A/ MỤC TIU BI HỌC
Gip học sinh:
· Hiểu được khái niệm ca dao, dân ca.
· Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao có chủ đề tính chất giáo dục.
B/ CHUẨN BỊ
· HS: Sgk, vở ghi, vở soạn.
· GV: Đọc tư liệu tham khảo, giáo án.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
16 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3579 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những câu hát về tình cảm gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
Tiết dạy: 9
Ngày soạn…/…/ 2009
Ngày dạy …/…/ 2009
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
Hiểu được khái niệm ca dao, dân ca.
Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao có chủ đề tính chất giáo dục.
B/ CHUẨN BỊ
HS: Sgk, vở ghi, vở soạn.
GV: Đọc tư liệu tham khảo, giáo án.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số: 7a V … 7b V …
Kiểm tra bài cũ.
Tóm tắt văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
Cảm nhận của em về cuộc chia tay của hai anh em Thành, Thuỷ ?.
Lời vào bài:
Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao, dân ca. Những câu thuộc chủ đề này thường là lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bà, và thường dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt. Vậy, nội dung của những câu ca dao này như thế nào, nét đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện nó ra sao? Bài học hôm nay thầy giáo sẽ hướng dẫn chúng ta tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
NỘI DUNG GHI BẢNG
HƯỚNG DẪN ĐỌC
HS đọc diễn cảm bốn bài ca dao trong SGK/35.
Yêu cầu:
1 HS đọc từ chú thích và 1HS đọc ND từ chú thích => GV giảng thêm về cách hiểu ca dao, dân ca, giải thích từ khĩ.
CH? Theo em, vì sao bốn bài ca dao, dân ca khác nhau cĩ thể hợp thành một văn bản như trong SGK?
Vì cả bốn bài đều có nội dung viết về tình cảm gia đình.
CH? Trong chủ đề chung viết về tình cảm gia đình, mỗi bài có nội dung tình cảm riêng như thế nào?
(xác định nội dung của mỗi bài)
CH? Những bài ca dao trên cĩ chung hình thức diễn đạt nào?
I/ ĐỌC - HIỂU CẤU TRÚC VĂN BẢN
1. Đọc
2. Chú thích
SGK / TR 35
3. Nội dung:
Bài 2: Nỗi nhớ mẹ nơi quê nhà.
Bài 3: Nỗi nhớ và yêu kính ông bà.
Bài 1: Ơn nghĩa công lao cha mẹ.
Bài 4: Tình anh em ruột thịt.
4. Hình thức:
Thể thơ lục bát, giọng điệu tâm tình nhắn nhủ, hình ảnh quen thuộc, gần gũi.
Yêu cầu:
HS đọc nội dung bài ca dao 1.
CH? Căn cứ vào ND của bài ca dao, em hãy cho biết bài ca dao này là lời khuyên, lời ru của ai, nói với ai?
Có thể là lời của bà ru cháu, lời của mẹ ru con hoặc đó cũng chính là lời tự khuyên nhủ của chính bản thân mình.
CH? Trong bài ca dao này, công lao của cha mẹ được ví với những gì? (HS bộc lộ à GV ghi bảng)
CH? Em có nhận xét gì về hình ảnh “núi ngất trời” và nước “ngoài biển đông” trong bài ca dao này?
Đó là những hình ảnh kì vĩ nhất của tạo hoá, nó không có một giới hạn, thước đo cụ thể nào, nó được ví như biểu tượng của những gì to lớn nhất
CH? Vậy, theo em, có gì sâu sắc trong cách ví von so sánh giữa công lao của cha mẹ với những hình ảnh cụ thể như vậy?
Lấy cái cụ thể, hữu hình mà con người nhìn nhận được, tri giác được bằng mắt thường làm thước đo để so sánh với cái vô hình (công cha, nghĩa mẹ) à từ đó giúp người nghe cảm nhận được, mường tượng được công lao trời bể của cha mẹ.
CH? Em có nhận xét gì về âm điệu và ngôn ngữ trong bài ca dao này? (HS bộc lộ à GV ghi bảng)
CH? Em còn nhớ những câu ca dao nào khác nói về tình cảm ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ?
( HS trả lời à GV củng cố )
Yêu cầu:
HS đọc nội dung bài ca dao 2.
