Câu 1: Kể tên hai phương thức phát triển nghĩa chủ yếu của từ ngữ? Nêu ví dụ, có phân tích minh họa.
Câu 2: Tìm 6 từ Hán Việt được cấu tạo theo dạng x + tặc (ví dụ: tin tặc).
Câu 3: Chỉ ra rồi phân tích cái hay của phép tu từ từ vựng được sử dụng ở các câu thơ sau:
a. Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.
b. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
c. Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thường bà biết mấy nắng mưa.
d. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đên sập cửa.
e. Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
f. Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2562 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập ngữ Văn 9 học kỳ I phần tiếng Việt (làm đề cương), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 HỌC KỲ I - LỚP 9A
Phần Tiếng Việt (Làm đề cương)
Câu 1: Kể tên hai phương thức phát triển nghĩa chủ yếu của từ ngữ? Nêu ví dụ, có phân tích minh họa.
Câu 2: Tìm 6 từ Hán Việt được cấu tạo theo dạng x + tặc (ví dụ: tin tặc).
Câu 3: Chỉ ra rồi phân tích cái hay của phép tu từ từ vựng được sử dụng ở các câu thơ sau:
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thường bà biết mấy nắng mưa.
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đên sập cửa.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Câu 4: Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý, cho ví vụ minh họa?
Câu 5: Câu văn: “ Việt nam có rất nhiều thắng cảnh đẹp” đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Câu 6: Câu nói: “Nó đúng là con bố nó” có vi phạm phương châm hội thoại về lượng không? Tại sao?
Câu 7: Chỉ ra các từ ngữ Hán Việt và giải thích nghĩa của các từ ngữ đó trong câu thơ sau:
a. Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sau mươi.
b. Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Câu 8: Trong các từ sau, từ nào mượn từ tiếng Hán, từ nào mượn từ ngôn ngữ châu Âu: độc lập, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, tô thuế, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, phê bình, phê phán, ca nô, ca sĩ, nô lệ, hi-đrô-xít.
Câu 9: Thuật ngữ là gì? Cho biết đặc điểm nhận biết của thuật ngữ? Lấy ví dụ minh họa.
Câu 10: Giải thích nghĩa của những từ ngữ Hán Việt có yếu tố đồng sau đây và cho biết những từ nào mang nét nghĩa là: cùng nhau, giống nhau?
Đồng ấu, đồng âm, đồng chí, đồng bộ, đồng dao, đồng sự, đồng bào, đồng niên, mâm đồng.
Câu 11: Đọc hai câu thơ sau:
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Cho biết từ hoa trong thềm hoa và lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Câu 12: Đọc hai câu thơ sau:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
(Viễn Phương – Viếng lăng bác)
Hãy giải thích nghĩa của từ xuân và cho biết trong hai câu thơ trên, từ xuân được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Phương thức chuyển nghĩa của từ này?
Câu 13: Thế nào là từ đồng âm? Lấy ví dụ về hiện tượng đồng âm, có phân tích minh họa?
Câu 14: Sưa lỗi dùng từ trong các câu sau và cho biết nguyên nhân dẫn đến việc dùng sai từ:
Thiếu ý chí rèn luyện, vươn lên trong học tập, đó là yếu điểm của bạn Duẩn.
Những việc làm từ thiện của ông ấy khiến mọi người rất cảm xúc.
Anh ấy đã chụp ảnh cho tôi bằng máy ảnh.
Câu 15: Gải thích nghĩa của thành ngữ Gan vàng dạ sắt và đặt câu với thành ngữ đó?
Câu 16: Viết lại theo trí nhớ của em 3 câu thơ đã học có sử dụng thành ngữ? Giải thích các thành ngữ đó?
Câu 17: Tìm năm từ tượng thanh mô tả âm thanh của gió? Đặt câu với một trong năm từ mà em vừa tìm được?
Câu 18: Trong các tổ hợp từ sau, tổ hợp từ nào là thành ngữ? Đặt câu với tổ hợp từ là thành ngữ em vừa tìm được: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn; Đánh trống bỏ dùi; Có chí thì nên; Gần mực thì đen gần đèn thì rạng.
Câu 19: Chỉ ra các phương ngữ (từ địa phương) trong câu thơ thơ sau, tìm từ ngữ toàn dân tương đương với các phương ngữ đó?
Vân Tiên ghé lại bên đàng;
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng bớ đảng hung đồ;
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.
( Nguyễn Đình Chiểu – Lục Vân Tiên)
Câu 20: Gải thích ngắn gọn nội dung tư tưởng được Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm qua hai câu thơ sau: Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
Câu 21: Xác định các từ láy và phân tích nét nổi bật của việc dùng từ láy trong đoạn thơ sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Sè sè nấm đất bên đường,
Rầu rầu nội cỏ nửa vàng nửa xanh.
(Nguyễn Du – Truyện Kều).
Câu 22: Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 5 câu) có nội dung liên quan đến các ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Người Việt nam ta ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.
(Đặng Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)
Có tài mà không có đức là người vô dung, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
(Hồ Chí Minh nói chuyện với thanh thiếu niên)
Câu 23: Đặt 2 câu văn, 1 câu với từ đầu được dùng theo nghĩa gốc theo nghĩa gốc, và 1 câu với từ đầu dùng theo nghĩa chuyển.
Câu 24: Vẽ sơ đồ thể hiện các cách phát triển của từ vựng tiếng Việt. Mỗi trường hợp cho một ví dụ minh họa.
Câu 25: Từ muối trong câu ca dao sau có phải là thuật ngữ không? Vì sao?
Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
File đính kèm:
- on thi lop van 9.doc