Ôn tập Tốt nghiệp Lịch sử Lớp 12 - Bài 1-26

1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp

1.1. Bối cảnh

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Pháp bị tổn thất nặng nề: hàng loạt nhà máy, đường sá, cầu cống và làng mạc bị tàn phá, sản xuất công nghiệp bị đình trệ, lạm phát tràn lan, giá cả gia tăng.

Để nhanh chóng khắc phục những thiệt hại, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, chính quyền Pháp đã ra sức khôi phục và thúc đẩy sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường đầu tư khai thác các nước thuộc địa của Pháp ở Đông Dương và Châu Phi.

1.2. Chính sách khai thác của Pháp ở Đông Dương

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã chính thức triển khai chương trình khai thác lần thứ hai ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam;

Tư bản Pháp đã tăng cường đầu tư vào Việt Nam với quy mô lớn, trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp và khai thác khoáng sản: trong 6 năm (1924 - 1929), tổng số vốn đầu tư vào Đông Dương, trong đó chủ yếu là Việt Nam lên đến 4 tỉ Phờ - răng (tăng 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh).

Chương trình khai thác lần thứ hai đã làm biến đổi mạnh mẽ nền kinh tế Việt Nam.

1.3. Hoạt động đầu tư khai thác lần thứ hai ở Việt Nam

* Trong nông nghiệp

Năm 1927, số vốn đầu tư vào nông nghiệp mà chủ yếu là lập các đồn điền cao su lên đến 400 triệu phờ-răng, tăng 10 lần so với trước chiến tranh; diện tích cao su năm 1930 tăng lên 120.000 ha (năm 1918: 15.000 ha) và nhiều công ty cao su mới ra đời như: Đất Đỏ, Misơlanh, Công ty trồng trọt cây nhiệt đới.

 

