Câu 1: Thế nào là vật nhiễn điện? Vật nhiễm điện có những khả năng nào?
- Một vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác được gọi là vật nhiễm điện (vật có mang điện tích).
- Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác hoặc làm sáng bóng đèn của bút thử điện.
Câu 2: Có
4 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập học kỳ II môn: vật lý 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HỌC KỲ II
MÔN: VẬT LÝ 7
I- TRẢ LỜI CÂU HỎI GIÁO KHOA
Câu 1: Thế nào là vật nhiễn điện? Vật nhiễm điện có những khả năng nào?
- Một vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác được gọi là vật nhiễm điện (vật có mang điện tích).
- Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác hoặc làm sáng bóng đèn của bút thử điện.
Câu 2: Có mấy loại điện tích? Các điện tích tương tác với nhau như thế nào? Qui ước về vật mang điện tích dương và vật mang điện tích âm?
- Có hai loại điện tích là: điện tích dương (+) và điện tích âm (–).
- Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
- Qui ước:
+ Điện tích ở thanh thủy tinh cọ xát với lụa là điện tích dương (+).
+ Điện tích ở thanh nhựa sẫm màu cọ xát với vải khô là điện tích âm (–).
Câu 3: Trình bày sơ lượt về cấu tạo nguyên tử? Khi nào vật trở thành nhiễm điện âm và khi nào nhiễm điện dương?
- Sơ lượt về cấu tạo nguyên tử:
+ Ở tâm nguyên tử có hạt nhân mang điện tích dương.
+ Xung quanh có các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động quanh hạt nhân tạo thành lớp vỏ nguyên tử.
+ Bình thường tổng điện tích âm của các electron trong nguyên tử có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Nên bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
+ Êlectrôn có thể di chuyển từ nguyên tử này tới nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
- Vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm (hay thừa) êlectrôn. Vật nhiễm điện dương nếu mất bớt (hay thiếu) êlectrôn.
Câu 4: Dòng điện là gì? Chiều dòng điện trong mạch điện như thế nào?
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Chiều dòng điện là chiều đi từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
Câu 5: Nguồn điện là gì? Đặc điểm của nguồn điện?
- Nguồn điện là bộ phận cung cấp dòng điện lâu dài.
- Mỗi nguồn điện đều có hai cực. Dòng điện chạy trong mạch điện kín nối liền các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.
Câu 6: Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Cho ví dụ. Dòng điện trong kim loại là gì?
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
Ví dụ: bạc, vàng, đồng, nhôm, sắt, thủy ngân, các dung dịch axit, bazờ…
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
Ví dụ: cao su, sứ, thủy tinh, nước nguyên chất …
- Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng.
Câu 7: Dòng điện có những tác dụng nào? Trình bày những tác dụng đó?
- Dòng điện có những tác dụng là: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lý.
+ Tác dụng nhiệt: Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên. Nếu vật dẫn nóng tới nhiệt độ cao thì phát sáng.
+ Tác dụng phát sáng: Dòng điện có thể làm phát sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điốt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao.
+ Tác dụng từ: Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.
+ Tác dụng hóa học: Dòng điện có tác dụng hóa học vì khi đi qua dung dịch muối đồng nó có thể tạo thành lớp đồng bám vào thỏi than nối với cực âm của nguồn điện.
+ Tác dụng sinh lý: Dòng điện có tác dụng sinh lý khi đi qua cơ thể người và động vật. Cần hết sức thận trọng khi sử dụng điện.
Câu 8: Cường độ dòng điện là gì? Đơn vị cường độ dòng điện? Dụng cụ đo cường độ dòng điện?
- Số chỉ của ampe kế là giá trị của cường độ dòng điện. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.
- Đơn vị cường độ dòng điện là: ampe (A).
- Dụng cụ đo cường độ dòng điện là ampe kế.
Câu 9: Vẽ sơ đồ và trình bày các bước tiến hành đo cường độ dòng điện qua bóng đèn.
A
+
–
+
–
- Sơ đồ mạch điện:
K
- Các bước tiến hành:
+ Chọn ampe kế có giới hạn đo phù hợp.
+ Kiểm tra hoặc điều chỉnh kim ampe kế đúng vạch số 0.
+ Mắc ampe kế nối tiếp với bóng đèn.
+ Mắc chốt dương (+) của ampe kế với cực dương của nguồn.
+ Đóng công tắc, đợi cho kim đứng yên đọc kết quả.
Câu 10: Hiệu điện thế hai hai đầu dụng cụ điện có tác dụng gì? Đơn vị hiệu điện thế? Dụng cụ đo hiệu điệu thế là gì?
- Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện tạo ra dòng điện chạy qua dụng cụ đó.
- Đơn vị hiệu điện thế là: Vôn (V).
- Dụng cụ đo hiệu điện thế là Vônkế.
Câu 11: Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện và ghi trên dụng cụ điện cho biết gì?
- Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực hai cực của nguồn điện đó khi chưa mắc vào mạch.
- Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ điện chỉ hiệu điện thế định mức để dụng cụ đó hoạt động bình thường.
V
+
+
–
K KK
Câu 12: Vẽ sơ đồ và trình bày các bước tiến hành đo hiệu điện thế hai đầu bóng đèn.
- Sơ đồ:
- Các bước tiến hành:
+ Chọn vôn kế có giới hạn đo phù hợp.
+ Kiểm tra hoặc điều chỉnh kim vôn kế đúng vạch số 0.
+ Mắc vôn kế song song với hai đ6ù bóng đèn.
+ Mắc chốt dương (+) của vôn kế với cực dương của nguồn.
+ Đóng công tắc, đợi cho kim đứng yên đọc kết quả.
Câu 13: Giới hạn gây nguy hiểm đến cơ thể của con người khi sử dụng điện? Nêu tác dụng của cầu chi trong mạch điện?
- Cơ thể người là một vật dẫn điện. Dòng điện với cường độ 70mA trở lên đi qua cơ thể người, hoặc làm việc với hiệu điện thế 40V trở lên là nguy hiểm với cơ thể con người.
- Cầu chì là dụng cụ tự động ngắt mạch khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt là đoản mạch.
II- MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ BÀI TẬP
Đ1
+
–
Đ2
I
1- Hai bóng đèn mắc nối tiếp
Đ1
+
–
I
Đ2
I1
I2
2- Hai bóng đèn mắc song song
Ta có:
Ta có:
I = I1 = I2
I = I1 + I2
U = U1 + U2
U = U1 = U2
* Nếu tháo bỏ một đèn thì đèn còn lại tắt vì mạch hở.
* Nếu tháo bỏ một đèn thì đèn còn lại vẫn sáng vì mạch kín.
Bài 1: a) Vẽ sơ đồ mạch điện kín với hai bóng đèn cùng loại như nhau được mắc song song, công tắc đóng.
b) Trong mạch điện trên, nếu tháo bớt một bóng đèn thì bóng đèn còn lại co sáng hay không? sáng mạnh hơn hay yếu hơn trước?
Hướng dẫn
a) Hình vẽ hai bóng đèn mắc song song.
b) Đèn còn lại vẫn sáng vì mạch kín. Sáng như lúc trước vì giá trị hiệu điện thế không thay đổi.
Bài 2: a) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện 2 pin, bóng đèn pin, dây nối và công tắc.
b) Nếu đóng công tắc nhưng đèn không sáng. Nêu hai trong số các trường hợp thường gặp và cách khắc phục.
Hướng dẫn
+
–
I
a)
b) Hai trường hợp thường gặp – cách khắc phục:
- Bóng đèn bị đứt – thay đổi bóng đèn.
- Các mối nối chưa kín – kiểm tra nối lại.
Bài 3: Có 5 nguồn điện loại 1,5V ; 3V ; 6V ; 9V ; 12V và hai bóng đèn giống nhau đều ghi 3V.
a) Cần mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào nguồn điện nào thì phù hợp? Vì sao?
b) Cần mắc song song hai bóng đèn này vào nguồn điện nào thì phù hợp? Vì sao?
Hướng dẫn
a) Dùng nguồn điện 6V là phù hợp nhất.
Vì: Hiệu điện thế trên mỗi đèn đều là 3V để đèn sáng bình thường, khi hai bóng đèn mắc nối tiếp thì hiệu điện thế tổng cộng là 6V.
b) Dùng nguồn điện 3V là phù hợp nhất.
Vì: Khi mắc song song hiệu điện thế mỗi đèn bằng nhau và bằng hiệu điện thế của nguồn, khi đó hiệu điện thế mỗi đèn là 3V đèn sáng bình thường.
Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ: biết số chỉ của ampe kế A là 0,35A; của ampe kế A1 là 0,12A. Số chỉ của ampe kế A2 là bao nhiêu?
Hướng dẫn
I2 = I – I2
= 0,35 – 0,12
= 0,23A
A1
+
–
A2
A
Bài 5: Vẽ sơ đồ mạch điện dùng đồng thời cả ampe kế và vôn kế để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của bóng đèn.
Hướng dẫn
+
–
I
A
V
K
File đính kèm:
- On tap HK IITu luan.doc