I- Hệ thống các văn bản đã học
Cho HS nhắc lại tên các văn bản đã học và đọc thêm nêu nội dung chủ yếu của mỗi văn bản
G kết hợp kiểm tra việc học thuộc lòng các văn bản thơ của HS.
(1) Cổng trường mở ra- Lí Lan.
(2) Mẹ tôi- Ét môn đô đơ Amixi.
(3) Cuộc chia tay của những con búp bê- Khánh Hoài.
(4) Bốn câu hát về tình cảm gia đình
+ Cha mẹ- con cái
+ Con gái- mẹ
+ Con cháu- ông bà
+ Anh em với nhau
(5) Bốn câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người
+ Lời đối đáp về các địa danh đất nước.
+ Cảnh đẹp Hồ Gươm
+ Cảnh đẹp xứ Huế
+ Vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương và hình ảnh trẻ trung của cô thôn nữ.
(6) Ba câu hát than thân
19 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập hè 2009 môn Ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn tập hè
Môn ngữ văn 7
=======o0o=======
Bài 1 ôn tập phần văn
I- Hệ thống các văn bản đã học
Cho HS nhắc lại tên các văn bản đã học và đọc thêm " nêu nội dung chủ yếu của mỗi văn bản
G kết hợp kiểm tra việc học thuộc lòng các văn bản thơ của HS.
(1) Cổng trường mở ra- Lí Lan.
(2) Mẹ tôi- ét môn đô đơ Amixi.
(3) Cuộc chia tay của những con búp bê- Khánh Hoài.
(4) Bốn câu hát về tình cảm gia đình
+ Cha mẹ- con cái
+ Con gái- mẹ
+ Con cháu- ông bà
+ Anh em với nhau
(5) Bốn câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người
+ Lời đối đáp về các địa danh đất nước.
+ Cảnh đẹp Hồ Gươm
+ Cảnh đẹp xứ Huế
+ Vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương và hình ảnh trẻ trung của cô thôn nữ.
(6) Ba câu hát than thân
+ Nỗi vất vả của “thân cò”
+ Niềm cảm thương cho nỗi khổ nhiều bề của người lao động
+ Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
(7) Bốn câu hát châm biếm
+ Châm biếm kẻ nghiện ngập và lười biếng
+ Phê phán kẻ hành nghề me tín dị đoan
+ Phê phán hủ tục ma chay trong xã hội cũ
+ Chế giễu bọn quyền hành chả có gì mà cố làm oai, làm sang một cách lố bịch
(8) Sông núi nước Nam- Lí Thường Kiệt (?)
(9) Phò giá về kinh- Trần Quang Khải.
(10) Côn Sơn ca- Nguyễn Trãi.
(11) Buổi chiều đứng ở phủ Thiên trường trông ra- Trần Nhân Tông.
(12) Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương.
(13) Sau phút chia li- Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm.
(14) Qua Đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan.
(15) Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến.
(16) Xa ngắm thác núi Lư- Lí Bạch.
(17) Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều- Trương Kế.
(18) Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh- Lí Bạch.
(19) Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê- Hạ Tri Chương.
(20) Bài ca nhà tranh bị gió thu phá- Đỗ Phủ.
(21) Cảnh khuya Hồ Chí Minh.
(22) Rằm tháng giêng
(23) Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh.
(24) Một thứ quà của lúa non: Cốm- Thạch Lam.
(25) Sài Gòn tôi yêu- Minh Hương.
(26) Mùa xuân của tôi- Vũ Bằng.
II- Những nội dung tư tưởng, tình cảm được thể hiện trong các tác phẩm:
1. Tình yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con cái và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người. (Cổng trường mở ra)
2. Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó. (Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình)
3. Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Hãy bảo vệ và giữ gìn hạnh phúc gia đình. (Cuộc chia tay của những con búp bê)
4. Nhớ thương, kính yêu, buồn bã, tự hào, biết ơn, thân thân, trách phận, châm biếm, đả kích. (Ca dao)
5. ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch (Sông núi nước Nam); Hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc thời Trần. (Phò giá về kinh)
6. Sự hòa nhập giữa con người với thiên nhiên (Bài ca Côn Sơn; Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra; Qua đèo Ngang; Xa ngắm thác núi Lư; Cảnh khuya, Rằm tháng giêng)
7. Phản ánh nỗi khổ đau của con người. (Sau phút chia li; Những câu hát than thân; Bánh trôi nước)
8. Nhớ quê, yêu quê (Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người; Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều; Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê; Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh; Một thứ quà của lúa non: Cốm; Sài Gòn tôi yêu; Mùa xuân của tôi)
9. Tình vợ chồng, tình bạn, tình bà cháu thắm thiết, thuỷ chung (Sau phút chia li; Bạn đến chơi nhà; Tiếng gà trưa)
III- Bài tập
Bài 1: Hãy cho biết ý kiến sau đây đúng hay sai? Giải thích rõ vì sao?
