Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968, nhằm chi viện cho chiến trường, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân đã tổ chức một số chuyến bay tiếp tế lương thực, vũ khí vào Trị Thiên - Huế.
Từ bức thư của một cựu chiến binh
Thực hiện nhiệm vụ này đối với các tổ bay quả là rất nguy hiểm, phải bay trong vùng kiểm soát của địch ở độ cao thấp để tránh rađa phát hiện nên rất dễ xảy ra tai nạn như va vào núi hay gặp phải hỏa lực phòng không, nhưng anh em các tổ bay vẫn quyết tâm thực hiện nhiệm vụ, họ coi những chuyến bay đó như những chuyến bay cảm tử. Và cuối cùng thì 4 chuyến
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những phi công cảm tử trong chiến dịch Mậu Thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những phi công cảm tử trong chiến dịch Mậu Thân
Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968, nhằm chi viện cho chiến trường, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân đã tổ chức một số chuyến bay tiếp tế lương thực, vũ khí vào Trị Thiên - Huế.
Từ bức thư của một cựu chiến binh
Thực hiện nhiệm vụ này đối với các tổ bay quả là rất nguy hiểm, phải bay trong vùng kiểm soát của địch ở độ cao thấp để tránh rađa phát hiện nên rất dễ xảy ra tai nạn như va vào núi hay gặp phải hỏa lực phòng không, nhưng anh em các tổ bay vẫn quyết tâm thực hiện nhiệm vụ, họ coi những chuyến bay đó như những chuyến bay cảm tử. Và cuối cùng thì 4 chuyến bay cùng 32 chiến sĩ đã ra đi mà không trở về... Nhưng trong lòng người thân và đồng đội họ vẫn sống.
Một ngày đầu tháng 6/2005, Quân chủng Phòng không - Không quân nhận được một bức thư gửi đồng chí Tư lệnh. Bức thư của ông Lại Văn Vượng ở 91 - Mê Linh, quận Lê Chân (TP Hải Phòng). Ông Vượng nguyên là chiến sĩ Sư đoàn 324 - đã có thời gian dài tham gia chiến đấu ở tây Thừa Thiên - Huế. Ông Vượng cho biết, trong chuyến về thăm lại chiến trường xưa hồi tháng 5/2005 ở vùng A Lưới (một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên - Huế sát biên giới Việt - Lào) ông đã tình cờ biết được câu chuyện về một chiếc máy bay rất có khả năng là của ta bị rơi trên khu rừng gần xã Hồng Thượng. Theo bà con dân tộc Pa Kô kể lại thì thời điểm máy bay rơi khoảng năm 1965-1966 gì đó, thi thể tổ bay thu lượm được đã được một số đồng bào dân tộc chôn cất trên khu rừng đó.
Ông Vượng cũng cho biết, hiện nay tại nhà của ông Nguyễn Xuân Toàn ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới còn giữ được một số hiện vật của chiếc máy bay nói trên. Riêng mấy ngôi mộ thì mấy chục năm qua vẫn yên vị ở chỗ cũ giữa khu rừng hoang lạnh, chẳng thấy ai đến thăm hỏi, cũng không đoàn quy tập nào đến tìm và bốc đi.
Ông Vượng còn cẩn thận chụp một số ảnh bằng chiếc máy tự động của mình, khi trở về ông đã làm ảnh và gửi 5 bức ảnh kèm theo lá thư để thêm căn cứ, trong đó có bức ảnh ông Toàn đứng bên mảnh cánh máy bay tại nhà. Ông Vượng cho rằng, rất có thể đây là máy bay của ta bị gặp nạn trong chiến tranh mà chưa ai biết.
Tổ bay của phi công Phạm Kế trước lúc lên đường làm nhiệm vụ
Ông viết bức thư trên với hy vọng những thông tin ấy sẽ giúp cho Quân chủng Phòng không - Không quân xác minh và nếu đúng thì có thể sẽ tìm ra được tên tuổi tổ bay và đưa các anh về quê hương.
Năm 1968, sau khi sự việc 4 tổ bay không trở về, Quân chủng Phòng không - Không quân đã gửi công văn đi khắp các đơn vị, tỉnh, thành đề nghị phối hợp tìm kiếm và thông báo giúp, mong tìm ra tung tích những chiếc máy bay mất tích nhưng sự việc vẫn rơi vào im lặng, không có hồi âm.
