Đời sống đứa bé bắt đầu từlúc người mẹthụ
thai
Người mẹthụthai khi có một tinh-trùng của người cha đi vào
một trứng của người mẹ, hợp thành một tế-bào phôi-thai.
Tế-bào phôi-thai này biến thành 2 tế-bào, hai tế-bào biến thành
4 tế-bào, 4 tế-bào biến thành 8, và cứnhưthếsốtế-bào của
phôi-thai tăng lên. Phôi-thai dần dần biến thành thai-nhi.
Thai nhi ởtrong tửcung của mẹ9 tháng 10 ngày và đượ
13 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nuôi dưỡng và dạy dỗ con trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sách chỉ dẫn
NUÔI DƯỠNG VÀ DẠY DỖ
CON TRẺ
Từ trong bụng mẹ tới tuổi đến trường
do bác sĩ, dược sĩ trong
"Chương trình Vấn Đáp SỐNG KHỎE"
và
Quỹ Khuyến Khích Tự Lập
thực hiện
2
3
Đời sống đứa bé bắt đầu từ lúc người mẹ thụ
thai
Người mẹ thụ thai khi có một tinh-trùng của người cha đi vào
một trứng của người mẹ, hợp thành một tế-bào phôi-thai.
Tế-bào phôi-thai này biến thành 2 tế-bào, hai tế-bào biến thành
4 tế-bào, 4 tế-bào biến thành 8, và cứ như thế số tế-bào của
phôi-thai tăng lên. Phôi-thai dần dần biến thành thai-nhi.
Thai nhi ở trong tử cung của mẹ 9 tháng 10 ngày và được nuôi
dưỡng qua cuốn nhau.
4
Nuôi dưỡng trẻ con khi còn trong bụng mẹ
Thai-nhi trong bụng mẹ được nuôi dưỡng qua cuốn nhau. Vì
vậy, người mẹ cần được dinh dưỡng đầy đủ để cho thai-nhi có
đủ chất bổ.
Trong lúc mang thai, người mẹ
• Không Hút thuốc: Hút thuốc trong khi có thai sẽ gây
nhiều tai hại cho người mẹ và đứa bé, như tử-cung chảy
máu, hư thai, quái thai, đứa bé sanh thiếu tháng, thiếu
cân, lùn, cơ thể và trí óc kém phát triển, hoặc đứa bé đã
chết khi sanh ra.
• Không uống Rượu: Uống rượu trong khi có thai sẽ gây
quái thai, hư thai, hoặc đứa bé sanh thiếu cân, thiếu kích
thước, ngu đần, chết yểu.
• Không làm việc quá nặng nhọc: Làm việc quá nặng
nhọc có thể gây hư thai.
5
• Uống Vitamin (sinh-tố/“thuốc bổ”) và Acid Folic 1 mg
mỗi ngày trước khi thụ thai và trong 3 tháng đầu sau
khi thụ thai, để tránh một số tật bẩm sinh.
• Đến bác sĩ hay sở y tế để khám thai thường xuyên,
nhất là trong 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai.
Sanh đẻ
Tính trước ngày sanh:
Từ ngày đầu có kinh nguyệt cuối cùng và tính từ tháng đó, trừ
lại 3 tháng rồi cộng thêm 7 ngày. Thí dụ: Ngày đầu có kinh
cuối cùng là 25 tháng 8. Lấy tháng 8, trừ đi 3 tháng tức tháng 5,
rồi cộng thêm 7 ngày (vào ngày 25) tức là ngày 2 tháng 6. Vì
vậy ngày sanh con dự tính sẽ là 2 tháng 6.
Chuẩn bị cho lúc sanh:
- Cần đi bộ thong-thả nhiều để giúp sanh được dễ dàng.
- Cần tập hít thở sâu và dài.
Chuyển bụng sắp sanh:
Các triệu chứng chuyển bụng sanh
- Khi bọc nước bể ra và nước ra ở cửa mình.
- Khi có cảm giác co thắt của tử cung càng lúc càng
mạnh và thường xuyên hơn. Nếu không xảy ra
thường xuyên thì chưa sanh.
6
Trong lúc sanh:
- Khi nào cửa tử-cung nở hoàn toàn (10 cm) thì bác sĩ hoặc
nữ-hộ-sinh bảo người mẹ bắt đầu rặn sanh con ra.
- Khi tử-cung bắt đầu co thắt, người mẹ lập tức hít hơi vào
mạnh và sâu, giữ hơi thở trong phổi và rặn thật mạnh,
giống như khi rặn đi cầu lúc táo bón nhiều.
- Nếu tử cung còn co thắt thì lập tức tiếp tục hít hơi vào và
rặn như trên.