Hầu hết các tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 7 học kì I đều là tác phẩm trữ tình.
Bài 2: Hãy chỉ ra những ý kiến mà em cho là không chính xác
a) Trữ tình là một từ nhiều lúc đồng nghĩa với từ biểu cảm.
b) Trữ tình là một từ khác nghĩa với từ biểu cảm.
c) Đã là thơ thì đương nhiên là thơ trữ tình.
d) Đã là văn xuôi thì đương nhiên là văn tự sự.
e) Đại bộ phận thơ ca là thơ trữ tình.
g) Đã là thơ thì nhất thiết phải có vần.
h) Âm điệu là một yếu tố rất quan trọng của thơ.
Bài 3: Những câu hát châm biếm có gì giống với truyện cười dân gian?
Bài 4: Hình ảnh thiên nhiên, con người và mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong hai bài thơ: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra và Bài ca Côn Sơn (trích) có gì tương đồng và có gì khác nhau?
Bài 5: Hình ảnh và tâm trạng của người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương có gì giống và khác với người phụ nữ trong những câu ca dao than thân?
Bài 6: Nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình cảm quê hương trong hai bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương.
Bài 7: Những nét tương đồng và khác biệt trong bức tranh thiên nhiên và hình ảnh con người ở hai bài thơ: Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều của Trương Kế và Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh.
Bài 8: Ba văn bản tuỳ bút: Một thứ quà của lúa non: Cốm, Sài Gòn tôi yêu, Mùa xuân của tôi có điểm gì chung về phương thức biểu đạt? Vì sao những văn bản ấy cũng được xếp vào loại văn bản trữ tình?
Định hướng lời giải:
Bài 1: Hầu hết các tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 7 học kì I đều là tác phẩm trữ tình là ý kiến đúng vì chúng đều tập trung thể hiện những khía cạnh tình cảm của con người.
Bài 2: Các ý kiến b, c, d là không chính xác.
Bài 3: Những câu hát châm biếm giống với truyện cười dân gian ở chỗ:
- Đều có nội dung châm biếm, đối tượng châm biếm. Nhân vật, đối tượng bị châm biếm đều là những hạng người đáng chê cười về bản chất, tính cách.
- Đều sử dụng một số hình thức gây cười.
- Đều tạo ra tiếng cười cho người đọc, người nghe.
Bài 4: Thiên nhiên trong bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra là cảnh thanh bình, gần gũi của làng quê được cảm nhận qua một tâm hồn nhạy cảm, yêu vẻ đẹp bình dị của quê hương. Còn thiên nhiên trong Bài ca Côn Sơn là cảnh rừng suối, nơi nhà thơ tìm đến sự trong sạch và vẻ đẹp nguyên vẹn không vướng bụi trần. Con người trong hai bài thơ đều có sự hòa hợp với thiên nhiên. Nhưng một bên là sự hòa hợp tự nhiên trong cuộc sống thường nhật nơi thôn dã (Mục đồng sáo vẳng trâu về hết – Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng); còn một bên là sự hòa hợp tuyệt đối, chủ động của con người với thiên nhiên để thể hiện nhân cách thanh cao của mình.
Bài 5:
* Giống nhau: Cách mở đầu: “Thân em…” cũng như lối so sánh thân phận mình với những vật bình thường (hạt mưa, chẽn lúa, tấm lụa, bánh trôi…).
* Khác nhau: Thơ Hồ Xuân Hương không chỉ là lời than thở về thân phận mà chủ yếu tiếng nói mạnh mẽ khẳng định vẻ đẹp, giá trị nhân phẩm của người phụ nữ.