Việc phi công chiến đấu gặp nạn trong chiến tranh không tìm thấy thi thể vẫn thường xảy ra, nhưng trong sự việc này thì quá đặc biệt, trong vòng 5 ngày cả 4 chiếc máy bay mất tích gồm 32 con người và gần chục tấn hàng mà không để lại một dấu vết gì thì quả là hy hữu. Các đồng chí tham gia các tổ bay đã được công nhận là liệt sĩ nhưng chẳng hề biết đích xác hy sinh ở đâu, một mẩu xương để cho người thân, đồng đội an lòng cũng là vô vọng. Gần 40 năm nay, người thân của các liệt sĩ vẫn sống trong niềm khắc khoải.
Sau khi nhận được bức thư trên, Quân chủng Phòng không - Không quân đã tổ chức kiểm tra hồ sơ lưu, lần lại lịch sử và nhận định, nếu đúng như thông tin cung cấp thì rất có khả năng đó chính là 1 trong 4 tổ bay IL-14 mất tích vào tháng 2/1968.
Ngay sau đó, Quân chủng Phòng không - Không quân đã thông báo và phối hợp cùng Đoàn bay 919 - là đơn vị chủ quản của tổ bay mất tích năm 1968, nay thuộc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam để đi vào A Lưới xác minh sự việc. Sau hai lần đi lại, tìm đến địa điểm máy bay rơi và khu rừng anh em đã được chôn cất cũng như làm việc với cơ quan chức năng địa phương, ngày 11/7/2005, đoàn công tác đặc biệt của Quân chủng Phòng không - Không quân và Đoàn bay 919 đã lên đường vào Thừa Thiên - Huế để tiến hành tìm kiếm một số hiện vật và đưa hài cốt các liệt sĩ về an táng. Đoàn công tác gồm có ông Lê Xuân Đức - nguyên là một phi công cảm tử ngày ấy đã may mắn trở về; anh Lương Hữu Thuận, nguyên là kỹ thuật viên của loại máy bay IL-14, 2 cán bộ chính sách của Đoàn 919; anh Hùng - trợ lý chính sách của Quân chủng Phòng không - Không quân và tôi.
* * *
Huyện đội A Lưới nằm ngay ven đường Hồ Chí Minh mới. Nhờ sự giúp đỡ của Bộ chỉ huy quân sự huyện, chúng tôi tiếp tục xuống xã Hồng Thượng và xã Phú Vinh nhờ giúp đỡ. Tại địa bàn, những người dân trực tiếp tham gia mai táng tổ bay năm 1968 hầu hết đều đã mất. Theo chỉ dẫn trong bức thư của ông Lại Văn Vượng gửi đến Quân chủng Phòng không - Không quân, chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Xuân Toàn. Rất may, từ đây đã tìm ra manh mối.
Đó là một gia đình dân tộc Pa Kô, dù có tham gia công tác xã thời gian dài nhưng giọng nói của ông và những người trong gia đình vẫn là thổ ngữ, ngọng nghịu rất khó khăn cho chúng tôi trong việc tiếp cận và tìm hiểu sự việc. Theo Toàn nói: “Lúc đó khoảng 7 giờ tối, tôi thấy một chiếc máy bay bay từ hướng thành phố Huế lên, một lúc sau một tiếng nổ rất lớn vang lên trong cánh rừng, sau đó những mảnh xác máy bay bắn tung tóe văng ra tận nơi gia đình tôi ở”.
Nhà ông Toàn khi đó sơ tán vào rừng, ở ngay gần nơi xảy ra sự việc. Sau đó, ông cùng với một số người trong làng đã tìm đến hiện trường thấy mảnh xác máy bay văng mỗi nơi một ít, một số vũ khí như súng K54, AK và nhiều nhất là lựu đạn còn nguyên cả hòm. Sáng hôm sau, mọi người bảo nhau tìm kiếm thì thấy một số bộ phận cơ thể phi công rơi rải rác chẳng biết mấy người, ruột gan và tóc mắc cả trên cây rừng, ông Toàn phải trèo lên gỡ xuống. Ông còn nhớ một mảng tóc có màu hung và hơi dài.
Sau đó, ông Toàn cùng với một người tên là Bo Hiêng và một số người khác đã tổ chức mai táng những gì tìm thấy. Trên mảnh cánh dài gần 3 mét, rộng gần 1 mét tại gia đình ông Toàn, anh Lương Hữu Thuận tìm được tất cả 13 vết đạn. Mảnh cánh này đã được ông Toàn lấy về, những năm trước nó được dùng làm giường ngủ. Sau này nó được dùng làm bàn, đứng trên 4 chiếc chân gỗ kê bên gốc cây gần bếp, gia đình ông vẫn dùng để... băm rau lợn. Trong nhà cũng còn một số hiện vật nữa của máy bay như tủ thuốc quân y trang bị trên máy bay vẫn còn màu đỏ của chữ thập sơn trên nắp hộp, một chiếc thùng đựng bình ắcquy được gia đình ông sử dụng đựng quần áo nhưng đã cho cô con gái làm “của hồi môn” khi đi lấy chồng ở xã bên...
