Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Tiết 6, Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ (Tiếp theo)

I . Mục tiêu:

+ Nắm được lịch sử ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN nói chung và các nhóm nước Đông Nam Á. Nắm được cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước Ấn Độ.

+ Xây dựng tình cảm đòan kết, giúp đỡ cùng phát triển của các nước trong khu vực.

+ Rèn luyện khả năng khái quát lịch sử .

B.Thiết bị:

 - Lược đồ các nước Đông Nam Á và Ấn Độ .

III. Tiến trình dạy và học:

 1. Ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số học sinh

 2. Kiểm tra:

 1; Nêu các mốc và nội dung chính của lịch sử nước Lào ?

 2; Nêu các mốc và nội dung chính của lịch sử nước Cămpuchia ?

 3. Bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Tiết 6, Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6 - Bài 4 : các nước đông nam á và ấn độ Ngày soạn: 16/9/2010 Ngày dạy: 12a. sĩ số 12b. I . Mục tiêu: + Nắm được lịch sử ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN nói chung và các nhóm nước Đông Nam á. Nắm được cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước ấn Độ. + Xây dựng tình cảm đòan kết, giúp đỡ cùng phát triển của các nước trong khu vực. + Rèn luyện khả năng khái quát lịch sử . B.Thiết bị: - Lược đồ các nước Đông Nam á và ấn Độ . III. Tiến trình dạy và học: 1. ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số học sinh 2. Kiểm tra: 1; Nêu các mốc và nội dung chính của lịch sử nước Lào ? 2; Nêu các mốc và nội dung chính của lịch sử nước Cămpuchia ? 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hỏi: Tổ chức ASEAN đời trong bối cảnh lịch sử nào? H: Mục tiêu của tổ chức ASEAN là gì? H: Các giai đoạn phát triển của tổ chức ASEAN? GV: Lúc đầu A SEAN thực hiện chính sách đối đầu với các nước Đông Dương, sau vấn đề Campuchia được giải quyết bắt đầu đối thoại hoà dịu. Từ 1967-1975 là tổ chức lỏng lẻo, non yếu chưa có vị trí trên trường quốc tế, sau Hiệp ước Bali có sự khởi sắc. - Từ sau hội nghị cấp cao lần thứ nhất tại Bali của Inđônêxia tháng 2/1976. “ Hiệp ước thân thiện và hợp tác ” H: nguyên tắc hoạt động ? HS học theo SGK H: Em đánh giá như thế nào về vai trò của tổ chức ASEAN ? GV: Thể hiện tinh thần hợp tác hoà bình cùng nhau phát triển. Củng cố tăng cường sự hợp tác toàn trên các lĩnh vực : KT, CT,Có tính chất pháp lí quốc tể ràng buộc cố kết giữa các thành viên chặt chẽ hơn. HS: Quan sát SGK H 11 H: Bức ảnh trên nói lên điều gì? GV: 10 nhà lãnh đạo đại diện 10 nước ASEAN tay nắm chặt tay thể hiện tinh thần đoàn kết, hợp tác hoà bình cùng nhau phát triển. Phía Vnam đại diện là thủ tướng Phan Văn Khải. Vậy 40 năm phát triển A SEAN là tổ chức liên minh họp tác toàn diện góp phần tạo dựng 1 ĐNA hoà bình ổn định và phát triển. GV: ÂĐộ là đất nước rộng lớn đông dân thứ 2 châu á, diện tích 3,3 triệu Km2, dân số 1tỉ 50 triệu người năm 2002 H: tiến trình giành độc lập của ấn Độ - Các cuộc bãi công của thủy binh ở Bombay năm 1946, của công nhân, học sinh sinh viên ở Bombay và bãi công của công nhân ở Cancutta năm 1947. Buộc thực dân Anh phải nhượng bộ hứa trao quyền tự trị. H: Vì sao Anh phải nhượng bộ trao trả quyền tự trị cho ấn Độ? - Man Gan bị ám sát không thoả mãn với quy chế tự trị từ 1948-1950 đảng Quốc Đại lãnh đạo phong trào đấu tranh ( Nêru đứng đầu ) => Sự ra đời của nước Cộng hoà ấn Độ đánh dấu bước ngoặt quan trọng của lịch sử ấn Độ cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộcthế giới. H: ấn Độ đã đạt những thành tựu gì trong công cuộc xây dựng đất nước? - ấn Độ đứng hàng thứ mười thế giới về Công nghiệp. - Cách mạng chất xám. 1960 nhà máy điện nguyên tử ở Parapua. 