Bài 6: Cả hai bài đều thể hiện tình quê hương sâu đậm , nhưng ở những hoàn cảnh và tâm trạng khác nhau. Một đằng là nỗi nhớ quê được khơi dậy giữa một đêm trăng sáng ở nơi xa quê. Tình quê hương của Lí Bạch vừa man mác trong ánh trăng vừa được biểu lộ trực tiếp trong động tác: Cúi đầu nhớ cố hương. Còn tình quê hương của Hạ Tri Chương lại được biểu lộ trong cảnh ngộ của kẻ đi xa đã lâu, nay mới trở về, mọi sự đã đổi thay, mình như người xa lạ trước mắt mọi người. Tình quê vẫn sâu nặng nhưng nhuốm một ý vị xót xa trong cảnh ngộ ấy.
Bài 7: Hai bài thơ có nhiều nét tương đồng về cảnh vật: Đêm trăng, sông nước, con thuyền. Nhưng cũng có những nét khác biệt trong bức tranh thiên nhiên: một bên là không gian tĩnh lặng, có phần hiu hắt của lúc trăng tà, có tiếng quạ kêu, sương sa đầy trời, con thuyền đậu bến và tiếng chuông chùa trên núi xa vọng lại vào lúc nửa đêm càng làm tăng thêm sự tịnh mịch và gợi nỗi buồn (bài Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều). Còn một bên là cảnh đêm rằm tháng giêng với trăng tròn đầy, ánh trăng lai láng tỏa khắp bầu trời, dòng sông; cảnh vật tràn đầy sức sống mùa xuân; con thuyền không đậu lại mà vận động từ chỗ khói sóng trở về, chở đầy ánh trăng (bài Rằm tháng giêng).
Cái khác biệt rõ nhất của hai bài thơ là ở tư thế, tâm trạng của con người. Một bên là tĩnh lặng và nỗi buồn vương vấn trong giấc ngủ chập chờn trên con thuyền đậu lại nơi bến sông. Còn một bên là hình ảnh con người vừa mở rộng tâm hồn đón nhận vẻ đẹp tuyệt diệu của đêm rằm tháng giêng, lại vừa khẩn trương trong công việc của người cách mạng (bàn việc quân) và tâm trạng thì phơi phới lạc quan, trong sáng. Nhưng đều giống nhau ở chỗ: cả hai bài đều có sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, nội tâm và ngoại cảnh.
Bài 8: Ba văn bản tuỳ bút đều sử dụng nhiều phương thức biểu đạt (miêu tả, biểu cảm, tự sự, lập luận), nhưng biểu cảm là phương thức chủ đạo, có vai trò chính trong việc tổ chức mọi yếu tố của văn bản và chi phối các phương thức khác. Các văn bản này được xếp vào loại trữ tình vì vai trò nổi bật của phương thức biểu cảm trong đó, hơn nữa các bài văn xuôi này không có cốt truyện, nhân vật, sự kiện mà chỉ xuất hiện cái “tôi” của tác giả, trực tiếp (như trong hai văn bản Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi) hoặc không trực tiếp (văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm)
==========================
ôn tập phần tiếng việt
A/ Hệ thống hóa các kiến thức đã học
I- Về từ.
1. Từ ghép:
a) Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
Từ ghép chính phụ mang tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
b) Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ)
Từ ghép đẳng lập mang tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng đã tạo nên nó.
2. Từ láy:
- ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn nhưng cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hoà về mặt âm thanh)
- ở từ lấy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
- Nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh.
3. Từ ghép Hán Việt:
- Yếu tố Hán Việt là đơn vị để cấu tạo từ Hán Việt
- Từ ghép Hán Việt được chia làm hai loại:
+ Từ ghép đẳng lập
+ Từ ghép chính phụ
- Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:
+ Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
+ Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
- Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ hán Việt để:
+ Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.
+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.
+ Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.
- Không nên lạm dụng từ Hán Việt làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II- Về từ loại
1. Đại từ:
- Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định hoặc dùng để hỏi.
- Đại từ có hai loại:
+ Đại từ để
Trỏ người, sự vật (đại từ xưng hô)
Trỏ số lượng
Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc
+ Đại từ để hỏi
người, sự vật (đại từ xưng hô)
số lượng
hoạt động, tính chất, sự việc
- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như: chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.
2. Quan hệ từ
- Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ: Sở hữu, so sánh, nhân- quả…giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
- Có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ nếu không câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa; có những trường hợp không bắt buộc phải dùng quan hệ từ.
- Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp.
III- Một số hiện tượng về nghĩa của từ.
1. Từ đồng nghĩa
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Từ đồng nghĩa có hai loại:
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn
2. Từ trái nghĩa
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình ảnh tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động
3. Từ đồng âm
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
- Cần chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
II- Cụm từ: Thành ngữ
- Thành ngữ là loại cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh.
- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng và tính biểu cảm cao.
III- Các biện pháp tu từ
1. Điệp ngữ
- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ, câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ.
- Các dạng điệp ngữ:
+ Điệp ngữ cách quãng.
+ Điệp ngữ nối tiếp
+ Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
2. Chơi chữ
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước… làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.
- Các lối chơi chữ:
+ Dùng từ đồng âm.
+ Dùng lối nói trại âm.
+ Dùng cách điệp âm.
+ Dùng lối nói lái.
+ Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
B/ Bài tập.
Bài 1:
a) Xác định các từ, ngữ trong bài thơ sau theo sơ đồ I, II
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thời thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
b) Xác định từ ghép và từ láy trong đoạn văn sau
Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi.
Bài 2:
a) Tìm các yếu tố Hán Việt có nghĩa tương đương với các từ sau:
sóng: ba dê: sơn núi: sơn gió: phong
mưa: vũ lửa: hỏa cha: phụ mẹ: mẫu
anh: huynh em trai: đệ con: tử cháu: tôn
trên: thượng dưới: hạ bên phải: hữu bên trái: tả
dài: trường ngắn: đoản nặng: nhẹ: khinh
b) So sánh các cặp từ ngữ sau:
A B
phi cơ máy bay
phi trường sân bay
ái quốc yêu nước
thi sĩ nhà thơ
hiệu triệu kêu gọi
thuỷ quân lục chiến lính thuỷ đánh bộ
cao xạ pháo pháo cao xạ
đoàn trưởng trưởng đoàn
* Yêu cầu:
+ Các từ ngữ ở nhóm A khác từ ngữ tương ứng ở nhóm B như thế nào về mặt cấu tạo?
+ Hiện nay, trong giao tiếp, người ta thường dùng từ ngữ ở nhóm A hay nhóm B? Tại sao?
Bài 3: Cho các nhóm từ đồng nghĩa sau:
a) Độc ác, hung ác, tàn ác, ác, dữ, hung, …
b) đánh, phang, quật, phết, đập, đả…
c) sợ, kinh, khiếp, hãi, sợ hãi, kinh sợ, kinh hãi, kinh hoàng, …
* Tìm nét nghĩa chung của mỗi nhóm từ.
* Đặt câu với một từ trong một nhóm và thử thay thế bằng các từ khác trong nhóm.
Bài 4: Mỗi ví dụ sau có gì đặc biệt trong cách sử dụng từ?
a) Tha phương mong được hồi hương
Về quê tình cảm thân thương dạt dào.
Thương nhau tình nghĩa đồng bào
Người cùng một bọc lẽ nào ghét nhau
Em mua một quả địa cầu
Trái đất thu nhỏ tô màu đẹp tươi
Tri thức vốn quý ai ơi
Nâng cao hiểu biết mọi người mê say
Tình thân huynh đệ vui vầy
Anh em ruột thịt tháng ngày bên ta
Trường Sa có cây phong ba
Vượt sóng gió cành vươn xa giữa trời
Những ai chính trực ở đời
Thật thà ngay thẳng nhiều người mến yêu
b) Sống đục sao bằng thác trong
Trẻ cậy cha già cậy con của mình
Giày thừa guốc thiếu mới xinh
Thói đời giàu trọng khó khinh thấy buồn
Quen tay mền nắn rắn buông
Nó lú có chú nó khôn hơn người
Yêu cho vọt ghét cho chơi
Gian thương đong đầy bán với thêm lời
Được lòng đất mất lòng người
Lên xe xuống ngựa cả đời thảnh thơi
Kính trên nhường dưới bạn ơi
Vụng chèo khéo chống tạm thời cũng xong
Méo mó có còn hơn không
Nhiều lo dạ ít lo lòng chớ quên
Gặp nhau trước lạ sau quen
Giữ cho trong ấm ngoài êm thuận hoà.