Tuy nhiên, chỉ căn cứ vào các hiện vật thì việc xác định đây là tổ bay nào trong 4 tổ bay cảm tử không trở về là rất khó, bởi các nhân chứng không nhớ ngày, tháng diễn ra sự việc. Ông Lê Xuân Đức, trưởng đoàn tìm kiếm cho rằng, căn cứ vào lời kể và một số hiện vật tìm được thì rất có thể đây là chiếc máy bay IL-14, mang số hiệu 506 do phi công Phạm Kế lái chính, xuất kích lúc 17 giờ ngày 7/2/1968 bởi trong tổ bay này có anh Nguyễn Văn Tê đầu bị hói nên anh thường để tóc dài rồi vuốt lên che phần hói đi nên khá khớp với lời kể của ông Toàn rằng có một mảng đầu tóc dài màu hung, còn việc màu tóc thì thực tế cho thấy trong những vụ tai nạn máy bay, tóc phi công và tổ lái bị đổi màu là chuyện thường, có vụ phi công tóc đen nhánh nhưng khi thu hồi thi hài, nhiều mảng đã trở nên bạc trắng. Tuy nhiên đó cũng chỉ là dự đoán. Kết thúc buổi tiếp xúc với gia đình ông Toàn, chúng tôi đặt vấn đề nhờ ông Toàn cùng một số thanh niên địa phương ngày hôm sau đưa vào nơi máy bay rơi.
Sáng hôm sau, chúng tôi có mặt tại điểm tập kết trên đường Hồ Chí Minh thuộc xã Phú Vinh. Những thanh niên địa phương cũng có mặt. Lên đường. Chúng tôi lội qua rất nhiều con suối, len lách trong cây rừng, dù đã cẩn thận bôi thuốc chống côn trùng nhưng đi một đoạn, tôi vén chân lên thì đã thấy một vài chú vắt đang bám riết lấy bắp chân hút máu.
Các thanh niên địa phương đi trước, chặt cây rừng mở đường, họ có mang theo các dụng cụ để tìm kiếm hài cốt. Hai tiếng cuốc bộ đường rừng, khi bàn chân tôi gần như không muốn bước nữa thì cũng là lúc đến nơi. Địa điểm máy bay rơi là một sườn núi cao, độ dốc lớn nên các bộ phận của máy bay cũng phân tán rất rộng: dưới khe suối là nơi “dừng chân” của phần động cơ, đạn cối; rải rác từ trên đỉnh xuống khe suối là các mảnh dù để thả hàng nay vẫn chưa bị phân hủy; bên những hốc đá và trên một số chạc cây rừng, vẫn còn mắc những mảnh dù thả hàng; rải rác đây đó là những mảnh nhựa có chữ tiếng Nga, một quả lựu đạn chày còn sót lại.
Chiếc lốp máy bay thì đồng bào dân tộc đã cắt về làm dép cao su hết, chỉ còn một ít cao su sát vành sắt lủng liểng. Qua những gì còn lại tại hiện trường, ông Đức khẳng định đây chính là tổ bay của phi công Phạm Kế, vì xung quanh khu vực máy bay rơi còn nhiều mảng dù lớn để thả hàng nằm rải rác nay vẫn chưa bị phân hủy (tổ của anh Kế có nhiệm vụ thả dù hàng hóa, vũ khí nên cần rất nhiều dù). Sâu dưới lòng khe suối là hai chiếc “huyệt” còn mới do những người tìm phế liệu đào lấy động cơ để bán còn để lại miệng hố rộng hoác.
Nguyễn Văn Hải, một thanh niên dân tộc PaKô thuộc xã Phú Vinh là người được chúng tôi nhờ tham gia đoàn tìm kiếm kể, tháng trước chính anh đã đào chiếc tuốcbin này cùng với mấy chục quả đạn, tất cả được hơn 2 tạ đi bán cho hàng đồng nát được hơn 200 ngàn đồng. Bà con dân tộc địa phương thì nhặt nhạnh, đào bới những phần có thể lấy đi được; còn lại những mảng lớn, gần đây một số người dân ở nơi khác đem cưa nhỏ mang đi, đến nay thì những bộ phận lớn của máy bay bằng sắt thép đã bị “thanh toán” sạch.