CH? Em hãy xác định nhân vật trữ tình trong bài ca dao này?
Nhân vật trữ tình có thể là cô gái, cũng có thể là một tràng trai (không xác định tuổi tác).
CH? Nhân vật ấy có tâm trạng như thế nào?
(HS bộc lộ à GV ghi bảng)
CH? Trước nỗi nhớ nhà của người con xa quê, nhân vật trữ tình đó có hành động gì?
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau” và “trông về quê mẹ”.
CH? Em hãy xác định thời gian, không gian trong bài ca dao này? T gian, không gian đó thường gợi điều gì ?
CH? Theo em, ở đây nhân vật trữ tình vì lí do gì đó phải sống xa quê?
Có thể phải đi “ở đợ cửa người”, cũng có thể là cô gái lấy chồng xa, …
è Tâm trạng đoái trông về quê hương của nhân vật trữ tình thật da diết, tâm trạng đó được thể hiện qua điệp từ “chiều chiều” (không phải là một buổi chiều cụ thể nào mà là nhiều buổi chiều khác nhau).
Yêu cầu:
HS đọc nội dung bài ca dao 3.
CH? Bài ca dao này diễn tả điều gì ?
Diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà.
CH? Những tình cảm đó được diễn tả như thế nào?
(Bằng hình thức gì?)
è Người con được hưởng thành quả của ông bà để lại từ đó thể hiện sự biết ơn, trân trọng những công lao trời biển đó. Nhìn tất cả những gì xung quanh đều thấy bóng dáng của ông bà vì thành quả đó là do ông bà vun đắp, xây dựng. Nỗi nhớ ông bà luôn thường trực trong tiềm thức của những thế hệ sau.
Yêu cầu:
HS đọc nội dung bài ca dao 4.
CH? Theo em, tình cảm gì được thể hiện trong bài ca dao này?
Tình cảm anh em thân thương, ruột thịt.
CH? Tình cảm đó được diễn tả như thế nào ?
(HS bộc lộ).
CH? Bài ca dao trên nhắc nhở chúng ta điều gì ?
(HS bộc lộ).
CH? Nêu nội dung bài ca dao này ?
CH? Qua bài ca dao em rút được gì cho bản thân?
(HS bộc lộ)
II/ ĐỌC - HIỂU NỘI DUNG VĂN BẢN
Bài 1: Ơn nghĩa công lao cha mẹ.
a. Hình ảnh:
+ “Núi ngất trời” và “nước ở ngoài biển đông” được ví với công lao của cha mẹ.
à Với những hình ảnh so sánh ấy bài ca dao không phải là lời giáo huấn về chữ “hiếu” khô khan nữa mà trở nên cụ thể, sinh động.
b. Về âm điệu :
+ Lời ru nghe gần gũi, ấm áp, thiêng liêng. Do đó âm điệu bài ca dao này là âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng.
c. Ngôn ngữ :
+ Giản dị mà sâu sắc.
à Từ đó giúp người nghe cảm nhận được, mường tượng được công lao trời bể của cha mẹ.
Bài 2: Nỗi nhớ mẹ nơi quê nhà.
a. Tâm trạng:
+ Buồn, nhớ nhà, nhớ quê hương yêu dấu.
b. Hành động:
+ “Ra đứng ngõ sau” và “trông về quê mẹ”.
à Thời gian cuối ngày (chiều), không gian quạnh vắng (ngõ sau), nhân vật trữ tình quạnh quẽ, côi cút.
Bài 3: Nỗi nhớ và yêu kính ông bà.
+ Diễn tả nỗi nhớ, sự biết ơn đối với ông bà.
+ “Ngó lên” thái độ kính trọng đối với ông bà.
+ So sánh mức độ: bao nhiêu…bấy nhiêu
Bài 4: Tình anh em ruột thịt.
a.Nội dung:
+ Khuyên anh em trong một gia đình phải biết hoà đồng, đoàn kết, thương yêu nhau.
b.Ý nghĩa :
+ Đề cao tình anh em. Nhắn nhủ anh em đoàn kết vì tình ruột thịt và mái ấm gia đình.
Yêu cầu:
HS đọc ghi nhớ Sgk / 36.
III/ ĐỌC - HIỂU Ý NGHĨA VĂN BẢN
5. Củng cố, luyện tập.
+ HS làm bài tập 1 Sgk.
