Câu 1: Nêu vai trò của cây lượng thực? Kể tên các cây lượng thực chính?
* Vai trò của cây lương thực:
- Là nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột và chất dinh dưỡng cho người và gia súc
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
- Hàng hóa xuất khẩu có giá trị.
* Các cây lượng thực chính:
Lúa gạo, lúa mì, ngô
Câu 2: Trình bày đặc điểm sinh thái, sự phân bố các cây lương thực chính?
* Lúa gạo:
- Đặc điểm sinh thái:
+ Ưa khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước.
+ Đất phù sa và cần nhiều phân bón.
- Phân bố: miền nhiệt đới, đặc biệt là châu Á gió mùa (TQ, ẤĐ, VN, Thái Lan.)
* Lúa mì:
8 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập môn Địa lý 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÝ 10
Câu 1: Nêu vai trò của cây lượng thực? Kể tên các cây lượng thực chính?
* Vai trò của cây lương thực:
- Là nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột và chất dinh dưỡng cho người và gia súc
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
- Hàng hóa xuất khẩu có giá trị.
* Các cây lượng thực chính:
Lúa gạo, lúa mì, ngô
Câu 2: Trình bày đặc điểm sinh thái, sự phân bố các cây lương thực chính?
* Lúa gạo:
- Đặc điểm sinh thái:
+ Ưa khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước.
+ Đất phù sa và cần nhiều phân bón.
- Phân bố: miền nhiệt đới, đặc biệt là châu Á gió mùa (TQ, ẤĐ, VN, Thái Lan..)
* Lúa mì:
- Đặc điểm sinh thái:
+ Ưa khí hậu ấm, ẩm, chân ruộng ngập nước.
+ Đất màu mỡ và cần nhiều phân bón.
- Phân bố: miền ôn đới và cận nhiệt (TQ, ẤĐ, Hoa Kì, Pháp..)
* Ngô:
- Đặc điểm sinh thái:
+ Ưa khí hậu nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
+ Dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.
- Phân bố: miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng (Hoa Kì, TQ, Bra-xin..)
Câu 3: Nêu vai trò của cây công nghiệp? Kể tên các cây công nghiệp chủ yếu?
* Vai trò của cây công nghiệp:
- Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
- Tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh, góp phần bảo vệ môi trường
- Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
* Các cây công nghiệp chủ yếu:
- Cây lấy đường: mía, củ cải đường
- Cây lấy sợi: cây bông
- Cây lấy dầu: cây đậu tương
- Cây cho chất kích thích: chè, cà phê
- Cây lấy nhựa: sao su
Câu 4: Trình bày đặc điểm sinh thái, sự phân bố các cây công nghiệp chủ yếu?
* Cây lấy đường:
- Mía: đòi hỏi nhiệt, ẩm tất cao, thích hợp với đất phù sa mới. Phân bố: miền nhiệt đới
- Củ cải đường: Đất đen, phù sa, cày bừa kĩ và bón phân đầy đủ. Phân bố: miền ôn đới và cận nhiệt
* Cây lấy sợi: cây bông, ưa nóng và ánh sáng, đất tốt, nhiều phân bón. Phân bố: miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa.
* Cây lấy dầu: cây đậu tương, ưa ẩm, đất tơi xốp, thoát nước. Phân bố: miền nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới.
* Cây cho chất kích thích:
- Chè: nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa nhiều, đất chua. Phân bố: miền cận nhiệt
- Cà phê: Ưa nhiệt, ẩm, đất tơi xốp, đất ba dan và đất đá vôi. Phân bố: miền nhiệt đới
* Cây lấy nhựa: sao su, ưa nhiệt, ẩm, đất ba dan. Phân bố: nhiệt đới ẩm.
Câu 5: Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm ngành chăn nuôi:
* Vai trò của ngành chăn nuôi: cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao, nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp, dược phẩm và xuất khẩu, cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt.
* Đặc điểm:
- Phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn.
- Cơ sở thức ăn có nhiều tiến bộ vượt bậc nhờ những tiến bộ của khoa học kĩ thuật.
- Có nhiều thay đổi về hình thức và hướng chuyên môn hóa.