Nhìn trước ngó sau một hồi, định vị lại địa hình theo trí nhớ, ông Nguyễn Xuân Toàn đã dẫn đoàn công tác đến vị trí mai táng. Chỉ một bãi đất trống, không có cây cổ thụ mà chỉ có những cây dại lúp xúp, ông gật đầu ra hiệu. Hai cán bộ của Đoàn 919 lụi cụi phát cây, tạo ra một khoảng trống, trải ra mảnh nilon màu xanh. Một chiếc thùng các-tông được úp ngược và trải giấy lên làm bàn, hoa quả, đồ lễ được bày ra.
Ông Lê Xuân Đức thắp hương và quỳ lạy: “Kính thưa linh hồn các anh trong tổ bay cảm tử xuân Mậu Thân, tôi là Lê Xuân Đức, là đồng đội của các anh đây. 40 năm qua, chúng tôi và đơn vị đã tìm kiếm các anh mà vẫn bặt vô âm tín, nay nhờ bà con chỉ giúp mới tìm được đến đây, mong các anh xá tội. Các anh sống khôn chết thiêng, cho chúng tôi gặp mặt, để đưa các anh trở về với gia đình, với đồng đội và quê hương...”. Sau khi làm các thủ tục về tâm linh, đoàn tiến hành đào, khoảng 20 phút sau thì tìm được một bọc nilon gói tròn nằm sâu cách mặt đất khoảng 70 cm.
Ông Toàn xác nhận đây chính là bọc mà ông cùng với những người dân chôn cất khi xưa. Tuy nhiên, khi mở bọc ra thì chỉ còn lại một số mảnh dù và đất đen, còn lại mọi thứ đã tiêu tan hết. Dưới những nhát cuốc khi thì hiện ra một chiếc tai nghe của phi công, khi thì một mảnh nhỏ bộ phận nào đó của máy bay có những hàng chữ tiếng Nga, khi thì một hộp dầu gió... Mười lăm phút sau đó, dưới nhát cuốc của một thanh niên, lại lộ ra một bọc nữa. Mọi người hồi hộp xúm lại, đất được bới nhẹ nhàng xung quanh, bọc nilon dần lộ ra. Ông Đức tay run run đỡ chiếc bọc màu xanh đưa lên mặt đất.
Chiếc bọc được thận trọng cắt dây buộc và nilon đã đông cứng, từng lớp, từng lớp được mở ra. Tất cả bao trùm một sự yên lặng. Tôi cảm giác từng chiếc lá cây rừng Trường Sơn cũng bất động. Không một làn gió, chỉ có tiếng sột soạt của nilon được gỡ tiếp. Mọi người trong Đoàn gần như chết lặng khi bất ngờ hiện ra hai dải xương dài chừng gang tay khi mà mọi thứ đã gần như không còn hy vọng. Đó là hai đoạn xương cánh tay.
Đoàn tìm kiếm cùng với thanh niên địa phương tiếp tục đào bới, nhưng không mang lại kết quả gì, ông Toàn cũng khẳng định đã hết. Như vậy là hài cốt toàn bộ tổ bay 8 người gom lại chỉ được bấy nhiêu. Hai dải xương cùng tất cả các hiện vật tìm thấy được chia làm 8 phần, cả những mảnh nilon và dù bay... 8 phần hài cốt tượng trưng được bọc vải đỏ, xếp thành hàng ngang. Ông Đức thắp một bó hương to cắm lên khói hương nghi ngút, những dải khói xanh uốn lượn len lách giữa màu xanh cây lá.
Cả đoàn công tác cùng đứng nghiêm cúi đầu mặc niệm. Ông Đức khấn cảm tạ các liệt sĩ. Đúng lúc đó, nắm hương cắm trước 8 phần thi hài bỗng bùng cháy... Trời Trường Sơn bừng nắng, những giọt nắng lọt qua tán cây chiếu trên 8 bọc vải đỏ ngay ngắn trước khói hương.
Khi trở về A Lưới, theo chỉ dẫn của Hải, chúng tôi tìm đến một điểm thu mua phế liệu nằm trên địa bàn trị trấn, quả nhiên đã thấy một số bộ phận của máy bay. Ông Lê Xuân Đức nhận ra một phần động cơ và bộ điều tốc của máy bay IL-14 nằm lẫn trong đám sắt vụn đủ chủng loại. Chủ hàng cho biết đã mua những hiện vật trên với giá 700 đồng 1 kg, nếu cần mua lại thì... giá 3.000/kg. Ông Đức đang đứng từ từ ngồi xuống, tần ngần mân mê những lá tuốcbin của động cơ. Tôi nhìn đống phế liệu là những bộ phận chiếc IL-14 của tổ bay cảm tử, nhìn ông Đức, cảm thấy xúc động dâng trào.