doc70 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn tập Tốt nghiệp Lịch sử Lớp 12 - Bài 1-26, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP NỘI DUNG THEO BÀI 31/3/2010 BÀI 1 NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT 1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp 1.1. Bối cảnh Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Pháp bị tổn thất nặng nề: hàng loạt nhà máy, đường sá, cầu cống và làng mạc bị tàn phá, sản xuất công nghiệp bị đình trệ, lạm phát tràn lan, giá cả gia tăng. Để nhanh chóng khắc phục những thiệt hại, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, chính quyền Pháp đã ra sức khôi phục và thúc đẩy sản xuất trong nước, đồng thời tăng cường đầu tư khai thác các nước thuộc địa của Pháp ở Đông Dương và Châu Phi. 1.2. Chính sách khai thác của Pháp ở Đông Dương Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã chính thức triển khai chương trình khai thác lần thứ hai ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam; Tư bản Pháp đã tăng cường đầu tư vào Việt Nam với quy mô lớn, trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp và khai thác khoáng sản: trong 6 năm (1924 - 1929), tổng số vốn đầu tư vào Đông Dương, trong đó chủ yếu là Việt Nam lên đến 4 tỉ Phờ - răng (tăng 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh). Chương trình khai thác lần thứ hai đã làm biến đổi mạnh mẽ nền kinh tế Việt Nam. 1.3. Hoạt động đầu tư khai thác lần thứ hai ở Việt Nam * Trong nông nghiệp Năm 1927, số vốn đầu tư vào nông nghiệp mà chủ yếu là lập các đồn điền cao su lên đến 400 triệu phờ-răng, tăng 10 lần so với trước chiến tranh; diện tích cao su năm 1930 tăng lên 120.000 ha (năm 1918: 15.000 ha) và nhiều công ty cao su mới ra đời như: Đất Đỏ, Misơlanh, Công ty trồng trọt cây nhiệt đới... * Trong lĩnh vực khai mỏ Tư bản Pháp tập trung đầu tư vào lĩnh vực khai thác than và khoáng sản Các công ty than đã có trước đây: tăng cường đầu tư và khai thác. Lập thêm nhiều công ty than mới: Công ty than Hạ Long - Đồng Đăng; Công ty than và kim khí Đông Dương; Công ty than Tuyên Quang; Công ty than Đông Triều. * Tiểu thủ công nghiệp: Thực dân Pháp mở thêm nhiều cơ sở gia công, chế biến: + Nhà máy sợi ở Nam Định, Hải Phòng; nhà máy rượu ở Hà Nội, Nam Định, Hà Đông; nhà máy diêm ở Hà Nội, Hàm Rồng, Bến Thủy. + Nhà máy đường Tuy Hòa, nhà máy xay xác, chế biến gạo Chợ Lớn. * Thương nghiệp: Giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh, đặc biệt là ngoại thương: trước chiến tranh, hàng hóa Pháp nhập vào Đông Dương chiếm 37%, đến năm 1930 đã lên đến 63%. Pháp thực hiện chính sách đánh thuế nặng đối với hàng hoá nước ngoài nhập vào Việt Nam để tạo thuận lợi cho hàng hóa Pháp nhập khẩu vào Việt Nam. * Giao thông vận tải tiếp tục được đầu tư phát triển, đặc biệt là hệ thống đường sắt và đường thủy nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác, vận chuyển vật liệu và hàng hoá. Các đô thị được mở rộng và cư dân thành thị cũng tăng nhanh. * Tài chính ngân hàng Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương: nắm quyền phát hành giấy bạc và có nhiều cổ phần trong hầu hết các công ty tư bản Pháp.. * Ngoài ra, thực dân Pháp còn bóc lột nhân dân ta bằng các loại thuế khóa nặng nề. Nhờ vậy, ngân sách Đông Dương thu được năm 1930 tăng gấp 3 lần so với năm 1912. 2. Chính sách chính trị - xã hội và văn hoá – giáo dục của thực dân Pháp 2.1. Chính trị - xã hội Một mặt, thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên chế triệt để, tăng cường hệ thống cảnh sát, mật thám, nhà tù để trấn áp các hoạt động cách mạng. Mặt khác, tiến hành một số cải cách chính trị - hành chính, lôi kéo một bộ phận địa chủ và tư sản Việt Nam tham gia vào Hội đồng quản hạt ở Nam kỳ, Viện dân biểu Bắc kỳ và Trung kỳ, khai thác vai trò của bộ máy chính quyền phong kiến tay sai. 2.2. Văn hoá - giáo dục Hệ thống giáo dục Pháp - Việt được mở rộng từ cấp tiểu học đến trung học, cao đẳng và đại học, nhằm đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho việc khai thác và cai trị của Pháp. Cho phép hàng chục tờ báo, tạp chí bằng chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp hoạt động, khuyến khích xuất bản các sách báo cổ vũ chủ trương “Pháp - Việt đề huề”, gieo rắc ảo tưởng hòa bình và hợp tác giữa chúng với bọn bù nhìn. Các trào lưu tư tưởng, khoa học – kĩ thuật, văn hóa nghệ thuật phương tây du nhập vào