Bài 5: Tìm và giải nghĩa các thành ngữ trong bài văn vần sau:
Gà què ăn quẩn cối xay
Trông gà hóa cuốc người say mắt mờ
Thịt ngon cá cả, gà tơ
Mẹ gà con vịt đứng chờ bờ ao
Gà nhà bội mặt đá nhau
Trói gà không chặt sức đâu bằng người.
Bút sa gà chết rõ rồi
Một tiền gà ba tiền thóc hỏi lời được chăng?
Gà đẻ cục tác ầm ầm
Chuồng gà hướng đông cái lông không còn
Cảm thương gà trống nuôi con
Còn gà trống mái thì còn gà tơ
Tức nhau tiếng gáy ai ưa?
Bài 6:
a) Phân tích các điệp ngữ theo những yêu cầu sau:
Xác định từ ngữ lặp lại.
Dạng điệp ngữ
Tác dụng của điệp ngữ
* Con đò với gốc cây đa
Cây đa muôn thuở chẳng xa con đò
* Ngày ngày em đứng em trông
Trông non non khuất trông sông sông dài
Trông mây mây kéo ngang trời
Trông trăng trăng khuyết trông người người xa.
b) Điền các điệp ngữ vào chỗ trống trong bài ca dao sau:
Khăn thương nhớ ai?
Khăn rơi xuống đất
… thương nhớ ai?
Khăn vắt lên vai
…………………...?
Khăn chùi nước mắt
Đèn ………………
Mà đèn chẳng tắt?
Mắt ........................
Mắt không ngủ yên ?
Bài 7: Xác định các lối chơi chữ trong những ví dụ sau:
Thấy tấm biển ghi: “Hết lòng phục vụ khách hàng”, một vị khách thử vào ăn. Ngồi một lúc, khách không thấy ai đến hỏi, bực mình nói với ông chủ:
- Ông không nên treo tấm biển này để bịp khách hàng.
- Thưa ông, chúng tôi đâu dám. Quả thực là cửa hàng đã hết lòng, dồi, tiết canh cả rồi ạ!
- ? ? ? !
b) Làng xa cho chí xóm gần
Mến yêu trăm vạn mái nhà lạ quen.
c) Phu là chồng, phụ là vợ, vì vợ, chồng phải đi phu.
d) * Con kiến đất leo cây thục địa
Con ngựa trời ăn cỏ chỉ thiên
Chàng mà đối được gái thuyền quyên theo về
* Con rắn mà lặn qua xà
Con gà mà mổ bông kê
Chàng đã đối được thiếp phải về hôm nay.
e) Đầu xuân Thế Lữ sắm hai thứ lễ: một quả lê tây và một quả Lê Ta
g) Rầu rĩ râu ria ra rậm rạp
Rờ râu râu rụng, rờ rún rún rung rinh.
h) Kiến đậu cành cam bò quấn quýt. Ngựa về làng Bưởi chạy lanh chanh.
Định hướng lời giải:
Bài 1:
a) - Từ ghép: quả cau, miếng trầu, Xuân Hương, phải duyên
- Từ láy: nho nhỏ
- Từ trái nghĩa: thắm- bạc
- Thành ngữ: bạc như vôi
b) - Từ ghép: riêng biệt, đất nước, hương vị, giản dị, thanh khiết, đồng quê, nội cỏ, đầu tiên, tơ hồng, trong sạch, trung thành, lễ nghi.
- Từ láy: bát ngát, mộc mạc, vương vít
Bài 2:
b) + Các từ ở nhóm A khác các từ tương ứng ở nhóm B là :
Các từ ở nhóm A được cấu tạo bằng các yếu tố Hán Việt, còn các từ ở nhóm B được cấu tạo bởi các tiếng tiếng Việt.
Trật tự các yếu tố ở nhóm A được sắp xết theo trật tự trong tiếng Hán (yếu tố chính có thể đứng trước hoặc đứng sau), còn trật tự các tiếng trong mỗi từ ở nhóm B là theo trật tự sắp xếp trong tiếng Việt (tiếng chính luôn đứng trước)
+ Hiện nay, trong giao tiếp người ta thường sử dụng các từ ở nhóm b vì chúng dễ hiểu, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
Bài 3:
* Nét nghĩa chung của mỗi nhóm từ :
Nhóm a: Tính chất tiêu cực của con người trong quan hệ với người khác.