- Sau khi tử cung hết co thắt thì nghỉ lấy hơi sức để rặn tiếp
khi tử cung co thắt trở lại.
Săn sóc sức khoẻ người mẹ sau khi sanh
- Rửa và giữ sạch vết thương nơi cửa mình để tránh bị
nhiễm trùng
- Thay băng vệ sinh thường xuyên
- Tránh bị táo bón bằng cách ăn nhiều rau cải, trái mận;
tránh rặn khi đi cầu
- Uống nhiều nước trong.
- Ngồi trong thau nước ấm có thêm chút xíu muối
trong 10 phút, 2-3 lần một ngày, để giúp đẩy máu còn đọng
trong tử cung và âm đạo ra ngoài, cũng để giúp giảm đau, xẹp
trĩ và giúp vết thương mau lành
- Có thể tắm gội 24 giờ đồng hồ sau khi sanh xong.
Không nên để cơ thể dơ. Dùng nước ấm để tắm và tắm rửa
nhanh chóng, không quá 15 phút.
7
Săn sóc đứa bé sau khi sanh
. Ngay sau khi lọt lòng mẹ:
- Hút nước trong mũi ra cho sạch
- Cắt cuốn nhau
- Dùng khăn lau khô đứa bé
- Dùng những khăn mới và khô để quấn toàn thân cho
bé để giữ ấm. Quấn cả đầu, chỉ chừa mặt mũi.
- Mang ngay vòng tay có ghi tên cho bé và người mẹ,
để tránh nhầm lẫn hay tráo đổi con nít.
- Cho bé bú vú mẹ ngay sau đó vì những giọt sữa đầu
tiên của mẹ chứa nhiều kháng thể, giúp cho đứa bé chống bệnh.
- Sau đó, tắm rửa kỹ càng cho bé.
. Những ngày sau khi sanh:
- Cần cho bé bú đầy đủ, mỗi 4 giờ, hay thường
hơn nếu bé đói sớm hơn hay không lên cân. Nhớ cho bé ợ sau
mỗi lần bú xong bằng cách ẵm đứng và vỗ nhẹ vào lưng.
- Cho uống thêm chút ít nước lọc đã đun sôi và
để nguội, để giúp trẻ đi cầu dễ dàng, nhất là khi trẻ uống sữa
bột vì sữa bột làm táo bón.
- Dùng alcool (hay thuốc tím) để chùi rữa
cuống nhau và nhớ luôn giữ cuống nhau sạch sẽ để tránh bị
nhiễm trùng.
- Thay tã thường xuyên để tránh bị hầm đỏ.
- Tắm rửa cho trẻ thật nhanh gọn để không bị
lạnh. Tắm 2 ngày một lần và gội đầu 4 ngày 1 lần.
- Dùng xà bông pha loãng để tắm gội cho trẻ.
8
Dinh dưỡng và dạy dỗ trẻ con
ở các lứa tuổi
Thời sơ sinh đến 1 tuổi:
Nuôi dưỡng:
Cho đến khi được 6 tháng, sữa mẹ là nguồn dinh-duỡng tốt
nhất cho đứa bé. Khi được 6 tháng, đứa bé có thể ăn thêm cháo,
khoai, đậu, và trái cây tán nhuyển. Nên nhớ, đừng cho thêm
muối hoặc đường vào thức ăn của trẻ.
Dạy dỗ:
- Đứa trẻ bắt đầu “nói chuyện”, nhận ra giọng nói, và quyến
luyến với người bồng ẵm nó. Nó cũng bắt đầu nhìn theo những
vật chung quanh.
- Để giúp đứa bé phát triển trí óc, cha mẹ nên nói chuyện với
nó, hát, đọc truyện và cho nó nghe âm nhạc. Cha mẹ cũng nên
bồng ẵm, chăm sóc đứa bé; nó sẽ cảm thấy được đùm bộc, yêu
thương.
Từ 1 đến 2 tuổi:
Nuôi dưỡng:
- Khi được một tuổi thì đứa bé có thể ăn những thức ăn
của người lớn, nhưng vẫn cần cho bé tiếp tục bú hay uống sữa.
Đừng bao giờ để đứa bé ăn một mình, và đừng cho ăn những gì
cứng có thể làm đứa bé mắc nghẹn.
- Đừng cho trẻ ăn đồ chiên và kẹo, không cho uống cà
phê và bia.
- Chỉ cho trẻ ăn trứng gà được luộc chín hoàn toàn mà
thôi, tối đa 3 trứng 1 tuần.
