Những giải pháp thực hiện đạt hiệu quả các tiết thực hành ngoài trời

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học.

Trong những năm qua nhiều giáo viên thường xem nhẹ tiết thực hành ngoài trời hơn tiết lý thuyết. Ví dụ như, môn Toán có tiết: thực hành trồng cây thẳng hàng, đo góc trên mặt đất., môn Văn có tiết: hoạt động ngoại khóa, môn Sinh có tiết thực hành hô hấp nhân tạo,.) cho nên các thao tác, kỹ năng thực hành của học sinh quá yếu, đa số các em không biết cách ý thức tập thể, kỷ luật. Do đó kỹ năng nhận biết và vận dụng kiến thức của học sinh còn yếu, khả năng tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp của học sinh chưa đạt yêu cầu nên vấn đề kiểm chứng lại các nội dung lý thuyết đã học gặp nhiều khó khăn, các em khó mà vận dụng kiến thức.

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những giải pháp thực hiện đạt hiệu quả các tiết thực hành ngoài trời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những giải pháp thực hiện đạt hiệu quả các tiết thực hành NGOàI TRờI A. Đặt vấn đề: Việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Trong những năm qua nhiều giáo viên thường xem nhẹ tiết thực hành ngoài trời hơn tiết lý thuyết. Ví dụ như, môn Toán có tiết: thực hành trồng cây thẳng hàng, đo góc trên mặt đất.., môn Văn có tiết: hoạt động ngoại khóa, môn Sinh có tiết thực hành hô hấp nhân tạo,....) cho nên các thao tác, kỹ năng thực hành của học sinh quá yếu, đa số các em không biết cách ý thức tập thể, kỷ luật. Do đó kỹ năng nhận biết và vận dụng kiến thức của học sinh còn yếu, khả năng tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp của học sinh chưa đạt yêu cầu nên vấn đề kiểm chứng lại các nội dung lý thuyết đã học gặp nhiều khó khăn, các em khó mà vận dụng kiến thức. Để khắc phục những nhược điểm nêu trên qua kinh nghiệm giảng dạy một số năm qua, bản thân tôi nhận thấy rằng muốn đào tạo, giáo dục học sinh một cách toàn diện thì ngoài việc dạy học lý thuyết, người giáo viên còn chú trọng đến các tiết thực hành ngoài trời, để đảm bảo nguyên lý "Học đi đôi với hành - lý thuyết kết hợp với thực tiễn" nhằm giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng quan sát, ý thức tập thể, kỷ luật, thực hiện tốt các quy định về kỹ thuật thực hành... Từ đó hình thành cho các em có thói quen tự học, thành thạo trong các công việc... đồng thời rèn luyện cho các em đức tinh kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ trong mọi công việc để đi đến thành công trong cuộc sống. Trước thực trạng trên, bản thân tôi có những định hướng, những giải pháp để đạt hiệu quả trong các tiết thực hành ngoài trời như sau: B. Giải quyết vấn đề: I. Những giải pháp thực hiện: Nét nổi bật dễ nhận thấy của tiết thực hành theo phương pháp tích cực là hoạt động của học sinh chiếm tỷ lệ cao so với hoạt động của giáo viên về mặt thời lượng cũng như cường độ làm việc. Nhưng thực ra, để có một tiết thực hành đạt hiệu quả đòi hỏi người giáo viên cần phải đầu tư công sức và thời gian rất nhiều trong khâu chuẩn bị: soạn bài, chọn điạ điểm, bố trí phương tiện,... mà quan trọng nhất là khâu sắp xếp thời gian hợp lí. Những dự kiến của giáo viên phải tập trung chủ yếu vào các hoạt động của học sinh ( Quan sát sư vật - hiện tượng, trình tự thực hành, tranh luận về những vấn đề xảy ra khi thực hành, thu thập thông tin, báo cáo kết quả...) Trên cơ sở đó, giáo viên hình dung mình phải tổ chức các hoạt động như thế nào? Giao yêu cầu của nội dung thực hành đó cho cá nhân hay theo nhóm nên sắp xếp hoạt động nào trước sau để đảm bảo tính logic và theo tình hình thực tế của lớp học, đôi lúc có thể tận dụng khuôn viên lớp học, khuôn viên trường để học sinh hoạt động trong những lúc điều kiện khách quan không cho phép (thời tiết, khí hậu, sân bãi, phương tiện đi lại...) - Giáo viên phải suy nghĩ về những khả năng diễn biến các hoạt