Bạn lấy một nắm nước đá bỏ vào một ống bơ thấp và rộng miệng rồi bật diêm đốt trên mặt ống bơ. Thật kì lạ! Nước đã bốc cháy.
- Hoá chất: CaC2
- Cách làm và giải thích: Trong ống bơ, bạn đã đặt sẵn vài mẫu canxi cacbua CaC2. Khi bỏ nước đá vào CaC2 sẽ có tác dụng với nước giải phóng khí C2H2.
CaC2 + 2H2O -> C2H2 + Ca(OH)2
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2307 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nước đá có thể "cháy", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nước Đá Có Thể "Cháy"
Bạn lấy một nắm nước đá bỏ vào một ống bơ thấp và rộng miệng rồi bật diêm đốt trên mặt ống bơ. Thật kì lạ! Nước đã bốc cháy.
- Hoá chất: CaC2
- Cách làm và giải thích: Trong ống bơ, bạn đã đặt sẵn vài mẫu canxi cacbua CaC2. Khi bỏ nước đá vào CaC2 sẽ có tác dụng với nước giải phóng khí C2H2.
CaC2 + 2H2O -> C2H2 + Ca(OH)2
Khi C2H2 thoát lên mặt nước đá, khi đốt nó sẽ cháy giống hệt nước đá cháy vậy.
Phát hiện dấu vân tay
- Hoá chất: cồn iot
- Cách làm: Bạn đưa một tờ giấy trắng và sạch cho khán giả và yêu cầu họ bí mật in dấu ngón tay và và ngón tay trỏ ở hai bàn tay của một người nào đó lên tờ giấy.
Bạn thu lại tờ giấy và mang đậy úp tờ giấy lên miệng lọ đựng cồn iot. Sau một thời gian,lấy ra bạn sẽ thấy rõ các dấu vân tay xuất hiện trên giấy. Bạn chỉ cần thu giấy chứng minh thư của khán giả để đối chiếu dấu tay và tìm ngay được “thủ phạm”
- Giải thích: khi ta in tay lên giấy, tay ta sẽ để lại trên giấy vết mỡ của da. cồn iot sẽ hoà tan vết mỡ này làm xuất hiện dấu tay.
Làm tuyết nhân tạo
Bạn có thể làm tuyết nhân tạo dùng một loại polymer phổ biến. Tuyết nhân tạo thì không độc, cảm giác lạnh khi sờ vào và trông giống như tuyết thật.
Độ khó: dễ làm
Thời gian: chỉ vài phút
Nguyên vật liệu: Natri polyacrylate
Cách làm:
1. Có vài phương pháp cho việc điều chế thành phần cần thiết để sản xuất tuyết polymer nhân tạo. Bạn có thể mua tuyết nhân tạo hoặc có thể tổng hợp natri polyacrylate từ những nguồn nguyên liệu trong gia đình thường ngày. Bạn có thể tìm thấy natri polyacrylate bên trong tã lót đã qua sử dụng hoặc là vật dụng bằng
pha lê trong vườn dùng giữ ẩm đất.
2. Những gì cần thiết để làm tuyết nhân tạo này là bạn phải thêm nước vào natri polyarylate. Thêm 1 ít nước vào để tạo hỗn hợp gel. Thêm nhiều nước vào cho đến khi bạn có 1 lượng lớn chất ướt. Gel sẽ ko tan ra. Đó là tuyết tan.
3. "Tuyết" natri polyacrylate cho ta cảm giác sờ vào thấy lạnh bởi vì nó phần lớn là nước. Nếu bạn muốn tuyết nhân tạo cảm giác lạnh giống thật hơn, bạn có thể đông lạnh tuyết.
Hướng dẫn:
1. Tuyết nhân tạo thì không độc, nhất là nguồn nguyên liệu từ tã lót. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên thử ăn tuyết nhân tạo. Không độc thì không có nghĩa là tốt cho sức khỏe đâu nhé.
2. Khi chơi đùa, tuyết nhân tạo cũng an toàn để ném.
3. Nếu bạn muốn tuyết màu vàng (hay màu khác), bạn có thể pha màu thực phẩm vào.
4. Nếu muốn tuyết khô hơn, có thể giảm lượng nước polymer hấp thụ bằng cách thêm một ít muối vào.
Đốt cháy bàn tay
- Hoá chất: axeton
- Cách làm: xắn tay áo rồi nhúng cả bàn tay và cổ tay vào chậu nước. Sau đó nhỏ vài giọt axeton vào lòng bàn tay và châm nhanh ngọn lửa đèn cồn. Bàn tay sẽ bắt lửa và bốc cháy. Bạn đừng sợ, axeton sẽ cháy rất nhanh và chỉ một loáng là cháy hết, ngọn lửa sẽ tắt. bạn chỉ thấy hơi nóng chứ không hề bị bỏng.