Dạy dỗ:
- Trong lứa tuổi này, đứa bé bắt chước người lớn và các đứa trẻ
lớn tuổi hơn nó. Nó nói đưọc những câu ngắn và biết làm
những việc giản dị theo lời chỉ dẫn của cha mẹ.
- Cha mẹ nên đọc truyện và nói chuyện với đứa bé.
• Dạy đứa bé chỉ các bộ phận trong cơ thể và đồ vật
trong nhà.
9
• Dẫn đứa bé đi chơi ở những nơi xa nhà để nó thấy
những cảnh vật mới và khuyến-khích tánh tò-mò của
nó.
• Tập đứa bé sắp xếp các đồ vật theo màu sắc, hình
dạng.
• Nói chuyện với đứa bé để giúp nó nói.
Từ 2 đến 3 tuổi:
Nuôi dưỡng:
- Cho trẻ ăn bột ngũ cốc, nhiều rau cải xanh và trái cây
chín khác nhau, nhiều hơn ăn thịt. Cho ăn tàu hũ mềm thay thế
cho thịt.
- Cần tiếp tục cho trẻ bú sữa (sữa mẹ hoặc sữa bò tươi).
- Nếu trong gia đình có người bị dị ứng với tôm cá và
đồ biển, nên chờ cho trẻ được 3 tuổi trở đi mới bắt đầu cho ăn
thử tôm cá.
Dạy dỗ:
- Đứa bé ở tuổi này hay chạy, nhảy, leo trèo; nhiều khi làm trái
lời cha mẹ, và thích đi khám phá những gì mới lạ.
- Để giúp đứa bé phát-triển, cha mẹ nên:
• Trò chuyện với đứa bé
• Hỏi tên và tuổi đứa bé.
• Đọc truyện hằng ngày cho đứa bé nghe.
• Dẫn đứa bé đi chơi và chỉ những cảnh vật mới.
• Khuyến-khích đứa bé bắt chước làm những động tác
của người khác.
• Dạy đứa bé ca những bài ca thiếu nhi, những câu thơ
có vần
• Dạy đếm số từ 1 đến 10 và tên các màu sắc.
Từ 3 đến 5 tuổi:
Nuôi dưỡng:
Trẻ ăn được thức ăn của người lớn. Cần cho trẻ ăn ngày 3 buổi,
ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau và đầy đủ thành phần như
ngủ cốc, rau cải xanh, trái cây chín, tàu hũ (đậu phụ), ya-ua,
10
trứng và thịt được luộc/nấu chín hoàn toàn. Trẻ cần uống sữa
và nước trong.
Dạy dỗ:
- Đứa bé từ 3 đến 5 tuổi hay tò mò muốn biết những gì mới lạ
và bắt đầu chú ý đến những người bên ngoài gia đình.
- Khi tiếp-xúc hằng ngày với đứa bé, cha mẹ, anh chị em và
những người xung quanh có thể ảnh hưởng đến cá tánh của nó
sau này. Cha mẹ nên:
• Đọc truyện và dẫn đứa bé đi thăm thư viện và các tiệm
sách.
• Để đứa bé giúp làm những việc giản dị trong nhà.
• Khuyến khích đứa bé chơi với các bạn trang lứa.
• Trò chuyện với đứa bé.
• Dạy cho bé biết mẫu tự abcd và đánh vần.
• Dạy cho bé múa hát, dạy những câu thơ ngắn, ca dao
tục ngữ, châm ngôn.
Thức ăn, uống cho trẻ con
Sữa mẹ là sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh.
Nên cho bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu, có thể cho bú sữa
mẹ đến 12 tháng hoặc hơn nữa nếu muốn (2 tuổi hoặc 4 tuổi
nếu mẹ còn có sữa). Cần cho trẻ sơ sinh ợ sau mỗi lần bé bú
xong.
Bắt đầu cho đứa bé ăn lúc được 6 tháng.
11
- Khi cho ăn, thức ăn phải được tán nhuyễn và mềm vì
bé chưa có răng.
- Không thêm muối hay đường vào thức ăn
- Bắt đầu với bột ngũ-cốc rồi rau cải luột chín, rồi trái
cây. Sau đó mới đến thịt cá và cuối cùng đến các phó sản của
sữa như ya-ua và phó-mát.
- Không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn trứng, trái kiwi hay trái
cây chua, và đậu phọng hay các sản phẩm của đậu phọng để
tránh bị dị ứng.
- Không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn đồ hộp, không cho ăn củ
dền đỏ, vì các thức ăn này có nhiều chất không tốt cho trẻ con.
- Trẻ em từ 2 tuổi trở lên mới có thể uống sữa bò tươi
Ngừa bệnh
Nhiều bệnh ở trẻ con do vi-trùng hay ký-sinh-trùng gây nên.
