Ôn tập môn Vật lý - Chương V: Chất khí

Câu 1: Điều nào sau đây là sai khi nói về sự cấu tạo chất?

A. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử hay phân tử riêng biệt

B. Các nguyên tử hay phân tử chuyển động không ngừng

C. Các nguyên tử hay phân tử đồng thời hút nhau và đẩy nhau

D. Các nguyên tử, phân tử chỉ chuyển động khi nhiệt độ của vật cao. (*)

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chất lỏng?

A. Chất lỏng không có thể tích xác định nhưng có hình dạng riêng xác định.

B. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử trong chất lỏng là rất mạnh

C. Chất lỏng không có hình dạng riêng xác định nhưng có thể tích riêng xác định (*)

D. Trong chất lỏng các nguyên tử, phân tử dao động quanh vị trí cân bằng xác định.

Câu 3: Nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân cơ bản gây ra áp suất của chất khí trong bình?

A. Do chất khí thường có thể tích lớn

B. Do chất khí thường có khối lượng riêng nhỏ

C. Do khi chuyển động, các phân tử chất khí va chạm với nhau và va chạm vào thành bình . (*)

D. Do chất khí chuyển động hỗn loạn không ngừng

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập môn Vật lý - Chương V: Chất khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG V: CHẤT KHÍ Câu 1: Điều nào sau đây là sai khi nói về sự cấu tạo chất? Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử hay phân tử riêng biệt Các nguyên tử hay phân tử chuyển động không ngừng Các nguyên tử hay phân tử đồng thời hút nhau và đẩy nhau Các nguyên tử, phân tử chỉ chuyển động khi nhiệt độ của vật cao. (*) Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chất lỏng? Chất lỏng không có thể tích xác định nhưng có hình dạng riêng xác định. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử trong chất lỏng là rất mạnh Chất lỏng không có hình dạng riêng xác định nhưng có thể tích riêng xác định (*) Trong chất lỏng các nguyên tử, phân tử dao động quanh vị trí cân bằng xác định. Câu 3: Nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân cơ bản gây ra áp suất của chất khí trong bình? Do chất khí thường có thể tích lớn Do chất khí thường có khối lượng riêng nhỏ Do khi chuyển động, các phân tử chất khí va chạm với nhau và va chạm vào thành bình . (*) Do chất khí chuyển động hỗn loạn không ngừng Câu 4: Phương trình nào sau đây là phương trình trạng thái của khí lý tưởng? A. p1V1T1 = p2V2T2 B. C. p1V1 T2 = p2V2 T1(*) D. pVT = hằng số Câu 5: Một khối khí được biến đổi để thể tích giảm 3 lần và nhiệt độ tuyệt đối tăng gấp đôi. Khi đó áp suất sẽ A. tăng 1,5 lần B. giảm 6 lần C. tăng 6 lần (*) D. giảm 1,5 lần Câu 6: Khi nén đẳng nhiệt một khối khí thì số phân tử trong đơn vị thể tích A. tăng tỉ lệ với áp suất (*) B. không đổi C. giảm tỉ lệ nghịch với áp suất D. tăng tỉ lệ với bình phương của áp suất Câu 7: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của áp suất? A. N/m2 B. J (*) C. at D. mmHg Câu 8: Quá trình nào sau đây liên quan đến định luật Charles? A. Thổi không khí vào 1 quả bóng bay B. Đun nóng khí trong một bình kín (*) C. Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào trong nước nóng, phòng lên như cũ. D. Đun nóng khí trong xy – lanh hở Câu 9: Hệ thức nào sau đây mô tả định luật Boyle – Mariotte? A. B. p.V = hằng số (*) C. = hằng số D. = hằng số Câu 10: Trong quá trình đẳng nhiệt, khi thể tích V của một khối lượng khí xác định giảm 2 lần thì áp suất P của khí A. tăng lên 2 lần (*) C. tăng 4 lần B. giảm 2 lần D. không đổi Câu 11: Đường nào sau đây không biểu diễn quá trình đẳng nhiệt ? A. B. (*) C. D. O V p O V p O V T O T p Câu 12: Tập hợp ba thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định? A. Áp suất; thể tích; khối lượng B. Áp suất; thể tích; nhiệt độ. (*) C. Áp suất, nhiệt độ; khối lượng D. Thể tích; khối lượng; áp suất Câu 13: Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào không phù hợp với định luật Boyle-Mariotte ? A. B. V ~ p (*) C. D. Câu 14: Đường biểu diễn nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng tích ? O V p O V p O T p O T V A. B. (*) C. D. Câu 15: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử vật chất ở thể khí? A. Chuyển động hỗn loạn. B. Chuyển động không ngừng. C. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng. D. Dao động hỗn loạn xung quanh vị trí cân bằng cố định (*) Câu 16: Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí? A. Thể tích B. Ap suất C. Nhiệt độ tuyệt đối D. Khối lượng (*) Câu 17: Hệ thức nào sau đây không phải là hệ thức của định luật Boyle - Mariotte? A. p1V1 = p2V2 B. = (*) C. pV = hằng số D. = Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chất khí? A. Lực tương tác giữa các phân tử là rất yếu. B. Các phân tử khí ở rất gần nhau. (*) C. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. D. Chất khí luôn luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa và có thể nén được dể dàng. Câu 19: Chọn câu SAI khi nói về lực tương tác phân tử A. Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau. B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử (*) D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử Câu 20: Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG về các định luật chất khí? A. Trong quá trình đẳng nhiệt, tích của áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định là một hằng số. (*) B. Trong quá trình đẳng áp, tích của thể tích V và nhiệt độ tuyệt đối T của một lượng khí xác định là một hằng số. C. Trong quá trình đẳng tích, tích của áp suất p và nhiệt độ tuyệt đối T của một lượng khí xác định là một hằng số. D. Trong mọi quá trình, tích của áp suất p, thể tích V và nhiệt độ tuyệt đối T của một lượng khí xác định là một hằng số. Câu 21: Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Sác – lơ? A. p ~ t B. = hằng số C. = (*) D. = Câu 22: Chọn câu trả lời đúng : Ở nhiệt độ không đổi, dưới áp suất 1000 N/m2 một lượng khí có thể tích là 10 lít. Khi áp suất của lượng khí này là 5000 N/m2 thì thể tích của nó có giá trị là : A. 5 lít B. 2 lít (*) C. 2,5 lít D. 1,5 lít Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ trong quá trình đẳng tích? A. Trong quá trình đẳng tích, áp suất của một lượng khí xác định tỉ lệ thuận với bình phương của nhiệt độ tuyệt đối B. Trong quá trình đẳng tích, áp suất của một khối lượng khí xác định tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối(*) C. Trong quá trình đẳng tích, áp suất của một khối lượng khí xác định tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối D. Trong quá trình đẳng tích, áp suất của một khối lượng khí xác định tỉ lệ nghịch với bình phương nhiệt độ tuyệt đối Câu 24: Điều nào sau đây là Sai khi nói về cấu tạo chất ? A. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử riêng biệt. B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng . (*) C. Các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao và ngược lại. D. Các nguyên tử , phân tử luôn hút nhau . Câu 25: Trong quá trình đẳng tích thì áp suất cúa lượng khí xác định A. tỷ lệ thuận với bình phương nhiệt độ tuyệt đối B. tỷ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối (*) C. tỷ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối. D. tỷ lệ với căn bậc hai của nhiệt độ tuyết đối Câu 26: Sự biến đổi trạng thái của khí lý tưởng tuân theo gần đúng A. Định luật Boyle – Mariotte B. Định luật Charles C. Định luật Gay – Lussac D. Cả 3 định luật trên (*) Câu 27: Phương trình nào sau đây là phương trình trạng thái khí lí tưởng? A. (*) B. C. D. Câu 28: Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử A. chỉ có lực đẩy B. chỉ có lực hút C. có lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn (*) D. có lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn Câu 29: Đường đẳng tích trong hệ trục tọa độ (P,T) là A. đường hyperbol B. đường thẳng kéo dài thì đi qua gốc tọa độ (*) C. đường thẳng song song trục hoành D. đường thẳng song song trục tung CHƯƠNG VI: CƠ SỞ NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC Câu 1: Chọn phát biểu đúng về quá trình truyền nhiệt? A. Là quá trình thực hiện công B. Là quá trình chuyển đổi nội năng thàng cơ năng của cùng một vật C. Là quá trình thuận nghịch D. là quá trình không thuận nghịch (*) Câu 2: Nội năng của một vật phụ thuộc vào A. nhiệt độ và hình dạng của vật B. nhiệt độ và thể tích của vật (*) C. hình dạng và thể tích của vật D. nhiệt độ, hình dạng và thể tích vật Câu 3: Chọn phát biểu đúng về nguyên lý II nhiệt động lực học? A. Nhiệt không thể truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn. B. Nhiệt có thể truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn. C. Khi cho hai vật tiếp xúc nhiệt với nhau thì chúng sẽ cân bằng nhiệt D. Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh sang vật nóng hơn. (*) Câu 4: “Nhiệt lượng mà khí nhận được chỉ dùng để làm tăng nội năng của của khí”. Điều đó đúng với quá trình nào sau đây? A. Đẳng tích (*) B. Đẳng nhiệt C. Đẳng áp D. Quá trình khép kín. Câu 5: Chọn câu SAI: A. Nội năng là một dạng năng lượng B. Nội năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của các vật (*) C. Nội năng của vật phụ thuộc nhiệt độ và thể tích của vật. D. Nội năng của khí lý tưởng không phụ thuộc thể tích mà chỉ phụ thuộc nhiệt độ của các phân tử khí. Câu 6: Điền nào sau đây ĐÚNG? A. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng B. Nhiệt lượng là một phần nội năng mà vật nhận được hoặc mất đi trong quá trình truyền nhiệt (*) C. Nội năng là nhiệt lượng D. Nội năng của 1 vật chỉ thay đổi trong quá trình truyền nhiệt, không thay đổi trong quá trình thực hiện công. Câu 7: Điều nào sau đây là SAI khi nói về nội năng? A. Nội năng của một vật là một dạng năng lượng bao gồm động năng của chuyển động hỗn độn của các phân tử cấu tạo nên vật và thế năng tương tác giữa chúng. B. Đơn vị của nội năng là Jun (J) C. Có thể đo nội năng bằng nhiệt kế. (*) D. Nội năng của 1 vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật Câu 8: Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học là sự vận dụng của định luật bảo toàn nào sau đây? A. Định luật bảo toàn cơ năng B. Định lực bảo toàn định lượng C. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lương (*) D. Định luật II Newton. Câu 9: Nội năng của một vật là tổng động năng chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật. tổng động năng và thế năng của vật tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật (*) nhiệt lượng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt Câu 10: Trong các hệ thức sau đâu, hệ thức nào diễn tả quá trình nung nóng khí trong một bình kín khi bỏ qua sự nở vì nhiệt của bình? A. DU = A B. DU = Q (*) C. DU =Q + A D. DU = 0 Câu 11: Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì nhiệt lượng Q và công A trong hệ thức : D U = Q + A phải có giá trị nào sau đây? A. Q> 0 và A 0 C. Q>0 và A>0 C. Q<0 và Q< 0 BÀI TẬP ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG Bài 1: Người ra ném một vật hướng thẳng từ dưới lên với vận tốc 10 (m/s), cho g = 10 (m/s2). Dùng kiến thức về năng lượng để tìm: a. Độ cao cực đại vật đạt được b. Độ cao của vật khi thế năng bằng động năng. Bài 2: Một vật rơi không vận tốc đầu từ độ cao 60m so với mặt đất. Xác định độ cao mà tại đó động năng bằng cơ năng. (lấy g = 10 m/s2). Bài 3: Từ mặt đất, một vật có khối lượng 100g được ném thẳng đứng với vận tốc 6 m/s. lấy g = 10m/s2. a. Tính cơ năng của vật lúc ném b. Ở độ cao nào vật có thế năng bằng 2 lần động năng Bài 4: Từ cao 5m thả một vật có khối lượng 4 kg không vận tốc đầu xuống mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Tính: a. Cơ năng của vật ? b. Ở độ cao nào thì thế năng bằng động năng. Tìm vận tốc lúc này? (2đ) Bài 5: Một vật khối lượng m = 200g tại đIểm A cách mặt đất 2m được ném lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0, vật lên tới độ cao 7m thì dừng lại và rơi xuống đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10m/s2. Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng để a. tính cơ năng toàn phần của vật. b. tính vận tốc ban đầu v0 của vật c. tính độ cao mà tại đó động năng bằng 1/3 thế năng của vật? Bài 6: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu 10m/s, ở độ cao 20m. tính : a. vận tốc của vật khi chạm đất b. động năng, thế năng của vật khi cách đất 10m c. độ cao mà tại đó Wđ = 3Wt Bài 7: Một vật có khối lượng 50g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ném 6m/s từ độ 2m so với mặt đất. Cho g = 10m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất a) Tính giá trị động năng, thế năng và cơ năng của vật tại lúc ném b) Tính độ cao cực đại mà vật đạt được c) Hỏi ở độ cao nào thì động năng bằng nữa thế năng CHƯƠNG V: CHẤT KHÍ Bài 1: Chất khí trong xy lanh của một động cơ nhiệt có áp suất 0,8 atm và nhiệt độ 500C. sau khi bị nén thể tích của khí giảm đi 5 lần và áp suất tăng lên 10 lần. Tính nhiệt của khí ở cuối quá trình nén. Bài 2: Một quả bóng có dung tích 2,2 lít, không chứa không khí. Người ta thực hiện 20 lần bơm để đưa không khí có áp suất 105 Pa vào quả bóng. Biết áp suất của không khí trong quả bóng sau khi bơm là 1,6.105 Pa và nhiệt độ không đổi trong quá trình bơm. Tính thể tích không khí trong một lần bơm. Bài 3: Một khối khí ban đầu có áp suất 1 at, thể tích 5 lít, nhiệt độ – 730C, biến đổi khối khí qua các quá trình: - Quá trình đẳng tích: áp suất tăng 2 lần - Quá trình đẳng áp: Thể tích sau cùng là 7,5 lít Tìm nhiệt dộ sau cùng của khối khí ? (2đ) Bài 4: Hỏi nhiệt độ ban đầu của khối khí là bao nhiêu nếu đun nóng đẳng áp khối khí thêm 30C thì thể tích tăng thêm 1% thể tích ban đầu ? Bài 5: Một quả bóng có dung tích 2,5 lít chứa không khí ở áp suất 105Pa. Người ta bơm không khí bên ngoài có áp suất 105Pa và bóng. Mỗi lần bơm đưa được 125cm3 không khí vào quả bóng. Hỏi áp suất của không khí trong quả bóng sau 44 lần bơm là bao nhiêu? Biết trong thời gian bơm nhiệt độ của không khí không đổi. Bài 6: Một khối khí ban đầu ở 270C được đun nóng đẳng tích lên đến nhiệt độ 5270C. khi đó áp suất thay đổi một lượng là 1atm. Tính áp suất ban đầu của khí? Bài 7: Khi đun nóng khí trong bình kín lên thêm 700K thì áp suất của khí tăng lên 1,2 lần. Tính nhiệt độ của khí trong bình trước khi nung ? Bài 8: Người