- Giải thích: axeton là những chất bay hơi rất nhanh và bắt lửa rất mạnh. Với vài giọt các chất trên, khi cháy nhiệt lượng toả ra chỉ đủ để làm bay hơi một phần nước trên da tay. Vì thế, ta chỉ cảm thấy hơi nóng chứ không bị bỏng. Tương tự, ta có thể làm thí nghiệm “đốt khăn không cháy” như sau: nhúng ướt một khăn mùi soa, sau đó nhỏ lên khăn vài giọt axeton rồi đốt. khi khăn cháy cầm một góc khăn vung mạnh. Một lúc sau lửa tắt, chiếc khăn vẫn nguyên vẹn.
TRỨNG KHÔNG VỎ
Nguyên liệu: Vài quả trứng; giấm trắng; một hũ chứa vừa đủ cho những quả trứng và có nắp đậy cùng một cái muỗng lớn.
Cách làm:
- Đặt quả trứng vào hũ chứa, tránh không để cho những quả trứng chạm nhau.
- Cho vừa đủ giấm ăn vào hũ ngập trứng. lưu ý những bọt nhỏ li ti xuất hiện bao xung quanh quả trứng. Đậy nắp hũ chứa và cho vào tủ lạnh, để trong 24 giờ.
- Dùng muỗng lớn vớt những quả trứng ra. Hãy thực hiện cẩn thận – vì vỏ trứng đã hòa tan vào giấm nên trứng rất mỏng manh dễ vỡ.
- Cẩn thận đổ bỏ nước giấm cũ. Đặt quả trứng trở lại hũ và cho dung dịch giấm mới vào. Để hũ chứa vào tủ lạnh trong khoảng 24 giờ.
- Lấy những quả trứng ra, để ráo. Nếu trứng bị vỡ thì hãy bỏ quả trứng đó đi.
- Bạn đã có những quả trứng không vỏ, trong mờ với vỏ trứng bao bên ngoài rất mềm dẻo chứ không còn cứng như trước nữa.
Hướng dẫn:Khi ngâm quả trứng vào giấm ăn, vỏ trứng hòa tan vào dung dịch. Giấm ăn có chứa axit acetic có thể phá vỡ tinh thể calcium và carbonate rắn hình thành nên vỏ trứng tạo thành calcium và carbonate riêng lẻ. Các ion calcium hòa tan trong dung dịch trong khi carbonate chuyển thành carbon dioxide – chính là những bọt bong bong mà bạn đã quan sát thấy xung quanh vỏ trứng.
Ngoài ra, có thể dùng sodium bicarbonate cũng là một dung dịch có tính kiềm thay cho giấm ăn.
Bàn tay phát quang
Bạn có thể làm cho bàn tay mình phát sáng chỉ nhờ vào một phản ứng đơn giản: Phản ứng quang hóa
1. Mở đầuBạn có thể làm cho bàn tay mình phát sáng chỉ nhờ vào một phản ứng đơn giản: Phản ứng quan hóa. Phản ứng này xảy ra trực tiếp dưới tác dụng của oxy không khí. Tất nhiên, thành công của một "ảo thuật gia" còn phụ thuộc vào bạn nữa! Chúng ta cùng làm thí nghiệm này nhé2. Dụng cụ hóa chất * Găng tay Latex * Chất Tetrakis(dimethylamino)ethylene3. Quy trình tiến hành * Điều chỉnh ánh sáng phòng thí nghiệm đủ tối để dễ quan sát hiện tượng. * Đeo găng vào 2 bàn tay. * Mở lọ đựng Tetrakis(dimethylamino)ethylene, đổ vài giọt lên bàn tay. Đặt lọ xuống (nhờ ai đó đóng nắp lọ) rồi xoa hai bàn tay vào nhau. Để tránh hóa chất vương vãii, để hai bàn tay lên trên bồn rửa hoặc chậu thau. * Quan sát sự phát quang một lúc. * Sau khi phản ứng kết thúc, tháo găng vứt đi, mở phòng thí nghiệm cho tháng khí.4. Giải thích hiện tượng * Tetrakis(dimethylamino)ethylene phản ứng rất dễ với oxy không khí. Phản ứng xảy ra ngay sau khi đổ vài giọt lên bàn tay. * Phản ứng này phát quang. Một trong số các sản phẩm của phản ứng nằng ở trạng thái kích thích. Khi quay trở lại trạng thái bình thường, nó phát ra ánh sáng (photon). Hai thí nghiệm "ánh sáng lỏng và Phospho" cũng được giải thích dựa trên nguyên tắc này. * Ánh sáng phát ra là hỗn hợp của nhiều màu sắc(các bước sóng khác nhau), còn gọi là quang phổ vạch (cũng giống như trong thí nghiệm những ngọn lửa nhiều màu sắc).5. Chú ý * Nên đeo chồng hai lần găng tay lên nhau để tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. * Phản ứng tạo thành những hợp chất có mùi khó chịu (amin). Vì vậy nên làm thoáng phòng thí nghiệm ngay và rửa sạch găng sau khi dùng xong rồi mới bỏ đi. * Đóng nắp bình hóa chất thật nhanh (tránh oxi phản ứng với hóa chất trong bình).