Tối hôm đó, các ông đã đốt một đống lửa to, mãi không thấy máy bay đến nên lại dập đi, rồi lại đốt, rồi lại dập, tất cả đến 3 lần mà chẳng thấy máy bay đâu, đến 11 giờ đêm thì mọi người nản quá không đốt nữa.
Trong ký ức đồng đội và người thân
Chúng tôi đã tìm gặp một số cựu chiến binh không quân của các tổ bay IL-14 tham gia chiến đấu trong chiến dịch Mậu Thân. Ông Lê Ngọc Chuyền, nguyên là cơ giới trên không của tổ bay xuất kích lúc 16 giờ 50 phút, ngày 7/2/1968 (trước tổ của phi công Phạm Kế 10 phút) cho biết: Ngày 7/2 có tất cả 6 chiếc IL-14 xuất kích, trong đó 3 chiếc mang vũ khí có nhiệm vụ hạ đồn Mang Cá ở Huế, còn 3 chiếc mang hàng tiếp tế cho chiến trường.
Tổ của ông Chuyền nằm trong nhóm đi hạ đồn Mang Cá do phi công Hoàng Liên lái chính. Theo kế hoạch, những chiếc IL-14 bay dọc biên giới Việt Lào, đến sông Sê-pôn thì thọc xuống biển rồi vòng vào Huế hạ thấp độ cao. Vì thời tiết xấu, nhóm đánh đồn Mang Cá không tìm thấy mục tiêu, 2 trong 3 chiếc đã bay trở ra cửa biển Cửa Việt (Quảng Trị) và bắn chìm 1 tàu chiến của địch, bắn 2 tàu khác bị thương rồi về sân bay Gia Lâm hạ cánh an toàn; còn chiếc của ông Chuyền trên đường quay về thì bị bắn thủng thùng xăng, phải hạ cánh bắt buộc xuống sân bay Sao Vàng (Thanh Hóa).
Ông Nguyễn Bình Sen, nguyên là cơ giới trên không và ông Nguyễn Văn Sửu, nguyên là lái phụ của một trong nhóm 3 chiếc có nhiệm vụ thả hàng (cùng tổ của phi công Phạm Kế) thì nhớ lại: Tổ của các ông do phi công Võ Minh Chung lái chính, khi vào Quảng Trị, đến địa điểm giao ước đã nhận thấy 3 đống lửa ám hiệu của quân ta và tiến hành thả hàng và vũ khí.
Thả xong, tổ bay của các ông còn liên lạc với tổ của phi công Phạm Kế một lần, khi tổ của Phạm Kế phát mật khẩu “bán hàng chưa” ông đã trả lời “bán rồi”. Sau đó chỉ có tổ của các ông trở về sân bay Gia Lâm, lần liên lạc là lần cuối cùng giữa ông và những người đồng đội trong tổ bay.
Sáng hôm sau các ông biết tin Đoàn 559 điện ra thông báo đã nhận được hàng do chiếc máy bay của ông thả, còn 2 chiếc cùng nhóm được biết một chiếc về đến Đô Lương (Nghệ An) thì bị Hạm đội 7 của Mỹ bắn và rơi trên đất Lào, còn một chiếc không thấy trở về và cũng không có tin tức gì. Những ngày sau đó các tổ bay IL-14 tiếp tục cất cánh vào Trị Thiên - Huế. Kết thúc chiến dịch Mậu Thân, tất cả có 4 chiếc IL-14 không trở về và cũng không có tin tức gì cho đến nay.
Tại lễ truy điệu các liệt sĩ được tổ chức tại Đoàn bay 919, ông Phạm Đình Đạt, nguyên là diễn viên múa Đoàn văn công Quân khu Trị Thiên - Huế, nay sống tại phường Nhân Chính (Hà Nội) cho chúng tôi biết, trong một đợt đi biểu diễn phục vụ mặt trận phía bắc Huế trong chiến dịch Mậu Thân, chính ông và 2 người nữa cũng được giao nhiệm vụ đốt lửa làm hiệu để máy bay thả hàng.
Tối hôm đó, các ông đã đốt một đống lửa to, mãi không thấy máy bay đến nên lại dập đi, rồi lại đốt, rồi lại dập, tất cả đến 3 lần mà chẳng thấy máy bay đâu, đến 11 giờ đêm thì mọi người nản quá không đốt nữa.
