I. Mục tiêu giáo dục:
Dự kiến sau khi học xong chủ đề này trẻ có khả năng sau:
1. Về nhận thức:
Nhận biết và gọi tên bố, mẹ, ông, bà nội, ngoại và người thân trong gia đình của bé
Nhận biết và gọi tên một số công việc mà bố, mẹ, ông, bà, anh chị đang làm
Biết được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình của bé
2. Về thể chất:
Luyện tập và phát triển các nhóm cơ, giúp trẻ phát triển toàn diện, phản ứng nhanh
Thực hiện các vận động cơ bản đi, đứng, bò, tung bóng
Thực hiện các vận động nhóm cơ bàn tay, ngón tay.
3. Phát triển ngôn ngữ:
Thích nghe cô kể chuyện, đọc thơ, câu đố, câu đồng dao
Biết nghe câu hỏi: ai đây? Đang làm gì? Cái gì đây? Để làm gì?
Biết gọi tên người thân và một số đồ dùng trong gia đình
Thích xem tranh ảnh về gia đình của bé
4. Phát triển tình cảm, xã hội và thẩm mỹ
Hình thành cho trẻ tình yêu thương, biết quan tâm, gọi tên người thân trong gia đình
Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong gia đình và trong lớp học
Hình thành cảm xúc đẹp khi nghe hát, đọc thơ, kể chuyện
11 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1852 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhánh 2: bé với người thân trong gia đình kế hoạch tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÁNH 2: BÉ VỚI NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH
KẾ HOẠCH TUẦN 1
(Từ…………..đến………………………)
I. Mục tiêu giáo dục:
Dự kiến sau khi học xong chủ đề này trẻ có khả năng sau:
1. Về nhận thức:
Nhận biết và gọi tên bố, mẹ, ông, bà nội, ngoại và người thân trong gia đình của bé
Nhận biết và gọi tên một số công việc mà bố, mẹ, ông, bà, anh chị đang làm
Biết được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình của bé
2. Về thể chất:
Luyện tập và phát triển các nhóm cơ, giúp trẻ phát triển toàn diện, phản ứng nhanh
Thực hiện các vận động cơ bản đi, đứng, bò, tung bóng
Thực hiện các vận động nhóm cơ bàn tay, ngón tay.
3. Phát triển ngôn ngữ:
Thích nghe cô kể chuyện, đọc thơ, câu đố, câu đồng dao
Biết nghe câu hỏi: ai đây? Đang làm gì? Cái gì đây? Để làm gì?
Biết gọi tên người thân và một số đồ dùng trong gia đình
Thích xem tranh ảnh về gia đình của bé
4. Phát triển tình cảm, xã hội và thẩm mỹ
Hình thành cho trẻ tình yêu thương, biết quan tâm, gọi tên người thân trong gia đình
Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong gia đình và trong lớp học
Hình thành cảm xúc đẹp khi nghe hát, đọc thơ, kể chuyện
KẾ HOẠCH TUẦN 1
(Thực hiện từ……………đến………….)
Hoạt động
Thứ hai
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thể dục sang
Bé tập thể thao
Hoạt động có chủ đích
Bé tập thể thao: đi trong đường hẹp
Tung bóng
Bé giới thiệu người bé yêu quý
Nhận biết TN: người thân trong gia đình
Bé thích ca hát
DH: lời chào buổi sáng
VĐTN: đôi và một
Thơ: yêu mẹ
Dán cánh hoa
Bé dán hoa tặng mẹ
Hoạt động ngoài trời
Quan sát: cảm nhận thời tiết trong ngày
Trò chơi: trời nắng, trời mưa
Quan sát: cảm nhận thời tiết trong ngày
Trò chơi: kéo cưa lừa xẻ
Quan sát: cảm nhận thời tiết trong ngày
Trò chơi: trời nắng, trời mưa
Quan sát: cảm nhận thời tiết trong ngày
Trò chơi: trời nắng, trời mưa
Quan sát: cảm nhận thời tiết trong ngày
Trò chơi: trời nắng, trời mưa
Hoạt động góc
Góc phân vai: trò chơi nấu cơm cho em ăn và ru em ngủ
Góc hoạt động với đồ vật: xếp ngôi nhà, xâu vòng
Góc động: tung bóng, kéo xe, đi trong đường hẹp
Góc thiên nhiên: thăm mô hình nhà búp bê
Quan sát cô chăm sóc cây cảnh
Hoạt động chiều
Ôn trò chơi: trời nắng trời mưa
Ôn trò chơi: trời nắng trời mưa
Ôn trò chơi: trời nắng trời mưa
Ôn bài đôi và một
Làm quen bài tập rửa mặt
Ôn bài hát bé thích
Sinh hoạt cuối tuần
KẾ HOẠCH THỂ DỤC SÁNG VÀ HOẠT ĐỘNG GÓC
I. Thể dục sáng:
Bài: bé tập thể thao
1. Mục đích – yêu cầu:
- Phát triển nhóm cơ hệ hô hấp, nhóm cơ vận động, lưng, bụng, tập thành thạo các động tác cùng cô giáo
- Giúp trẻ phát triển toàn diện.