Yêu cầu
+ Về nhà sưu tầm những bài ca dao có nội dung tương tự.
+ Chuẩn bị bài: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG,
ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
Tiết dạy: 10
Ngày soạn…/…/ 2009
Ngày dạy …/…/ 2009
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dân ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, con người.
Thuộc những bài ca trong văn bản và biết thêm một số bài ca cĩ chủ đề tương tự.
B/ CHUẨN BỊ
HS: Sgk, vở ghi, vở soạn.
GV: Đọc tư liệu tham khảo, giáo án. Đĩa CD về dân ca ba miền.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số: 7a V … 7b V …
Kiểm tra bài cũ.
KN về ca dao, dân ca. Đọc 4 bài ca dao đã học.
Đọc ghi nhớ sgk /38 và cho biết những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong 4 bài ca dao đó.
Lời vào bài:
Ca dao dân ca là tiếng đàn muôn điệu ngân vang từ đời này qua đời khác, âm thanh của tiếng đàn có khi bổng, khi trầm, khi vui khi buồn. Trong giờ học trước thầy giáo hướng dẫn chúng ta tìm hiểu một âm thanh thật ấm áp nói về tình cảm gia đình; Trong tiết học ngày hôm nay thầy giáo tiếp tục hướng dẫn chúng ta tìm hiểu một âm thanh trong trẻo khác, đó là những âm thanh nói về “Tình yêu quê hương đất nước, con người”.
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
NỘI DUNG GHI BẢNG
HƯỚNG DẪN ĐỌC
HS đọc diễn cảm bốn bài ca dao trong SGK/ 37, 38.
Yêu cầu:
1 HS đọc từ chú thích và 1HS đọc ND từ chú thích => Gv giải thích từ khĩ.
CH? Theo em, vì sao bốn bài ca dao, dân ca khác nhau cĩ thể hợp thành một văn bản như trong SGK?
Bốn câu hát đều tập trung phản ánh tình yêu quê hương, đất nước, con người.
CH? Từ nội dung cụ thể của từng bài, hãy cho biết:
+ Những bài nào phản ánh tình yêu quê hương, đất nước?
+ Bài nào kết hợp phản ánh tình yêu con người?
CH? Những bài ca dao trên cĩ chung hình thức diễn đạt nào?
I/ ĐỌC - HIỂU CẤU TRÚC VĂN BẢN
1. Đọc
2. Chú thích
SGK / TR 38, 39
3. Nội dung:
Bài 1; 2; 3 phản ánh tình yêu quê hương, đất nước.
Bài 4 kết hợp phản ánh tình yêu con người.
4. Hình thức:
Thể thơ lục bát biến thể.
Yêu cầu:
HS bài ca dao 1 và cho biết:
CH? Trong bài ca xuất hiện mấy nhân vật trữ tình? Đĩ là những ai?
Hai nhân vật trữ tình (Chàng trai và cơ gái)
CH? Bài ca này cĩ bố cục riêng như thế nào ?
CH? Hỏi đáp là hình thức đối đáp trong ca dao, dân ca.
+ Theo em, hình thức đối đáp đĩ cĩ và phổ biến trong ca dao khơng? (Cĩ nhưng khơng phổ biến)
+ Em biết bài ca dao, dân ca nào khác cĩ hình thức đối đáp như vậy khơng? ( HS bộc lộ)
CH? Những địa danh nào được nhắc tới trong lời đối đáp của tràng trai và cơ gái?
CH? Nội dung đối đáp của tràng trai và cơ gái tốt lên những ý nghĩa gì?
CH? Khơng phải ngẫu nhiên mà tràng trai hỏi cơ gái về các địa danh như vậy. Ẩn sau những câu hỏi đĩ là một khát vọng muốn tìm hiểu, khám phá mà cái đích của nĩ là giao duyên với đối tượng được hỏi (ở đây là cơ gái). Vậy, qua sự đối đáp của cơ gái và tràng trai ta thấy đây là những con người như thế nào?
( Chú ý sự hỏi đáp như vậy nằm trong mơ típ ca dao dân ca truyền thống , và nằm trong hồn cảnh diễn xứng cụ thể - đĩ là những buổi hát giao duyên đầu xuân)
VD: bài “Đố hoa” dân ca Phú Thọ.