Nhóm b: Hoạt động- của con người- bằng tay hoặc phương tiện- tác động đến đối tượng A làm cho A ở tình trạng B
Nhóm c: Trạng thái- tiêu cực- của con người trước sức mạnh hữu hình hoặc vô hình nào đó.
* HS tự đặt câu, thử thay thế bằng các từ khác rồi giải thích vì sao có thể thay được hoặc không thay được.
Bài 4:
a) Trong mỗi cặp câu thơ lục bát đều có các cặp từ Hán Việt và thuần Việt cùng nghĩa:
+ hồi hương = về quê + đồng bào = cùng (một) bọc
+ địa cầu = trái đất + tri thức = hiểu biết
+ huynh đệ = anh em + phong ba = sóng gió
+ chính trực = ngay thẳng
b) Trong mỗi dòng có sử dụng cặp từ trái nghĩa
+ sống đục >< già
+ thừa >< khinh
+ mềm >< khôn
+ yêu >< vơi
+ được >< xuống
+ trên >< khéo
+ có >< ít
+ lạ >< ngoài
Bài 6:
a) Xác định điệp ngữ theo yêu cầu
* Ví dụ 1
- Từ ngữ lặp lại: Con đò … cây đa
Cây đa … con đò
- Dạng điệp ngữ: Điệp ngữ vòng tròn và cặp đôi chéo
- Tác dụng: Mang tính chất ẩn dụ, thể hiện sự gắn bó thuỷ chung giữa khẻ ở người đi.
* Ví dụ 2
- Điệp từ “trông” 6 lần
- Điệp phức hợp: ngang, dọc, vòng tròn
- Tác dụng: Thể hiện sự mong đợi thiết tha
b) Từ ngữ cần điền vào những chỗ trống trong bài ca dao là: Khăn, Khăn thương nhớ ai, thương nhớ ai, thương nhớ ai.
Bài 7: Xác định lối chơi chữ
a) lòng (lòng người, tình cảm con người)
lòng (lòng lợn- món ăn của người Việt Nam) " chơi chữ đồng âm
b) Chơi chữ bằng cách dùng từ trái nghĩa:
+ gần >< xa " từ trái nghĩa đi đôi thành từng cặp tách biệt
+ lạ >< quen " từ trái nghĩa đi đôi như từ ghép.
c) Phu = chồng, phu = đi phu, đi lính " chơi chữ đồng âm
d) chơi chữ đồng nghĩa
đất = địa thiên = trời
Rắn = xà gà = kê
e) Chơi chữ bằng cách nói lái
Thứ Lễ có hai bút danh: Thế Lữ và Lê Ta. Thứ Lễ nói lái là Thế Lữ
g) Chơi chữ bằng cách điệp phụ âm đầu “r”
h) Chơi chữ bằng liên tưởng cùng trường nghĩa: cam, quýt, bưởi, chanh " các loại quả cùng họ
==========================
ôn tập văn biểu cảm
I- Lí thuyết
1. Thế nào là văn biểu cảm
- Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh.
- Văn bản biểu cảm còn gọi là văn trữ tình bao gồm các thể loại văn học sau: Thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút, …
- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
- Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm. (Lưu ý: Tự sự và miêu tả ở đây nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm muc đích kể chuyện hay miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh)
2. Đặc điểm của văn biểu cảm
- Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
- Tình cảm phải rõ ràng, chân thực.
- Có thể biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Bài văn biểu cảm thường có bố cục ba phần:
+ Mở bài: Giới thiệu đối tượng biểu cảm.
+ Thân bài: Trình bày những tình cảm, cảm xúc do đối tượng gợi lên
+ Kết bài: ấn tượng chung về đối tượng.
3. Các dạng bài văn biểu cảm thường gặp
- Biểu cảm về vật
- Biểu cảm về người
- Biểu cảm về một tác phẩm văn học
4. Cách làm bài văn biểu cảm
a) Các bước làm bài văn biểu cảm là: Tìm hiểu đề và tìm ý " Lập dàn ý " Viết bài " Sửa chữa
b) Một số chú ý khi làm bài văn biểu cảm về sự vật, con người
- Xác định rõ những đặc điểm cơ bản của vật (người) đó.
- Đặt vật trong những hoàn cảnh khác nhau để hình dung rõ ràng về vật (người): quá khứ, hiện tại, tương lai.