động đề ra cho học sinh, dự kiến những giải pháp điều chỉnh để không bị "Cháy giáo án" Cụ thể: + Khâu chuẩn bị quyết định thành công một nửa của tiết thực hành. Giáo viên khi soạn giáo án cần nghiên cứu kỹ chương trình, cần nắm mục tiêu của tiết thực hành để trong và sau tiết thực hành, học sinh sẽ nắm được cái gì, rèn luyện cho học sinh những kỹ năng nào? Học sinh sẽ vận dụng được gì vào thực tế cuộc sống hàng ngày. + Phần chuẩn bị địa điểm, nơi tham quan, dụng cụ thực hành: Giáo viên cần phải chuẩn bị những đồ dùng dạy học đã có sẵn trong danh mục thiết bị trường học, hoặc có thể tự làm thêm, hay tự sưu tầm những mẫu vật, dụng cụ có sẵn trong tự nhiên ở địa phương hoặc giáo viên có thể mua những mẫu vật đạt yêu cầu tiết dạy. Thời gian chuẩn bị có thể trước vài ngày, đôi lúc phải trước vài tuần thì mới đủ điều kiện để thực hành. Ngoài những việc chuẩn bị như trên của giáo viên, thì về phía học sinh cũng cần chuẩn bị thêm dụng cụ, tranh ảnh, mẫu vật để phong phú hơn trong tiết thực hành. Cho nên trong những tiết học trước, giáo viên cần dặn dò kỹ học sinh sưu tầm, tìm kiếm, kẻ sẵn mẫu bản, vật mẫu... chuẩn bị thêm dụng cụ có liên quan đến tiết thực hành. - Bên cạnh đó, cần đăng ký trước để bộ phận thiết bị soạn sẵn đầy đủ phục phụ cho tiết thực hành. Hoặc liên hệ trước với nơi đưa học sinh đến tham quan học tập,.. Ngoài ra giáo viên cần chuẩn bị thêm tranh vẽ, phim tư liệu,.. phụ họa cho hoạt động, để học sinh đối chiếu khi thực hành, khi đi thực tế. Đến giờ thực hành, sau khi ổn định lớp xong, giáo viên cho các tổ báo cáo sỉ số, sự chuẩn bị trong tổ hay các thành viên và giáo viên kiểm tra những vật mẫu nào đạt tiêu chuẩn, những vật mẫu nào không đạt tiêu chuẩn, vật mẫu nào lạ để tiến hành thực hành và nghiên cứu thêm. - Trong khi thực hành, giáo viên cần nêu mục tiêu của tiết thực hành hay của từng hoạt động để học sinh thực hành đúng mục tiêu không đi lệch hướng. - Giáo viên phân phát dụng cụ hay mẫu vật đến từng nhóm để các nhóm tiến hành thực hành đạt kết quả. - Đối với các nội dung thực hành khó, ngoài việc hướng dẫn yêu cầu giáo viên cần làm mẫu cho học sinh quan sát trước, sau đó các nhóm mới thực hành đảm bảo yêu cầu đề ra. - Sau khi đã nắm được các yêu cầu của tiết thực hành, giáo viên cho học sinh tiến hành thực hành theo các nội dung của SGK đề ra và giáo viên quan sát giúp đỡ các học sinh, các nhóm có kỹ năng còn yếu về thao tác để giúp các nhóm đó kịp thời gian quan sát, thí nghiệm, thực hành, học tập rút kinh nghiệm... giáo viên cần uốn nắn những sai sót và kịp thời chấn chỉnh những cá nhân không tập trung vào thực hành hay gây ồn ào trong giờ để khỏi ảnh hưởng đến các lớp học, hư hại đến các vật dụng nơi tham quan... - Giáo viên nên chú ý đến các đối tượng học sinh yếu kém vì thông thường trong tiết thực hành, các học sinh khá giỏi làm việc nhiều hơn, một số em lười học lợi dụng tình thế sẽ ngồi im lặng giống như đang chú ý nhưng thực chất lại không để tâm đến giờ học và cuối tiết lại chép theo bài của bạn, để làm bài thu hoạch hoặc một số em hỏi xem kết quả quan sát của bạn và ghi vào báo cáo của mình. Do đó trong giờ thực hành, giáo viên vừa là người đạo diễn, vừa giám sát theo dõi, uốn nắn, học sinh là người chủ đạo để tự tìm lấy những kiến thức trong tiết thực hành hay kiểm chứng lại kiến thức đã học. - Trong các tiết thực hành giáo viên cần sử dụng hệ thống câu hỏi trọng tâm để phát huy trí lực học sinh, hay các câu hỏi so sánh kết quả hoạt động thực tiễn với những kết quả đã học ở lớp, từ đó rút ra những nội dung kiến thức cho bài học kế tiếp, hay vận dụng kiến thức vào đời sống. - Đối với các bài thực hành thí nghiệm, đòi hỏi độ chính xác cao nên giáo viên cần chuẩn bị chu đáo và thực hành trước cho thành thạo và đảm bảo mức độ thành công của tiết thực hành đồng thời giáo viên cần làm mẫu để các nhóm biết cách tiến hành