Việt Nam. Bên cạnh đó, chúng còn khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội. Các yếu tố văn hóa truyền thống, văn hóa mới tiến bộ, ngoại lai, nô dịch cùng tồn tại, đan xen và đấu tranh với nhau. 3. Những chuyển biến mới về kinh tế và xã hội Việt Nam 3.1. Chuyển biến về kinh tế Thực dân Pháp đã du nhập vào Việt Nam quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa trong một chừng mực nhất định đan xen với quan hệ sản xuất phong kiến. Các ngành kinh tế - kĩ thuật của tư bản Pháp ở Việt Nam phát triển hơn trước. Mặc dù vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn rất lạc hậu, mất cân đối và lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp, nhân dân ta càng đói khổ hơn. 3.2. Chuyển biến về giai cấp Công cuộc khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hoá sâu sắc, bên cạnh các giai cấp cũ (Địa chủ - phong kiến và nông dân) đã xuất hiện các giai cấp mới (Tư sản, tiểu tư sản và công nhân) với quyền lợi, địa vị và thái độ chính trị khác nhau. 3.2.1. Giai cấp địa chủ - phong kiến Một bộ phận được thực dân Pháp dung dưỡng để làm chỗ dựa cho chúng, nên lực lượng này thường để tăng cường cướp đoạt ruộng đất, bóc lột nhân dân. Tuy vậy, vẫn có một bộ phận địa chủ, nhất là địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, sẵn sàng tham gia các phong trào chống Pháp và tay sai. 3.2.2. Giai cấp tư sản Mấy năm sau khi chiến tranh kết thúc, giai cấp tư sản Việt Nam được hình thành; họ phần lớn là những tiểu chủ trung gian làm thầu khoán, đại lí cho tư bản Pháp, đã tích luỹ vốn và đứng ra kinh doanh riêng trở thành tư sản như: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Hữu Thu, Trương Văn Bền... Giai cấp tư sản Việt Nam tham gia nhiều lĩnh vực kinh doanh như Công thương (Tiên Long Thương đoàn (Huế), Hưng Hiệp hội xã (Hà Nội), xưởng chế xà phòng của Trương Văn Bền (Sài Gòn)), kinh doanh tiền tệ (Ngân hàng Việt Nam ở Nam Kì), Nông nghiệp và khai mỏ (công ty của Bạch Thái Bưởi, đồn điền cao su của Lê Phát Vĩnh và Trần Văn Chương). Ngay khi vừa mới ra đời giai cấp tư sản Việt Nam đã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thực lực kinh tế yếu, nặng về thương nghiệp và sau một thời gian phát triển thì bị phân hoá thành hai bộ phận: Tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên họ câu kết chặt chẽ với thực dân Pháp. Tư sản dân tộc: Kinh doanh độc lập, bị chèn ép. Họ có khuynh hướng dân tộc và dân chủ và giữ một vai trò đáng kể trong phong trào dân tộc. 3.3.3. Giai cấp tiểu tư sản thành thị (Những người buôn bán nhỏ, viên chức, tri thức, học sinh, sinh viên...) Sau chiến tranh, giai cấp tiểu tư sản phát triển nhảy vọt về số lượng; họ bị tư bản Pháp ráo riết chèn ép, khinh rẽ, bạc đãi, đời sống bấp bênh, dễ bị phá sản và thất nghiệp. Họ có tinh thần dân tộc, chống thực dân và tay sai. Đặc biệt bộ phận học sinh, sinh viên, tri thức có điều kiện, khả năng tiếp xúc với các tư tưởng tiến bộ nên có tinh thần hăng hái tham gia cách mạng. 3.3.4. Giai cấp nông dân (90% dân số) Bị đế quốc và phong kiến áp bức bóc lột nặng nề dẫn đến bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn. Một bộ phận trở thành tá điền cho địa chủ - phong kiến, một bộ phận nhỏ rời bỏ làng quê vào làm việc trong các nhà máy, đồn điền, hầm mỏ của tư sản => Trở thành công nhân. Họ có mâu thuẫn sâu sắc với đế quốc, phong kiến và sẵn sàng nỗi lên đấu tranh giải phóng dân tộc. 3.3.5. Giai cấp công nhân Giai cấp công nhân ngày càng phát triển. Trước chiến tranh, giai công nhân Việt Nam khoảng 10 vạn người, đến năm 1929 tăng lên đến 22 vạn. Ngoài những đặc trưng chung của giai cấp công nhân thế giới, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những nét riêng: + Có quan hệ gắn bó tự nhiên với giai cấp nông dân. + Chịu sự áp bức bóc lột nặng nề của đế quốc, phong kiến và tư bản người Việt. + Kế thừa truyền thống bất khuất, anh hùng của dân tộc. + Sớm tiếp thu những ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới. Là một giai cấp mới, nhưng công nhân đã sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, thống nhất, tự giác và vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi theo khuynh hướng tiến bộ. Tóm lại, Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20 của thế kỉ XX, Việt Nam có những chuyển biến quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, đặc biệt là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai, đẩy tinh thần cách mạng của đại bộ phận nhân dân Việt Nam lên một độ cao mới. Câu hỏi và bài tập: 1. Dưới tác động của đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, tình hình giai cấp của xã hội Việt Nam có gì thay đổi? (Đề thi tuyển sinh Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2001). 