- Xác định rõ thái độ, tình cảm của mình với vật (người). Mỗi đặc điểm của vật (người), mỗi thời điểm xuất hiện của vật (người) mang lại cho em cảm xúc gì. Trong bài làm cần chú ý thể hiện những cung bậc tình cảm, trạng thái cảm xúc khác nhau thì bài viết mới sinh động.
- Gắn liền vật (người) đó với một kỉ niệm sâu sắc của mình, kỉ niệm về người thân. Từ đó mở rộng cảm xúc về vật, làm cho vật có tâm hồn.
c) Một số chú ý khi làm bài văn biểu cảm về sự vật, con người
- Muốn phát biểu được cảm nghĩ đối với tác phẩm văn học, trước hết phải xác định được những nét nổi bật của tác phẩm văn học đó.
- Cảm nghĩ về tác phẩm văn học phải bắt nguồn từ tác phẩm văn học và sự suy nghĩ, cảm thụ của người đọc về tác phẩm. Những cảm nghĩ ấy có thể cụ thể như sau :
+ Cảm xúc về cảnh, về người
+ Cảm xúc về tâm hồn con người, số phận con người trong tác phẩm.
+ Cảm xúc về vẻ đẹp của ngôn từ
+ Cảm xúc về tư tưởng của tác phẩm
Bài văn tham khảo
Bài 1: Cảm xúc khi mùa thu về
(Đào Thị Yến)
Nào cùng điểm nhịp thời gian. Xuân sang rạng ngời, náo nức. Hè đến với những say mê cháy bỏng. Và một sớm mai kia, lòng ta chợt thấy bồi hồi, xao xuyến, khi nhìn lên bầu trời trong xanh, khi nhận ra những tia nắng ấm áp, rực rỡ mà chẳng chút chói chang. Và ta chợt oà ra: Thu về.
Mùa thu về! Dịu dàng và êm ái. Chẳng hẹn trước, cứ khiến người ta bất ngờ. Hữu Thỉnh thật tinh tế khi diễn tả cái bất ngờ ấy của mùa thu:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
(Sang thu - Hữu Thỉnh)
Thu về với nhà thơ là hương thơm của ổi chín quyện trong gió se và sương chùng chình. Còn với tôi, một con bé mới lớn, thu đến trong tôi, đọng lại nơi tôi giản đơn lắm.
Thu sang trên cành lá, thu chờn vờn trên những khóm hoa. Thu đậu trên những chùm quả phượng dài dài, thon thon. Thu phiêu diêu với hương cốm thoang thoảng bay trong gió heo may se lạnh. Và bạn biết không, mùa thu với chúng tôi quả là thiên đường với những trò chơi. Chẳng còn phải e sợ cái nắng chói chang của mùa hạ, căng lồng ngực hít vào cái hương ngọt lành thanh khiết của gió quê, chúng tôi chơi thả diều. Những cánh diều bao nhiêu là màu sắc, bao nhiêu là hình vẻ cứ chấp chới bay lượn trên bầu xanh thắm. Tuổi học trò luôn tràn đầy mộng ước. Và những mộng ước ấy, chúng tôi gửi vào những cánh diều. "Diều ơi bay lên, bay lên thật cao. Diều ơi bay đi, bay đi thật xa. Bầu trời xanh vẫy gọi niềm mơ ước khát khao". Tôi vẫn hát bài ca ấy và thầm nhủ: một ngày nào đó, mình cũng như cánh diều kia, bay lên thật cao, bay đi thật xa trên bầu trời non nước.
Có chiều thơ thẩn trên cánh đồng thu thanh bình, tôi chợt chạnh lòng nghĩ đến những tháng năm đạn bom ác liệt. Tôi thổn thức nhớ đến các liệt sĩ đã ngã xuống mảnh đất này, máu xương các anh đã làm nên hoà bình cho ngày hôm nay tôi và bạn tận hưởng. Mùa thu đẹp hơn, đáng quý, đáng trân trọng hơn là vì thế.
Thu sang, mưa ngâu rả rích. Những sợi mưa miên man gợi nhắc câu chuyện tình Ngưu Lang, Chức Nữ. Những bong bóng mưa vỡ tan trong một câu ca dao não nùng:
Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng con ở với ai
Tôi lại nhớ đến người mẹ yêu con:
File đính kèm:
- On tap Ngu van 7.doc