Nhận xét bảng số liệu sách giáo khoa – Địa lý 12

Nhận xét về nhiệt:

Nhiệt độ TB nước ta mọi nơi đều cao ( > 200C)

Nhiệt độ TB năm tăng dần từ Bắc vào Nam

Biên độ nhiệt năm giảm dần từ B vào N

Do : Góc nhập xạ tăng dần, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc

Nhận xét về mưa:

Lượng mưa nước ta lớn (> 1500mm)

Cân bằng ẩm mọi nơi đều dương

Huế là nơi có lượng mưa lớn nhất

Giải thích:

Các khối khí qua biển nhận ẩm nên gây mưa nhiều, vùng núi, vùng đón gío mưa rát nhiều

Huế có địa hình chắn gió ( Trường Sơn và Bạch Mã) nên mưa nhiều

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận xét bảng số liệu sách giáo khoa – Địa lý 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT BẢNG SỐ LIỆU SÁCH GIÁO KHOA– ĐỊA LÝ 12 Bài 1: Bảng số liệu về nhiệt độ, lượng mưa, cân bằng ẩm các địa phương: Địa điểm Nhiệt độ TB tháng 1 Nhiệt độ TB tháng 7 Nhiệt độ TB năm Lượng mưa Cân bằng ẩm Hà Nội 13.3 27 21.2 1676 +687 Huế 19.7 29.4 25.1 2868 +1868 TP Hồ Chí Minh 25.8 27.1 27.1 1931 +245 Nhận xét về nhiệt: Nhiệt độ TB nước ta mọi nơi đều cao ( > 200C) Nhiệt độ TB năm tăng dần từ Bắc vào Nam Biên độ nhiệt năm giảm dần từ B vào N Do : Góc nhập xạ tăng dần, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc Nhận xét về mưa: Lượng mưa nước ta lớn (> 1500mm) Cân bằng ẩm mọi nơi đều dương Huế là nơi có lượng mưa lớn nhất Giải thích: Các khối khí qua biển nhận ẩm nên gây mưa nhiều, vùng núi, vùng đón gío mưa rát nhiều Huế có địa hình chắn gió ( Trường Sơn và Bạch Mã) nên mưa nhiều Mưa nhiều , bốc hơi vừa phải nên ẩm luông dương. Bài 2: Bảng số liệu về biến động diện tích rừng DT rừng nước ta đang tăng dần, độ che phủ ngày càng phục hồi DT rừng trồng tăng khá Nguyên nhân : Có luật bảo vệ và phát triển rừng Có những quy định cụ thể về quản lý, sử dụng và phát triển từng loại rừng (phòng hộ, đặc dụng và rừng SX) Giao đất rừng cho nhân dân Bài 3: Bảng số liệu về gia tăng tự nhiên dân số ( Hình 16.1) Nửa đầu thể kỷ XX , tỷ lệ gia tăng dân số thấp ( trừ 1939-1943) do tỷ lệ sinh cao và tử cũng cao Thập kỷ 50-70 của TKXX là thời kỳ dân số nước ta có tỷ lệ gia tăng cao nhất gây nên bùng nổ dân số. Hiện nay tỷ lệ gia tăng đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao do làm tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình Do quy mô dân số nước ta lớn nên dù tỷ lệ tăng tự nhiên đã giảm, mỗi năm nước ta tăng hơn 1,1 tr người. Bài 4: Bảng số liệu về cơ cấu dân số nước ta (bảng 16.1) Dân số nước ta trẻ, đang chuyển dần sang dân số già Tỷ lệ người dưới tuổi lao động vẫn còn cao Tỷ lệ người già chưa nhiều Dân số trẻ à nguồn lao động dồi dào, được bổ sung hằng năm hơn 1 tr lao động Bài 5: Bảng mật dộ dân số (16.2) Mật độ dân số nước ta cao, phân bố ko đều Tập trung ở đồng bằng, thưa thớt ở miền núi( ĐBSH- TBắc- T Nguyên) Đồng bằng phiá bắc có mật độ cao hơn phía Nam Giải pháp : + Phân bố lại dân cư trên phạm vi cả nước trên cơ sở các chích sách chuyển cư phù hợp +Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đầu tư phát triển CN ở trung du, miền núi, phát triển CN nông thôn. Bài 