Ông Nguyễn Văn Sửu hiện ở ngõ 117, đường Nguyễn Sơn là người khá thân với phi công Phạm Kế, lái chính của tổ bay vừa được tìm thấy tại A Lưới. Ông kể: "Tôi và anh Phạm Kế cùng học ở Trường văn hóa Lạng Sơn về đơn vị cách nhau vài tháng. Ngày đó, chúng tôi được cán bộ Bộ Tổng tham mưu trực tiếp xuống giao nhiệm vụ. Sáu tổ bay được thành lập và tổ chức huấn luyện. Chúng tôi sơ tán về thôn Quán Khê, xã Dương Quang, cách sân bay Gia Lâm hơn 10km. Ở đó chúng tôi được học chính trị, học sơ đồ đường bay, tính toán trên bản đồ... Sau đó là tập bay đêm, một số đồng đội đã được bố trí đốt lửa làm địa tiêu để phi công bay tập nhận biết, tập thả hàng. Địa bàn huấn luyện và đốt lửa chủ yếu ở vùng tây bắc. Sau này chúng tôi mới biết tập để vào Trị Thiên thả hàng sẽ hiệp đồng đốt lửa như vậy.
Đến tháng 2/1968 thì Tư lệnh Phùng Thế Tài cho gọi chúng tôi về sân bay Gia Lâm. Từng tổ được giao nhiệm vụ riêng. Chúng tôi hiểu rằng đây là nhiệm vụ hết sức đặc biệt và quan trọng. Các máy bay tham gia phải xóa hết Quốc kỳ, số hiệu; tổ bay phải bỏ lại mọi thứ tư trang hành lý, nhất là các giấy tờ tùy thân, mỗi người được phát một bộ quần áo Quân giải phóng để mặc. Các việc làm trên nhằm mục đích dù thế nào cũng không để lộ là quân từ Bắc vào. Trước khi xuất kích, các tổ bay đều được chụp ảnh kỷ niệm.
Mọi người đều xác định tốt nhiệm vụ nên coi những chuyến đi ấy rất nhẹ nhàng. Trong đơn vị ai cũng xác định tư tưởng là vậy nhưng khi các tổ bay không trở về cả đơn vị buồn bã, mọi người nhìn nhau không nói được câu nào, cả nhà ăn vắng hoe. Chị nuôi quân nấu một nồi quân dụng cháo gà to ngồi chờ mãi nhưng chẳng ai trở về, chẳng ai đến ăn...". Ngày ấy ông Sửu cùng với phi công Phạm Kế ở cùng một phòng trong nhà trọ của ông Bảy ở thôn Quán Khê. Anh Kế là người hiền lành, trầm tính nhưng hay đùa, dí dỏm. Khi đó, anh đã có vợ và con.
Chúng tôi đến thăm gia đình của liệt sĩ phi công Phạm Kế. Hiện nay vợ và 3 người con của ông vẫn sống ở Gia Lâm, cách Đoàn bay 919 không xa. Bà Hạnh, vợ của liệt sĩ, năm nay đã ở tuổi 70, dáng người khắc khổ lam lũ, đôi mắt đục mờ, nghẹn ngào kể: “Tôi và ông ấy tuy có với nhau 3 mặt con nhưng sống bên nhau chả được mấy ngày, vợ chồng còn chưa thuộc hết tính nết của nhau thì ông ấy đã hy sinh”.
Quê ông bà ở xã Trung Lương, Đức Thọ (Hà Tĩnh). Ông sinh năm 1934, là con cả trong gia đình nông dân. Năm 1953, ông tình nguyện đi bộ đội, đơn vị đóng bên cầu Hiền Lương (Quảng Trị). Đến năm 1956 thì ông nghỉ phép về cưới bà, cưới nhau được 4 ngày thì ông trở lại đơn vị, khi ấy bà mới 20 tuổi. Sau đó ông chuyển ra một đơn vị pháo binh đóng quân ở Nghệ An, điều kiện gặp mặt giữa hai vợ chồng càng thưa thớt hơn.