ta bơm không khí bên ngoài có áp suất 1 atm vào một quả bóng cao su, mỗi lần nén piston đưa được 125cm³ không khí bên ngoài vào quả bóng. Nếu nén 40 lần thì áp suất của không khí trong bóng sẽ là bao nhiêu?. Biết rằng dung tích quả bóng lúc đó là 2,5 lít. Cho rằng trước khi bơm trong quả bóng không có không khí và khi bơm nhiệt độ không thay đổi. Bài 9: Khi đun nóng đẳng tích một khối khí thêm 10C thì áp suất khí tăng thêm 1/360 áp suất khí ban đầu. Tính nhiệt độ ban đầu của khối khí Bài 10: Trong Xy-lanh của một động cơ đốt trong có 3 dm3 hỗn hợp khí có áp suất 1 at và nhiệt độ 370C. Pít-tông nén xuống làm cho thể tích của hỗn hợp khí chỉ còn lại 0,5 dm3 và áp suất đạt tới 12 at. Tính nhiệt độ của hỗn hợp khí sau khi nén. Bài 11: Một khối khí lý tưởng có nhiệt độ 27o C, ta biến đổi khối khí sao cho áp suất tăng 4 lần, thể tích giảm 2 lần. Hỏi nhiệt độ của khối khí bây giờ là bao nhiêu? (2đ) Bài 12: Khi nén đẳng nhiệt một khối khí từ thể tích 6 lít đến 4 lít, áp suất khí tăng thêm 0,75 at. Tính áp suất ban đầu của khí. Bài 13: Trong xi-lanh của một động cơ đốt trong, hỗn hợp khí ở áp suất 1at, nhiệt độ 47oC, có thể tích 40dm3. Nếu nén hỗn hợp khí đến thể tích 5dm3, áp suất 15at thì nhiệt độ của khí sau khi nén là giá trị nào? Bài 14: Một khối khí lý tưởng được nén đăng nhiệt từ thể tích 10 lít xuống đến còn 4 lít, áp suất của khí tăng thêm được 0,6 (at) . Tìm áp suất ban đầu của khí trước khi bị nén Bài 15: Pít–tông nén khí trong xy-lanh làm thể tích khí giảm bớt thể tích khí lúc đầu. Hỏi áp suất khí lúc đầu là bao nhiêu? biết sau khi nén áp suất khí trong xy–lanh là 3(at) và bỏ qua sự thay đổi nhiệt độ. Bài 16: Một bình kín chứa 1 lượng khí xác định ở 270C, áp suất 1atm. Hỏi phải đun nóng bình đến nhiệt độ bao nhiêu thì áp suất chất khí trong bình là 1,2 atm?. CHƯƠNG VI: CƠ SỞ NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC Bài 1: Người ta thực hiện công 500 (J) để nén khí trong xi-lanh, lúc đó khí truyền ra bên ngoài một nhiệt lượng 200 (J). Hỏi nội năng của khí tăng hay giảm một lượng là bao nhiêu? Bài 2: Một bình nhôm có khối lượng 500 (g), có chứa 1 (lít) nước ở nhiệt độ 200C. Nhiệt dung riêng của nhôm là 0,92.103 J/kg.K và của nước là 4,193 J/kg.K. Hỏi cần cung cấp cho bình một nhiệt lượng là bao nhiêu để đun sôi nước trong bình? Bài 4: Người ta cung cấp nhiệt lượng 10(J) cho chất khí chứa trong xi-lanh. Khí nở ra đẩy pít-tông di chuyển 8cm với một lực có độ lớn 50(N). Bỏ qua tác dụng của trọng lực. Tính độ biến thiên nội năng của khí. Bài 5: Thả một thỏi đồng có khối lượng 0,4 kg ở nhiệt độ 800C và 0,25 kg nước ở nhiệt độ 180C. Cho nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là 400 J/kgđộ và 4200 J/kgđộ. Tính nhiệt độ khi có sự căn bằng nhiệt? Bài 6: Khi truyền nhiệt lượng 6.106J cho chất khí đựng trong xi lanh hình trụ, khí nở ra đẩy pittông lên. Thể tích khí tăng thêm 0,5m3. Hỏi nội năng của khí có biến đổi không và biến đổi một lượng bằng bao nhiêu? Biết áp suất của khí là 8.106 N/m2 và không đổi trong quá trình giản nở. Bài 7: Một ấm bằng nhôm có khối lượng 250g đựng 1,5kg nước ở nhiệt độ 250C. Tìm nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước trong ấm. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 920J/kg độ và 4190J/kg độ. Cho rằng nước sôi ở nhiệt độ 1000C Bài 8: Người ta thực hiện một công 250J để nén trong xy lanh, khi đó khí truyền ra bên ngoài một nhiệt lượng là 130J. Hỏi khi đó nội năng của khí tăng hay giảm một lượng bao nhiêu?

File đính kèm:

  • docON TAP LY 10 HKII.doc
Giáo án liên quan