Cha mẹ có thể tránh cho con khỏi mắc phải những bệnh này
bằng cách ngăn chận hoặc tiêu diệt những sinh vật gây nên
bệnh, không cho chúng xâm nhập cơ thể của đứa trẻ.
1. Ruồi đem đến những sinh-vật gây bệnh. Lấp những hố
phân, những đống rác, và không cho ruồi đậu trên thức
ăn, giúp tránh được những bệnh do ruồi mang đến.
12
2. Muỗi truyền bệnh sốt rét, bệnh viêm màn óc, và nhiều
chứng bệnh khác. Tiêu diệt muỗi và những nơi muỗi sinh
sản sẽ giúp tránh được nhiều thứ bệnh.
3. Nước cũng có thể chứa những sinh vật gây bệnh. Để
khỏi mắc bệnh do những vi sinh vật ở trong nước, nước
và thức ăn cần được đun sôi trước khi dùng. Không bao
giờ cho trẻ uống nước chưa được đun sôi.
4. Không khí cũng có thể chứa vi trùng gây bệnh Lao,
bệnh Cảm, bệnh Cúm. Khi ho cha mẹ nên che miệng lại,
không khạc nhổ bừa bãi, và nên rửa tay thường xuyên,
đặc biệt trước khi bồng ẳm trẻ con hay cho trẻ con ăn.
5. Một số ký-sinh-trùng có trong thịt cá, thịt bò, thịt heo.
Cá, thịt bò và thịt heo cần đuợc nấu chín để tránh những
bệnh sán.
6. Rau cải cũng có thể mang những vi trùng và ký sinh
trùng gây bệnh. Rau cải cần được rửa bằng nước sạch
trước khi ăn.
7. Phân người chứa vi trùng và ký sinh trùng gây bệnh. Vì
vậy, sau mỗi lần đi cầu, cha mẹ cần rửa tay thật kỹ với
xà-bông truớc khi ăn uống hay bồng ẳm con. Không nên
đi cầu trên sông, rạch, hồ, ao, vì những vi trùng và ký-
sinh-trùng trong phân sẽ lan lây đến người khác.
Một số bệnh ở trẻ con có thể ngừa được bằng cách chích ngừa:
Cha mẹ nhớ đưa con đến bác sĩ hay sở y tế để chích ngừa theo
13
đinh kỳ. Chích ngừa rất công hiệu và chặn đứng được nhiều
bệnh truyền nhiễm cũng như giảm được số tử vong.
Tránh tai nạn
Tránh ngộp thở:
• Để trẻ sơ sanh nằm ngửa khi ngủ (không để nằm sấp).
• Không để gối to gần trẻ hay cho ngủ nằm gối to.
• Không cho chơi với bọc nylon, không để bọc nylon
gần trẻ.
Tránh Té nặng:
• Treo võng thấp, cho trẻ nằm ngủ ở gần sàn nhà.
• Xây rào, đóng thành giường, thành vòng giữ trẻ.
Tránh Chết chìm:
Đừng để đứa bẻ ở gần những thùng nước, gần giếng, vũng
nước, ao, rạch. Xây rào quanh nhà hay đặt trẻ trong thành giữ
trẻ. Dạy trẻ biết lội.
Tránh Phỏng:
• Đừng để đứa trẻ ở gần lò lửa, bàn ủi.
• Đừng uống đồ nóng khi đang bồng ẳm trẻ con, vì có
thể làm đổ nước nóng lên mình trẻ.
• Thử độ nóng của sữa và thức ăn ở cổ cườm tay của ta
trước khi cho trẻ bú hay ăn uống.
• Đừng để trẻ con phơi ngoài nắng. Nên đội nón, mặc áo
quần cho trẻ và để trẻ trong bóng mát để tránh da bị
phỏng nắng và ngừa được bệnh ung thư da về sau.
Điện giật:
• Dán lấp những lỗ cắm điện.
• Không để giây điện ở những nơi trẻ con có thể với tới.
Tránh những tai nạn khác:
14
• Đừng bao giờ dằn sốc đứa bé mạnh tay vì có thể gây
nội thương như gãy cổ, gãy xương sườn, long óc,
v.v….
• Đừng để đứa bé bốc hay chơi với những vật nhọn hoặc
những vật nhỏ mà đứa bé có thể nuốt được.
• Cất kỹ những vật nhọn như dao, kéo, v.v., thuốc men,
những thuốc diệt sâu bọ, v.v. để trẻ không với đến
được.