II/ ĐỌC - HIỂU NỘI DUNG VĂN BẢN
Bài 1:
a. Bố cục (2 phần)
+ Phần đầu: Lời người hỏi.
+ Phần sau: Lời người đáp.
b.Nội dung đối đáp:
+ Năm cửa ơ Hà Nội, sơng Lục Đầu, sơng Thương, núi Tản Viên, Đền Sịng Thanh Hố, Lạng Sơn.
c.Ý nghĩa
Bày tỏ hiểu biết về lịch sử văn hố.
Tình cảm quê hương, đất nước thường trực trong mỗi con người.
Niềm tự hào về vẻ đẹp lịch sử, văn hố của dân tộc.
è Cả 2 cùng có chung sự hiểu biết, cùng chung tình cảm. Đó là cơ sở và cũng là cách để họ bày tỏ tình cảm với nhau một cách tế nhị, văn hố.
( Tâm đầu, ý hợp; Ngang sức ngang tài)
Yêu cầu:
HS bài ca dao 2 và cho biết:
CH? Em cịn biết những bài ca dao nào cũng bắt đầu từ 2 tiếng “ Rủ nhau” như vậy?
“Rủ nhau xuống biển mị cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi chua mặn đã từng
Non xanh nước bạc xin đừng quên nhau ”.
Hay: “Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khĩ nhọc cĩ ngày phong lưu
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Trồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa”.
CH? Trong hai bài ca dao trên thì mục đích của người bình dân rủ nhau đi đâu? Căn cứ vào đâu mà em lại xác định được như vậy?
Mục đích rủ nhau lao động sản xuất ( xuống biển mị cua, đi cấy đi cày ) => từ đĩ khẳng định tình cảm son sắc thuỷ chung đồng thời động viên nhau cùng cố gắng.
CH? Vậy trong bài ca dao này mục đích “rủ nhau đi” cĩ gì khác? Em cĩ suy nghĩ gì khi thấy xuất hiện 3 động từ “xem” ở 2 câu đầu?
Nếu ở các bài ca dao trên người bình dân “rủ nhau đi” để sản xuất ra của cải vật chất nhằm nuơi sống mình và người thân thì ở bài ca dao này giữa họ, những con người “tâm đầu ý hợp” rủ nhau đi thưởng ngoạn phong cảnh của quê hương đất nước. Qua đó ta thấy giữa những con người bình
dân họ không chỉ là những người sáng tạo ra văn hoá mà họ còn là những người biết trân trọng, ngưỡng mộ những chứng tích văn hố của cha ơng, động từ “xem” xuất hiện với tần số nhiều đã nĩi lên điều đĩ.
CH? Căn cứ vào văn bản, em hãy cho biết những chứng tích văn hoá nào của thủ đô HN được nhắc đến? Những địa danh đó gợi cho em điều gì?
Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, đài Nghiên, tháp Bút. Đó là những địa danh, cảnh trí tiêu biểu nhất của hồ Hoàn Kiếm.
CH? Trong lớp mình có bạn nào được vinh dự đến những nơi đó chưa? Em hãy kể lại tóm tắt cảnh vật nơi đó. ( HS bộc lộ cảm xúc)
CH? Em có suy nghĩ gì về câu hỏi cuối bài ca “hỏi ai gây dựng nên non nước này” ?
Câu hỏi tự nhiên, giàu âm điệu nhắn nhủ, tâm tình. Đây cũng là dòng thơ xúc động, sâu lắng nhất trực tiếp tác động vào tình cảm người đọc, người nghe.
Câu hỏi khẳng định và nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của cha ông nhiều thế hệ.
Câu hỏi nhắc nhở thế hệ con cháu phải tiếp tục giữ gìn và xây dựng non nước cho xứng đáng với truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc.
Yêu cầu:
HS bài ca dao 3 và cho biết:
CH? Nhận xét của em về cảnh trí, không gian đường vào xứ Huế?
Bài ca phác họa đường vào xứ Huế: Cảnh rất đẹp, có non xanh, nước biếc “sơn thuỷ hữu tình” màu sắc gợi vẻ đẹp nên thơ, tươi mát, sống động. Non xanh nước biếc càng đẹp hơn khi được ví với “tranh họa đồ”(có thể coi như một tiêu chuẩn để đánh giá cái đẹp thời xưa).