Câu 6: Tình hình phát triển và sự phân bố của các ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm:
* Chăn nuôi gia súc lớn:
- Bò:
+ Chiếm vị trí hàng đầu trong chăn nuôi
+ Chuyên môn hóa theo 3 hướng: thịt, sữa và thịt-sữa
+ Phân bố: Bò thịt (châu Âu, châu Mỹ..), bòa sữa (Tây Âu, Hoa Kì..)
- Trâu:
+ Lấu thịt, da, sữa, sức kéo, phân bón
+ Phân bố: TQ, các nước Nam Á, Đông Nam Á
* Chăn nuôi gia súc nhỏ:
- Lợn:
+ Vật nuôi quan trọng thứ hai
+ Lấy thịt, mỡ, da, phân bón
+ Phân bón: TQ, Hoa Kì, Việt Nam..
- Cừu:
+ Lấy thịt, lông
+ Phân bố: TQ, Ấn Độ, Iran..
- Dê:
+ Lấy thịt và sữa
+ Phân bố: Vùng khô hạn: Ấn độ, TQ
* Chăn nuôi gia cầm:
- Lấy thịt, trứng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm
- Phân bố: Tất cả các nước trên thế giới.
Câu 7: Trình bày được vai trò của rừng; tình hình trồng rừng
- Vai trò của rừng:
+ Rừng có vai trò quan trọng đối với môi trường và cuộc sống con người.
+ Điều hòa lượng nước trên mặt đất, là lá phổi xanh của Trái Đất
+ Cung cấp lâm sản, ngăn lũ lụt, chống xói mòn..
+ Thực phẩm đặc sản, dược liệu quý..
- Tình hình trồng rừng: diện tích rừng trồng trên toàn thế giới đang ngày càng mở rộng.
- Phân bố: TQ, Ấn Độ, LB Nga, Hoa Kì
Câu 8: Trình bày được vai trò của thủy sản và tình hình nuôi trồng thủy sản
- Vai trò của thủy sản: là nguồn cung cấp đạm động vật cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- Tình hình nuôi trồng thủy sản: ngày càng phát triển và có vị trí đáng kể. Nhiều loài có giá trị kinh tế cao trở thành đối tượng nuôi trồng để xuất khẩu: tôm, cua, trai ngọc, sò huyết..
Câu 9: Trình bày vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp
* Vai trò và đặc điểm của sản xuất công nghiệp:
- Có vai trò chủ đao trong nền kinh tế.
- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác và củng cố an ninh quốc phòng.
- Tạo điều kiện khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ.
- Sản xuất ra các sản phẩm mới, tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động và tăng thu nhập.
* Đặc điểm của sản xuất công nghiệp:
- Bao gồm 2 giai đoạn.
- Có tính chất tập trung cao độ.
- Bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Câu 10: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
- Vị trí địa lí: Có tác động rất lớn đến việc lựa chọn để xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: là nhân tố quan trọng cho sự phát triển và phân bố công nghiệp.
- Dân cư, kinh tế - xã hội:
+ Dân cư - lao động: số lượng và chất lượng lao động có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp.
+ Tiến bộ khoa học - kĩ thuật: làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp; làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp công nghiệp.
+ Thị trường: có tác động mạnh mẽ tới việc lựa chọn vị trí xây dựng xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất.
Câu 11: Trình bày ngành công nghiệp năng lượng:
* Khai thác than:
- Vai trò:
+ Nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, luyện kim.
+ Nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa học và dược phẩm
- Trữ lượng: 13.000 tỉ tấn, sản lượng khai thác 5 tỉ tấn tấn/năm
- Phân bố: Bán cầu Bắc, Hoa Kì, LB Nga, TQ
* Khai thác dầu:
- Vai trò:
+ Là nhiên liệu quan trọng, “vàng đen” của nhiều quốc gia
+ Từ dầu mỏ, sản xuất ra nhiều hóa phẩm, dược phẩm.
- Trữ lượng: 400-500 tỉ tấn, sản lượng khai thác 3,8 tỉ tấn/năm
- Phân bố: Trung Đông, LB Nga, Hoa Kì
* Công nghiệp điện lực:
- Vai trò:
+ Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật
+ Đáp ứng đời sống con người
- Trữ lượng:
+ Điện được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, tua bin khí..
