Ôn tập phần văn

I. TỤC NGỮ

* Khái niệm: Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt( tự nhiên, lao độngsản xuất, xã hội ) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.

*Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất:

Câu 1: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

 Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

->Tháng năm đêm ngắn, tháng mười đêm dài – Giúp con người chủ động về thời gian , công việc trong những thời điểm khác nhau

Câu 2: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

->Đêm sao dày dự báo ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ mưa

=> Nắm trước thời tiết để chủ động công việc

Câu 3 : Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ

->Khi chân trời xuất hiện sắc màu vàng thì phải coi giữ nhà ( sắp có bão)

Câu 4 : Tháng bảy kiến bò , chỉ lo lại lụt

->Kiến ra nhiều vào tháng bảy âm lịch sẽ còn lụt nữa – vẫn phải lo đề phòng lũ lụt sau tháng bảy âm lịch

 

doc22 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn tập phần văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP PHẦN VĂN I. TỤC NGỮ * Khái niệm: Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt( tự nhiên, lao độngsản xuất, xã hội ) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. *Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất: Câu 1: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. ->Tháng năm đêm ngắn, tháng mười đêm dài – Giúp con người chủ động về thời gian , công việc trong những thời điểm khác nhau Câu 2: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa ->Đêm sao dày dự báo ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ mưa => Nắm trước thời tiết để chủ động công việc Câu 3 : Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ ->Khi chân trời xuất hiện sắc màu vàng thì phải coi giữ nhà ( sắp có bão) Câu 4 : Tháng bảy kiến bò , chỉ lo lại lụt ->Kiến ra nhiều vào tháng bảy âm lịch sẽ còn lụt nữa – vẫn phải lo đề phòng lũ lụt sau tháng bảy âm lịch Câu 5: Tấc đất , tấc vàng ->đất quí như vàng –giá trị của đất đối với đời sống lao động sản xuất của con người nông dân Câu 6: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền . -> Nuôi cá có lãi nhất , rồi đến làm vườn , rồi làm ruộng => muốn làm giàu, cần đến phát triển thuỷ sản Câu 7 : Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống ->Trong nghề làm ruộng, cần đảm bảo đủ 4 yếu tố thì lúa tốt, mùa màng bội thu Câu 8: Nhất thì , nhì thục ->Thứ nhất là thời vụ, thứ 2 là đất canh tác => trong trồng trọt phải đủ 2 yếu tố thời vụ và đất đai Ghi nhớ: Bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát. *Tục ngữ về con người và xã hội: Câu 1: Một mặt người bằng mười mặt của => Đề cao giá trị con người so với mọi thứ của cải , người quí hơn của gấp nhiều lần. Câu 2: Cái răng , cái tóc là góc con người. => những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng làm thành vẻ đẹp của con người về hình thức và nhân cách Câu 3: Đói cho sạch ,rách cho thơm - Nghĩa đen : dù đói cũng phải ăn uống sạch sẽ , giữ gìn cho thơm tho - Nghĩa bóng : Dù nghèo khổ thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch , không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa =>Giáo dục con người phải có lòng tự trọng Câu 4 : Học ăn , học nói, học gói, học mở ->Con người cần thành thạo mọi việc , khéo léo trong giao tiếp , việc học phải toàn diện tỉ mỉ Câu 5: Không thầy đố mày làm nên -> Khẳng định vai trò ,công ơn người thầy dạy ta từ những bước đi ban đầu về tri thức , về cách sống . Vì vậy phải biết kính trọng thầy Câu 6 : Học thầy không tày học bạn -> Câu tục ngữ đề cao ý nghĩa vai trò của việc học bạn . Nó không hạ thấp việc học thầy , không coi học bạn quan trọng hơn học thầy =>Cả 2 câu tục ngữ này bổ sung cho nhau Câu 7: Thương người như thể thương ->Khuyên nhủ con người thương yêu người khác như chính bản thân mình Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ->Khi được hưởng thụ thành quả nào đó phải nhớ đến người đã gây dựng nên , phải biết ơn người đã giúp mình Câu 9: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. -Một người lẻ loi không thể làm nên việc lớn, nhiều người hợp sức sẽ làm được việc cần làm => khẳng định sức mạnh đoàn kết Ghi nhớ: Tục ngữ về con người và xã hội thường rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Những câu tục ngữ này luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. II. TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA. -Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.” -Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận. III. ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Bài văn vừa có những chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành. IV. Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG Với một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn. V. SỐNG CHẾT MẶC BAY Giải thích ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay. - Nhan đề"sống chết mặc bay"là thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một ông quan hộ đê trước tính mạng của hàng vạn người dân nghèo. Bằng nhan đề này, Phạm Duy Tốn đã phê phán xã hội Việt nam những năm trước CM Tháng tám 1945 với cuộc sống tăm tối, cực khổ nheo nhóc của muôn dân và lối sống thờ ơ vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến. - “ Sống chết mặc bay” nhan đề truyện ngắn mà Phạm Duy Tốn đặt tên cho tác phẩm của mình là để nói bọn quan lại làm tay sai cho Pháp là những kẻ vô lương tâm , vô trách nhiệm , vơ vét của dân rồi lao vào các cuộc chơi đàng điếm, bài bạc Ghi nhớ: Bằng lời văn cụ thể, sinh động, bằng sự khéo léo trong việc vận dụng hết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. + Giá trị hiện thực: Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu ở đây là tên quan phủ “ lòng lang dạ thú”. + Giá tr ị nhân đạo: Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến. + Giá trị nghệ thuật: Vận dụng kết hợp thành công hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ khá sinh động. Ngôn ngữ phần nào đã thể hiện cá tính nhân vật. Câu văn nhìn chung sáng gọn, sinh động. Nghệ thuật tương phản và tăng cấp - Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động,những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm. - Phép tăng cấp: (lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước), qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói. VI. CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hoá- âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển. ************************************************************************************************************************************************************** ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT I. RÚT GỌN CÂU 1.Thế nào là rút gọn câu: Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ mộ số thành phần câu thường nhằm những mục đích như sau: - Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn, tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. - Ngụ ý hành động đặc điểm nói ở trong câu là của chung mọi người . 2. Cách dung câu rút gọn: Khi rút gọn câu cần chú ý: + Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói + Không biến câu nói thành 1 câu cộc lốc khiếm nhã II.CÂU ĐẶC BIỆT 1.Thế nào là câu đặc biệt: - Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ. 2. Tác dụng của câu đặc biệt: Câu đặc biệt thường được dùng để: - Nêu lên thời gian nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn - Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng - Bộc lộ cảm xúc - Gọi đáp III.THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU 1.Đặc điểm của trạng ngữ: -Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. -Về hình thức: +Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu. +Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghĩ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. 2.Công dụng của trạng ngữ: Trạng ngữ có những công dụng như sau: -Xác định hoàn cảnh,điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác. -Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc. 3.Tách trạng ngữ thành câu riêng: Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành những câu riêng. IV. CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG 1. Câu chủ động và câu bị động : -Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động). -Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào( chỉ đối tượng của hoạt động) 2. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động(và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất. 3. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - Có 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: +Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay từ được vào sau từ (cụm từ) ấy. + Chuyển từ( cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ ( cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. -Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động. V. DÙNG CỤM CHỦ- VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU 1.Thế nào là dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu: Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ -vị (cụm C- V) ,làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. 2. Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu: Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C_V. VI. LIỆT KÊ 1.Thế nào là phép liệt kê: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. 2.Các kiểu liệt kê: -Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp. -Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến. VII. DẤU CHẤM LỬNG Dấu chấm lửng được dùng để: +Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết. +Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. +Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. VIII. DẤU CHẤM PHẨY Dấu chấm phẩy được dùng để: +Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. +Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. IX. DẤU GẠCH NGANG Dấu gạch ngang có những công dụng sau: +Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. +Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. +Nối các từ nằm trong một liên danh. ************************************************************************************************************************************************************** MỘT SỐ BÀI VĂN THAM KHẢO ĐỀ 1: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “có công mài sắt có ngày nên kim” Dàn bài: a. Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lòng kiên trì nhân nại. Dẫn câu tục ngữ: “ Có công … kim” b. Thân bài: - Xét về thực tế câu tục ngữ có nghĩa là có công sức, lòng kiên trì mãi mãi 1 thanh sắt to lớn sẽ trở thành 1 cây kim nhỏ bé .. - Vai trò lòng kiên trì nhẫn nại trong đời sống trong học tập và trong mọi lĩnh vực - Sự kiên trì, nhẫn nại giúp chúng ta thành công trong mọi lĩnh vực - Tìm dẫn chứng trong đời sống xung quanh, các gương sáng trong XH, trong các tác phẩm văn học và trong ca dao tục ngữ : Bác Hồ học ngoại ngữ, thầy giáo Nguyễ Ngọc Kí, Trương Hán Siêu luyện chữ…. c. Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ ấy Bài mẫu 1: Con người ta ai cũng muốn thành đạt .Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai .Để thúc giục con người vững chí , kiên trì nhẫn nại ,nhân dân ta đã khuyên nhau qua câu tục ngữ : " Có công mài sắt có ngày nên kim " Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào . Thân kim bằng sắt tròn ,mảnh ,nhỏ xíu .Đầu kim nhọn sắt .Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua .Có thể kim mới trở thành một vật có ích cho cuộc đời .Còn sắt là vật liệu làm nên kim . Chỉ có điều ,làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện , mài dũa công phu bền bỉ . Nhưng có đi có lại .Ai có công mài sắt bền bỉ ,kiên trì sẽ có ngày nên kim .Đức kiên trì ,chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công . Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta , chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến ,nhất định thắng lợi .Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp ,chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua ,tát cả đều thử thách ý chí kiên trì ,bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi ,đã giành được độc lập. cho dân tộc ,tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến ,nhân dân ta thành công . Trong đời sống lao động sản xuất ,nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục .Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu , sông Hồng ,sông Đáy ,sông Thương ,chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì ,bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ ,bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ .Chỉ với đôi bàn tay cầm mai , đôi vai vác đất ,hoàn toàn là sức lao động thủ công ,không có máy xúc ,máy ủi ,máy gạt ,máy đầm như ngày nay ,cha ông ta đã kiên trì ,quyết tâm lao động và thành công . Trong học tập ,đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công .Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một ,bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc ,biết viết ,biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp ,phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông .Trong quá trình lâu dài ấy ,nếu không có lòng kiên trì luyện tập ,cố gắng học hành ,làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp .Người bình thường đã vậy ,với những người như Nguyẽn Ngọc Kí ,lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn .Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ ,anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè .Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông ,học xong đại học và trở thành thầy giáo ,một nhà giáo ưu tú . Thế mới biết ý chí ,nghị lực ,lòng kiên nhẫn ,sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung .Có mục đích ban đầu dung đắn - chưa đủ ; phải có lòng kiên trì ,nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực . Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật thật bé nhỏ là một cây kim để nói ,ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc ,gửi gắm trong lời khuyên giản dị như một triết lí : có công mài sắt có ngày nên kim .caau tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình : hãy lạc quan ,tin tưởng . Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha ,với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình ,Bác Hồ đã khuyên thanh niên: " Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyet chí ắt làm nên" Việc tu dưỡng ,rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên ,liên tuc .Kinh nghiện của thế hệ trước là lời khuyên quí báu ,lời cổ vũ thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Bài mẫu 2: Trong cuộc sống, làm bất cứ việc gì nếu vội vàng hấp tấp ta thường bị hỏng việc. Trái lại, nếu cố gắng, bền bỉ, kiên trì thì dù việc đó có khó khăn đến đâu ta cũng có thể hoàn thành. Cũng chính vì thế, nên tục ngữ có câu:"Có công mài sắt, có ngày nên kim". Đọc câu tục ngữ, trước tiên ta gặp nghĩa đen, nghĩa trực tiếp của câu tục ngữ. Một thanh sắt thô sơ, cứng cáp, ngày này qua ngày khác thanh sắt đó được mài, mài mãi... cho đến mọt ngày nào đó thanh sắt đó sẽ trở thành một cây kim bé nhỏ, tiện dụng. Mài sắt thành kim, mới nghĩ như vậy, nhiều người đã ngại ngùng vì thấy công việc này tưởng như khó khăn không thể làm nổi. Song có người lại không nghĩ như vậy. Họ bỏ ra nhiều công sức, nhỏ không ít giọt mồ hôi mài đi mài lại để cuối cùng thanh sắt thành cây kim. Cho nên cây kim dù nhỏ bé, không đáng gì nhưng nó lại là thành quả của lòng kiên trì, nhẫn nại. Bên cạnh nghĩa đen trên, câu tục ngữ còn có nghĩa bóng. Đó là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta từ ngàn đời truyền lại cho con cháu: có sự kiên nhẫn, có quyết tâm cao, thì việc gì dù khó đến đâu cũng có thể làm xong. Có biết bao tấm gương đã chứng minh điều đó. Mạc Đĩnh Chi, con nhà nghèo, ban ngày còn phải làm kiếm sống chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Nhưng không có tiền mua dầu thắp đèn, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu bé miệt mài học tập và đến khoa thi năm 1304 cậu đã thi đỗ trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần. Gần gũi với chúng ta là tấm gương sáng của Bác Hồ. Bác đã quyết chí đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ. Ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên tàu thuỷ, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn... Vượt qua bao khó khăn gian khổ, Bác đã tìm ra con đường cứu nước và đưa dân tộc ta, đất nước ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi, giành lại độc lập, tự do. Nhìn ra nước ngoài ta thấy nhà khoa học nổi tiếng Niutơn, là một tấm gương kiên trì về học tập và nghiên cứu. Sinh ra trong một gia đình nông thôn ở nước Anh, mãi đến năm 12 tuổi mới được ra thành phố học tập và kết quả học tập năm đầu chỉ đạt mức trung bình. Đến cuối năm thứ hai, cậu bị một anh bạn học giỏi nhất lớp bắt nạt. Cậu tức quá, quyết tâm học giỏi hơn anh ta để trả thù. Sau đó cậu say mê làm việc, miệt mài đọc sách và trở nên giỏi nhất lớp. Năm 16 tuổi, Niutơn phải nghỉ học về quê sống với mẹ. Bà mẹ muốn hướng cậu vào công việc làm ăn nhưng cậu lại chẳng thiết tha mà chỉ chăm chú đọc sách. Năm sau, nhờ sự góp ý của ông chú, bà mẹ cậu lại cho cậu vào đại học. Ở đấy Niutơn đã bỏ hết thời gian vào việc nghiên cứu học tập và cuối cùng ông đã trở thành một nhà bác học vĩ đại của thế giới. Qua một vài tấm gương tiêu biểu trên đây, ta có thể rát ra kết luận: chỉ có kiên trì, nhẫn nại, bền lòng, quyết chí, con người mới có thể làm nên sự nghiệp giống như người bền bỉ mài mãi một miếng sắt để làm nên vây kim. Nếu thiếu sự kiên trì, bền chí thì mỗi người chúng ta làm sao có thể vượt qua trăm ngàn trở ngại luôn chắn ngang con đường đi tới của mình? Sự nản chí, thiếu nhẫn nại, vững lòng chỉ dẫn tới đầu hàng và thất bại. Tóm lại, điều mà câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim muốn nhắn ngủ mọi người là quá đúng đắn và xác thực. Chính là từ rất nhiều kinh nghiệm sống mà nhân dân ta đã đúc kết nên câu tục ngữ trên. Mỗi chúng ta có thể ngẫm nghĩ về câu tục ngữ và xem đó là một bài học rất quý giá giúp ta trau dồi ý chí nhằm vươn tới, tiến lên. ĐỀ 2: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập, em hãy viết một bài văn để thuyết phục các bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. Dàn ý: 1. Mở bài: - Việc học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. - Không có tri thức sẽ không làm được việc gì có ích. - Chúng ta phải hiểu rằng: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. 