, 20142014, 201420142014, . . .
Nhận xét 2.7. Liệu có thể thay số 2014 bởi số bất kỳ khác? Nghiên cứu kỹ
hưn, bạn đọc sẽ tìm thấy câu trả lời thú vị.
Bài toán 2.20. Chứng minh rằng tồn tại số tự nhiên mà mỗi chữ số chỉ là
một trong hai số 0 hoặc 3 để nó chia hết 2013.
Lời giải. Xét 2014 số có sau
3, 33, 333, 3333, 33333, . . .333 · · ·333︸ ︷︷ ︸
2014 chữ số 3
.
Tồn tại hai số có cùng số dư khi chi cho 2013. Hiệu hai số này chỉ gồm các chữ
số 0 và 3 là số cần tìm.
9
Bài toán 2.21. Trên mặt phẳng cho 49 điểm. Biết rằng trong ba điểm bất
kì trong số đó luôn luôn tồn tại hai điểm cách nhau nhỏ hơn 1. Chứng minh
rằng tồn tại ít nhất 25 điểm thuộc cùng một hình tròn bán kính 1.
Lời giải. Gọi A1 là một trong số 49 điểm đã cho. Xét hình tròn ω1 tâm A1 bán
kính bằng 1. Xét hai khả năng:
1. Tất cả các điểm nằm trong ω1. Ta có điều phải chứng minh.
2. Tồn tại điểm A2 6∈ ω1. Suy ra khoảng cách A1A2 > 1. Xét hình tròn ω2
tâm A2 bán kính 1. Từ giả thiết: ba điểm bất kỳ đều tồn tại hai điểm
khoảng cách nhỏ hơn 1, ta suy ra mọi điểm đã cho thuộc một trong hai
hình tròn ω1 hoặc ω2. Vậy là, có 49 điểm thuộc một trong hai hình tròn
nên tồn tại ít nhất 25 điểm thuộc cùng một hình tròn.
Bài toán được giải quyết.
Bài toán có thể tổng quát hóa như sau.
Bài toán 2.22. Có 2n+1 điểm trên mặt phẳng(với n ≥ 3). Biết rằng ba điểm
bất kì luôn tồn tại hai điểm có khoảng cách nhỏ hơn 1. Chứng minh rằng tồn
tại n+ 1 điểm thuộc cùng một hình tròn bán kính 1.
Lời giải. Chọn một điểm A bất kỳ trong số 2n + 1 điểm đã cho. Xét đường
tròn ω1 có tâm A bán kính bằng 1. Có hai khả năng:
1. Tất cả các điểm nằm trong ω1. Ta có điều phải chứng minh.
2. Tồn tại điểm A2 6∈ ω1. Suy ra khoảng cách A1A2 > 1. Xét hình tròn ω2
tâm A2 bán kính 1. Từ giả thiết: ba điểm bất kỳ đều tồn tại hai điểm
khoảng cách nhỏ hơn 1, ta suy ra mọi điểm đã cho thuộc một trong hai
hình tròn ω1 hoặc ω2. Vậy là, có 2n + 1 điểm thuộc một trong hai hình
tròn nên tồn tại ít nhất n+ 1 điểm thuộc cùng một hình tròn.
Bài toán được giải quyết.
Bài toán 2.23. Cho 2000 số tự nhiên từ 1 đến 10.000. Chứng minh rằng tồn
tại hai số có hiệu là một số có bốn chữ số bằng nhau.
Lời giải. Chia 2000 số cho 1111 được các số dư từ 0 đến 1110. Từ 1 đến 10.000
có 9 số chia hết 111 là các số 1111, 2222, 3333, 4444, 5555, 6666, 7777, 8888,
và 9999. Dó đó, trong số 2000 số đã cho tồn tại ít nhất 2 số có cùng số dư khác
0 khi chia cho 1111. Ta suy ra hiệu của chúng chia hết 1111. Những các số từ
1 dến 10.000 chi hết 1111 khi và chỉ khi nó có bốn chữ số bằng nhau.
10
Nhận xét 2.8. Bạn đọc có thể thay dữ liệu trong bài toán để được nhiều bài
toán khác.
Bài toán 2.24. Tồn tại hay không số tự nhiên có dạng
A := 20132013 · · ·20132013︸ ︷︷ ︸
n số 2013
để A chia hết 2320?