1974 thử thành công bom nguyên tử, 1975 phóng thành công vệ tinh nhân tạo. - Trong đó có ủng hộ Việt Nam, ấn Độ là nước tham gia sáng lập phong trào “ Không liên kết ” NAM . I. Các nước đông nam á 3. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN. *Hoàn cảnh: - Sau khi giành độc lập, nhiều nước ĐNA bước vào thời kỳ phát triển kinh tế văn hoá trong điều kiện khó khăn cần phải có sự hợp tác. - Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc đặc biệt là Mĩ. - Trên thế giới các tổ chức hợp tác xuất hiện ngày nhiều đã cổ vũ các nước ĐNA. + Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á thành lập tai Băng Cốc với 5 nước tham gia. In Đô, Xingapo, Phi líppin, Malai, Thái Lan. *Mục tiêu : - Phát triển kinh tế văn hoá, xây dựng mối quan hệ hoà bình, hữu nghị giữa các nước trong khu vực. =>Tạo 1 cộng đồng ĐNA hùng mạnh. * Quá trình phát triển: - Từ 1967 đến 1975 là 1 tổ chức non yếu, hợp tác lỏng lẻo chưa vị trí trên trường quốc tế. - Từ 2/1976 tại hội nghị cao cấp ASEAN Lần thứ nhất tại Bali( In đô). Kí Hiệp ước thân thiện hưũ nghị và hợp tác đánh dấu bước phát triển của tổ chức ASEAN. - 1984 Brunây, 28/7/1995 Việt nam, 7/1997 Lào và Mianma, 1999 thêm Cămpuchia. *Nguyên tắc hoạt động: - Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. - Không can thiệp vào công việc nội bộ. - Không sử dụng vũ lực và đe dọa bằng vũ lực. - Giải quyết tranh chấp bằng hòa bình. - Hợp tác có hiệu quả về Kinh tế, Văn hóa, Xã hội. * Vai trò - ASEAN là tổ chức hợp tác toàn diện, chặt chẽ góp phần tạo dựng 1 khu vực ĐNA hoà bình ổn định và phát triển. II. ấn Độ. 1. Cuộc đấu tranh giành độc lập. + Sau chiến tranh thế giới thứ 2 phong trào đấu tranh do đảng Quốc Đại lãnh đạo phát triển mạnh. + Do sdức ép của phong trào đấu tranh thực dân Anh phải nhượng bộ. - Ngày 15/8/1947 đất nước chia làm hai quốc gia ấn Độ theo ấn Độ giáo và Pakitxtan theo đạo Hồi. - Ngày 26/1/1950 ấn Độ tuyên bố độc lập thành lập nước Cộng hòa ấn Độ. 2. Công cuộc xây dựng đất nuớc. + Nông nghiệp: Tiến hành “ Cách mạng Xanh ” tự túc được lương thực và từ 1995 là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới. + Công nghiệp: Công nghiệp nặng, chế tạo máy, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại + Khoa họa – kỹ thuật : Vươn lên hàng đàu các cường quốc, CN phần mềm, CN hạt nhân, CN vũ trụ... + Văn hóa giáo dục: Thực hiện cuộc ‘ CM chất xám’’ Cường quốc công nghiệp phần mềm, công nghệ hạt nhân, vũ trụ. + Đối ngoại: Theo đuổi chính sách hòa bình trung lập tích cực, ủng hộ phong trào GPDT, đặt quan hệ ngoại giao với Việt nam 7/1/1972. 4. Củng cố: Các nước Đông Nam á và ấn Độ đều là thuộc địa và phụ thuộc, sau chiến tranh đã lần lượt giành độc lập, sau đó đã xây dựng đất nước phát triển. 5. Hướng dẫn về nhà: Xem thêm các thành tựu xây dựng đất nước của các nước Đông á và ấn Độ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_6_bai_4_cac_nuoc_dong_nam_a_va_a.doc