2. Thân bài: a. Giải thích thế nào là học: - Học tập là tiếp thu tri thức vốn có của nhân loại: + Học ở nhà trường: Kiến thức căn bản: Toán, Lý....tự học thêm bổ sung kiến thức chuyên sâu... + Ngoài xã hội: lý thuyết, kinh nghiệm thực tiễn... - Mục đích của việc học tập là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, nhầm phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao hơn. +Thời đại khoa học kĩ thuật phát triển, không học sẽ lạc hậu, không theo kịp công nghệ... +Học là tất yếu. b. Giải thích tại sao nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích: - Không học hành đến nơi đến chốn thì sẽ không có kiến thức để bước vào đời. + Công việc cần trình độ. + Tư duy nhạy bén. - Trình độ học vấn thấp dẫn đến trình độ suy nghĩ, tiếp thu kém, do đó không có khả năng làm tốt mọi công việc. + Không đáp ứng được nhu cầu công việc. - Trong thời đại khoa học phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu không học, chúng ta sẽ không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. + Không đủ kiến thức sẽ bị đào thải. Hiện trạng: -Một số học sinh lơ là học hành: ham chơi, giao du bạn xấu, bỏ học.... -Mất nhân cách, không có khả năng làm việc, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội... Mỗi cá nhân tự ý thức tầm quan trọng của việc học: - Vận dụng kiến thức phổ thông vào thực tiễn sẽ đạt được thành quả về: + Tinh thần + Vật chất + Làm giàu cho cuộc sống bản thân, gia đình, xã hội 3. Kết bài: -Học là nghĩa vụ, là quyền lợi của mỗi con người. -Khi còn trẻ cần phải ý thức rõ tầm quan trọng của việc học hành. -Học trong trường lớp và ngoài xã hội -Nghe theo lời khuyên của Bác, Lê Nin… -Học để có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu xã hội hôm nay và mai sau. Bài văn mẫu: Dân tộc ta từ nghàn đời nay có rất nhiều truyền thống quí báu. Trong số đó “học tập” là một truyền thống tốt đẹp mà nhân dân ta sẵn có. Nó chính là một hành trang cho một tương lai tốt đẹp chỉ dành cho những con người chịu khó vươn lên, biết kiên trì chiu khổ. Học tập là những chùm rễ đắng cay, đầy những gian nan thử thách mà ta phải thức khuya dậy sớm, suy nghĩ tìm tòi khổ luyện, nhiều khi mệt mỏi. không những thế mà ta còn phải có sự nhẫn nại, kiên trì vượt qua gian khổ để đi tới những thành công vinh quang quí giá. Kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả mà trên thế gian này không ai có thể học hết được. Học tập có một vai trò rất thiêng liêng đối với con người nó giúp ta hoàn thiện từ nhân cách đến trí tuệ. “Học” mang tính chất tiếp thu tri thức, kĩ năng, hoàn thiện nhân cách vô cùng phong phú trong cuộc sống. Những con người ham học hỏi đó sẽ luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm vui trong cuộc sống.Ở trên hành tinh chúng ta cứ mỗi giây mỗi phút trôi qua thì lại có một phát minh ra đời vì vậy mà ta không thể nào mà học hết được những kiến thức. Cũng như vậy, thời xưa có một người học trò tên là Trần Miên, học hành rất siêng năng cần mẫn. Nhưng nhà anh nghèo quá, áo quần anh rách nát. Vì quá ham học, anh phải lấy lá chuối đóng khố đi học. Trần Miên phải đi hầu hạ các bạn đồng học nhà giầu, để có cơm ăn mà theo đuổi chuyện bút nghiên. Ban đêm, không có dầu mỡ thắp đèn, Trần Miên phải nhờ vào ánh trăng, hoặc là đi bắt đom đóm để đọc sách. Người học trò Trần Miên chẳng quản ngại khốn khổ khó nhọc. Ngày đêm anh cố sức học, dùi mài kinh sử để sẽ đi thi. Ðến khoa thi, nhìn thấy thiên hạ quần áo dài rộng, lượt là, còn anh học trò Trần Miên đóng lá chuối, tay ôm tráp như tôi tớ theo hầu các thư sinh. Thi xong, tới lúc xướng danh, bạn bè của Trần Miên đều rớt cả Vị tân khoa lại là kẻ nghèo nàn, áo vá trăm mảnh, khố lá che thân. Hay thời nay thì ở nước ta có chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về ý thức, tinh thần học hỏi không ngừng. Còn trong thơ văn thì Khổng tử có câu:“Học nhi bất yếm” Trong kho tàng ca dao Việt Nam thì có câu: “Một rương vàng không bằng một nang chữ” Khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi còn trẻ lớn lên mới làm được việc có ích,làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp. ĐỀ 3: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta Dàn bài a.Mở bài Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. Ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là báo động. Chúng ta cần nhận thức vấn đề này như thế nào? Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, và giải pháp để g

File đính kèm:

  • docde cuong on tap nv 7.doc