2. Thái độ của các giai cấp trong xã hội Việt Nam đối với sự thống trị của thực dân Pháp và tay sai. 3. Trình bày chính sách đầu tư khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp và tác động của nó đến tình hình kinh tế Việt Nam. BÀI 2 PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925 1. Bối cảnh quốc tế và tác động của nó đến Việt Nam. Tháng 11/1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công, đưa giai cấp công nông lên nắm chính quyền và xây dựng chủ nghĩa xã hội, biến học thuyết của Mác thành hiện thực. Tháng 2/1919, Quốc tế cộng sản (Quốc tế 3) thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Quốc tế III, phong trào cách mạng vô sản thế giới phát triển nhanh chóng: Tháng 12/1920, Đảng cộng sản Pháp thành lập. Năm 1921, Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời. Từ năm 1923 trở đi, một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đã được du nhập vào Việt Nam qua một số sách báo của Đảng cộng sản Pháp và Đảng cộng sản Trung Quốc và tác động trực tiếp đến một số trí thức Việt Nam yêu nước ở nước ngoài mà tiêu biểu là Nguyễn Ái Quốc. 2. Phong trào dân tộc dân chủ trong nước do giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản lãnh đạo giai đoạn 1919 – 1925 Những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ do giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản lãnh đạo diễn ra khá mạnh mẽ: 2.1. Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc Để chống lại sự chèn ép, kìm hãm của Pháp, vươn lên giành lấy vị trí khá hơn về kinh tế - chính trị trong xã hội, giai cấp tư sản dân tộc đã phát động nhiều hoạt động đấu tranh sôi nổi: + Phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá diễn ra vào năm 1919. + Chống độc quyền thương cảng Sài Gòn (1923). + Ra một số tờ báo để làm diễn đàn đấu tranh như: Diễn dàn Đông Dương, Tiếng vang An Nam... + Thành lập Đảng Lập Hiến để tập hợp lực lượng đấu tranh đòi tự do, dân chủ Phong trào diễn ra khá rầm rộ, nhưng khi thực dân Pháp nhượng bộ cho họ một số ít quyền lợi thì những người lãnh đạo đã thỏa hiệp và ngừng đấu tranh. 2.2. Phong tràoTiểu tư sản tri thức Ngày 19/6/1924, tiếng bom Sa Diện (Quảng Châu – Trung Quốc) của Phạm Hồng Thái đã nhóm lại ngọn lửa đấu tranh và đánh thức lòng yêu nước, mở màng cho một thời kỳ đấu tranh mới của cách mạng Việt Nam; Ở trong nước, những tri thức Việt Nam yêu nước đã tập hợp các lực lượng yêu nước tiến bộ, thành lập nên nhiều tổ chức chính trị như: Hội Phục Việt, Đảng Thanh Niên, ra một số tờ báo như Chuông Rè, An Nam, Người nhà quê...để đấu tranh đòi tự do dân chủ. Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu (1925) và đám tang cụ Phan Chu Trinh (1926). => Tất cả họat động đấu tranh do tầng lớp tiểu tư sản tổ chức đều thất bại vì tổ chức không chặt chẽ, thiếu một đường lối chính trị rõ ràng. Sự thất bại của phong trào dân chủ công khai trong giai đọan 1919 – 1925 do giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo đã cho thấy sự bế tắc về lực lượng lãnh đạo và con đường giải phóng dân tộc của cách mạng Việt Nam. 3. Phong trào công nhân từng bước trưởng thành, sẵn sàng tiếp nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin và lãnh đạo cách mạng Việt Nam Cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản và tiểu tư sản, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam cũng từng bước trưởng thành: + Năm 1919, công nhân ở nhiều nơi đã đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, nhưng vẫn còn mang tính lẻ tẻ, thiếu tổ chức và liên kết. (25 vụ đấu tranh) + Năm 1920, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn đã thành lập Công hội đỏ (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu. + Năm 1922: công nhân viên chức ở các sở công thương tư nhân Bắc kỳ đòi trả lương ngày chủ nhật, thợ nhuộm ở Chợ Lớn bãi công. + Năm 1924: công nhân dệt, rượu ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương bãi công. + Đặc biệt, tháng 8/1925, công nhân Ba Son (Sài Gòn) đã lấy cớ đòi quyền lợi để bãi công nhằm ngăn cản tàu chiến của Pháp chở