6: Cơ cấu lao động theo ngành ( Bảng 17.2) Tỷ trọng KVI giảm nhưng vẫn còn cao KVII tăng chậm Tỷ trọng Khu vực SXVC giảm, dịch vụ tăng Cho thấy nguồn lao động ở nước ta chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH của nền kinh tế nhưng còn chậm Bài 7: Cơ cấu nguồn lao động theo thành phần kinh tế (Bảng 17.3 ) Tỷ trọng lao động trong KV nhà nước giảm và chiếm tỷ trọng nhỏ nhất Tỷ trọng lao động ở khu vực ngoài nhà nước tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng chậm và đóng vai trò thứ yếu Cho thấy : Nguồn lao động nước ta chuyển dịch theo hướng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, kinh tế mở. Bài 8: Nhận xét cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn( Bảng 17.4) Phần lớn lao động nước ta ở nông thôn Lao động ở thành thị tăng chậm Do : Đô thị hoá diễn ra chậm Bài 9: Nhận xét về tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm Năm 2005 Cả nước Nông thôn Thành thị Thất nghiệp 2.1 1.1 5.3 Thiếu việc làm 8.1 9.3 4.5 Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm còn cao Thất nghiệp chủ yếu tập trung ở thành thị Thiếu việc làm chủ yếu ở nông thôn Bài 10:Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị cả nước ( Bảng 18.1) Tỷ lệ dân thành thị có tăng nhưng còn chậm ( chiếm 26,9%) Tỷ lệ dân thành thị nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực Do quá trình đô thị hoá chậm Cho thấy nước ta vẫn là nước sản xuất NN Bài 11: Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân 1990-2005 (bảng 18.1) Dạng biểu đồ thích hợp ( nếu yêu cầu) : Cột số dân thành thị, đường tỷ lệ thị dân - Số dân thành thị tăng chậm Tỷ lệ dân thành thị có tăng nhưng còn chậm ( chiếm 26,9%) Tỷ lệ dân thành thị nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực Do quá trình đô thị hoá chậm Cho thấy nước ta vẫn là nước sản xuất NN Bài 12: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành ( Hình 20.1) Tỉ trọng KVI giảm, tỉ trọng KVII, tăng, KVIII tăng nhưng không ổn định Cơ cấu GDP chuyển dịch theo hướng CNH,HĐH của nền kinh tế nhưng còn chậm Bài 13: Nhận xét cơ cấu giá trị sản xuất Nông nghiệp ( Bảng 20.1) Tỉ trọng ngành trồng trọt giảm nhưng còn chiếm tỉ lệ cao Tỉ trọng ngành chăn nuôi đang tăng chậm, đang dần trở thành ngành sản xuất chính. Dịch vụ trong NN ngày càng thể hiện vai trò tuy còn nhỏ Cho thấy nền NN đang dịch chuyển theo hướng NN hàng hoá. Bài 14: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế ( Bảng 20.2) Tỉ trọng kinh tế nhà nước quản lý giảm nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo Tỉ trọng kinh tế ngoài nhà nước( tập thể, tư nhân, cá thể) có xu hướng tăng Tỉ trọng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng khá nhanh Cho thấy nền kinh tế nước ta đang chuyển theo hướng nền kinh tế hàng hoá, nhiều thành phần, kinh tế mở. Bài 15: Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất của khu vực I 2000 % 2005 % Nông nghiệp 129140.5 79.1 183342.4 71.5 Lâm nghiêp 7673.9 4.7 9496.2 3.7 Thuỷ sản 26498.9 16.2 63549.2 24.8 Tổng số: 163313.3 100.0 256387.8 100.0 Tổng giá trị KVI tăng 1,6 