theo. - Đối với bài thực hành vận dụng thực tế là một trong những bài thực hành rất có lợi cho các em trong những trường hợp ứng dụng về làm phụ giúp gia đình, tăng gia sản xuất,... thì giáo viên cần phải làm mẫu trước để học sinh nắm các thao tác cụ thể thì mới tiến hành thành công được. Ví dụ: Môn Toán, trước khi dạy các tiết thực hành đo chiều cao của cây (toán 9), đo khoảng cách giữa hai điểm A và B bị ngăn cách bởi con sông (toán 7), đo góc trên mặt đất (toán 6),...giáo viên bộ môn cần báo trước qua bộ phận thiết bị để liên hệ mượn các thước đo góc, giác kế, cọc tiêu, dây dài..., rồi giáo viên sắp xếp giờ hướng dẫn trước cho các học sinh là ban cán sự lớp nắm trước các thao tác khi thực hành, để đảm bảo tiết dạy đạt kết quả tốt. - Hay đối với bài “Thực hành đào hố trồng cây thẳng hàng” của môn Toán 6, thì giáo viên phải phân nhóm hai học sinh chuẩn bị: ba cọc tiêu (là những cây cọc bằng tre hoặc gỗ dài chừng 1,5m có một đầu nhọn. (Thân cọc được sơn bằng hai màu xen kẽ nhau để dễ nhìn thấy cọc từ xa). Một dây dọi để kiểm tra xem cọc tiêu có được đóng thẳng đứng với mặt đất không. Bên cạnh đó một nhóm khác chuẩn bị cuố hoặc xẻng. Trước khi thực hành giáo viên hướng dẫn học sinh cách sử dụng cuốc xẻng đảm bảo an toàn khi đào xới đất...rồi mới cho học sinh tiến hành theo trình tự ở sách giáo khoa. * Trong phần tổng kết tiết thực hành, giáo viên cần cho một số học sinh một vài nhóm báo cáo kết quả thực hành của mình các nhóm khác bổ sung và giáo viên đính chính những sai sót của học sinh đồng thời ghi điểm thực hành cho các em hoặc có những tiết giáo viên yêu cầu các nhóm viết bản thu hoạch sau tiết thực hành kết hợp với kỹ năng thực hành mà ghi điểm thực hành cho các nhóm. - Giáo viên cần chú ý khâu vệ sinh trong suốt quá tình thực hành: Phân công cho học sinh trực thu dọn mẫu vật, dụng cụ đã thực hành để tránh vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, những dụng cụ thực hành cần rửa hoặc lau chùi sạch sẽ trước khi chuyển về phòng thiết bị, trả nơi đã mượn. - Cuối buổi thực hành, giáo viên cần dặn dò cụ thể cho học sinh như hoàn thành bản thu hoạch, vẽ hình, ôn lại kiến thức của bài, của chương và chuẩn bị bài mới. II. Kết quả thực nghiệm: Qua thời gian nghiên cứu thực nghiệm đề tài, đa số học sinh nắm được các thao tác cơ bản trong các tiết thực hành, kỹ năng quan sát, nghiên cứu thực tế, kỹ năng nhận biết phân tích so sánh, tổng hợp, ý thức tập thể, kỷ luật,.. tương đối tốt, tỷ lệ học sinh đạt loại khá chiếm 98%, tỷ lệ học sinh trung bình chiếm 2% không có học sinh yếu kém. C. Kết thúc vấn đề: Phương pháp thực hành là một trong những phương pháp giúp học sinh hoạt động một cách tích cực, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh, giúp các em tìm tòi kiến thức hay kiểm nghiệm lại các kiến thức đã học, tạo cho các em niềm hứng thú, say mê, tìm tòi kiến thức trong quá trình học tập và lao động, giúp các em yêu thích bộ môn hơn. Với phương pháp thực hành, đòi hỏi người giáo viên không ngừng học tập, nghiên cứu chương trình, tài liệu nằm nâng cao tay nghề, đòi hỏi người giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy thì mới xây dựng thiết kế tiết thực hành đảm bảo phát huy trí lực và những kỹ năng của học sinh, tránh tình trạng tiết thực hành biến thành tiết dạy theo kiểu lý thuyết nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. D. Bài học kinh nghiệm: - Khâu tổ chức học sinh tiến hành thực hành, giáo viên cần quản lý chặt chẽ để tránh ồn ào gây ảnh hưởng đến các phòng học, hay ảnh hưởng đến nơi đến tham quan nghiên cứu học tập. - Dụng cụ thực hành, mẫu vật cần chuẩn bị tương đối chuẩn, chính xác. - Giáo viên hướng dẫn cụ thể các bước thực hành và làm mẫu trước khi học sinh tiến hành thực hành. Thới An, ngày 02 tháng 03 năm 2011 Người viết Võ Thị Ngọc Trang

File đính kèm:

  • docSKKN hoa.doc
Giáo án liên quan