quân sang đàn áp phong trào đấu tranh của các thủy thủ Trung Quốc => Cuộc bãi công kết thúc thắng lợi với sự hưởng ứng và hỗ trợ của công nhân các ngành khác ở Sài Gòn. Đây là cuộc bãi công có tổ chức và mục tiêu chính trị rõ ràng, không còn mang tính tự phát, vì mục đích kinh tế đơn thuần như trước đây. Sự kiện này đánh dấu bước chuyển quan trọng của giai cấp công nhân Việt Nam. Sự lớn mạnh về quy mô và trưởng thành về tổ chức và chính trị của phong trào công nhân Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho quá trình truyền bá và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin ở Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn sau này. 4. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc (1919 - 1924) ở nước ngoài Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành với tên gọi mới là Văn Ba đã rời cảng Nhà Rồng trên con tàu vận tải La-tus-trê-vin để sang các nước phương Tây. Từ 1911 đến 1917, Người đến nhiều nước ở Châu Phi, Châu Mĩ và đến cuối năm 1917 Người trở về Pháp và gia nhập Đảng xã hội Pháp. Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc cùng với các chí sĩ cách mạng Việt Nam tại Pháp đã gửi tới Hội nghị Vec-xai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Nhưng bản yêu sách đã không được chấp nhận. Tháng 7/1920, Người đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, từ đó Người tin theo Lênin và đứng về phía Quốc tế cộng sản. Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế 3, và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, Người trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin một con đường mới cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam đó là Con đường cách mạng vô sản. Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pháp. Năm 1922, ra báo “Người cùng khổ” để vạch trần tội ác của Chủ nghĩa đế quốc. Ngoài ra còn viết bài cho các báo “Nhân đạo”, “Đời sống”... và viết cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”... Năm 1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và ở lại làm việc tại Quốc tế 3, viết bài cho báo Sự thật, Tạp chí thư tín Quốc tế... Năm 1924, Người dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V. Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc), chuẩn bị cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Câu hỏi và bài tập: Xem ở phần bài tập của bài 3 BÀI 3 PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TRƯỚC THÀNH LẬP ĐẢNG (1925 – 1930) 1. Sự phát triển của khuynh hướng cách mạng vô sản và phong trào công nhân 1.1. Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên 1.1.1. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Sau khi trở về Quảng Châu – Trung Quốc (1/11/1924), Nguyễn Ái Quốc đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam ở đây cùng với một số thanh niên Việt Nam hăng hái mới từ trong nước sang. Tháng 2/1925, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn một số thanh niên Việt Nam tích cực để tuyên truyền giác ngộ họ và lập ra tổ chức “Cộng sản đoàn”. Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên, trong đó tổ chức “Cộng sản đoàn” là nòng cốt và ra tuần báo Thanh niên làm cơ quan tuyên truyền của Hội. 1.1.2. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam Từ năm 1924 đến năm 1927, Người đã trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị, đào tạo được 75 thanh niên Việt Nam thành những chiến sĩ cách mạng để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. Đầu năm 1927, Nguyễn Ái Quốc đã tập hợp những bài giảng trong các lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu và in thành tác phẩm “Đường Cách Mệnh”. Nội dung cơ bản của tác phẩm “Đường Cách Mệnh”: * Ba tư tưởng cơ bản của cách mạng Việt Nam: Cách mệnh là sự nghiệp của quần chúng đông đảo, nên phải động viên, tổ chức và lãnh đạo quần chúng vùng dậy đánh đổ các giai cấp áp bức, bóc lột. Cách mạng phải có Đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo. Cách mạng trong nước cần phải đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới và là một bộ phận của cách mạng thế giới. * Sáu mục đích nói cho đồng bào ta biết rõ: Vì sao chúng ta muốn sống thì phải làm cách mệnh? Vì sao cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hai người? Đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ. Ai là bạn ta và ai là thù ta? Cách mệnh thì phải làm như thế nào? Năm 