Dẫn chứng minh hoạ:
GV có thể hát hoặc đọc diễn cảm một đoạn bài: “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ”.
“Tôi nhìn vào ánh mắt tuổi thơ
Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ
Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển
Xanh cuộc đời, xanh cả những ước mơ.”
CH? Em hãy phân tích đại từ “Ai” và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi “Ai vô xứ Huế thì vô”?
Đại từ “Ai” có thể là số ít hoặc số nhiều, có thể nhắn người mà tác giả bài ca trực tiếp nhắn gửi hoặc hướng tới người chưa quen biết. Lời mời, lời nhắn gởi đó, một mặt thể hịên tình yêu, lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Huế, mặt khác muốn chia sẻ với mọi người về cảnh đẹp và tình yêu, lòng tự hào đó.
Bài 2:
è Gợi lên 1 Hồ Gươm, 1 Thăng Long đẹp, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Cảnh đa dạng, có hồ, cầu, chùa, đài, tháp. Tất cả tạo thành 1 không gian thiên tạo và nhân tạo thơ mộng, thiêng liêng.
Bài 3:
Cảnh sắc trên đường vào xứ Huế thật hài hoà, thơ mộng.
Con người Huế thật nhẹ nhàng, tế nhị, và luôn biết tự hào về vẻ đẹp của quê hương mình.
è Bài ca gợi ra một không gian 3 chiều (chiều rộng, chiều cao, chiều sâu) thật hoành tráng và khoáng đạt.
Yêu cầu:
HS bài ca dao 4 và cho biết:
CH? Em có nhận xét gì về bố cục bài ca dao này?
CH? Hai dịng thơ đầu của bài 4 cĩ những gì đặc biệt về từ ngữ ? Những nét đặc biệt ấy cĩ tác dụng, ý nghĩa gì ?
Dịng thơ kéo dài (12 tiếng), cùng các điệp ngữ, đảo ngữ, đối.
è Cánh đồng mênh mơng, trù phú, đầy sức sống. Gợi cảm xúc yêu quê hương, yêu đời.
CH? Tương ứng với 4 câu ca dao là hai vẻ đẹp được đề cập. Vậy theo em, đó là những vẻ đẹp nào?
(HS phát hiện à GV ghi bảng)
Chuyển ý: Nếu như ở hai câu đầu cô gái đã phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng lúa quê hương để chiêm ngưỡng sự “bát ngát mênh mông”của nó, thì hai câu cuối cô gái lại tập trung ngắm nhìn, quan sát và đặc
tả riêng một “chẹn lúa đòng đòng” và liên hệ, so sánh với bản thân mình một cách rất hồn nhiên. Em hãy nêu cảm nhận của mình về hình ảnh cô gái trong 2 câu ca dao này?
CH? Em có cảm nhận như thế nào về hình ảnh “chẹn lúa đòng đòng” và “ngọn nắng hồng” trong buổi sớm ban mai?
Chẹn lúa đòng đòng tượng trưng cho cô gái đang tuổi dậy thì căng đầy sức sống, ánh vàng của buổi ban mai, màu xanh của ruộng đồng hình như tôn thêm vẻ đẹp trẻ trung của người thiếu nữ.
CH? Có ý kiến cho rằng ở bài ca dao này dùng từ “em” thích hợp hơn cụm từ “thân em” vì đây không phải là ca dao than thân, hơn nữa hai câu đầu của bài ca dao này đã được làm theo thể thơ tự do. Nếu câu thứ 3 dùng từ “em” thì hai câu cuối sẽ trở về với thể thơ lục bát chính thức, nghiêm chỉnh, như thế hiệu quả thẩm mĩ sẽ cao hơn” (Hoàng Tiến Tựu). Em suy nghĩ như thế nào về nhận xét như vậy? ( HS thảo luận )
Bài 4:
Bố cục ( chia làm 2 phần)
+ Hai câu đầu: Khung cảnh đồng quê trong tầm mắt của nhân vật trữ tình.
+ Hai câu còn lại: Hình ảnh nhân vật trữ tình (có thể hiểu là cô gái)
Nội dung
+ Bài ca dao này có hai cái đẹp tồn tại đan xen, đó là cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng.
