Ôn tập Vật lý khối 11 - Bài số 5

CÂU I.

1.Viết công thức về định luật khúc xạ ánh sáng:chú thích tên gọi các đại lượng trong

công thức đó.

2. Điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

3. Áp dụng: cho hai tia sáng song song, cùng truyền từ nước ra không khí.

* Tia thứ 1: truyền trực tiếp ra không khí.

* Tia thứ 2: truyền ra không khí qua một tấm thủy tinh có hai mặt song song, đặt sát trên

mặt nước.

a. Hỏi hai tia ló ra không khí có còn song song với nhau hay không?

b. Nếu tia thứ 1 bị phản xạ toàn phần thì tia thứ 2 có bị phản xạ toàn phần hay không?

pdf3 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Vật lý khối 11 - Bài số 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD–ĐT THÀNH PHỐ ĐẰ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ÔN TẬP VẬT LÝ KHỐI 11 NĂM HỌC 2010-2011 BÀI SỐ 5 CÂU I. 1.Viết công thức về định luật khúc xạ ánh sáng:chú thích tên gọi các đại lượng trong công thức đó. 2. Điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần. 3. Áp dụng: cho hai tia sáng song song, cùng truyền từ nước ra không khí. * Tia thứ 1: truyền trực tiếp ra không khí. * Tia thứ 2: truyền ra không khí qua một tấm thủy tinh có hai mặt song song, đặt sát trên mặt nước. a. Hỏi hai tia ló ra không khí có còn song song với nhau hay không? b. Nếu tia thứ 1 bị phản xạ toàn phần thì tia thứ 2 có bị phản xạ toàn phần hay không? CÂU II. Hai dây dẫn thẳng dài có dòng điện ngược chiều và cùng cường độ I chạy qua, cách nhau đoạn AB=2a. 1. Xác định cảm ứng từ B do hai dòng cùng gây ra tại C( nằm trên đường trung trực của AB, cách trung điểm H của AB một đoạn x). 2. Khi dịch C( trên đường trung trực) từ trung điểm H ra xa vô cùng thì cảm ứng từ B nói trên thay đổi như thế nào? CÂU III. Thanh dẫn CD=10cm có m=4g được treo bằng hai dây nhẹ, đặt trong từ trường đều có B=0,04T. Xác định dòng điện qua thanh dẫn CD để hai dây treo không bị căng nếu lấy g=10m/s2. • • ⊗ A BH C  C D B → SỞ GD–ĐT THÀNH PHỐ ĐẰ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ÔN TẬP VẬT LÝ KHỐI 11 NĂM HỌC 2010-2011 BÀI SỐ 6 CÂU I. 1a. Phương và chiều của lực từ do từ trường đều tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện đặt hoàn toàn trong từ trường. 1b. Viết công thức của định luật Ampe về lực từ này. 2a. Giải thích: hai dây dẫn song song có dòng điện cùng chiều thì hút nhau. 2b. Cho 3 dây dẫn song song, đồng phẳng, có dòng điện chạy qua như hình vẽ (trong đó I1=5A; I2=3A). Xác định chiều dịch chuyển của dây có dòng điện I dưới tác dụng của 2 dây còn lại. CÂU II. Cho một đoạn mạch (nguồn có e,r) và một khung dây kín abcd đồng phẳng, trong đó đoạn dây dẫn MN của mạch luôn luôn song song và gần với cạnh ab của khung- khi đó khung sẽ nằm trong từ trường do đoạn dây dẫn MN tạo ra. Để dòng điện cảm ứng ic xuất hiện trong khung có chiều từ a đến b thì phải thay đổi biến trở R như thế nào? CÂU III. Trên hình vẽ là đường đi của một tia sáng qua thấu kính mỏng MN. 1. MN là loại thấu kính gì? Tại sao? 2. Biết: OA=24cm; OB=6cm. Xác định tiêu cự f của MN. 3. Thấu kính MN có một mặt lồi (bán kính 12cm)-một mặt lõm- chiết suất 1,5 đặt trong không khí. Tính bán kính của mặt lõm. I a I 1 I2 3a 2 R N M b a d c M A B O N SỞ GD–ĐT THÀNH PHỐ ĐẰ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ÔN TẬP VẬT LÝ KHỐI 11 NĂM HỌC 2010-2011 BÀI SỐ 7 CÂU I. 1. Phát biểu về Phương, Chiều, Độ lớn của vec-tơ Cảm ứng từ B  tại một điểm trong từ trường do dòng điện chạy qua dây dẫn thăng dài gây ra. 2. Áp dụng: Cho hai dây dẫn thẳng dài vuông góc với nhau trong không gian cách nhau 10cm, có dòng điện cùng cường độ 5A chạy qua. Xác định cảm ứng từ B tổng hợp do hai dây cùng gây ra tại một điểm cách đều hai dây đó. CÂU II. Cho hai thanh dẫn Mx và Ny song song nằm ngang, có điện trở không đáng kể, đặt trong một từ trường đều (có đường sức từ thẳng đứng, hướng xuống-có B=0,1T): nguồn điện có e = 1,5V và r = 0,1 Ω -thanh dẫn PQ = 1m có R = 2,9 Ω . Khi thanh PQ đang trượt tịnh tiến trên hai thanh dẫn với tốc độ 3m/s về phia phải: hãy xác định số chỉ của ampe kế A và lực từ F  tác dụng lên thanh PQ. CÂU III. Cho hai thấu kính mỏng được đặt đồng trục chính liên tiếp nhau:(L1) có f1 = 18cm rồi (L2) có f2 = -6cm, cách nhau 24cm. 1. Trình bày cách vẽ đường đi của một chùm tia sáng song song với trục chính qua hai thấu kính. 2. Giữ nguyên vị trí của L1: hỏi phải dịch chuyển L2 như thế nào để chùm tia sáng ra khỏi L2 vẫn song song với trục chính. M N Q x y B urA

File đính kèm:

  • pdfli hk 2bai57.pdf
Giáo án liên quan