Năm 1957, ông được quân đội cho đi học văn hóa ở Lạng Sơn, rồi học lái máy bay và về công tác tại Đoàn bay 919. Năm 1962, bà lại ra Hà Nội ở nhờ nhà người anh trai để được gần chồng. Kết quả chuyến đi ấy là bà đã mang thai và sinh đứa con đầu. Cũng muốn ở lại Hà Nội cho vợ chồng con cái gần gũi nhưng ở quê còn mẹ chồng, cụ lại rất mong cháu nên bà đã bế con về quê ở. Năm 1965, lần đầu tiên ông được về quê ăn tết với gia đình, cũng dịp ấy bà có mang đứa con thứ hai. Đến năm 1966 thì bà chuyển ra Hà Nội để vợ chồng đoàn tụ, đứa con lớn để ở quê với bà nội. Mang tiếng là gần nhau thật nhưng do nhiệm vụ thời chiến căng thẳng, những người lính Không quân ngày đêm phải trực chiến và thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt nên chồng bà cũng chẳng được đảo qua nhà mấy khi. Ra Hà Nội, bà xin vào làm công nhân tại Nông trường bò An Khánh gần sân bay Gia Lâm, mấy mẹ con mượn tạm gian nhà kho trải chiếu ra nền nhà ở tạm. Hôm nào ông về, người bảo vệ nông trường ở gần đó lại thương tình đi chỗ khác ngủ, nhường cho vợ chồng bà mượn tạm căn phòng cùng chiếc giường của mình. Những ngày trước tết Mậu Thân năm 1968 là những ngày vui vẻ của gia đình. Ông nói với bà, năm nay mà được nghỉ thì mùng 4 tết sẽ về để ăn tết với mấy mẹ con cho gia đình sum họp. Thế rồi, nhiệm vụ quá căng thẳng cứ cuốn đi, ông không tạt qua nhà được dù chỉ một lát. Cái tết lặng lẽ trôi qua.
Năm ấy địch đánh nhiều, mẹ con bà phải sơ tán đến ở trong một chiếc lò gạch cũ ở Làng Nha. Một buổi tối, sau tết hơn một tuần, khi mấy mẹ con bà đã yên giấc thì ông về, lúc đó đã là 2 giờ sáng. Ông thông báo sắp đi công tác. Rồi ông kéo bà lại và bảo: “Nếu một tháng sau mà không thấy anh trở về thì anh không còn nữa đâu, em chịu khó nuôi con, sau này con lớn thì nhờ chúng nó...”. Bà vừa khóc vừa hỏi: “Sao anh lại nói thế, sao anh lại không về?”. Thấy thế ông cười bảo, anh nói đùa đấy mà, anh mà chết thì ai sống với mẹ con em?
Bà đã ôm lấy ông mà khóc, linh cảm rằng ông sắp sửa nhận một nhiệm vụ rất quan trọng. Buổi tối mùng 10 tết năm đó là buổi tối cuối cùng bà được ở với ông. Sáng hôm sau, ông ra đi khi trời còn nhập nhoạng, và... không trở về. Sau đó, một tuần thì bà trở dạ sinh đứa con thứ ba. Đơn vị cử người ra thăm nói rằng ông đang học ở Trung Quốc không về được, có gửi cho chị và cháu chút quà gồm một cân miến, một gói chè, một bao thuốc lá, một gói kẹo và một lọ nước hoa, một lọ phấn rôm cho cháu bé mới sinh. Bà nghẹn ngào trong nước mắt: “Tôi biết chồng tôi hy sinh rồi, hãy cho tôi biết anh ấy hy sinh ngày nào để tôi còn cúng giỗ cho anh ấy... Đừng giấu tôi làm gì...”.
Sau khi ông Kế hy sinh, biết bao khó khăn chồng chất lên vai bà Hạnh. Một mình bà phải làm nuôi 3 con cùng mẹ chồng và bố đẻ ở quê ra vì nhà cụ ở quê bị trúng bom Mỹ, cháy hết không còn gì. Đến năm 1978 thì bà chuyển từ Nông trường An Khánh về làm nuôi quân ở Đoàn bay 919 là đơn vị của ông. Tần tảo làm lụng, thờ chồng nuôi con, đến nay các con của bà đều đã trưởng thành và có gia đình riêng, tuy chưa khá giả nhưng cũng có nghề nghiệp ổn định. Cả 3 người con của ông bà hiện đều công tác trong Tổng Công ty Hàng không, anh cả Phạm Ngọc Hải làm lái xe, người con gái Phạm Phi Yến làm kế toán ở Đoàn tiếp viên, người con trai út Phạm Ngọc Lâm sinh năm 1968, ngay sau khi cha hy sinh, nay làm ở bộ phận kiểm soát không lưu.
