-Hiểu cấu tạo của các loại từ ghép, từ láy và nghĩa của từ láy, từ ghép.
-Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của việc dùng từ láy trong văn bản.
-Hiểu giá trị tượng thanh, gợi hình, gợi cảm của từ láy.
-Biết cách sử dụng từ ghép, từ láy.
-Hiểu thế nào là yếu tố Hán Việt và cách cấu tạo đặc biệt của một số loại từ ghép Hán Việt.
-Bước đầu biết cách sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với yêu cầu giao tiếp; tránh lạm dụng từ Hán Việt.
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2190 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỚP 7
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
1.TIẾNG VIỆT
1.1.Từ vựng
-Cấu tạo từ
-Hiểu cấu tạo của các loại từ ghép, từ láy và nghĩa của từ láy, từ ghép.
-Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của việc dùng từ láy trong văn bản.
-Hiểu giá trị tượng thanh, gợi hình, gợi cảm của từ láy.
-Biết cách sử dụng từ ghép, từ láy.
-Biết hai loại từ ghép:từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập, tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ, tính chất hợp nghĩa của từ ghép đẳng lập.
-Biết hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận (láy phụ âm đầu, láy vần)
-Các lớp từ
-Hiểu thế nào là yếu tố Hán Việt và cách cấu tạo đặc biệt của một số loại từ ghép Hán Việt.
-Bước đầu biết cách sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với yêu cầu giao tiếp; tránh lạm dụng từ Hán Việt.
-Nhớ đặc điểm của từ ghép Hán Việt.
-Biết hai loại từ ghép Hán Việt chính: ghép đẳng lập và ghép chính phụ, biết trật tự các yếu tố Hán Việt trong từ ghép chính phụ Hán Việt.
-Hiểu nghĩa và cách sử dụng từ Hán Việt được chú thích trong các văn bản học ở lớp 7.
-Biết nghĩa 50 yếu tố Hán Việt thông dụng xuất hiện nhiều trong các văn bản học ở lớp 7.
-Nghĩa của từ
-Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
-Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của việc dùng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và chơi chữ bằng từ đồng âm trong văn bản.
-Biết cách sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa phù hợp với tình huống và yêu cầu giao tiếp.
-Biết sửa lỗi dùng từ.
-Nhớ đặc điểm của từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
-Biết hai loại từ đồng nghĩa: đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.
1.2.Ngữ pháp
-Từ loại
-Hiểu thế nào là đại từ, quan hệ từ.
-Biết tác dụng của đại từ và quan hệ từ trong văn bản.
-Biết cách sử dụng đại từ, quan hệ từ trong khi nói và viết.
-Biết các loại lỗi thường gặp và cách sửa các lỗi về đại từ và quan hệ từ.
-Nhận biết đại từ và các loại đại từ: đại từ dùng để trỏ, đại từ dùng để hỏi.
-Cụm từ
-Hiểu thế nào là thành ngữ.
-Hiểu nghĩa và bước đầu phân tích được giá trị của việc dùng thành ngữ trong văn bản.
-Biết cách sử dụng thành ngữ trong nói và viết.
-Nhớ đặc điểm của thành ngữ, lấy được ví dụ minh họa
-Các loại câu
-Hiểu thế nào là câu rút gọn và câu đặc biệt.
-Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của việc dùng câu rút gọn và câu đặc biệt trong văn bản.
-Biết cách sử dụng câu rút gọn và câu đặc biệt trong nói và viết.
-Nhớ đặc điểm của câu rút gọn và câu đặc biệt.
-Hiểu thế nào là câu chủ động và câu bị động.
-Biết cách chuyển đổi câu chủ động và câu bị động theo mục đích giao tiếp.
-Nhớ đặc điểm của câu chủ động và câu bị động
-Nhận biết câu chủ động và câu bị động trong các văn bản
-Biến đổi câu
-Hiểu thế nào là trạng ngữ.
-Biết biến đổi câu bằng cách tách thành phần trạng ngữ trong câu thành câu riêng.
-Nhớ đặc điểm và công dụng của trạng ngữ.