• Nên bọc lại các góc cạnh nhọn của các vật trong nhà
như tủ, bàn, giường, v.v. vì các góc nhọn này dễ gây
thương tích khi trẻ té vào hay đụng phải.
• Luôn luôn cho trẻ mang giầy dép để tránh đạp các vật
nhọn và tránh các bệnh do vi trùng, vi khuẩn, sâu bọ
gây ra.
• Không bao giờ để đứa bé một mình trong xe ô-tô, dù
chỉ trong vài phút.
• Giải thích tại sao đứa bé không được chơi ở giữa lộ,
hoặc chạy đuổi theo một trái banh rơi xuống lộ.
Tránh trẻ con bị bắt cóc và bị lợi dụng:
• Dạy đứa bé phải làm thế nào khi có người lạ muốn dẫn
bé đi chơi.
• Dạy trẻ phải làm sao khi có người sờ mó thân thể của
bé.
Cha mẹ làm gì khi con trẻ bị bệnh?
Nóng sốt:
Đo nhiệt độ với ống thủy ở nách đứa bé (đặt đầu ống thủy ở
giữa nách và xếp cánh tay đứa bé lại để kẹp nách ống thủy
trong 5 phút). Nhớ ghi lên giấy nhiệt độ đứa bé và ngày giờ đo
nhiệt để báo cáo với bác sĩ.
15
Nếu bé bị sốt và ở nhà có thuốc giảm nhiệt, như Tylenol (tức
acetaminophen) thì cho đứa bé uống. Lượng thuốc tùy cân
nặng của đứa bé. Không nên cho uống aspirine. Không nên
mặc quá nhiều quần áo.
Trung bình nhiệt độ của trẻ là 36.4 C (tức là 97.7 F). Nếu lên
cao hơn 37.5 C là trẻ bị sốt.
- Nếu trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt, cần mang trẻ đến
gặp bác sĩ ngay lập tức, không chần chờ.
- Nếu trẻ 2 - 6 tháng tuổi bị sốt và sốt kéo dài 6 giờ
hay lâu hơn, cần gọi hỏi bác sĩ ngay lập tức, không
chần chờ.
Làm kinh (co giật cả thân mình):
- Đặt đứa bé nằm nghiêng xuống giường hay xuống đất,
đầu thấp; lấy một cái nút chai hay vú cao-su đặt ở giữa
hai hàm răng để đứa bé đừng cắn vào lưỡi.
- Thường thì cơn kinh phong kéo dài khoảng 2 phút thì
dứt. Đứa bé ngủ một giấc ngắn rồi tỉnh dậy. Nếu đứa bé
làm kinh liên tục không dứt thì đưa đến bệnh viện ngay.
Tiêu chảy và Ói mửa
- Tiêu chảy hay Ói mửa làm trẻ bị mất nhiều nước, nên
trẻ bị đói và khát, cha mẹ cần cho trẻ bú sữa mẹ hay sữa bột
đầu nành (không phải sữa bò) thường xuyên hơn mọi khi (mỗi
1-2 giờ). Không nên để trẻ bị đói và khát vì ói mửa hay tiêu
chảy.
- Nếu không có sữa uống, có thể cho trẻ dùng nước
cháo pha với 1 chút xíu trà pha loãng; hoặc pha nước cam với
16
nước cho loãng và thêm vài hột muối (1 đầu muỗng nhỏ cho
mỗi ½ Lít), chia ra cho uống 1-2 muỗng nhỏ một lần và cho
nhiều lần như vậy trong ngày (5-6 lần hay nhiều hơn) cho tới
khi trẻ hết ói mửa / hết tiêu chảy.
- Sau 24 giờ hết tiêu chảy/ói mửa, cho trẻ ăn uống lại
như bình thường
- Nếu bị tiêu chảy/ói mửa nặng, kéo dài 2 ngày trở đi,
đã làm như trên mà không bớt, cần mang trẻ đến gặp bác sĩ.
Khi trẻ bị ói mửa, đặt trẻ nằm nghiêng hay nằm sấp để
không bị sặc và tránh được vật mửa ra rớt vào cuốn phổi.
Da nổi đỏ:
- Trong vài tuần đầu, trẻ sơ sinh thường nổi những mụn sữa
hoặc mụn đỏ trên mặt. Đừng lo, chỉ cần giữ mặt sạch sẽ để
tránh mụn bị nhiễm trùng, rồi tự nhiên mụn sẽ biến mất
trong vài ngày hay lâu nhất là 2 tháng.
- Da đứa bé có thể nổi đỏ ở những kẻ da bị hầm và làm
ngứa, khó chịu. Chỉ cần rửa sạch với nước mát, giữ cho
khô ráo và cho mặc áo quần thoáng mát.