+ Hình ảnh so sánh “Thân em…ban mai”.
à Vẻ đẹp trẻ trung, sức sống thanh xuân của người thiếu nữ hài hoà, đồng điệu với vẻ đẹp mênh mông, trù phú của đồng quê.
à Ta cảm nhận được cô gái không hề hiu quạnh trước không gian bát ngát như vậy.
GV đọc một số câu ca dao than thân có cụm từ “thân em” ở đầu câu như vậy.
“Thân em như hạt mưa sa … … … ruộng cày”.
“Thân em như giếng nước giữa đàng … … … rửa chân”
“Thân em như miếng cau khô
Người thanh ham mỏng người thô ham dày”
“Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen”
CH? Từ nội dung bài học kết hợp với phần ghi nhớ SGK, em hãy khái quát: Đặc điểm nội dung và hình thức của “những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người”
CH? CD dân ca về tình yêu quê hương, đất nước, con người gợi lên trong em những tình cảm và mong ước gì?
III/ ĐỌC - HIỂU Ý NGHĨA VĂN BẢN
- HS về nhà tự rút ra ý nghĩa.
- HS bộc lộ.
5. Củng cố, luyện tập.
Về nhà:
- Học sinh làm phần luyện tập
- Sưu tầm 1 số bài CD có cùng chủ đề. - Chuẩn bị bài “ Từ Láy”
NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
Tiết dạy:14
Ngày soạn…/…/ 2009
Ngày dạy …/…/ 2009
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh:
Giúp học sinh nắm được những nội dung, ý nghĩa và 1 số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao thuộc chủ đề châm biếm trong bài học.
Thuộc những bài ca dao trong văn bản.
B/ CHUẨN BỊ
HS: Sgk, vở ghi, vở soạn.
GV: Đọc tư liệu tham khảo, giáo án.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra sĩ số: 7a V … 7b V …
Kiểm tra bài cũ.
Em hày nêu những điểm chung về nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao thuộc chủ đề “than thân”. Đọc những bài ca dao có nội dung than thân.
Lời vào bài:
Trong những giờ học trước, thầy giáo đã giới thiệu với chúng ta “những câu hát về tình cảm gia đình”, và “những câu hát về tình yêu quê hương đất nước”. Trong tiết học hôm nay, thầy giáo tiếp tục giới thiệu với các em bài “những câu hát châm biếm”. Vậy nội dung những câu hát châm biếm như thế nào? Nó phê phán, đả kích những thói hư tật xấu, những sự việc nào của con người trong xã hội? Chúng ta cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
NỘI DUNG GHI BẢNG
HƯỚNG DẪN ĐỌC
HS đọc với giọng đọc mỉa mai, hóm hỉnh. SGK/51.
Yêu cầu:
1 HS đọc từ chú thích và 1HS đọc ND từ chú thích => GV giải thích từ khĩ.
CH? Theo em, vì sao bốn câu hát châm biếm khác nhau cĩ thể hợp thành một văn bản như trong SGK?
( HS xác định à GV ghi bảng ).
CH? Nội dung các hiện tượng đáng cười trong những câu hát châm biếm này là ?
Lười nhác lại đòi sang trọng (bài 1)
Việc tự nhiên hoá ra bí ẩn.(bài 2)
Việc buồn hoá thành vui.(bài 3)
Có danh mà không có thực.(bài 4)
à Tương ứng với mỗi hiện tượng đó là bài ca nào?
(HS xác định)
CH? Nhận xét về hình thức, nghệ thuật được sử dụng trong những bài ca dao này?
I/ ĐỌC - HIỂU CẤU TRÚC VĂN BẢN
1. Đọc
2. Chú thích
SGK / TR 52
3. Nội dung:
+ Đều phản ánh những hiện tượng bất bình thường trong cuộc sống.
+ Đều gây cười & có ý nghĩa châm biếm.
4. Hình thức:
+ Thể thơ lục bát, sử dụng biện pháp ẩn dụ, tượng trưng và phóng đại (nói quá)…
Yêu cầu:
HS đọc nội dung bài ca dao châm biếm 1.