-Nhận biết trạng ngữ trong câu.
-Hiểu thế nào là dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu.
-Biết mở rộng câu bằng cách chuyển các thành phần nòng cốt câu thành cụm chủ-vị.
-Nhận biết các cụm chủ-vị làm thành phần câu trong văn bản.
-Dấu câu
-Hiểu công dụng của một số dấu câu: dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng, dấu gạch ngang.
-Biết sử dụng các dấu câu phục vụ yêu cầu biểu đạt, biểu cảm.
-Biết các loại lỗi thường gặp về dấu câu và cách sửa chữa.
-Giải thích được cách sử dụng dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng, dấu gạch ngang trong văn bản.
1.3.Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ:Các biện pháp tu từ
-Hiểu thế nào là chơi chữ, điệp ngữ, liệt kê và tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
-Biết cách vận dụng các biện pháp tu từ chơi chữ, điệp ngữ, liệt kê vào thực tiễn nói và viết.
-Nhận biết và hiểu giá trị của biện pháp tu từ chơi chữ, điệp ngữ, liệt kê trong văn bản.
2.TẬP LÀM VĂN
2.1.Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản:Liên kết, mạch lạc và bố cục trong văn bản.
-Hiểu thế nào là liên kết, mạch lạc, bố cục và vai trò của chúng trong văn bản.
-Biết các bước tạo lập một văn bản: định hướng, lập đề cương, viết, đọc lại và sửa chữa văn bản.
-Biết viết đoạn văn, bài văn có bố cục, mạch lạc và sự liên kết chặt chẽ.
-Biết vận dụng các kiến thức về liên kết, mạch lạc, bố cục và đọc-hiểu văn bản và thực tiễn nói.
2.2.Các kiểu văn bản.
-Biểu cảm
-Hiểu thế nào là văn biểu cảm.
-Biết cách vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào đọc-hiểu văn bản.
-Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
-Nắm được bố cục, cách thức xây dựng đoạn và lời văn trong bài văn biểu cảm.
-Biết viết đoạn văn, bài văn biểu cảm.
-Biết trình bày cảm nghĩ về một sự vật, sự việc hoặc con người có thật trong đời sống; về một nhân vật, một tác phẩm văn học đã học.
-Trình bày đặc điểm văn biểu cảm, lấy được ví dụ minh họa.
-Biết viết đoạn văn có độ dài khoảng 70-80 chữ, bài văn có độ dài khoảng 300 chữ phát biểu cảm nghĩ về một sự vật, sự việc hoặc con người có thật trong đời sống; về một nhân vật, một tác phẩm văn học đã học.
-Nghị luận
-Hiểu thế nào là văn nghị luận.
-Hiểu vai trò của luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn nghị luận.
-Nắm được bố cục, phương pháp lập luận, cách thức xây dựng đoạn và lời văn trong bài văn nghị luận giải thích và chứng minh.
-Biết viết đoạn văn, bài văn nghị luận.
-Biết trình bày miệng bài văn giải thích, chứng minh một vấn đề xã hội, văn học đơn giản, gần gũi.
-Trình bày đặc điểm văn bản nghị luận, lấy được ví dụ minh họa.
-Biết viết đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 70-80 chữ, bài văn nghị luận có độ dài khoảng 300 chữ giải thích, chứng minh một vấn đề xã hội, văn học đơn giản, gần gũi với học sinh lớp 7.
-Hành chính-công vụ.
-Hiểu thế nào là văn bản kiến nghị và văn bản báo cáo.
-Nắm được bố cục và cách thức tạo lập văn bản kiến nghị và văn bản báo cáo.
-Biết viết kiến nghị và báo cáo thông dụng theo mẫu.
-Trình bày đặc điểm, phân biệt sự khác nhau giữa văn bản kiến nghị và văn bản báo cáo.
2.3.Hoạt động ngữ văn
Hiểu thế nào là thơ lục bát.
Biết cách gieo vần, tạo câu, ngắt nhịp của thơ lục bát.
3.VĂN BẢN
3.1.Văn bản.