- Da nổi đỏ vì hầm tả thì cần rửa mông của trẻ với nước ấm,
không dùng xà bông, không mặc tả và quần trong 20 phút
để giữ cho da được khô và thoáng. Nhớ thay tả thường
xuyên hơn.
- Đưa trẻ đi bác sĩ khi chổ nổi đỏ bị nhiễm trùng, làm ngứa
nhiều và đau đớn, lan khắp nơi, không giảm, hay khi trẻ bị
sốt, có vẻ mất sức, không chịu ăn uống.
Té nặng:
Không nên bồng đứa bé lên ngay, mà phải để đứa bé nằm trên
đất, và xem xét đứa bé bị thương ở đâu, xem cách trẻ khóc và
tiếng khóc, cách thở và hơi thở có bình thường không? Sờ nhẹ
vào mình đứa bé và hỏi nó bị đau ở chổ nào? Kiểm tra xem đầu
có bị thương, bị u và bầm không?
17
Nếu nó không cử động được hoặc cử động yếu ớt tay chân thì
có thể là nó bị thương ở xương sống và tủy sống. Phải giữ thân
mình nó thẳng và đặt nó trên một tấm ván phẳng, và chở nó
đến bệnh viện ngay.
Nếu có dấu bị gẫy xương ở tay chân thì bó nẹp trong khi di
chuyển đến bệnh viện.
Té đập đầu:
Nếu đứa bé không bất tỉnh: Trông chừng kỹ đứa bé và đánh
thức nó dậy mỗi hai tiếng đồng hồ để xem nó tỉnh táo hay
không. Nếu nó không còn tỉnh táo, khó đánh thức, hay ói mửa,
nhức đầu, thì đem nó đi bệnh viện ngay.
Nếu đứa bé bất tỉnh: Đặt đứa bé nằm nghiêng một bên, đầu
thấp, và đưa đứa bé đến bệnh-viện ngay.
Nếu đứa bé bất tỉnh rồi tỉnh dậy ngay: Trông chừng đứa bé
và đánh thức nó dậy mỗi 1 tiếng đồng hồ, và nếu nó có những
triệu-chứng như ở đoạn 1, đưa nó đi bệnh viện ngay.
[Hình: đứa bé nằm trên một tấm ván phẳng, được 2 người
khiêng đến bệnh viện]
Bị thương chảy máu:
Nếu chảy máu ít: Rửa vết thương với nước sạch (không nóng)
và xà-bông. Lấy bông gòn đè lên vết thương và giữ ở điểm đó
một lát lâu để cầm máu. Khi đã hết chảy máu, băng vết thương
18
để giữ sạch, rồi đưa đứa bé đến bệnh viện để bác sĩ khám và
cho thuốc.
Nếu chảy máu nhiều: Lấy bông gòn hay một miếng vải sạch
đè lên vết thương để máu ngưng chảy. Đưa đứa bé đến bệnh
viện ngay. Không nên lấy giây buộc chặt quanh cánh tay hay
cánh chân để cầm máu, vì có thể làm hư hết cả cách tay hay
chân.
Bị Phỏng lửa hay nước nóng:
- Ngâm chổ bị phỏng vào nước mát lạnh hay tưới nhẹ nước
mát lạnh liên tục vào vết phỏng ít nhất 10 phút để làm giảm
đau rát và rửa sạch vết phỏng
- Đừng bao giờ đụng chạm hay chà vào vết phỏng, đừng làm
sứt lớp da ở vết phỏng ra.
- Nếu quần áo/lớp vải dính vào vết phỏng, ngâm luôn áo
quần/lớp vải với vết phỏng vào nước mát lạnh. Chỉ cởi lớp
vải ra khi nó không đụng chạm vào vết phỏng.
- Có thể đấp khăn tẩm nước mát lạnh lên vết phỏng, thay
nước khăn thường xuyên để luôn được mát. Ngoài ra
không nên đắp vật gì khác lên vết phỏng vì sẽ khó gỡ ra và
có thể gây nhiễm trùng.
- Không để ruồi bu đậu trên vết phỏng.
- Nếu bị phỏng nặng và áo quần dính vào vết phỏng, mang
trẻ đến phòng cứu cấp của nhà thương ngay
Bị Điện giật:
- Cúp điện ngay lập tức và lấy một khúc gỗ hoặc khúc nhựa
gỡ kéo dây điện ra khỏi mình đứa bé trước khi đụng tới
mình nó.
- Mang trẻ đến phòng cấp cứu của nhà thương liền sau
đó để được bác sĩ kiểm tra vì điện có thể gây nội
thương, mặc dù không có vết phỏng ngoài da.