lần Tỉ trọng ngành NN giảm nhưng vẫn còn cao Tỉ trọng ngành thuỷ sản tăng nhanh Phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành Bài 16: Nhận xét về cơ cấu hoạt động kinh tế nông thôn : Tỉ trọng hộ Nông-lâm-thuỷ sản giảm nhưng còn cao Tỉ trọng hộ CN-XD, dịch vụ và hộ khác tăng Cho thấy cơ cấu kinh tế nông thôn nước ta ngày càng đa dạng ( đa ngành) Bài 17: Nhận xét về sự phát triển của một số loại trang trại ở ĐNB, ĐBSCL ( trang 92) Cả nước Đông Nam Bộ ĐB SôngCửu Long Tổng số 113730 14054 12.4 54425 47.9 Trang trại trồng cây hàng năm 32611 1509 4.6 24425 74.9 Trang trại trồng cây CN lâu năm 18206 8188 45.0 175 1.0 Trang trại chăn nuôi 16708 3003 18.0 1937 11.6 Trang trại nuôi trồng thuỷ sản 34202 747 2.2 25147 73.5 Trang trại các loại khác 12003 607 5.1 2741 22.8 ĐB SCL là vùng có số trang trại nhiều, chiếm tỉ lệ cao trong cả nước ( 47.9%) Trang trại trồng cây hằng năm chủ yếu ở ĐBSCL chiếm 74,9% của cả nước Trang trại trồng CCN lâu năm lại tập trung chủ yếu ở ĐNB Trang trại nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu ở ĐBSCL, chiếm73.5 của cả nước ĐBSCL cũng là vùng có nhiều trang trại khác : trồng cay ăn quả, lâm nghiệp và kinh doanh tổng hợp , chiếm 22,8% cả nước Giải thích : ĐBSCL có điều kiện nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây ăn quả, và các cây trồng ngắn ngày khác. Trong khi ĐNB thuận lợi chủ yếu là trồng CCN Cả hai vùng đều sớm phát triển nền NN hàng hoá. Bài 18: Phân tích sự phát triển sản lượng cà phê nhân và khối lượng xuất khẩu cà phê (trang 97) Sản lượng cà phê nhân tăng khá nhanh, nhất là từ thập kỷ 90 của TKXX đến nay. Từ năm 1980 đến 2005 tăng : 90 lần Cùng thời gian đó, khối lượng cà phê xuất khẩu tăng nhanh năm 2005 tăng gấp 228 lần so với năm 1980 Khối lượng cà phê xuất khẩu vuợt quá sản lượng ở những năm đầu của TKXXI Do nhu cầu của thị trường lớn phải XK lượng cà phê dự trữ Bài 19: Nhận xét mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt ( Bài tập thực hành trang 98) CCN có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, năm 2005 tăng 382% so với năm 1990; tỉ trọng trong SX ngành trồng trọt tăng từ 13,5% lên 23,7% Cây rau đậu tăng 257%; tỷ trọng trong ngành trồng trọt ổn định Cho thấy loại nào có tốc độ tăng trưởng nhanh đều tăng tỉ trọng và ổn định trong ngành trồng trọt. Trong ngành trồng trọt, sản xuất lương thực- thực phẩm ngày càng giảm tỉ trọng, cây CN lại tăng tỉ trọng cho thấy NN nước ta đang phát huy thế mạnh của nền NN nhiệt đới ( phát triển cây CN nhiệt đới) Bài 19:Tình hình sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Hồng. 1985 1995 1999 Diện tích cây lương thực (nghìn ha) - Trong đó lúa 1.185,0 1.052,0 1.209,6 1.042,1 1.189,9 1.048,2 Sản lượng lương thực (nghìn tấn) - Trong đó lúa 3.387,0 3.092,0 5.236,2 4.623,1 6.119,8 5.692,9 Hãy vẽ biểu đồ thể hiện diện tích lúa so với diện tích cây lương thực ở Đồng bằng sông Hồng qua các năm.Nhận xét về tình hình sản xuât lúa ở ĐBSH Vẽ biểu đồ cột ( 3 cột trong đó có Lúa và cây lương thực khác). Có thể vẽ 3 đường tròn , phải xử lý số liiệu Về diện tích, lúa