-Văn bản văn học.
+Truyện Việt Nam
1900-1945
-Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số truyện ngắn hiện đại Việt Nam (Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu- Nguyễn Ái Quốc; Sống chết mặc bay- Phạm Duy Tốn): hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến xấu xa, tàn bạo, nghệ thuật tự sự hiện đại, cách sử dụng từ ngữ mới mẻ, sinh động.
-Nhớ được cốt truyện, nhận vật, sự kiện, ý nghĩa và nét đặc sắc của từng truyện: tố cáo đời sông cùng cực của người dân, sự vô trách nhiệm của bọn quan lại, cách sử dụng phép tăng cấp, tương phản (Sống chết mặc bay); tố cáo sự gian dối, bất lương của chính quyền thực dân Pháp và giọng văn châm biếm sắc sảo (Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu)
+Kí Việt Nam
-Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số bài (hoặc trích đoạn) tùy bút hiện đại Việt Nam (Một thứ quà của lúa non: Cốm)-Thạch Lam; Mùa xuân của tôi-Vũ Bằng; Sài Gòn tôi yêu-Minh Hương): tình yêu thiên nhiên, đất nước, nghệ thuật biểu cảm, ngôn ngữ tinh tế.
-Nhận biết những cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc đan xen với kể, tả trong các bài tùy bút.
-Nhớ được chủ đề, cảm hứng chủ đạo, ý nghĩa và nét đặc sắc của từng bài: niềm tự hào về một thứ quà mang nét đẹp văn hóa, giọng văn tinh tế, nhẹ nhàng (Một thứ quà của lúa non: Cốm); ngòi bút tả cảnh tài hoa (Sài Gòn tôi yêu; Mùa xuân của tôi).
-Nhớ được những câu văn hay trong các văn bản.
+Thơ dân gian Việt Nam
-Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số bài ca dao về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, những câu hát than thân, châm biếm: đời sống sinh hoạt và tình cảm của người lao động, nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát, cách xưng hô phiếm chỉ, các thủ pháp nghệ thuật thường dùng, cách diễn sướng.
-Hiểu khái quát đặc trưng cơ bản của ca dao, phân biệt sự khác nhau giữa ca dao với các sáng tác thơ bằng thể lục bát.
-Biết cách đọc-hiểu bài ca dao theo đặc trưng thể loại.
-Đọc thuộc lòng những bài ca dao được học.
-Kết hợp với chương trình địa phương: học các bài ca dao của địa phương.
+Thơ trung đại Việt Nam
-Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số bài thơ (hoặc đoạn thơ) trung đại Việt Nam (Nam quốc sơn hà; Tụng giá hoàn kinh sư-Trần Quang Khải; Thiên Trường vãn vọng-Trần Nhân Tông; Côn Sơn ca hoặc Ngôn chí, số 20-Nguyễn Trãi; Bánh trôi nước-Hồ Xuân Hương; Chinh phụ ngâm khúc; Qua Đèo Ngang-Bà Huyện Thanh Quan, Bạn đến chơi nhà-Nguyễn Khuyến): khát vọng và tình cảm cao đẹp, nghệ thuật ước lệ tượng trưng, ngôn ngữ hàm súc.
-Nhận biết mối quan hệ giữa tình và cảnh; một vài đặc điểm thể loại của các bài thơ trữ tình trung đại.
-Hiểu nét đặc sắc của từng bài thơ: tình yêu nước, khí phách hào hùng và lòng tự hào dân tộc (Nam quốc sơn hà; Tụng giá hoàn kinh sư); tình yêu thiên nhiên, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (Thiên Trường vãn vọng; Côn Sơn ca hoặc Ngôn chí, số 20); tâm trạng cô đơn, hoài cổ, ngôn ngữ trang nhã (Qua Đèo Ngang); tình bạn thân thiết (Bạn đến chơi nhà); vẻ đẹp và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ (Bánh trôi nước; Chinh phụ ngâm khúc)
-Đọc thuộc lòng bản dịch những bài thơ trung đại được học.