19
Bị thú vật cắn:
1. Bắt con thú bỏ vào trong chuồng; Đừng giết con thú, vì
nhân viên thú-y cần xét nghiệm xem con thú có bị bệnh
hay không.
2. Rửa sạch vết thương với nước sạch và xà-bông. Lấy
bông gòn sạch đè lên vết thương để cầm máu. Không
nên lấy chất gì khác đắp lên vết thương.
3. Đưa đứa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ săn sóc vết thương
và chích thuốc ngừa bệnh dại.
Bị Giun Sán Lãi:
Bị giun Kim là bởi tay trẻ bị dơ do rồi đút tay vào miệng. Bị
giun Đũa vì ăn thức ăn không sạch. Bị Sán là do ăn thịt bò chưa
nấu chín.
Vì thế rửa tay sạch cho trẻ thường xuyên, đừng cho trẻ chơi
dưới đất, đừng để trẻ ở những nơi dơ bẩn. Nếu trẻ chơi với các
bạn khác, cần rửa tay và giữ cho bạn của trẻ sạch sẽ theo, để
tránh lây lan vi trùng, trứng giun. Cần giữ vệ sinh cá nhân từ
tay chân cho đến áo quần, chiếu giường, v.v.. Cần rửa sạch các
thức ăn và nấu chín thịt bò, đun sôi nước để nguội trước khi
uống.
Cha mẹ cần dẫn trẻ đến bác sĩ để được chữa trị khi cha mẹ phát
hiện trẻ có giun sán.Tất cả mọi người trong gia đình đều phải
được chữa trị cùng một lúc với trẻ thì mới trị dứt hết giun sán
được, nếu không sẽ lây lại lẫn nhau.
Bị bón
- Cho trẻ uống thêm nhiều nước trong sau mỗi lần bú bình
hay ăn xong. Cho ăn thêm trái cây chín (đặc biệt trái mận
chín) và rau cải xanh nghiển nhỏ, bú sữa mẹ thay vì sữa
bột. Thay đổi thức ăn mới, món ăn khác ngày thường.
- Đặt đứa bé nằm ngửa, giúp bé tập thể thao bằng cách nắm
2 chân bé làm động tác đạp xe đạp. Xoa nhè nhẹ, theo
20
chiều kim đồng hồ, vùng bụng của trẻ 3-4 lần một ngày,
để giúp trẻ đi cầu. Không mặc tả bó chặt bụng của trẻ.
- Không nên dùng thuốc bơm đít vì sẽ gây hại đến trẻ.
PHẠT TRẺ CON THẾ NÀO KHI NÓ PHẠM LỖI
Khi đứa trẻ làm gì phạm lỗi, cha mẹ nên chờ đến khi hết nóng
giận rồi dùng lời từ tốn dạy trẻ biết rõ thế nào là sai, thế nào là
đúng, và giải thích vì sao là sai, vì sao là đúng. Cha mẹ không
nên đánh đập hoặc chửi rủa con trẻ khi đang nóng giận, vì khi
nóng giận, cha mẹ có thể không tự kềm chế được và gây
thương tích cho con. Đứa bé bị đánh đập sẽ trờ thành người
hung dữ.
Phạt con là để nó biết rằng làm lỗi sẽ đưa đến kết quả tai hại,
chớ không phải đề hành hạ nó. Vì vậy, cha mẹ không nên dùng
những hình phạt nặng làm đau đớn con quá đáng.
Cha mẹ không nên rầy mắng trẻ con trước mặt người khác hay
bạn bè của nó, để đứa trẻ không cảm thấy xấu hổ và mất tự tin.
21
LẮNG NGHE VÀ GIẢI ĐÁP
NHỮNG THẮC MẮC CỦA TRẺ CON
Khi đứa trẻ có điều gì lo lắng, sợ sệt hay thắc mắc, nó muốn
bày tỏ cho cha mẹ biết hoặc hỏi cha mẹ để được yên tâm. Cha
mẹ nên lắng nghe lời trẻ, và giải thích cho nó hiểu hoặc an ủi
nó, chớ không nên làm ngơ, không nên cho đó là “đồ con nít,
biết gì mà hỏi !”
Con trẻ cần được cha mẹ chú ý và cần được giải tỏa những nỗi
lo sợ.
Kể truyện cho trẻ
Kể truyện cho con trẻ nghe từ khi nó còn thơ ấu để tạo thêm sự
gần gủi giữa con và cha mẹ, và để nó phát triển trí tưởng tượng.