2. Chuẩn bị:
- lớp học thoáng mát, tâm thế trẻ vui vẻ, khỏe mạnh
- Câu hỏi: các con vừa tập bài gì? Muốn khỏe mạnh phải làm gì?
3. Tiến hành:
Khởi động, đi thoải mái theo nhạc thể dục của nhà trường sau đó xếp thành vòng tròn
Trọng động: tập bài bé tập thể thao
II. Hoạt động góc:
Góc phân vai: Trò chơi bế em, cho em ăn, ru em ngủ
Góc HĐVĐV: trò chơi với bố xếp hình, xâu vòng
Góc động: tung bóng, kéo xe ô tô, xe đẩy, đi trong đường hẹp
Góc thiên nhiên: mô hình nhà búp bê
1. Mục đích, yêu cầu:
- KT: giúp trẻ biết cách chơi với đồ chơi như xâu hạt, xếp hình
Biết thao tác với bộ đồ chơi nấu ăn, cho em ăn, ru em ngủ
- Phát triển sự khéo léo của cơ bàn tay, ngón tay thông qua hoạt động với đồ vật, góc xem tranh…
Phát triển nhóm cơ, lưng, bụng qua góc động
- Giáo dục trẻ biết chơi cùng bạn, khi chơi bảo vệ đồ chơi và khi chơi xong cất đồ chơi vào nơi quy định.
2. Chuẩn bị:
- Bộ đồ chơi đồ dùng gia đình, đồ chơi búp bê, bộ đồ chơi xếp hình
- Bóng, xâu hạt
- Tranh ảnh về gia đình của bé, mô hình nhà búp bê
- Câu hỏi:
Con đang làm gì? Con chơi cùng bạn nào?
Cái gì đây? Để làm gì? Có màu gì?
3. Tiến hành:
- Cô cùng trẻ tập trung đến mô hình nhà búp bê, trò chuyện trên mô hình
Cô hướng dẫn trẻ đến từng góc giới thiệu cách chơi qua gợi mở câu hỏi
- Cho trẻ tự vào góc chơi trẻ thích, cô quan sát và chơi cùng trẻ, thêm hoặc tìm chỗ chơi thay thế khi cần.
- Cô chú ý góc thiên nhiên:
Cô cho các cháu quan sát mẫu cây cảnh
Cô chăm sóc cây qua từng động tác: tưới cây, lau lá cây, sắp xếp xây vào từ khu nhà sao cho mô hình đẹp
Sau đó hướng dẫn trẻ tập chơi với góc này
Kết thúc: cô nhắc trẻ thu dọn đồ chơi vào nơi quy định
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai, ngày……tháng…năm 2011.
A. Trò chuyện, đón trẻ, thể dục sáng
B. Hoạt động có chủ đích
BÉ KHỎE MẠNH
NDC: thể dục VĐ:
BTPTC: bé tập thể thao
VĐCB: đi trong đường hẹp, tung bóng
I. Mục đích, yêu cầu
- KT: trẻ đi trong đường hẹp (rộng 30 – 35 cm, dài: 2m) không chạm vạch, tung bóng bằng đôi tay về phía trước
- KN: rèn luyện khả năng nghe và làm theo hướng dẫn của cô
- GD: trẻ yêu quý bạn bè, thích chơi cùng bạn
II. Chuẩn bị:
Bóng đủ cho trẻ chơi, đường hẹp, hai hàng ghế đủ cho trẻ ngồi
Mô hình nhà búp bê
Tâm thế trẻ vui vẻ, thoải mái
Câu hỏi: nhà ai? Bạn đang làm gì? Con làm gì? Bóng màu gì?
III. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ1: ổn định tổ chức, gây hứng thú qua trò chơi chim mẹ chim con
Đến thăm nhà búp bê chơi cùng búp bê
* HĐ 2: khởi động: cô và trẻ đi thoái mái, nhanh dần, chạy, xếp thành vòng tròn
* HĐ 3: Trọng động: cô giới thiệu các phần chơi
BTPTC: “phần đồng diễn”: bé tập thể thao
Cô tập kết hợp đọc lời ca, trẻ tập theo
VĐCB: “phần thi bé tài năng”
Đi trong đường hẹp, tung bóng
- Cô làm mẫu 2 lượt
Từ vạch xuất phát, đi chân bước đều trong đường hẹp, lưng thẳng, đầu thẳng, mắt nhìn thẳng
Hết đường hẹp nhặt 1 quả bóng, cầm bóng bằng 2 lòng bàn tay, hơi cúi người, dùng lực của 2 cánh tay tung bóng về phía trước.
Xong về ghế ngồi
- Trẻ làm
Cô gọi từng trẻ làm
Sau đó gọi 2 trẻ lên làm
Phân đội: mỗi đội một bạn lên làm
Khi trẻ làm cô quan sát, sửa sai bằng cách trẻ chưa làm được cô cho làm cùng trẻ biết hoặc cô làm cùng trẻ
- Kết thúc phần thi bé tài năng, bạn thấy các chú chim ai cũng giỏi vậy tất cả đều được tặng danh hiệu bé tài năng, cùng được đi du ngoạn một chuyến nào.
- Hồi tĩnh: đi nhẹ nhàng quanh phòng tập, chuyển trẻ sang hoạt động khác
Trẻ chơi cùng cô
Đi theo lệnh của cô sau xếp thành vòng tròn
Bé tập cùng cô 2 – 3 lượt
Trẻ quan sát
Từng trẻ làm
C. Hoạt động ngoài trời
- Quan sát:
+ Thời tiết trong ngày
+ Cây hoa ở lớp
- Trò chơi
+ kéo cưa lừa xẻ
+ Trời nắng trời mưa
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp trẻ được vui chơi thoải mái, phát triển toàn diện
- Biết được tên cây hoa sống đời cô trồng trên chậu cảnh để cho đẹp và giúp cho không khí trong lành
- Giáo dục trẻ chơi với bạn không ẩy bạn ngã, không bẻ cành hái hoa ở sân trường vì hoa là của chung và để cho đẹp trường
* Chuẩn bị:
- Chậu cây cảnh cây sống đời, bình tưới, khăn lau
- Trò chơi trời nắng, trời mưa
- Phấn
- Câu hỏi:
Hôm nay trời nắng hay trời mưa?
Vì sao con biết?
Đây là cây gì? Cây sốn đời cô trồng ở đâu?
* Tổ chức thực hiện
- Cô cùng trẻ đi ra sân chơi, hướng trẻ quan sát, cảm nhận thời tiết trong ngày
Quan sát cây cảnh
Hôm nay trời nắng hay trời mưa? Vì sao con biêt?
Cây gì đây? Cây cảnh cô trồng trên chậu cảnh có thân, lá, hoa vậy hàng ngày cô làm gì để chăm sóc cây? Lớn lên con giúp cô không
Khi chơi ngoài sân con không được bẻ lá, hái hoa nhé
- vận động:
Tập bài Ồ sao bé không lắc
Chơi trò chơi: kéo cưa lừa xẻ, trời nắng trời mưa
- Chơi tự do với:
Đường hẹp, đường tròn cô vẽ
Đồ chơi ngoài trời
D. Hoạt động chiều
Ôn trò chơi trời nắng trời mưa
F. Trả trẻ:
Quản trẻ theo góc chơi
Khi trẻ ra về nhắc trẻ cất đồ chơi, chào cô và các bạn.
*Nhận xét cuối ngày:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ ba , ngày……tháng……năm 2011
A. Trò chuyện, đón trẻ, thể dục sáng
B. Hoạt động có chủ đích
NDC: Thơ yêu mẹ
NDKH: Dán hoa
I. Mục đích, yêu cầu
- KT: trẻ nhớ tên bài thơ yêu mẹ, đọc theo cô cả bài thơ
- KN: luyện đọc đúng từ: yêu mẹ, sáng sớm, thổi cơm, thịt cá.
- GD: trẻ yêu quý, nghe lời cha mẹ
II. Chuẩn bị:
- Tranh, thơ “yêu mẹ”
- Giấy A4, cánh hoa màu đỏ cắt sẵn
- Câu hỏi:
Con đọc bài thơ gì?