Lời giải. Xét tập hợp vô hạn số có dạng
20132013 · · ·20132013︸ ︷︷ ︸
n số 2013,
,
ở đây n ≥ 1. Chia mỗi số cho 2320 ta được các số dư từ 0 đến 2320− 1. Ta suy
ra tồn tại hai số có cùng số dư. Giả sử
A := 20132013 · · ·20132013︸ ︷︷ ︸
m số 2013
= k (mod 2320),
B := 20132013 · · ·20132013︸ ︷︷ ︸
n số 2013
= k (mod 2320),
ở đây A > B. Khi đó A−B chia hết 2320. Hay
104n × 20132013 · · ·20132013︸ ︷︷ ︸
m−n số 2013
... 2320.
Do (2320, 10n) = 1 ta có
20132013 · · ·20132013︸ ︷︷ ︸
m−n số 2013
...2320
... 2320.
Bài toán được chứng minh.
Nhận xét 2.9. Bạn đọc có thể thay các dữ liệu trong bài toán để được nhiều
bài toán khác.
Bài toán 2.25. Có 49 học sinh trong một lớp. Hàng tuần thầy giáo chia lớp
thành 7 nhóm, mỗi nhóm 7 em để thực hành môn kỹ thuật điện. Chứng minh
rằng sau 9 tuần có ít nhất hai học sinh đã cùng ở một tổ trong hai tuần khác
nhau.
Lời giải. Giả sử ngược lại, không có hai em nào chung một tổ trong hai tuần
khác nhau. Gọi A là một học sinh bất kỳ. Sau 9 tuần em đó đã ở cùng tổ với
ít nhất 9× 6 = 54 bạn khác khác nhau. Vô lý vì sĩ số lớp là 49.
11
Bạn hãy tổng quát bài toán trên!
Bài toán 2.26. Cho 2013 số tự nhiên dương đôi một khác nhau và nhỏ hơn
4020. Chứng minh rằng có thể chọn được ba số để một số bằng tổng hai số
kia.
Lời giải. Giả sử a1 < a2 < · · · < a2013. Xét 2012 số sau đây đôi một khác
nhau:
a2 − a1, a3 − a1, a4 − a1, . . . , a2013 − a1.
Ta gọi các số này thuộc nhóm A. Cùng với 2012 số sau cũng đôi một khác
nhau a2, a3, . . . , a2013, ta gọi là nhóm B. Các số thuộc nhóm A (đôi một khác
nhau) cũng như các số thuộc nhóm B (đôi một khác nhau) là 4024 số tự nhiên
dương trong khoảng từ 1 đến 4020. Ta suy ra tồn tại số ở nhóm này bằng số
ở nhóm kia. Giả sử ak − a1 = a`. Do đó ta có ak = a1 + a`. Điều phải chứng
minh.
Bài toán 2.27. Chứng minh rằng tồn tại số n ∈ N để 17n có dạng 111 . . . 111.
Lời giải. Xét dãy vô hạn số có dạng
11, 111, 1111, 11111, . . .
Chia mỗi số cho 17 ta được số dư từ 0 đến 16. Nếu có số dư nào bằng 0 ta suy
ra điều phải chứng minh. Trái lại, tồn tại hai số dư bằng nhau. Giả sử
111 . . . 111︸ ︷︷ ︸
m số 1
= 111 . . . 111︸ ︷︷ ︸
n số 1
(mod 17).
Ta có thể giả thiết m > n. Khi đó
111 . . . 111︸ ︷︷ ︸
m số 1
− 111 . . . 111︸ ︷︷ ︸
n số 1
= 0 (mod 17).
Hay
10n111 . . . 111︸ ︷︷ ︸
m số 1
= 0 (mod 17).
Do (10n, 17) = 1 ta có
111 . . . 111︸ ︷︷ ︸
m số 1
= 0 (mod 17).
Từ đây ta suy ra điều phải chứng minh.
Nhận xét 2.10. Bạn đọc hãy thay số 17 bởi số tự nhiên khác phù hợp để có
bài toán mới.
12
Bài toán 2.28. Cho m,n là số tư nhiên thỏa mãn (m,n) = 1. Chứng minh
rằng tồn tại k ∈ N để cho
(mk − 1) ... n.
Lời giải. Xét vô hạn số có dạng
m,m2, m3, m4, . . . , mn, . . .
Chia mỗi số cho n ta được n số dư từ 0 đến n − 1. Do đó, tồn tại hai số có
cùng số dư. Giả sử
mi = mj (mod n).
Giả sử j > i. Ta suy ra
mj −mj = mi(mj−i − 1) = 0 (mod n).