+ Sản lượng 15.000 tỉ kWh
- Phân bố: các nước phát triển.
Câu 12: Trình bày ngành công nghiệp luyện kim:
* Luyện kim đen:
- Vai trò:
+ Là nguyên liệu cơ bản cho ngành chế tạo máy và gia công kim loại
+ Hầu hết tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng sản phẩm của ngành luyện kim đen.
- Đặc điểm:
+ Ngành sử dụng một khối lượng lớn nguyên, nhiên liệu và các chất trợ dung
+ Quy trình công nghệ để sản xuất ra gang và thép rất phức tạp.
- Phân bố: các nước phát triển
* Luyện kim màu:
- Vai trò:
+ Sản xuất ra kim lọai không có chất sắt: đồng, nhôm, thiếc..
+ Sử dụng rộng rãi trong công nghiệp chế tạo máy: ô tô, máy bay, điện tử va2 các ngành kinh tế quốc dân: bưu chính viễn thông, thương mại
- Đặc điểm: Quy trình công nghệ để sản xuất ra gang và thép rất phức tạp.
- Phân bố: các nước phát triển
Câu 13: Trình bày ngành công nghiệp cơ khí:
- Vai trò:
+ Là “quả tim của công nghiệp nặng”
+ Giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cuộc cách mạng kĩ thuật, nâng cao năng xuất lao động, cải thiện đời sống.
- Phân loại:
+ Cơ khí thiết bị toàn bộ.
+ Cơ khí máy công cụ.
+ Cơ khí hàng tiêu dùng
+ Cơ khí chính xác
- Phân bố: các nước phát triển
Câu 14: Trình bày ngành công nghiệp điện tử-tin học:
- Vai trò:
+ Là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước.
+ Là thước đo trình độ phát triển kinh tế-kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
- Phân loại:
+ Máy tính
+ Thiết bị điện tử
+ Điện tử tiêu dùng
+ Thiết bị viễn thông
- Phân bố: Hoa Kì, Nhật Bản, EU
Câu 15: Trình bày ngành công nghiệp hóa chất
- Vai trò:
+ Là ngành sản xuất mũi nhọn trong hệ thống các ngành công nghiệp thế giới
+ Ngành có khả năng tận dụng phế liệu các ngành khác để tạo ra sản phẩm phong phú, đa dạng
- Phân loại:
+ Hóa chất cơ bản
+ Hóa tổng hợp hữu cơ
+ Hóa dầu
- Phân bố: các nước phát triển
Câu 16: Trình bày ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng:
- Vai trò: Sản phẩm của ngành chủ yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân
- Đặc điểm:
+ Ngành sử dụng nhiên liệu, động lực và chi phí vận tải ít
+ Vốn đấu tư ít, thời gian xây dựng tương đối ngắn.
+ Thời gian hoàn vốn nhanh, thu lợi nhuận tương đối dễ dàng
+ Có khả năng xuất khẩu.
- Phân bố: TQ, Ấn Độ, Hoa Kì
Câu 17: Phân biệt một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp: điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp
* Điểm công nghiệp:
- Đồng nhất với một điểm dân cư.
- Gồm 1 đến 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên – nhiên liệu cộng nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản.
- Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp.
* Khu công nghiệp tập trung:
- Khu vực có ranh giới rõ ràng, có vị trí thuận lợi.
- Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác sản xuất cao.
- Sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu thụ trong nước, vừa xuất khẩu.
- Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
* Trung tâm công nghiệp:
- Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.
- Bao gồm khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
- Có các xí nghiệp nòng cốt (hay hạt nhân).
- Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ.
* Vùng công nghiệp:
- Vùng lãnh thổ rộng lớn.
- Bao gồm nhiều điểm, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ về sản xuất và có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp.
- Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hoá.
- Có các ngành phục vụ và bổ trợ.
Câu 18: Trình bày vai trò, cơ cấu ngành dịch vụ
* Vai trò: có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất, sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo thêm việc làm cho người dân, cho phép khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại để phục vụ con người.