Cha mẹ nên kể những truyện cổ tích, lịch sử đề cao tánh trung
nghĩa, lòng thương người, giúp đở lẫn nhau, tánh thành thật,
lương thiện, can đảm, tự tin, tháo vát, tìm tòi, học hỏi.
Không nên kể những truyện ma, truyện quỷ quái khiến cho trẻ
sợ bóng tối, sợ ngủ đêm một mình.
22
Dạy Trẻ
“Dạy con, dạy thuở còn thơ, …”
Cách cha mẹ nuôi dưỡng và dạy dỗ con lúc nó còn thơ ấu ảnh
hưởng rất nhiều trên tánh tình của nó sau này. Vì vậy, cha mẹ
cần biết cách nuôi duỡng và dạy dỗ con cho đúng.
Đứa bé được cha mẹ thương yêu chăm sóc sẽ biết thế nào là
thương yêu, giúp đở người khác.
Đứa bé được cha mẹ chỉ dạy những điều mới lạ, tốt đẹp sẽ phát
triển trí óc và tánh tìm tòi, khám phá những cái hay, cái tốt.
Dạy con những tánh tốt
Cha mẹ nên dạy con ngay từ khi còn bé:
• Lễ phép với mọi người.
• Không đánh đập thú vật.
• Không chửi thề, văng tục.
• Không nói dối.
• Không lấy đồ vật của người khác.
• Giúp đở người khác.
• Cảm ơn những người đã giúp đở mình.
Dạy con bằng cách nêu gương tốt
Trẻ thơ hay bắt chước người lớn, nhất là bắt chước cha mẹ.
Cha mẹ muốn con mình sau này như thế nào thì phải làm như
thế nấy để con trẻ bắt chước.
Muốn con trẻ khi lớn lên không hút thuốc, không nghiện ruợu,
thì cha mẹ phải không hút thuốc, không uống rượu.
Cha mẹ muốn con trẻ ăn nói lễ phép thì phải ăn nói lịch sự với
mọi người và dùng lời lẽ dịu ngọt với trẻ.
Muốn con có tính tốt, cha mẹ phải nêu gương tốt.
23
Mái ấm gia đình
Đứa trẻ nào cũng cần được cả cha lẫn mẹ săn sóc, nuôi dưỡng,
dạy dỗ. Đứa trẻ không có cha sẽ cảm thấy thiếu thốn và cũng
có thể bị bè bạn chế nhạo. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm
tánh và đời sống đứa trẻ. Người đàn bà chưa có chồng nên
tránh thụ thai.
Trước khi thụ thai và trong thời gian mang thai, người đàn bà
cần được dinh dưỡng đầy đủ và uống acid folic hằng ngày để
cho thai nhi có đủ chất bổ dưỡng và để tránh cho thai nhi bị
một số tật bẩm sinh. Trong khi có thai, người mẹ cũng cần ăn
uống đầy đủ, có thời giờ ngơi nghỉ và được khám thai đều đặn.
Vì vậy, khi cặp vợ chồng chưa sẵn sàng nuôi dưỡng con thì
nên tránh thụ thai.
Cách tránh thụ thai
Có nhiều cách ngừa thai:
Những cách ngừa thai sau rất hữu hiệu:
1. Hoàn toàn không liên hệ tình dục (Chú ý: Ngừa thai
bằng cách không liên hệ tình dục chỉ trong một thời
gian của chu kỳ kinh nguyệt rất dễ sai lầm).
2. Đàn ông mang bao cao su (áo mưa) khi quan hệ
tình dục. (Mang bao cao su không những ngừa thai
mà còn ngừa được những bệnh truyền nhiễm qua
đường sinh dục khác như bệnh giang mai, bệnh lậu,
bệnh liệt kháng (SIDA, AIDS).
3. Phụ nữ dùng thuốc ngừa thai hoặc chích thuốc ngừa
thai dài hạn theo toa bác sĩ.
4. Bác sĩ đặt vòng xoắn ngừa thai trong tử cung.
5. Cột ống dẫn trứng ở phụ nữ.
6. Cột ống dẫn tinh ở đàn ông.
24
Cách sau này không hữu hiệu như các cánh kể trên:
Theo dõi lịch trình kinh nguyệt của phụ nữ và tránh quan hệ
tình dục trong thời gian 2 tuần của chu kỳ: 1 tuần TRƯỚC và 1
tuần SAU khi trứng rụng.
Người đàn bà muốn tránh thụ thai cần bắt buộc người đàn
ông mang bao cao-su khi quan-hệ tình dục.
Những cách sau đây rất hữu hiệu,
giúp phòng ngừa được nhiều bệnh hoạn
. Nước sôi: Đun sôi n
File đính kèm:
- nuoi duong va day conSach.pdf