Ôn tập Địa lí Lớp 12

BÀI MỞ ĐẦU : VIỆT NAM TIẾN VÀO THẾ KỈ XXI

Xu hướng phát triển của nền kinh tế - xã hội thế giới và khu vực. Công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội ở nước ta.

Câu 1. Nền kinh tế - xã hội phát triển theo xu hướng nào ?

Câu 2. Công cuộc đổi mới ở nước ta Phát triển theo những xu hướng nào ?

Câu 3. Hãy trình bày những khó khăn nói chung của nền kinh tế - xã hội và khó khăn nói riêng của cơ sở vật chất – kĩ thuật ở nước ta ?

Câu 4. Hãy chứng minh : Nền kinh tế thế giới phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá. Xu thế lớn này đã tạo thời cơ mới cho việc mở rộng các mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa nước ta và các nước trên thế giới.

Câu 5. Bối cảnh quốc tế và đất nước ta vào những năm cuối thế kỉ XX có những đặc điểm gì ? Bối cảnh đó có ảnh hưởng như thế nào đối với công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay ?

 

doc10 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Địa lí Lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP ĐỊA LÍ 12 : CÂU HỎI k BÀI TẬP THỰC HÀNH Phần một : CÂU HỎI KIẾN THỨC . BÀI MỞ ĐẦU : VIỆT NAM TIẾN VÀO THẾ KỈ XXI Xu hướng phát triển của nền kinh tế - xã hội thế giới và khu vực. Công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội ở nước ta. Câu 1. Nền kinh tế - xã hội phát triển theo xu hướng nào ? Câu 2. Công cuộc đổi mới ở nước ta Phát triển theo những xu hướng nào ? Câu 3. Hãy trình bày những khó khăn nói chung của nền kinh tế - xã hội và khó khăn nói riêng của cơ sở vật chất – kĩ thuật ở nước ta ? Câu 4. Hãy chứng minh : Nền kinh tế thế giới phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá. Xu thế lớn này đã tạo thời cơ mới cho việc mở rộng các mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa nước ta và các nước trên thế giới. Câu 5. Bối cảnh quốc tế và đất nước ta vào những năm cuối thế kỉ XX có những đặc điểm gì ? Bối cảnh đó có ảnh hưởng như thế nào đối với công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay ? CHƯƠNG MỘT : CÁC NGUỒN LỰC CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1. Vị trí, lãnh thổ Việt Nam và ý nghĩa của vị trí địa lý đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Đánh giá nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta. Câu 6. Vị trí địa lí là nguồn lực quan trọng của một quốc gia. Anh (chị) hãy : 1. Nêu đặc điểm của vị trí, giới hạn và hình thể lãnh thổ nước ta. 2. Phân tích ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đó đối với việc định hướng phát triển các ngành kinh tế trong thời kì đổi mới. Câu 7. Vị trí địa lí nước ta có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ? Câu 8. Hãy chứng minh nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú. Câu 9. Chứng minh rằng vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất cấp bách. Câu 10. Cần phải làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nước ta ? 2. Tình hình dân cư, nguồn lao động và chiến lược phát triển dân số, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động xã hội. Câu 11. Tại sao dân số ở nước ta đang nổi lên như một trong những vấn đề cấp bách nhất ? Câu 12. Dân số là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước : 1. Trình bày những đặc điểm cơ bản về dân số nước ta. 2. Những nguyên nhân nào đã làm giảm tốc độ gia tăng tự nhiên dân số ở Việt Nam ? 3. Kết cấu dân số trẻ có ảnh hưởng như thế nào đến nguồn lao động của nước ta trong những năm tới ? Câu 13 . Chứng minh và cho biết nguyên nhân về sự phân bố dân cư ở nước ta là không đồng đều và chưa hợp lí. Việc phân bố như vậy đã gây nên những hậu quả gì ? nêu chính sách phân bố lại dân cư ở nước ta. Câu 14 . Trình bày thực trạng về nguồn lao động và sử dụng lao động ở nước ta (những thế mạnh và mặt hạn chế) 3. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật. Câu 15. Hãy nêu lên sự cần thiết phải đổi mới nền kinh tế nước ta. Công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn như thế nào ? CHƯƠNG HAI : NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. A. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI. 1. Đặc điểm của nguồn lao động, tình hình sử dụng lao động và vấn đề việc làm. Câu 16. Nguồn lao động nước ta hiện nay có những mặt mạnh và những mặt tồn tại nào ? Câu 17. Tại sao nói : “ Việc làm đang là một vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay”? Chúng ta đã làm gì để giải quyết việc làm và sử dụng hợp lí sức lao động ? Câu 18. Tại sao lại nói việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn đặt ra với nước ta hiện nay ? Cho biết phương hướng giải quyết vấn đề việc làm ở Việt Nam. B. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Thực trạng nền kinh tế và nguyên nhân; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ. Câu 19a. Hãy cho biết những nguyên nhân khiến cho sự tăng trưởng kinh tế của nước ta trong mấy chục năm nhìn chung vẫn còn chậm. Câu 19b. Hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế của nước ta. 2. Tình hình vốn đất đai, hiện trạng và các biện pháp sử dụng đất nông nghiệp ở các vùng khác nhau. Câu 20. Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để sử dụng hợp lí vốn đất của các vùng khác nhau ở nước ta ? Câu 21. Đất đai là vốn quý của xã hội. Anh (chị) hãy : 1/. Cho biết hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở đồng bằng nước ta. 2/. Nêu một số biện pháp cải tạo và bảo vệ đất đai ở các vùng trên. 3. Tầm quan trọng của sản xuất lương thực, thực phẩm. Tình hình sản xuất lương thực, thực phẩm; các vùng trọng điểm lương thực thực phẩm. Câu 22. Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành sản xuất lương thực, thực phẩm. Câu 23. Hãy trình bày hai vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm của nước ta (Đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng) và các thế mạnh để phát triển lương thực, thực phẩm của các vùng khác. Câu 24. Lương thực, thực phẩm luôn là nhu cầu thiết yếu của đời sống. Anh (chị) hãy : 1/. Cho biết vai trò của lương thực thực phẩm trong nền kinh tế nước ta hiện nay. 2/. Nêu những thành tựu trong sản xuất lương thực thực phẩm của nước ta từ ngày Đổi mới. phân tích nguyên nhân, dẫn đến thành tựu trên. 4. Hiện trạng phát triển và phân bố các cây công nghiệp, các vùng chuyên canh cây công nghiệp. Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp, Câu 25.Vai trò của cây công nghiệp ở nước ta.Tình hình phát triển các loại cây công nghiệp trong thời gian qua. Để phát triển cây công nghiệp chúng ta cần phải giải quyết những vấn đề gì ? Câu 26. Hãy trình bày sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa). Câu 27. Trình bày điều kiện phát triển và các sản phẩm chính của các vùng chuyên canh cây công nghiệp đã và đang hình thành ở nước ta. 5. Cơ cấu ngành công nghiệp, sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp. Câu 28. Trình bày về hai trung tâm công nghiệp Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Giải thích vì sao hai trung tâm nói trên lại phát triển mạnh về hoạt động công nghiệp ? Câu 29. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm ? Trình bày ưu thế của các ngành công nghiệp trọng điểm và những điều kiện thuận lợi để phát triển những ngành này. Nêu những phương hướng cơ bản để hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta. Câu 30. Hãy nêu tình hình phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở nước ta. Giải thích tại sao có sự phân hoá đó ? Câu 31. Trong những năm 1980, cơ cấu các ngành công nghiệp ở nước ta đã có những chuyển biến như thế nào ? Vì sao có sự chuyển biến đó ? Trình bày những ưu thế và những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp s3n xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp dầu khí ở nước ta. 6. Tình hình phát triển của kinh tế đối ngoại, những hoạt động cơ bản của kinh tế đối ngoại. Câu 32. Kinh tế đối ngoại chủ yếu bao gồm những hoạt động nào ? Hãy trình bày những chuyển biến và tồn tại trong hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta. 7. Tình hình phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc. CHƯƠNG BA : NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN CÁC VÙNG. 1. Đồng bằng sông Hồng: Vấn đề dân số và biện pháp giải quyết; những thuận lợi và khó khăn trong vấn đề sản xuất lương thực thực phẩm, thực trạng và biện pháp khắc phục những khó khăn. Câu 33. Trình bày tình hình phân bố dân cư ở Đồng bằng sông Hồng và giải thích. Câu 34. Trình bày những thuận lợi và trở ngại chính trong việc giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng ; hướng khắc phục những khâu còn yếu. Câu 35. Trình bày những hạn chế của Đồng bằng sông Hồng.Các hạn chế này đã ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng ? 2. Đồng bằng sông Cửu Long: Vấn đề sử dụng và cải tạo tự nhiên; vấn đề lương thực, thực phẩm. Câu 36. Hãy trình bày về tài nguyên đất, khí hậu và nước ở Đồng bằng sông Cửu Long. Các tài nguyên này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trồng lúa ở đây như thế nào ? Câu 37. Điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long có những thuận lợi, khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế ? Câu 38. Hãy trình bày đặc điểm của ngành trồng lúa và chăn nuôi của đồng bằng sông Cửu Long. Giải thích vì sao có những đặc điểm đó ? Câu 39. Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất nước ta. 1/. Điều kiện tự nhiên ở Đồng bằng này có những thuận lợi và khó khăn gì đối với việc sản xuất lúa ? 2/. Trình bày hiện trạng của việc sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. 3/. Nêu những định hướng để phát triển sản xuất lúa ở Đồng bằng này. Câu 40. Vì sao có thể nói Đồng bằng sông Cửu Long là vùng s3n xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta ? Câu 41. Điều kiện tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có thuận lợi như thế nào với sự phát triển kinh tế ? 3. Duyên hải miền Trung: Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế, vấn đề hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp, vấn đề hình thành cơ cấu công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng. Câu 42. Trình bày những nguồn lực tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Những nguyên nhân nào đã hạn chế sự khai thác các nguồn lực này ? Câu 43. Hãy trình bày tình hình phát triển của ngành đánh bắt hải sản của vùng duyên hải miền Trung. Giải thích vì sao ? Câu 44. Duyên hải miền Trung có những điều kiện nào để phát triển công nghiệp của vùng. Đề xuất phương hướng phát triển công nghiệp ở duyên hải miền Trung. Câu 45. Dựa vào nguồn lực vốn có của vùng Bắc Trung Bộ, hãy chứng minh : Ở vùng này có thể hình thành tốt cơ cấu nông-lâm-ngư nghiệp. Câu 46. Trình bày những nguồn lực tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Những nguyên nhân nào đã hạn chế sự khai thác các nguồn lực này ? Câu 47. Hãy phân tích những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế ở vùng Bắc Trung Bộ (phía Bắc Duyên hải miền Trung). Nêu những khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội cần phải khắc phục ở vùng này. 4. Trung du và miền núi phía Bắc: ý nghĩa của việc phát huy các thế mạnh của vùng; vấn đề khai thác các thế mạnh: khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện; trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới; chăn nuôi đại gia súc; kinh tế biển. Câu 48. Trung du miền núi Bắc Bộ là một trong những vùng kinh tế quan trọng của nước ta. 1/. Phân tích các thế mạnh vế khai thác khoáng sản và thuỷ điện, về kinh tế biển của vùng này. 2/. Tại sao nói : Việc phát huy các thế mạnh kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa chính trị và xã hội sâu sắc. Câu 49. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vùng Trung du và miền núi phía Bắc trong việc phát triển trồng cây công nghiệp, cây đặc sản, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc. Câu 50. Trình bày các thế mạnh của Trung du miền núi phía Bắc trong việc phát triển kinh tế. 5. Tây Nguyên: Những thuận lợi và khó khăn trong phát việc triển kinh tế; vấn đề phát triển cây công nghiệp lâu năm, khai thác và chế biến lâm sản, khai thác thuỷ năng. Câu 51. Trình bày những điều kiện thuận lợi về tự nhiên và xã hội ở Tây Nguyên với việc phát triển cây cà phê, cao su, chè. Câu 52. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế của vùng. Câu 53. Trình bày tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên. Để phát triển ổn định, vững chắc các cây công nghiệp ở Tây Nguyên cần có những biện pháp gì ? Câu 54. Trình bày những điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp cho Tây Nguyên phát triển mạnh việc khai thác và chế biến lâm sản. Cần có phương hướng như thế nào để sử dụng hợp lí tài nguyên rừng của Tây Nguyên ? 6. Đông Nam Bộ: Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế, vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp, dịch vụ, nông - lâm nghiệp, phát triển tổng hợp kinh tế biển. Câu 55. Hãy nêu các thế mạnh về vị trí và tài nguyên thiên nhiên ở Đông Nam Bộ. Câu 56. Hãy chứng minh sự phát triển tổng hợp kinh tế biển ở vùng Đông Nam Bộ sẽ làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng. Câu 57. Trình bày những điều kiện thuận lợi và khó khăn về tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với việc phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ. Câu 58. Trình bày thế mạnh về công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp của vùng Đông Nam Bộ. Câu 59. Dựa vào những nhân tố tác động đến sự phân bố công nghiệp theo lãnh thổ ở nước ta (việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có kĩ thuật, kết cấu hạ tầng và vị trí thuận lợi), hãy chứng minh : Vùng Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện tốt để phát triển mạnh công nghiệp theo chiều sâu. µCÂU HỎI TỔNG HỢP . Câu 60. Trình bày những điểm khác nhau về nguồn lực phát triển giữa các đồng bằng ở Bắc Trung Bộ (phía Bắc của Duyên hải miền Trung) và Đồng bằng sông Hồng. Câu 61. Trung du, miền núi và cao nguyên ở nước ta có tầm quan trọng như thế nào đối với sự nghiệp phát triển kinh tế (dẫn chứng qua các bài Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên) ? Câu 62. Trình bày về các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ và tây Nguyên (nêu lên các điều kiện thuận lợi, vị trí của vùng trong cả nước, các cây trồng chủ yếu, những nơi trồng). Cần có các biện pháp nào để có thể đáp ứng yêu cầu phát triển các cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên trong những năm tới ? CHƯƠNG BỐN : VIỆT NAM TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC NƯỚC ĐNÁ. Phần hai : BÀI TẬP THỰC HÀNH. Câu 1. Cho bảng số liệu dưới đây : Năm Cơ cấu giá trị thị trường nhập khẩu (%) Đông Nam Á Trung Quốc – Đông Bắc Á EU Nước khác 2000 28,5 34,9 8,4 28,2 2002 24,2 36,2 9,3 30,3 Anh (chị) hãy : 1/. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị thị trường nhập khẩu chính của nước ta thời gian gần đây. 2/. Nêu nhận xét và phân tích ý nghĩa của sự thay đổi đó. Câu 2. Dựa vào bảng số liệu sau đây : (Đơn vị : triệu con) Năm Trâu Bò Lợn Gia cầm 1990 2,9 3,1 12,3 107,4 1995 3,0 3,6 16,3 142,1 2000 2,9 4,1 20,2 196,1 2002 2,8 4,1 23,2 233,3 Anh (chị) hãy : 1/. Vẽ cùng trong một biểu đồ thích hợp thể hiện rõ nhất tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi ở nước ta. 2/. Nêu nhận xét về tình hình tăng trưởng đó và giải thích nguyên nhân. Câu 3. Cho bảng số liệu về sản lượng than và điện của nước ta thời kì 1975 – 2003 sau đây : Năm 1975 1985 1990 1995 2000 2003 Than (triệu tấn) 5,2 5,7 4,6 8,4 11,6 19,0 Điện (tỉ kw/h) 2,4 5,2 8,8 14,7 26,7 41,1 Anh (chị) hãy : 1/. Vẽ biểu đồ thích hợp để biểu hiện tình hình phát triển của các ngành công nghiệp nói trên trong thời gian qua. 2/. Nêu nhận xét tốc độ tăng trưởng của hai ngành công nghiệp trên. giải thích nguyên nhân. Câu 4. Cho bảng số liệu dưới đây : (Đơn vị : %) Nhóm tuổi Năm 1989 1999 Nam Nữ Nam Nữ Từ 0 đến 14 20,1 18,9 17,4 16,1 Từ 15 đến 59 25,6 28,2 28,4 30,0 Từ 60 trở lên 3,0 4,2 3,4 4,7 Anh (chị) hãy : 1/. Qua biểu đồ, so sánh tình hình biến động cơ cấu nam nữ và cơ cấu các nhóm tuổi trong 10 năm gần đây. 2/. Phân tích các mặt thuận lợi và khó khăn của cơ cấu các nhóm tuổi đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay. Câu 5. Cho bảng số liệu về khối lượng luân chuyển hàng hoá phân theo ngành vận tải dưới đây: (Đơn vị : tấn/km) Năm 1995 1997 1999 2000 2002 Đường sắt 1750,6 1533,3 1445,5 1955,0 2391,5 Đường bộ 5137,5 6292,9 7159,8 7888,5 8650,1 Đường sông 3015,5 3692,2 3967,8 4267,6 4968,2 Anh (chị) hãy : 1/. Vẽ biểu đồ thích hợp biểu hiện chỉ số phát triển của các ngành vận tải ở nước ta thời kì 1995 – 2000. 2/. Nhận xét tốc độ tăng trưởng của mỗi loại hình vận tải và nêu rõ thế mạnh của mỗi ngành đối với sự phát triển thời gian qua. Câu 6. Dựa vào bảng số liệu sau đây : (Đơn vị : %) Năm Kinh tế Nhà nước Kinh tế tập thể Kinh tế Tư nhân Kinh tế Cá thể KT có vốn nước ngoài 1995 40,2 10,1 7,4 36,0 6,3 2002 38,4 8,0 8,3 31,6 13,7 Anh (chị) hãy : 1/. Vẽ biểu đồ thích hợp để biểu hiện cơ cấu giá trị đóng góp của các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay. 2. Nhận xét xu hướng chuyển dịch trong cơ cấu thành phần kinh tế và giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó. Câu 7. Cho bảng số liệu thống kê về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của một số vùng năm 2000 như dưới đây : (Đơn vị : %) Vùng ĐB sông Cửu Long Đông Nam Bộ Đất trồng cây hàng năm 75,0 36,8 Đất trồng cây lâu năm 13,4 56,4 Đất vườn tạp 3,9 5,5 Đất đồng cỏ chăn nuôi 6,0 0,2 Đất mặt nước nuôi thuỷ sản 7,7 1,1 Tổng diện tích đất nông nghiệp (nghìn ha) 2960,0 1408,0 Anh (chị) hãy : 1/. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu đất nông nghiệp ở hai vùng nói trên. 2/. Nêu rõ việc sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt. Câu 8. Cho bảng số liệu cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân (% GDP) phân theo ngành kinh tế của các địa phương sau đây (năm 2002). Ngành kinh tế Bắc Bộ DH miền Trung Đông Nam Bộ Nông – lâm – ngư nghiệp 15,5 28,7 6,3 Công nghiệp – xây dựng 38,6 30,9 59,3 Dịch vụ 45,9 40,4 34,4 Tổng giá trị %GDP so với cả nước 18,8 5,2 36,7 Anh (chị) hãy : 1/. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm của các ngành kinh tế phân theo các địa phương ở nước ta vào năm 2002. 2/. Nêu nhận xét thế mạnh của mỗi địa phương và giải thích. Câu 9. Dựa vào bảng số liệu về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ dưới đây : ( Đơn vị : % ) Các vùng kinh tế 1995 1999 2002 Đồng bằng sông Hồng 17,7 18,6 21,4 Trung du miền núi phía Bắc 6,3 7,6 5,7 Duyên hải miền Trung 8,4 8,3 9,0 Đông Nam Bộ 49,4 54,8 48,7 Đồng bằng sông Cửu Long 11,8 10,1 9,3 Tây Nguyên và vùng khác 6,4 0,6 5,9 Anh (chị) hãy : 1/.Vẽ biểu đồ biểu hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Phân theo vùng qua ba thời điểm. 2/. Nhận xét sự thay đổi trong phân hoá giá trị công nghiệp của mỗi vùng và nêu rõ nguyên nhân của sự chuyển dịch. Câu 10. Cho bảng số liệu về cơ cấu các nhóm ngành công nghiệp dưới đây : Nhóm ngành công nghiệp 1985 1989 1995 1998 2002 Nhóm A 32,7 29,9 44,7 45,1 49,2 Nhóm B 67,3 70,1 55,3 54,9 50,8 Anh (chị) hãy : 1/. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi trong cơ cấu công nghiệp giữa hai nhóm A và B thời kì từ 1985 đến 2002. 2/. Nêu nhận xét về các giai đoạn biến động và phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi cơ cấu đó. Câu 11. Cho bảng số liệu về tỉ suất sinh và tỉ suất tử dưới đây : Năm 1979 1985 1993 1999 2001 2005 Tỉ suất sinh (%o) 32,2 28,9 28,5 23,6 19,9 19,0 Tỉ suất tử (%o ) 7,2 6,9 6,7 7,3 5,6 6,0 Anh (chị) hãy : 1/. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất tăng của dân số nước ta trong thời gian qua. 2/. Nhân xét về xu hướng thay đổi tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất tăng. Giải thích sự biến động. Câu 12. Theo các số liệu sản lượng lương thực có hạt bình quân theo đầu người ở toàn quốc, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long (đơn vị : kg/người) : Năm Toàn quốc ĐB sông Hồng ĐB sông Cửu Long 2000 444,9 403,1 1025,1 2002 463,6 401,0 1066,3 2004 482,5 395,5 1097,4 Anh (chị) hãy : 1/. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sản lượng lương thực có hạt bình quân theo đầu người nêu trên. 2/. Qua biểu đồ hãy nhận xét : a/-Sự tăng trưởng của lương thực có hạt bình quân theo đầu người ở toàn quốc qua các năm. b/-Sự tăng hoặc giảm của lượng lương thực có hạt bình quân theo đầu người ở hai đồng bằng trên. Câu 13. Cho bảng số liệu về tình hình phát triển của ngành trồng lúa ở nước ta dưới đây : Tiêu chí 1980 1990 2000 2002 Diện tích (nghìn ha) Năng suất lúa cả năm (tạ/ha) Sản lượng lúa cả năm (triệu tấn) 5600 20,8 11,6 6043 31,8 19,2 7654 42,5 32,6 7504 45,9 34,4 Anh (chị) hãy : 1/. Tính chỉ số tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng lúa qua các năm . 2/. Từ số liệu đã tính, vẽ trên cùng một hệ toạ độ các đường biểu diễn diện tích, năng suất, sản lượng lúa từ năm 1980 – 2002. 3/. Qua bảng số liệu, nêu tình hình phát triển của ngành trồng lúa và cho biết nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất lúa trong những năm gần đây. Câu 14. Cho bảng số liệu dưới đây : (Đơn vị : triệu người ) Năm 1960 1970 1979 1985 1995 1999 2003 Dân số thành thị 4,7 8,8 10,1 11,4 15,1 17,9 20,9 Dân số nông thôn 25,6 32,3 42,4 48,5 59,2 58,4 60,0 Tổng dân số 30,3 41,1 52,5 59,9 71,3 76,3 80,9 Anh (chị) hãy : 1/. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn nước ta thời kì 1960 – 2003. 2/. Nhận xét quá trình gia tăng tỉ lệ dân số thành thị qua các thời kì. Cho biết những nhân tố đã ảnh hưởng đến sự biến động trên. Câu 15. Cho bảng số liệu về các mặt hàng xuất khẩu chủ lực dưới đây : Mặt hàng Cơ cấu giá trị trong tổng xuất khẩu (%) 2001 2002 2003 Dầu thô 20,8 19,6 19,0 Dệt may 13,1 16,5 18,3 Giày dép 10,6 11,2 11,2 Thuỷ sản 12,1 12,1 11,2 Các mặt hàng khác 43,4 40,6 40,3 Anh (chị) hãy : 1/. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị đóng góp của một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực. 2/. Nhận xét tình hình phát triển của các ngành công nghiệp nói trên và giải thích thế mạnh của các ngành đó trong việc đóng góp vào tồng xuất khẩu của cả nước. Câu 16. Dựa vào bảng số liệu về cơ cấu giá trị tổng sản phẩm quốc dân thời kì 1990 – 2002. (Đơn vị : %) Năm 1990 1995 1997 1999 2002 Nông – lâm – ngư nghiệp 38,7 27,2 25,8 25,4 23,0 Công nghiệp – xây dựng 22,7 28,8 31,1 34,5 38,5 Dịch vụ 38,6 44,0 42,1 40,1 38,5 Anh (chị) hãy : 1/. Vẽ biểu đồ thích hợp để biểu thị sự biến đổi cơ cấu giá trị tổng sản phẩm trong nước thời gian qua. 2/. Nhận xét xu thế chuyển dịch và phân tích ý nghĩa của sự chuyển dịch đó. Câu 17. Cho bảng số liệu dưới đây : (Đơn vị : %) Ngành 1990 1995 2000 2002 Trồng trọt 79,3 78,1 78,2 76,7 Chăn nuôi 17,9 18,9 19,3 21,1 Dịch vụ nông nghiệp 2,8 3,0 2,5 2,2 Anh (chị) hãy : 1/. Vẽ biểu đồ thích hợp biểu hiện cơ cấu giá trị sản lượng nông nghiệp thời kì 1990 – 2002. 