CH? Ở bài ca này, lí lịch chú tôi được tóm tắt qua các chi tiết nào về:
+ Thói quen
+ Tính nết
CH? Trong cuộc sống người ta thường hay ước những điều tốt đẹp để cố gắng phấn đấu. Nhưng người chú ở trong bài này ước gì? Thực chất những thứ ước đó ra sao ?
Ước mưa để khỏi phải đi làm.
Ước đêm dài để ngủ cho sướng mắt.
CH? Như thế những thứ ước của người chú đó là bình thường hay không bình thường?
Không bình thường, vì toàn ước những điều hưởng thụ trốn tránh lao động.
è Người chú không chỉ có nhiều tật xấu thể hiện qua hành động mà còn thể hiện qua suy nghĩ tư tưởng.
CH? Em có nhận xét gì về nghệ thuật được tác giả dân gian sử dụng trong bài? Tác dụng của nó ntn ?
Chuyển ý:
Để tồn tại, con vật cũng phải “tần tảo” sớm hôm (con cò lặn lội bờ ao) để kiếm ăn duy trì sự sống, thế mà hình ảnh người chú trong bài ca dao này không ý thức được điều đó, chỉ muốn hưởng thụ. Nếu cần một lời khuyên nhân vật chú tôi trong bài ca này, em sẽ nói bằng câu tục ngữ nào?
(Tay làm hàm nhai - tay quai miệng trễ; Có làm thì mới có ăn - không dưng ai dễ mang phần đến cho …)
Yêu cầu:
Em có thể kể một số câu ca dao nói về sự lười nhác của con người?
“ Aên no rồi lại nằm khoèo
Thấy giục trống chèo bế bụng đi xem”
Hoặc:
“Làm trai cho đáng lên trai
Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng”
Yêu cầu:
HS đọc nội dung bài ca dao châm biếm 2.
CH? Bài ca thứ hai là lời của ai nói với ai?
Là lời của thầy bói nói với cô gái đi xem bói.
CH? Thầy bói đã đoán số cho cô gái trên các phương diện nào?
Giàu nghèo, mẹ cha, chồng con.
CH? Theo dõi cuộc đoán số này và cho biết:
? Việc này chứng tỏ thầy bói là người ntn ?
Tinh ranh, biết được mong muốn của người đi xem bói để dễ dàng hành nghề.
? Việc này chứng tỏ cô gái là người ntn ?
Ngờ nghệch, cả tin, mê tín, không quyết định được số phận.
CH? Em có nhận xét gì về sự đoán định của thầy bói? Điều này cho thấy, thầy bói là một nghề như thế nào?
Không có câu trả lời cụ thể, nói những điều hiển nhiên … à Điều đó cho thấy nghề thầy bói là nghề lừa đảo, bịp bợm.
CH? Như thế, những ai đáng bị chê cười, chế giễu trong bài ca dao này?
Thầy bói bị chế giễu, cô gái bị chê cười.
CH? Qua đó, em hiểu nhân dân ta đã có thái độ như thế nào đối với hiện tượng bói toán? Em còn thuộc bài ca dao nào khác có chủ đề chống mê tín dị đoan?
(HS bộc lộ)
Yêu cầu:
HS đọc nội dung bài ca dao châm biếm 3.
CH? Bài thứ ba kể sự việc gì? Những nhân vật nào tham dự sự việc đó?
Đám ma cò, một bọn gồm: cò con, cà cuống, chim ri, chào mào, chim chích.
CH? Em hãy hình dung công việc cụ thể của mỗi nhân vật trong bài ca dao này? Từ những hành động đó gợi lên cảnh tượng như thế nào?
Không phải cảnh đám ma buồn thảm mà đó là cảnh của ngày hội tưng bừng.
CH? Theo em, chuyện làm ma cò ám chỉ chuyện gì về con người? Em hiểu gì về thái độ của nhân dân từ bài ca dao này?
Nói về những hủ tục trong ma chay à chế giễu hủ tục à phê phán những kẻ lợi dụng hủ tục để hưởng lợi.
Yêu cầu:
HS đọc nội dung bài ca dao châm biếm 4.
CH? Căn cứ vào chú thích 10 Sgk thì nhân vật cậu cai trong bài ca dao này thuộc thời đại nào?
Thời đại phong kiến xưa.
CH? Chân dung của cậu cai được miêu tả qua nhữ
File đính kèm:
- NV7 PHAN VHDG.doc