. Anh sáng:
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.
Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
Định luật truyền thẳng của ánh sáng: trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. ( nước nguyên chất, thuỷ tinh trong suốt,.)
4 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 2305 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập môn vật lý 7 học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP VẬT LÝ 7 HKI
CHƯƠNG I: QUANG HỌC
I. Aùnh sáng:
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.
Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
Định luật truyền thẳng của ánh sáng: trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. ( nước nguyên chất, thuỷ tinh trong suốt,...)
Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng ( mũi tên) gọi là tia sáng.
Ba loại chùm sáng:
- Chùm sáng song song: gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
- Chùm sáng hội tụ: gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
- Chùm sáng phân kỳ: gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.
Nhật thực toàn phần ( hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối ( hay nửa tối) của Mặt trăng trên Trái đất.
Nguyệt thưc xảy ra khi Mặt trăng bị Trái đất che khuất không được Mặt trời chiếu sáng.
Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
II. Gương:
Ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.
Ảnh của một vật không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.
Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất:
- là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
- ảnh có độ lớn bằng độ lớn của vật.
Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất:
- là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
- ảnh nhỏ hơn vật.
Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.
Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kỳ thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
* Vật sáng qua gương phẳng và gương cầu lồi không thể cho ảnh thật.
CHƯƠNG II: ÂM HỌC
Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
Khi phát ra âm các vật đều dao động.
Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc, mặt trống... gọi là dao động.
Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là hec ( Hz)
Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm.
Những âm có tần số lớn hơn 20000Hz gọi là siêu âm.
Thông thường, tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz.
Dao động càng nhanh , tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao (bổng).
Phần tự do của thước dài, dao động nhanh, âm phát ra cao.
Phần tự do của thước ngắn, dao động chậm, âm phát ra thấp (trầm).
Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó gọi là biên độ dao động.
Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng nhiều,biên độ dao động càng lớn,âm phát ra càng to.
Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.
Độ to của âm được đo bằng đơn vị đềxiben ( dB)
Ngưỡng đau ( làm đau nhức tai) : 130 dB.
Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không.
Ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ.
Ở các vị trí càng gần nguồn âm thì âm nghe càng to.
Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
Vận tốc truyền âm trong không khí là: 340m/s
Vận tốc truyền âm trong nước là:1500m/s
Vận tốc truyền âm trong thép là: 6100m/s
BÀI TẬP
1. Vì sao trong phòng có cửa gỗ đóng kín không bật đèn ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn?
Trong phòng cửa gỗ đóng kín ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng vì không có ánh sáng chiếu lên mảnh giấy, do đó cũng không có ánh sáng bị mảnh giấy hắt lại truyền vào mắt ta.
2. Ta đã biết vật đen không phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Nhưng ban ngày ta vẫn nhìn thấy miếng bìa đen để trên bàn? Vì sao?
Vì ta nhìn thấy các vật sáng ở xung quanh miếng bìa đen do đó phân biệt được miếng bìa đen với các vật ở xung quanh.
3. Ta có thể dùng gương phẳng hướng ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng. Gương đó có phải là nguồn sáng không?
Gương đó không phải là nguồn sáng vì nó không tự phát ra ánh sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
4. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 400. Tìm giá trị góc tới.
A. 200 C. 400
B. 800 D. 600
5. Giải thích vì sao ta nhìn thấy bóng của cái cây trên mặt hồ nước phẳng lại lộn ngược so với cây?
Mặt nước hồ phẳng có tác dụng như một gương phẳng. Gốc cây ở trên mặt đất, nghĩa là gần mặt nước nên ảnh của nó cũng ở gần mặt nước. Ngọn cây ở xa mặt nước nên ảnh của nó cũng ở xa mặt nước nhưng ở phía dưới mặt nước nên ta thấy ảnh lộn ngược dưới nước.
6. Giải thích vì sao ta nhìn thấy cái tháp và cái bóng của nó lộn ngược xuống nước?
Mặt nước hồ phẳng có tác dụng như một gương phẳng. Chân tháp ở sát đất, đỉnh tháp ở xa đất nên ảnh của đỉnh tháp cũng ở xa đất và ở phía bên kia gương phẳng tức là ở dưới mặt nước.
7. Vì sao có thể dùng gương cầu lõm để tập trung ánh sáng mặt trời?
Vì mặt trời ở rất xa nên các tia sáng mặt trời tới gương coi như những tia sáng song song, sau khi phản xạ trên gương sẽ cho chùm tia phản xạ tập trung ở một điểm, nghĩa là toàn bộ ánh sáng từ mặt trời đến gương đều tập trung ở điểm đó.
8. Cho một mũi tên AB đặt vuông góc với mặt một gương phẳng.
a) Vẽ ảnh của mũi tên tạo bởi gương phẳng.
b) Vẽ một tia tới AI trên gương và tia phản xạ IR tương ứng.
c) Đặt vật AB như thế nào thì có ảnh AB song song, cùng chiều với vật.
9. Chíêu một tia sáng SI lên một gương phẳng (hình vẽ)
a) Vẽ tia phản xạ.
b) Tia tới vẫn cố định, vẽ một vị trí đặt gương để thu được một tia phản xạ theo phương nằm ngang từ trái sang phải. Khi đó góc tới bằng bao nhiêu?
Để thu được tia phản xạ theo phương nằm ngang từ trái sang phải, khi đó tia phản xạ tạo với tia tới một góc có số đo: 1800 – 300 =1500
Vậy số đo góc tới : 1500 : 2 = 750
10. Trong cây đàn ghita, bộ phận phát ra âm thanh là: dây đàn dao động.
11. Bộ phận dao động phát ra “nốt nhạc” khi thổi sáo là cột không khí trong sáo dao động.
12. Kinh nghiệm của những người câu cá cho biết khi có người đi đến bờ sông, cá ở trong sông lập tức “ lẩn trốn ngay”. Hãy giải thích tại sao?
Tiếng động chân người đi đã truyền qua đất trên bờ, rồi qua nước và đến tai cá nên cá bơi tránh ra chỗ khác.
13. Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe tiếng sét. Hãy giải thích.
Đó là vì ánh sáng truyền trong không khí nhanh hơn âm thanh rất nhiều. Vận tốc của ánh sáng trong không khí là 300.000.000 m/s, trong khi đó vận tốc của âm thanh trong không khí chỉ khoảng 340 m/s. Vì vậy thời gian để tiếng sét truyền đến tai ta dài hơn thời gian mà ánh sáng chớp truyền đến mắt ta.
File đính kèm:
- DCLY71A.DOC