Bài thơ nói về ai?
Mẹ sáng sớm làm gì?
Mẹ con tên gì? ở nhà mẹ con làm việc gì?
III. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ1: ổn định tổ chức, gây hứng thú
Trò chuyện về mẹ qua bức tranh
* HĐ 2: dạy trẻ đọc thơ
Cô đọc mẫu cho trẻ nghe toàn bộ bài thơ
Hỏi trẻ cô đọc bài thơ gì?
Con lắng nghe xem bài thơ nói về ai?
Cô đọc mẫu lần 2
Tiếp theo cô mời các bạn đọc cùng cô 2 – 4 lượt
Đàm thoại:
Các con đọc bài thơ gì?
Bài thơ nói về ai?
Mẹ sáng sớm làm gì?
Dạy từng nhóm trẻ đọc theo cô
Cô chú ý trẻ đọc ngọng, sửa sai cho trẻ
* HĐ 3: củng cố, giáo dục trẻ, cô giáo đọc lại 1 lượt toàn bộ bài thơ, đặt câu hỏi gợi mở, giúp trẻ nhớ lại tên bài thơ, nội dung bài thơ.
Chuẩn bị đến ngày sinh nhật mẹ, chúng ta dán nhiều hoa đẹp để tặng cho mẹ
Trẻ đến bàn dán hoa
Cô giúp trẻ dán hoa
- Kết thúc: cô nhận xét khen trẻ
- Chuyển trẻ sang hoạt động khác
Nghe cô đọc thơ
Trẻ đọc thơ cùng cô
4 – 5 trẻ đọc thơ
Trẻ trò chuyện cùng cô
Trẻ dán hoa
Trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi
C. Hoạt động ngoài trời
Quan sát: cảm nhận thời tiết trong ngày
Trò chơi: trời nắng, trời mưa
Chơi tự do với hình tròn, hình vuông
D. Hoạt động chiều
Ôn trò chơi:
- Kéo cưa lừa xẻ
- Trời nắng trời mưa
F. Trả trẻ:
Quản trẻ theo góc chơi
*Nhận xét cuối ngày:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ tư , ngày……tháng…….năm 2011.
A. Trò chuyện, đón trẻ, thể dục sáng
B. Hoạt động có chủ đích
BÉ YÊU ÂM NHẠC
DH: Lời chào buổi sáng
VĐTN: Đôi và một
I. Mục đích, yêu cầu
- KT: trẻ hát thuộc bài hát lời chào buổi sáng theo cô
Hát và vận động nhịp nhàng bài thơ đôi và một
- KN: rèn luyện khả năng ca hát cho trẻ, hát đúng câu: học nhé, chiều con lại về
- GD: trẻ yêu quý, vâng lời cha mẹ
II. Chuẩn bị:
Dụng cụ âm nhạc: sacxo, thanh gỗ’
Đĩa VD, đầu vidio, màn hình
Câu hỏi: con học bài hát gì? Sáng đi học các con chào ai?
III. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ 1: định tổ chức, gây hứng thú
Trò chuyện với trẻ về hội thi “ bé yêu âm nhạc” hội thi có 2 phần thi
* HĐ 2: dạy hát
- Phần thi ai thông minh:
Khi nghe cô hát, đoán ra tên bài hát
Cô hát mẫu lần 2: hỏi trẻ tên bài hát và nội dung bài hát
Các con đã rất thông minh, ai rất giỏi đoán ngay ra tên bài hát, khen động viên trẻ.