Một thành viên nữa của tổ bay là liệt sĩ Ngô Phượng Châu. Anh là người được những đồng đội còn lại và gia đình hết lời ca ngợi về tài năng và đức độ. Trong tổ bay của phi công Phạm Kế, Ngô Phượng Châu đóng vai trò dẫn đường. Ngay sau khi biết tin đã tìm được nơi tổ bay hy sinh, gia đình của liệt sĩ Ngô Phượng Châu gồm mẹ ông và 4 người em đã tìm đến cám ơn Quân chủng Phòng không - Không quân và Đoàn bay 919, tìm gặp những người đã trực tiếp đi vào A Lưới, nơi các anh hy sinh để tìm hiểu rõ hơn sự việc. Cụ Ngô Thị Tuyết là mẹ của liệt sĩ nay sống tại khu tập thể 1A - Đặng Thái Thân (Hà Nội) nghẹn ngào nói: “Gần 40 năm nay tôi tính từng ngày, biết rằng con là lính không quân, hy sinh thì cũng chẳng mong gì tìm thấy thi thể nhưng không ngờ sau bấy nhiêu năm lại có ngày tìm thấy nơi con ngã xuống, dù cho xương cốt không còn gì thì đó vẫn là một niềm an ủi lớn với gia đình”.
Liệt sĩ Ngô Phượng Châu sinh năm 1942. Gia đình anh là hậu duệ đời thứ bảy của Ngô Thời Nhậm. Mẹ anh vẫn nhớ như in hình ảnh cậu con trai ngộ nghĩnh khi nhà còn ở phố Khâm Thiên những năm đầu kháng chiến chống Pháp, mặc dù mới 5 tuổi đầu nhưng đã cầm cờ kháng chiến chạy dọc hành lang trên gác hô to “ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Việt Minh”. Khi gia đình chuyển lên sinh sống tại Việt Bắc, Phượng Châu được đi học Trường thiếu sinh quân ở Quế Lâm, Trung Quốc. Trước ngày lên đường anh còn tranh thủ vào rừng lấy củi cho mẹ chứa đầy gian bếp vì bà sắp đến ngày sinh nở. Cho đến trước lúc lên xe, được chia mỗi người một mũ lạc rang, anh còn tách khỏi các bạn chạy về đưa qua cửa sổ cho các em của mình. Trước khi mất, bố của liệt sĩ Ngô Phượng Châu chỉ mong sao có một ngôi mộ của anh trong một nghĩa trang nào đó, dù là mộ tượng trưng, để tưởng nhớ đến người con của gia đình.
Chị Ngô Thanh Tâm là em gái của liệt sĩ Ngô Phượng Châu, hiện công tác tại Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng thì lại nhớ về hình ảnh anh trai mình như một người anh ân cần tận tụy. Lá thư cuối cùng Ngô Phượng Châu gửi cho em trước khi hy sinh trong chuyến bay cảm tử, anh đã dặn dò em gái nhiều điều, đặc biệt còn chép tặng chị bài hát “Em là hoa pơ lang” và bốn câu thơ mừng sinh nhật lần thứ 20 của em gái. Trước khi lên đường thực hiện chuyến bay ngày 7-2-1968, anh mới cưới vợ được 10 ngày. Gia đình và vợ anh, chị Trịnh Thơ Thơ, lâu không thấy anh về thì sốt ruột lắm nhưng không biết làm sao. Sáu tháng sau ngày anh hy sinh, gia đình mới nhận được giấy báo tử. Chị Trịnh Thơ Thơ mãi sau này mới đi bước nữa, nhưng vẫn là một thành viên trong gia đình anh Ngô Phượng Châu.
Sau khi biết tin tìm thấy tổ bay cảm tử trong chiến dịch Mậu Thân, chị Trần Thị Mây Lai ở thị trấn Bố Hạ, Yên Thế (Bắc Giang) cũng đã tìm về Đoàn bay 919 để thắp hương cho anh trai mình là liệt sĩ Trần Văn Thái trong tổ bay của phi công Phạm Kế. Chị Lai cho biết, bố mẹ chị chỉ có hai anh em. Anh Thái sinh năm 1945. Bố của anh chị là liệt sĩ chống Pháp, anh là con trai duy nhất trong diện được miễn nghĩa vụ quân sự nhưng khi Bộ đội Không quân về tuyển quân, vì rất yêu thích nên anh đã tình nguyện đi học lính dù. Sau này anh về nhận công tác tại Sư đoàn dù B05.
Trong chiến dịch Mậu Thân 1968, sư đoàn anh có nhiệm vụ phối hợp cùng Đoàn bay 919 để bay vào Trị Thiên - Huế thả hàng cho chiến trường. Trước tết năm đó anh được về thăm nhà mấy ngày. Anh nói với mẹ: Nhà mình dột lắm rồi, để con đi mấy ngày rồi con về con sửa cho mẹ, cho em. Và anh dặn chị
File đính kèm:
- Truyen nhung phi cong cam tu trong chien dich Mau Than.doc