2/. Nhận xét về cơ cấu giá trị nông nghiệp trong những năm gần đây ở nước ta. Giải thích. Câu 18. Dựa vào bảng số liệu về diện tích đất tự nhiên và đất nông nghiệp phân theo vùng vào năm 2000 dưới đây. Vùng Diện tích (nghìn ha) Đất tự nhiên Đất nông nghiệp Trung du miền núi phía Bắc 10096,3 1305,3 Đồng bằng sông Hồng 1478,9 857,6 Duyên hải miền Trung 9575,6 1525,3 Tây Nguyên 5447,6 1233,6 Đông Nam Bộ 2354,5 1446,3 Đồng bằng sông Cửu Long 3971,2 2970,3 Cả nước 32924,1 9345,4 Anh (chị) hãy : 1/. Vẽ biểu đồ thích hợp biểu hiện rõ cơ cấu đất tự nhiên và đất nông nghiệp ở nước ta vào năm 2000. 2/. Căn cứ vào các số liệu đã có, hãy đánh giá về tiềm năng phát triển thế mạnh nông nghiệp của mỗi vùng. Câu 19. Cho bảng số liệu về cơ cấu đất tự nhiên năm 2002 của hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long dưới đây : Vùng kinh tế Tổng DT (nghìn ha) Cơ cấu đất tự nhiên (%) Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất C. dùng và thổ cư Đất chưa sử dụng. ĐB sông Hồng 1480 57,8 8,2 22,3 11,7 ĐB sông Cửu Long 3973 74,5 9,1 8,5 7,9 Anh (chị) hãy : 1/. Vẽ biểu đồ thích hợp để thể hiện quy mô, cơ cấu đất tự nhiên của hai vùng đồng bằng nói trên. 2/. Nhận xét về hiện trạng sử dụng đất tự nhiên ở hai vùng lãnh thổ đó. Câu 20. Dựa vào bảng số liệu cơ cấu đất tự nhiên ở nước ta vào hai thời điểm 1993, 2003 như dưới đây : Năm Cơ cấu đất tự nhiên (%) Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất C. dùng và T. cư Đất Chưa dụng 1993 22,2 30,0 5,6 42,2 2003 28,9 37,7 6,5 26,9 Anh (chị) hãy : 1/. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu đất đai nước ta trong khoảng 10 năm qua. 2/. Nhận xét xu hướng thay đổi đó và giải thích nguyên nhân của sự biến động. Câu 21. Cho bảng số liệu dưới đây : Sản phẩm 1995 2000 2001 2003 Quần áo (triệu cái) 171,9 337,0 375,6 618,0 Giầy, dép da (triệu đôi) 46,4 107,9 102,3 125,0 Giấy bìa (nghìn tấn) 216,0 408,4 445,3 534,0 Anh (chị) hãy : 1/. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm công nghiệp thời kì 1995 – 2003. 2/. Nhận xét về tình hình phát triển của một số ngành công nghiệp nhẹ hàng đầu hiện nay. Nêu các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển. Câu 22. Dựa vào bảng số liệu về tình hình phát triển của ngành thuỷ sản nước ta dưới đây : Năm 1990 1995 2000 2002 Sản lượng (1000 tấn) 890,6 1584,4 2250,5 2647,4 Giá trị sản lượng (tỉ đồng) 8135 13524 21777 27600 Anh (chị) hãy : 1/. Vẽ biểu đồ thích hợp để biểu thị tình hình phát triển của ngành thuỷ sản nước ta thời kì 1990 – 2002. 2/. Anh (chị) có nhận xét gì về tối độ tăng trưởng của ngành thuỷ sản thời gian qua ? Nêu nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển trên. Câu 23. Cho bảng số liệu về diện tích và sản lượng mía phân theo vùng năm 2002 dưới đây : Vùng Diện tích (1000 ha) Sản lượng (1000 tấn) Bắc Trung Bộ 58,6 3133,2 Duyên hải Nam Trung Bộ 56,7 2394,2 Tây Nguyên 31,6 1354,5 Đông Nam bộ 59,6 3017,3 Đồng bằng sông Cửu Long 79,7 5530,2 Các vùng khác 2,7 138,3 Anh (chị) hãy : 1/. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích và sản lượng của mía ở các vùng lãnh thổ nước ta. 2/. Tính năng suất mía (tạ/ha) của từng vùng. 3/. Từ các số liệu đã có, hãy nhận xét tình hình sản xuất và phân bố của loại cây công nghiệp ngắn ngày này. Câu 24. Dựa vào bảng số liệu về diện tích cây công nghiệp lâu năm của hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ vào năm 2000

File đính kèm:

  • docon_tap_dia_li_lop_12.doc