Từ giả thiết (m,n) = 1 ta suy ra mj−i−1 = 0 (mod n). Ta có điều phải chứng
minh.
Bài toán 2.29. Cho 2013 điểm thuộc hình tròn bán kính 1 (đơn vị độ dài).
Chứng minh rằng tồn tại điểm S trên đường tròn để tổng khoảng cách từ nó
đến 2013 đã cho không nhỏ hơn 2013 (đơn vị độ dài).
Lời giải. Gọi M1,M2, . . . ,M2013 là 2013 điểm thuộc hình tròn. Chọn hai điểm
A và B đối tâm bất kỳ thuộc đường tròn. Với mội k = 1, 2, . . . 2013 ta có
AMk +BMk ≥ 2.
Do đó [
2013∑
k=1
AMk
]
+
[
2013∑
k=1
BMk
]
≥ 2013× 2 = 4026.
Coi vế trái như là tổng của hai số (trong ngoặc vuông) không nhỏ hơn 4026. Ta
suy ra có ít nhất một tổng không nhỏ hơn 2013. Giả sử tổng thứ nhất không
nhỏ hơn 2013. Ta suy ra điểm A thỏa mãn yêu cầu của bài toán.
Bài toán 2.30. Chứng minh rằng tồn tại số tự nhiên có dạng
A := 111 . . . 111︸ ︷︷ ︸
n số 1
để A
... 39.
Lời giải. Tương tự như lời giải cho Bài toán 2.27.
13
3 Bài tập
Bài tập 1. Một lớp 43 học sinh viết chính tả tiếng Việt. Có đúng một học
sinh mắc 9 lỗi, các em còn lại mắc lỗi ít hơn.
1. Chứng minh rằng có ít nhất 5 học sinh có số lỗi bằng nhau.
2. Biết rằng không có học sinh nào mắc 6, 7, 8 lỗi, và có không quá 6 học
sinh có cùng số lỗi. Hỏi ít nhất bao nhiêu em không mắc lỗi nào?
Bài tập 2. Chứng minh rằng tồn tại số tự nhiên có bốn chữ số cuối cùng bằng
2014 để số đó chia hết 2013.
Bài tập 3. Giả sử mỗi điểm thuộc mặt phẳng được tô bởi một trong hai màu
xanh hoặc đỏ. Chứng minh rằng tồn tại ít nhất một hình chữ nhật có bốn đỉnh
cùng màu.
Bài tập 4. Cho 2014 số tự nhiên đôi một khác nhau từ 1 đến 4026. Chứng
minh rằng tồn tại hai số có hiệu bằng 2013.
Bài tập 5. Cho 1978 tập hợp A1, A2, . . . , A1978, mỗi tập hợp có đúng 40 phần
tử. Biết rằng hai tập hợp bất kỳ chỉ có một phần tử chung. Chứng minh rằng
tồn tại một phần tử thuộc 1978 tập hợp nới trên.
Bài tập 6. Cho tập hợp A gồm 2014 số 1 hoặc -1. Chứng minh rằng có thể
chia tập A thành hai nhóm A = A1 ∪ A2 để tổng các số trong nhóm A1 bằng
tổng các số thuộc nhóm A2.
Bài tập 7. Tồn tại hay không hai số chính phương có hiệu bằng 2014?
Bài tập 8. Cho chín đường thẳng cùng có tính chất là mỗi đường thẳng chia
hình vuông thành hai tứ giác có tỉ số diện tích bằng 2/3. Chứng minh rằng có
ít nhất ba đường thẳng trong số đó cùng đi qua một điểm.
Bài tập 9. Các số tự nhiên 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 được viết theo thứ tự bất
kỳ. Thành lập dãy mới bằng mỗi số trong dãy trên cộng với số thứ tự của nó.
Chứng minh rằng trong dãy thứ hai, có ít nhất hai số chia 10 có cùng số dư.
Bài tập 10. Cho hình chóp đáy là đa giác chín cạnh. Tất cả các cạnh bên và
27 đường chéo của đa giác đáy được tô bằng một trong hai màu đỏ hoặc xanh.
Chứng minh rằng tồn tại ba đỉnh của hình chóp sao cho chúng là những đỉnh
của hình tam giác với các cạnh được tô cùng màu.
14
THOMAS ALVA EDISON
Hình 4: Tài năng là 1% trí tuệ, 99% lao động
15
File đính kèm:
- Chuyen de Direchlet.pdf