* Cơ cấu: cơ cấu ngành dịch vụ hết sức phức tạp. Ở nhiều nước, người ta chia các ngành dịch vụ ra thành 3 nhóm: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công.
Câu 19: Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
- Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước và năng suất lao động xã hội.
- Số dân, kết cấu tuổi, giới tính, sự gia tăng dân số và sức mua của dân cư.
- Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư.
- Mức sống và thu nhập thực tế.
- Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của dân cư.
- Sự phân bố các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử, cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành các điểm du lịch.
Câu 20: Trình bày vai trò, đặc điểm của ngành giao thông vận tải
* Vai trò
- Tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, nhiên liệu cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ. Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Giúp cho việc thực hiện các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương.
- Góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở những vùng sâu, vùng xa, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo mối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước trên thế giới.
* Đặc điểm
- Sản phẩm của ngành là sự chuyên chở người và hàng hoá.
- Để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải, thường căn cứ vào các tiêu chí: khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển, cự li vận chuyển trung bình.
Câu 21: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải
- Nhân tố tự nhiên:
+ Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.
+ Ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.
- Nhân tố kinh tế - xã hội:
+ Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố và hoạt động của ngành giao thông vận tải.
+ Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
Câu 22: Trình bày ngành GTVT đường sắt, đường ô tô, đường ống, đường sông hồ, đường biển, đường hàng không.
* Đường sắt:
- Ưu điểm:
+ Vận chuyển hàng hóa nặng, cồng kềnh, nhanh
+ Ổn định, giá rẽ
- Nhược điểm: chỉ hoạt động trên tuyến đường cố định có đặt sẵn đường ray.
- Phân bố: Hoa Kì, châu Âu
* Đường ô tô:
- Ưu điểm:
+ Tiện lợi, cơ động và có khả năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình.
+ Có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li ngắn và trung bình.
- Nhược điểm: tốn nhiều nhiên liệu, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông.
- Phân bố: Hoa Kì, Tây Âu
* Đường ống:
- Ưu điểm: gắn liền với nhu cầu vận chuyển dầu mỏ, các sản phẩm dầu mỏ và khí đốt
- Nhược điểm: chỉ hoạt động trên tuyến đường cố định
- Phân bố: Trung Đông, Hoa Kì, LB Nga
* Đường sông, hồ:
- Ưu điểm: Rẻ, vận chuyển hàng hóa nặng, cồng kềnh, không cần nhanh
- Nhược điểm: phụ thuộc vào lưu vực sông
- Phân bố: Hoa Kì, LB Nga, Canada
* Đường biển:
- Ưu điểm: khối lượng luân chuyển hàng hóa rất lớn
- Nhược điểm: sản phẩm vận chuyển là dầu thô và sản phẩm của dầu mỏ -> ô nhiễm biển
- Phân bố: 2 bên bờ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
* Đường hàng không:
- Ưu điểm:
+ Tốc độ nhanh nhất
+ Đản bảo các mối giao lưu quốc tế, đặt biệt là chuyên chở hành khách giữa các châu lục.
- Nhược điểm: giá rất đắt, trộng tải thấp.
- Phân bố: Hoa Kì, Anh, Pháp, LB Nga
Câu 23: Trình bày vai trò, tình hình phát triển của ngành thông tin liên lạc
* Vai trò
- Đảm nhận vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu kinh tế giữa các địa phương và các nước.
- Là thước đo của nền văn minh.
- Góp phần quan trọng vào việc thay đổi cách tổ chức kinh tế trên tế giới, nhờ đó nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ mới có thể tồn tại và phát triển, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá.
* Tình hình phát triển ngành thông tin liên lạc
- Vào thời kì sơ khai, con người chuyển thông tin bằng nhiều cách: dùng ám hiệu (đốt lửa, đánh trống, thổi tù và), sử dụng phương tiện vận tải thông thường
- Ngày nay, với tiến bộ khoa học – kĩ thuật, thông tin liên lạc trên khoảng cách xa được tiến hành bằng nhiều phương tiện và phương thức khác nhau: điện thoại, fax, Internet
----- Hết -----
File đính kèm:
- DE CUONG DIA 10 HKII.doc