- Phần thi thứ 2: phần thi năng khiếu
Dạy trẻ hát: cô hát, cả lớp hát theo
Lần 1: ngồi hát
Lần 2: đứng hát
Chia đội: đội bé trai, đội bé gái
Mỗi tổ hát một lượt, đại diện 3 trẻ một hát
Mỗi nhóm hát với một phong cách khác nhau để gây hứng thú
Nhóm bạn trai, gái vỗ sắc xô, động tác gảy đàn, nhóm theo nhịp, làm động tác minh họa
Đại diện cá nhân hát
- Củng cố: cô cho 1 số trẻ nhắc lại tên bài hát, cả lớp hát lại một lượt
Khen và kết thúc phần thi năng khiếu
* HĐ 3: VĐTN: tiếp theo là phần thi đồng diễn:
Trước tiên cả lớp cùng VĐTN theo bài hát đôi và một
Chia 2 đội mỗi đội đồng diễn 2 lượt
Kết thúc: qua 3 phần thi: bé thông minh, bé năng khiếu và phần thi đồng diễn ban tổ chức thấy cả 2 đội đều rất cố gắng vì vậy 2 đội đều được điểm 10 và đạt danh hiệu bé yêu âm nhạc sau đó chuyển sang hoạt động khác
Trẻ lắng nghe và hứng thú theo
Trẻ nghe hát mẫu
Một số trẻ gọi tên bài hát
Một số trẻ nói nội dung bài hát
Từng nhóm trẻ hát cùng cô
Trẻ hát cùng cô
Trẻ VĐTN cùng cô
Trẻ vui vẻ
C. Hoạt động ngoài trời
Quan sát cảm nhận thời tiết trong ngày
Quan sát đu quay, cầu trượt
Chơi tự do với lá, hình tròn, vuông, thẳng
D. Hoạt động chiều
* Ôn trò chơi:
- Kéo cưa lừa xẻ
- Trời nắng trời mưa
* Trả trẻ:
Quản trẻ theo góc chơi
Khi trẻ về nhắc nhở trẻ chào cô, chào bạn
*Nhận xét cuối ngày
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thứ năm, ngày……tháng…….năm 2011.
A. Trò chuyện, đón trẻ, thể dục sáng
B. Hoạt động có chủ đích
BÉ VỚI NGƯỜI THÂN YÊU CỦA BÉ
NDC, NBTN: Người thân trong gia đình
NDKH: Âm nhạc
I. Mục đích, yêu cầu
- KT: trẻ gọi tên ông, bà, bố mẹ, anh chị và biết được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
- KN: rèn luyện khả năng nghe và trả lời câu hỏi
- GD: trẻ yêu quý và biết vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị…
II. Chuẩn bị:
Tranh ảnh gia đình, bố mẹ, anh chị
Mô hình nhà bạn My, có đồ dùng: bàn, ghế, bếp, nồi…sách, báo
Câu hỏi: ai đây? Đang làm gì? Bạn nào đây?
III. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ1: ổn định tổ chức, gây hứng thú cả lớp hát một bài
Trò chuyện với trẻ về bố, mẹ, ông bà
Hôm nay ai đưa con đi học?
ở nhà sáng dạy ai rửa mặt cho con?
Ai cho con ăn cơm?
* HĐ 2: Trò chuyện trên mô hình nhà bà búp bê
Chuyển trẻ, vừa đi vừa hát bài cháu yêu bà
- Trò chuyện: đây là nhà ông bà ngoại búp bê
Hôm nay, bố mẹ búp bê cho búp bê về thăm ông, bà ngoại
Ai có thể giúp búp bê giới thiệu với các bạn về bố mẹ, người thân yêu của búp bê hộ búp bê nào?
Chim mẹ xin giới thiệu với các bạn, đây là ông ngoại của búp bê, đây là bà ngoại của búp bê. Ông bà ngoại là bố mẹ của mẹ búp bê. Đây là mẹ, đây là bố của búp bê, búp bê còn có chị gái. Đố các bạn biết ai đây? Ông bà ngoại là bố mẹ của ai?
Cả lớp nghe hát bài “ông bà” của bé
- Cả lớp ngồi xuống chiếu
Hôm nay bạn My gửi đến lớp ta một bộ tranh những người thân yêu của bạn My
Một, hai, ba mở, cô mở tranh ra và trò chuyện trên tranh
Đây là ai? Đang làm gì?
Ở nhà con có ông bà không? Có ở cùng nhà con không? Ông bà thường làm gì?
Bố ở nhà làm gì?
Mẹ ở nhà làm gì?
Con có em bé không? Em bé có hay khóc không?
Anh (chị) ở nhà làm gì?
Ông có yêu ông bà, cha mẹ con không?