ở ĐBSH chiếm đến trên 88% trong cây lương thực Về sản lượng , lúa ở ĐBSH chiếm đến hơn 90% trong cây lương thực - Lúa là cây lương thực chính ở ĐBSH do có điều kiện phát triển thuận lợi. Bài 20: Bảng 23.2 Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ( đơn vị : nghìn ha) Năm cây công nghiệp hàng năm cây công nghiệp lâu năm 1975 210.1 172.8 1980 371.7 256.0 1985 600.7 470.3 1990 542.0 657.3 1995 716.7 902.3 2000 778.1 1451.3 2005 861.5 1633.6 Năm cây công nghiệp hàng năm cây công nghiệp lâu năm 1975 54.9% 45.1% 1980 59.2 40.8 1985 56.1 43.9 1990 45.2 54.8 1995 44.3 55.7 2000 34.9 65.1 2005 34.5 65.5 Tổng DT trồng cây CN tăng nhanh ( 6,5 lần). Trong đóDT CCN hằng năm tăng 4,1 lần, CCN lâu năm tăng gấp 9,5 lần .Tỷ trọng DT cây CN hàng năm giảm, CCN lâu năm tăng. Cho thấy nước ta đã khai thác các tiềm năng trồng CCN lâu năm(đất ba dan, khí hậu, nguồn nước và nhu cầu thị trường để hình thành các vùng chuyen canh CCN lâu năm. Bài 21: Sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản ( Bảng 24.1) Sản lượng khai thác tăng 3,9 lần. Trong đó khai thác tăng 2,6 lần , ngành nuôi trồng tăng 9,2 lần.Trong sản lượng khai thác, ngành nuôi trồng tăng tỷ trọng từ 18,2% lên đến 42,6% Về giá trị sản xuất thuỷ sản tăng 4,8 lần. Trong đó : ngành khai thác tăng 2,9 lần, ngành nuôi trồng tăng 8,9 lần. Trong giá trị sản xuất, ngành nuôi trồng tăng tỉ trọng từ 31,7% lên 59,1% Cho thấy ngành nuôi trồng tăng nhanh cả về sản lượng khai thác và giá trị sản xuất. Bài 22: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ( bảng 29.1) Giá trị SX CN tăng 6,6 lần SXCN trong khu vực nhà nước giảm từ 49,6% xuống còn 25,1% SXCN trong khu vực ngoài nhà nước ( tư nhân, cá thể, tập thể) tăng từ 23.9% lên 31,2% SXCN trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 26,5% lên 43.7%, chiếm ưu thế Cho thấy CN nươc ta đã chuyển theo hướng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần , kinh tế mở Bảng cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 1989 - 1999 (Đơn vị: triệu Rúp - Đô la) Năm Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân xuất nhập khẩu 1989 4511,8 1946,0 2565,8 - 619,8 1990 5156,4 2404,0 2725,4 - 384,4 1992 5121,4 2580,2 2540,7 + 40,0 1995 13604,3 5448,9 8155,4 - 2706,5 1999 23162,0 11540,0 11622,0 - 82,0 1.Vẽ biểu đồ CỘT biểu hiện các giá trị tổng số, xuất khẩu, nhập khẩu vào các năm. 2. Nhận xét tình hình xuất nhập khẩu nước ta từ 1989-1999 Khối lượng hàng hóa vận chuyển của các ngành vận tải của nước ta qua các năm 1995- 2005 (Đơn vị: nghìn tấn) Năm Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển 1995 4 515,0 91 202,3 37 653,7 7 306,9 1998 4 977,6 121 716,4 50 632,4 11 793,0 2000 6 258,2 144 571,8 57 395,3 15 552,5 2003 8 385,0 225 296,7 86 012,7 27 448,6 2005 8 873,6 264 761,6 97 936,8 31 332,0 1. Vẽ biểu đồ ĐƯỜNG thể hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển của nước ta qua các năm 1995- 2005. 2. Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển của nước ta trong thời gian nói trên

File đính kèm:

  • docgiao an dia 12.doc
Giáo án liên quan