1926, Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên đã có những tổ chức cơ sở ở nhiều trung tâm lớn trong nước (Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn...) Song song với việc phát triển cơ sở hội trong nước, tác phẩm “Đường Cách Mệnh” và tuần báo Thanh Niên được bí mật đưa về nước để tuyên truyền và phổ biến chủ nghĩa Mác-Lênin vào giai cấp vô sản. Năm 1928, Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên thực hiện chủ trương “Vô sản hoá”: Đưa hội viên đã được đào tạo vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền..., cùng sống, lao động với công nhân để tự rèn luyện, đồng thời trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào giai cấp công nhân Việt Nam. Đến tháng 5/1929, Hội đã có tổ chức cơ sở hầu khắp cả nước. 1.2. Phong trào công nhân trở thành một lực lượng độc lập 1925 - 1929 Những hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã tác động mạnh mẽ đến sự giác ngộ chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam. Thêm vào đó là sự tác động trực tiếp của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Quảng Châu và những Nghị quyết về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa của Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 5..., phong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn 1926 – 1929: * Trong hai năm 1926 – 1927: Nhiều cuộc bãi công của công nhân viên chức đã nổ ra liên tiếp ở nhiều nơi như: Nhà máy sợi Nam Định, đồn điền cao su Cam Triêm, Phú Riềng, đồn điền cà phê Rayan (Thái Nguyên). * Trong hai năm 1928 – 1929: Có đến 40 cuộc đấu tranh nổ ra trên khắp cả nước, tiêu biểu như các cuộc bãi công của công nhân ở nhà máy ximăng, sợi Hải Phòng, nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm - cưa Bến Thủy, đóng xe lửa Trường Thi (Vinh), Xưởng sửa chữa ôtô Avia (Hà Nội), Xưởng đóng, sửa chữa tàu Ba Son (Sài Gòn), Đồn điền Phú Riềng. Đặc điểm của phong trào công nhân trong giai đoạn này là đã vượt ra khỏi phạm vi của một nhà máy, công xưởng, bước đầu có sự liên kết giữa nhiều ngành, nhiều địa phương và đã trở thành một phong trào liên tục, mạnh mẽ. Điều đó chứng tỏ trình độ giác ngộ của công nhân đã nâng lên rõ rệt và giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập. Cùng với sự lớn mạnh và trưởng thành của phong trào công nhân, phong trào đấu tranh của nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp yêu nước khác cũng phát triển, tạo nên một làn sóng cách mạng dân tộc khắp cả nước. 2. Phong trào đấu tranh do tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo (1925 - 1930). 2.1. Tân Việt Cách Mạng Đảng và sự phân hoá của nó Cùng với sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên ở nước ngoài, tháng 7/1925, tại Vinh (Nghệ An), nhóm chính trị phạm ở Trung kỳ và các sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội đã thành lập Hội Phục Việt. Đây là một tổ chức yêu nước, nhưng khi mới thành lập, Hội chưa có lập trường rõ ràng. Sau cuộc đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu (11/1925), thực dân Pháp đã phát hiện và theo dõi, phá hoại, nên Hội đã đổi tên thành Hội Hưng Nam. Trong quá trình hoạt động, Hội Hưng Nam đã chịu tác động mạnh mẽ của lập trường, tư tưởng cách mạng vô sản của Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên: + Hội Hưng Nam đã nhiều lần liên lạc để hợp nhất với Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên, nhưng không thành. + Nhiều lần đổi tên: Năm 1926: Việt Nam cách mạng Đảng; Năm 1927 đổi thành Việt Nam cách mạng đồng chí hội; và tháng 7/1928, lấy tên Tân Việt cách mạng Đảng. * Nội bộ của Tân Việt cách mạng Đảng bị phân hoá mạnh mẽ do tác động của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên: - Một bộ phận lớn theo đường lối vô sản và nhóm này cũng phân thành 2 nhóm: + Một nhóm nhỏ gia nhập vào Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên. + Nhóm còn lại chuẩn bị thành lập một chính đảng mới theo chủ nghĩa Mác-Lênin. - Bộ phận còn lại theo đường lối dân chủ tư sản. 2.2. Việt Nam Quốc dân Đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái 2.2.1. Việt Nam Quốc Dân Đảng thành lập Đầu năm 1927, một nhóm thanh niên yêu nước do Phạm Tuấn Tài đứng đầu đã lập ra một nhà xuất bản tiến bộ - Nam Đồng thư xã. Lúc đầu, họ chưa có đường lối chính trị rõ rệt, nhưng sau đó đã tiếp thu tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc) và lập ra Việt Nam quốc dân Đảng vào cuối năm 1927. Đây là một đảng chính trị theo xu hướng dân chủ tư sản. + Mục tiêu của đảng là đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền. + Thành phần của đảng gồm sinh viên, học sinh, công chức, tư sản lớp dưới, người làm nghề tự do, một số nông dân khá giả, thân hào, địa chủ, binh lính sĩ quan người Việt trong quân đội Pháp... + Về tổ chức, Việt nam Quốc dân Đảng có 4 cấp từ Trung ương xuống chi bộ cơ sở nhưng chưa bao giờ trở thành một hệ thống trong cả nước, việc kết nạp đảng viên dễ dàng, lỏng lẽo... 2.2.2. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (02/1930) * Nguyên nhân bùng nổ Ngày 9/2/1929, ở Hà Nội xảy ra vụ ám sát tên trùm mộ phu Ba – Danh (Bazin), thực dân Pháp đã tiến hành đàn áp các tổ chức và đảng phái cách mạng Việt Nam. Lực lượng của Việt Nam Quốc Dân Đảng bị tổn thất lớn trong đợt truy quét này. Thay vì phải tập trung để khôi phục và củng cố lực lượng, các yếu nhân còn lại của Đảng này đã quyết định dốc hết lực lượng cho một cuộc bạo động với mục tiêu “Không thành công cũng thành nhân”. * Diễn biến Đêm 9/2/1930, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, sau đó là Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình. Ở Hà Nội có ném bom phối hợp. Ở Yên Bái, quân khởi nghĩa chiếm được trại lính, giết và làm bị thương một số quân Pháp, nhưng không làm chủ được tỉnh lị nên hôm sau đã bị Pháp phản công và tiêu diệt. Ở các nơi khác, nghĩa quân cũng chỉ tạm thời làm chủ mấy huyện lị nhỏ, sau đó bị Pháp chiếm lại. Cuộc khởi nghĩa đã hoàn toàn thất bại, Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí của ông bị thực dân Pháp kết án tử hình. * Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử Cuộc khởi nghĩa chưa được chuẩn bị đầy đủ cả về tổ chức lẫn lực lượng, trong khi đó thực dân Pháp còn rất mạnh, đủ sức để đàn áp. Tuy thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa đã góp phần cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái đã chấm dứt vai trò của Việt Nam Quốc dân Đảng trong phong trào giải phóng dân tộc. Câu hỏi và bài tập Bài 2 & 3: 1. Quá trình phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khi thành lập Đảng. 2. Tình hình giai cấp tư sản và tiểu tư sản Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khi thành lập Đảng. 3. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta trong giai đoạn 1919 – 1930. Tại sao các phong trào đều thất bại? 4. Vai trò của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đối với phong trào công nhân và sự ra đời của chính đảng vô sản Việt Nam. BÀI 4 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI (03 - 2 - 1930) 1. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam 1.1. Đông Dương Cộng Sản Đảng và An Nam Cộng Sản Đảng Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc dân chủ và đặc biệt là phong trào công nhân trong những năm 1928 – 1929 cho thấy đã đến lúc cần phải lãnh đạo giai cấp công – nông cùng các lực lượng yêu nước khác đấu tranh chống đế quốc, phong kiến tay sai giành độc lập, tự do. Những yêu cầu mới đó đã vượt quá khả năng lãnh đạo của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên. Cuối tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ở Bắc kỳ đã họp ở số nhà 5D Hàm Long (Hà Nội) và lập ra chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam gồm 7 người, mở đầu cho quá trình thành lập Đảng cộng sản thay thế cho Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên. Tháng 5/1929, tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên (ở Hương Cảng – Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc kỳ đã đưa ra đề nghị thành lập Đảng cộng sản, nhưng không được chấp nhận nên họ đã rút khỏi Hội nghị về nước và tiến hành vận động thành lập Đảng cộng sản. Ngày 17/6/1929, đại biểu các tổ chức cơ sở của Hội VNCMTN ở miền Bắc đã họp và quyết định thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng, thông qua tuyên ngôn, điều lệ Đảng và ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận. Đông Dương Cộng Sản Đảng ra đời đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của quần chúng, uy tín và tổ chức Đảng phát triển rất nhanh, nhất là ở Bắc và Trung kỳ. Trước ảnh hưởng sâu rộng của Đông Dương Cộng Sản Đảng, tháng 7/1929, các hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên ở Tr

File đính kèm:

  • docon_tap_tot_nghiep_lich_su_lop_12_bai_1_26.doc