+Thơ Đường
-Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số bài thơ Đường (Tĩnh dạ tứ; Vọng Lư sơn bộc bố-Lý Bạch; Mao ốc vị thu phong sở phá ca-Đỗ Phủ; Hồi hương ngẫu thư-Hạ Tri Chương; Phong Kiều dạ bạc-Trương Kế): tình cảm cao đẹp, ngôn ngữ hàm súc.
-Bước đầu biết được mối quan hệ giữa tình và cảnh, phép đối trong thơ Đường và một vài đặc điểm của thể thơ tứ tuyệt.
-Hiểu nét đặc sắc của từng bài thơ: tình yêu thiên nhiên, hình ảnh thơ tươi sáng, tráng lệ (Vọng Lư sơn bộc bố); tình yêu quê hương, tứ thơ độc đáo gắn với những tình huống có ý nghĩa (Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư); tình cảm nhân đạo cao cả, tâm trạng đau xót trước cuộc đời, sự kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm (Mao ốc vị thu phong sở phá ca)
-Nhớ được những hình ảnh thơ hay trong các bài thơ được học.
+Thơ hiện đại Việt Nam
-Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số bài thơ hiện đại Việt Nam (Cảnh khuya, Nguyên tiêu-Hồ Chí Minh; Tiếng gà trưa-Xuân Quỳnh): tình yêu thiên nhiên, đất nước, nghệ thuật thể hiện tình cảm, cách sử dụng ngôn ngữ vừa hiện đại vừa bình dị, gợi cảm.
-Hiểu nét đặc sắc của từng bài thơ: tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu đất nước và phong thái ung dung, tự tại (Cảnh khuya, Nguyên tiêu); sự gắn bó giữa tình yêu đất nước và tình cảm gia đình (Tiếng gà trưa).
+Kịch dân gian Việt Nam
-Hiểu những nét chính về nội dung, tóm tắt được vở chèo Quan Âm Thị Kính.
-Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của trích đoạn Nỗi oan hại chồng: thân phận và bi kịch của người phụ nữ nông dân trong xã hội phong kiến, những đặc sắc của nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống.
+Nghị luận dân gian Việt Nam
-Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số câu tục ngữ Việt Nam: dạng nghị luận ngắn gọn, khúc chiết, đúc kết những bài học kinh nghiệm về tự nhiên, xã hội, con người, nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ, nghệ thuật đối, hiệp vần.
-Bước đầu nhận biết được sự khác biệt giữa tục ngữ và thành ngữ.
-Nhớ những câu tục ngữ được học.
-Kết hợp với chương trình địa phương: học một số câu tục ngữ ở địa phương.
+Nghị luận hiện đại Việt Nam
Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, cách bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ thuyết phục, giàu cảm xúc, ý nghĩa thực tiễn và giá trị nội dung của một số tác phẩm hoặc trích đoạn nghị luận hiện đại Việt Nam bàn về những vấn đề xã hội (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta-Hồ Chí Minh; Đức tính giản dị của Bác Hồ-Phạm Văn Đồng) hoặc văn học (Sự giàu đẹp của tiếng Việt-Đặng Thai Mai; Ý nghĩa văn chương-Hoài Thanh)
Nhớ được những câu nghị luận hay và các luận điểm chính trong các văn bản.
-Văn bản nhật dụng
-Hiểu những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm đối với trẻ em, phụ nữ, hạnh phúc gia đình, tương lai nhân loại và những đặc sắc về nghệ thuật của một số văn bản nhật dụng đề cập đến các vấn đề văn hóa, giáo dục, quyền trẻ em, gia đình và xã hội.
-Xác định được ý thức trách nhiệm của cá nhân với gia đình, xã hội.
3.2.Lí luận văn học
-Biết một số khái niệm lí luận văn học dùng trong phân tích, tiếp nhận văn học: hình ảnh, nhịp điệu, tiết tấu,…trong thơ.
-Biết một vài đặc điểm cơ bản của một số thể loại thơ ngũ ngôn, thơ thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú ), thơ lục bát, thơ song thất lục bát.
File đính kèm:
- Văn 7.doc