Cả lớp cùng hát bài: cả nhà thương nhau
- Kết thúc: cô và trẻ tạm biệt ông bà búp bê
Chuyển trẻ sang hoạt động khác
Cháu cùng hát bài “cháu yêu bà’
Trẻ trò chuyện với cô
Cả lớp hát
Trẻ nghe, quan sát và trả lời câu hỏi
Trẻ tự giới thiệu người thân của bé qua gợi ý của cô
Trẻ hát cùng cô
C. Hoạt động ngoài trời
Quan sát: cảm nhận thời tiết trong ngày
Trò chơi: trời nắng, trời mưa và kéo cưa lừa xẻ
Chơi tự do với đồ chơi cô chuẩn bị
* Mục đích yêu cầu:
- Giúp trẻ vui vẻ, thoải mái, phát triển toàn diện
- Yêu cầu: trẻ vui vẻ chơi, tập theo cô trò chơi kéo cưa lừa xẻ và trời nắng, trời mưa
- Chơi tự do với đồ chơi cô chuẩn bị: hình tròn, vuông, đường hẹp và đồ chơi ngoài trời
* Chuẩn bị:
- Trò chơi, phấn, lá cây
- Kiểm tra đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn
- Kiểm tra và chuẩn bị tâm thế cho trẻ
* Tổ chức thực hiện:
- Hướng trẻ quan sát, cảm nhận thời tiết trong ngày
Các con quan sát, cảm nhận xem trời hôm nay nắng hay mưa?
Vì sao con biết?
Trời nắng ấm, mặc áo mỏng, quần ngắn, gọn gàng, mát mẻ
- Trò chơi:
BTPTC: ồ sao bé không lắc
Trò chơi: kéo cưa lừa xẻ và trời nắng trời mưa
Cô hướng dẫn cách chơi và chơi cùng trẻ
Chơi tự do với đồ chơi cô chuẩn bị, đồ chơi ngoài trời
D. Hoạt động chiều
Ôn bài hát: đôi và một
Cho trẻ làm quen với bài hát “tập rửa mặt”
E. Trả trẻ:
Quản trẻ theo góc chơi
*Nhận xét cuối ngày
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Thứ sáu, ngày……tháng…….năm 2011.
A. Trò chuyện, đón trẻ, thể dục sáng
B. Hoạt động có chủ đích
BÉ KHÉO TAY
NDC: Bé dán hoa tặng mẹ
NDKH: Âm nhạc, nhận biết phân biệt màu đỏ
I. Mục đích, yêu cầu
- KT: trẻ biết dán cánh hoa cạnh nhau thành một bông hoa
- KN: rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, hình thành kỹ năng tạo hình ở trẻ
- GD: trẻ yêu quý, quan tâm đến ông bà, cha mẹ
II. Chuẩn bị:
- Bàn, ghế đủ cho trẻ ngồi
- Cánh hoa, giấy A4, hồ dán, giấy A4 vẽ sẵn bông hoa
- Giá treo tranh
- Câu hỏi: con đang làm gì? Để làm gì? Hoa màu gì?
Con thích bông hoa nào nhất?
III. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* HĐ 1: ổn định tổ chức, gây hứng thú
Các con ơi, hôm nay ai đưa các con đi học? sáng mẹ làm gì? Mẹ yêu quý các con nhất. các con có yêu quý mẹ của các con không?
Để thể hiện tình yêu thương của mình đối với mẹ, các con nghe lời mẹ đi học ngoan, cô giáo dạy các con cách dán hoa tặng mẹ nhé
* HĐ 2: dạy dán hoa
- cô làm mẫu: 2 lượt
Vừa làm vừa trò chuyện với trẻ về cách dán hoa: cánh hoa màu đỏ, vàng lên bông hoa cô vẽ mẫu
- Trẻ làm: cô cho trẻ làm và quan sát, giúp trẻ khi cần thiết
Gợi mở: con làm gì? Cánh hoa màu gì? Con làm thế nào có bông hoa đẹp thế này?
- Kết thúc: cô cho trẻ treo tranh lên nhận xét và khen động viên trẻ
Cho trẻ hát bài mẹ và cô: 2 lượt
Sau đó chuyển trẻ sang hoạt động khác
Trẻ ngồi vào bàn cùng trò chuyện về cô giáo
Trẻ lắng nghe
Trẻ quan sát cô làm mẫu
Quan sát mẫu
Trẻ tự làm
Cô ủng hộ khi cần
Trẻ hát
C. Hoạt động ngoài trời
Quan sát: cảm nhận thời tiết trong ngày
Trò chơi: trời nắng trời mưa
Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
D. Hoạt động chiều
Ôn bài hát bé yêu thích
Sinh hoạt chiều: nhận xét cuối tuần, khen động viên trẻ, phát phiếu bé ngoan
E. Trả trẻ:
Quản trẻ theo góc chơi nhắc trẻ chào cô, chào các bạn, tự cất đồ chơi và cất đồ của mình
Nhận xét cuối tuần
*Nhận xét cuối ngày
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Người thực hiện:
File đính kèm:
- TUAN 3 NHANH 2.doc