Pin từ củ khoai tây
Cung cấp năng lượng cho đồng hồ từ củ khoai tây – làm pin từ củ khoai tây cho đồng hồ LED (điốt phát sáng)
Giới thiệu về pin củ khoai tây
Pin từ củ khoai tây là một loại pin điện hóa học. Pin điện hóa học chuyển năng lượng hóa học thành năng lượng điện. Trong pin củ khoai tây, có sự truyền electron giữa lớp kẽm phủ bên ngoài chiếc đinh mạ kẽm, chiếc đinh này sẽ gắn vào củ khoai tây và sợi dây đồng, sợi dây này được gắn vào củ khoai tây. Khoai tây sẽ dẫn điện, tuy nhiên vẫn giữ dòng ion kẽm và ion đồng riêng rẽ để các electron trong sợi dây đồng bị buộc phải di chuyển (phát ra dòng điện). Dòng điện đó không đủ mạnh để làm bạn bị giật điện, nhưng củ khoai tây có thể hoạt động như một đồng hồ nhỏ hiển thị số.
Chuẩn bị nguyên vật liệu:
2 củ khoai tây (hoặc cắt 1 củ khoai tây làm đôi)
2 đoạn dây đồng ngắn
2 chiếc đinh mạ kẽm
3 cái kẹp răng cưa (kẹp răng cưa nối với nhau với sợi dây đồng)
1 đồng hồ LED dùng điện áp hạ thế (loại dùng pin khoảng 1-2 volt)
Cách làm:
1. Tháo pin trong đồng hồ ra nếu đồng hồ có pin.
2. Gắn vào mỗi củ khoai tây một chiếc đinh mạ kẽm.
3. Gắn một đoạn dây đồng ngắn vào mỗi củ khoai tây. Đặt sợi dây đồng càng xa chiếc đinh càng tốt.
4. Sử dụng kẹp răng cưa để nối sợi dây đồng của 1 củ khoai tây với đầu dương của ngăn để pin đồng hồ.
5. Sử dụng 1 cái kẹp răng cưa khác nối chiếc đinh mạ kẽm của 1 củ khoai tây khác vào đầu âm của ngăn để pin.
6. Dùng cái kẹp thứ 3 nối chiếc đinh của 1 củ khoai tây với sợi dây đồng trong củ khoai tây thứ 2.
7. Cho đồng hồ hoạt động.
Thử làm thí nghiệm tương tự khác:
Có nhiều dạng biến tấu từ thí nghiệm đồng hồ củ khoai tây, và do đó có nhiều thứ khác mà bạn có thể làm thử:
Tìm hiểu xem pin từ củ khoai tây có thể cung cấp năng lượng cho vật dụng gì nữa. Có thể thử với quạt của máy vi tính. Pin này có làm bóng đèn tròn sáng lên hay không?
Thử thay thế đồng xu bằng đồng thay cho sợi dây đồng.
Khoai tây không phải là loại thực phẩm duy nhất có thể hoạt động như pin điện hóa học. Hãy thử làm thí nghiệm này với quả chanh, chuối, dưa giầm, hoặc quả cola như một nguồn cung cấp năng lượng khác.
Ngoài ra, bộ dụng cụ làm thí nghiệm pin củ khoai tây có bày bán sẵn, bạn có thể mua 1 bộ về dùng làm thí nghiệm.
“Ma trơi” là gì? Ma trơi thường xuất hiện ở đâu ?
Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin PH3 và lẩn một ít điphotphin P2H4.
Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150oC thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy:
2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O
Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm.
Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá trình hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm.
Vì sao phèn chua lại làm sạch nước ?
Phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali ở dạng tinh thể ngậm nước 24 phân tử nước nên có công thức hóa học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng. Khi cho phèn chua vào nước sẽ phân li ra ion Al3+. Chính ion Al3+ này bị thủy phân theo phương trình:
Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+
Kết quả tạo ra Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo nên khi khuấy phèn chua vào nước, nó kết dính các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm trong nước. Nên trong dân gian có câu:
“ Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong”
Phèn chua rất có ích cho việc xử lí nước đục ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho tắm, giặc. Vì cục phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi là minh phàn
File đính kèm:
- Thi nghiem vui.docx