Ôn thi đại học. cao đẳng môn Vật lý - Phần: Quang học - Hệ thấu kính - Gương cầu

 Một thấu kính phân kỳ có độ tụ –5dp đặt đồng trục với một gương cầu lõm có bán kính R = 16cm, quang tâm của chúng cách nhau là 30cm. Vật sáng nhỏ AB vuông góc với quang trục chính, cách thấu kính 20cm.

a. Xác định vị trí, tính chất, độ phóng đại ảnh; vẽ ảnh của AB qua hệ.

 b. Để hứng được ảnh thật của AB trên màn đặt trước thấu kính thì vật AB phải đặt trong khoảng nào trước thấu kính.

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi đại học. cao đẳng môn Vật lý - Phần: Quang học - Hệ thấu kính - Gương cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thấu kính - gương cầu Q106 (ĐH Hồng Đức 01): Một thấu kính phân kỳ có độ tụ –5dp đặt đồng trục với một gương cầu lõm có bán kính R = 16cm, quang tâm của chúng cách nhau là 30cm. Vật sáng nhỏ AB vuông góc với quang trục chính, cách thấu kính 20cm. Xác định vị trí, tính chất, độ phóng đại ảnh; vẽ ảnh của AB qua hệ. b. Để hứng được ảnh thật của AB trên màn đặt trước thấu kính thì vật AB phải đặt trong khoảng nào trước thấu kính. A B O1 O2 Q107 (ĐHQG 98): Một nguồn sáng điểm đặt trên quang trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f1= 10cm, cách nó một khoảng d1 = 15cm. Phía sau thấu kính đặt một gương cầu lồi có bán kính cong R = 24cm, sao cho trục chính của chúng trùng nhau. Phải đặt cách thấu kính một khoảng bằng bao nhiêu để ảnh của nguồn sáng qua hệ là trùng với chính nó. Vẽ ảnh. Q108 (Học viện Mật mã 97): Một thấu kính hội tụ và một gương cầu lõm được đặt sao cho trục chính trùng nhau và cách nhau một khoảng l = 42cm. Vật AB = 1cm đặt thẳng góc với trục chính và cách thấu kính 40cm. Cho tiêu cự của thấu kính và gương là f1 = 20cm và f2 = 4cm. Xác định vị trí, tính chất và độ lớn của ảnh của vật tạo bởi hệ trong hai trường hợp: Vật nằm trong khoảng thấu kính-gương cầu. Vật nằm ngoài khoảng thấu kính-gương cầu. Q109 (ĐH Thái Nguyên 2K) Một thấu kính hội tụ L có tiêu cự f = 15cm và một gương cầu lõm có bán kính R = 20cm được đặt đồng trục và cách nhau một khoảng l. Vật là điểm sáng A đặt trên trục chính trước thấu kính và cách thấu kính một đoạn d1 như hình vẽ. Cho l = 60cm, xác định d1 để ảnh của A tạo bởi hệ trùng với chính nó. Để bài toán có nghiệm, l phải thoả mãn điều kiện gì? A ã O1 O2 Q110 (ĐH An Ninh 2k): Một gương cầu lõm G kích thước nhỏ có bán kính R = 15cm. Một điểm sáng S đặt trước gương, trên trục chính của gương, cach đỉnh gương một khoảng 20cm. Đặt thêm một thấu kính phân kỳ mỏng L có cùng kích thước với gương và có tiêu cự f = -10cm, có trục chính trùng với trục chính của gương, cách gương 10cm và ở trong khoảng giữa S và gương. Với các vị trí của điểm sáng S, gương G và thấu kính L như đã cho, hãy vẽ và xác định vị trí của tất cả các ảnh của S qua hệ gương - thấu kính trên. Q111 : Một vật sáng AB đặt vuông góc với quang trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 10cm và cách thấu kính 5cm. Tại tiêu điểm phía bên kia của thấu kính đặt một gương cầu lõm có cùng trục chính với thấu kính. Gương có mặt phản xạ quay về phía thấu kính và bán kính của gương là R = 5cm. Vẽ ảnh của vật qua hệ. Tính khoảng cách từ ảnh nói trên đến thấu kính. Q112 (ĐH Ngoại Thương 98): Cho một thấu kính hai mặt lõm cùng bán kính R1 = R2 = 20cm làm bằng thuỷ tinh chiết suất n = 1.5. Thấu kính được đặt sao cho trục chính thẳng đứng. Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính và cách thấu kính một khoảng d. 1.Biết rằng ảnh của AB qua thấu kính cách AB một khoảng 10cm, hãy xác định d. 2.Giữ AB và thấu kính cố định, đổ một chất lỏng chiết suất n’ vào mặt lõm R1 và mặt lõm R2 được tráng bạc, ta thấy ảnh của AB nằm cách thấu kính một khoảng 4,5cm. Tính chiết suất n’ của chất lỏng, biện luận kết quả. R1 R2 A B Q113 Một gương cầu lõm có bán kính cong R = 80cm có trục chính thẳng đứng hướng lên trên. Đổ vào gương một lớp nước mỏng có chiết suất n =4/3. Tìm một điểm A trên trục chính sao cho ảnh của nó sau một lần khúc xạ qua nước, phản xạ trên gương, rồi lại khúc xạ qua nước lần thứ 2 rồi cuối cùng lại trùng vào A. Q114 (Sỹ quan pháo binh 98) Hệ quang học gồm một thấu kính hội tụ tiêu cự f1=20cm và một gương cầu lồi bán kính R =20cm cùng trục chính đặt cách nhau một khoảng a= 10cm sao cho mặt phản xạ của gương quay về thấu kính. Một vật sáng nhỏ phẳng AB đặt vuông góc với trục chính và cách thấu kính khoảng d1>0. Cho d1=10cm. Xác định vị trí, tính chất và độ phóng đại của ảnh của AB qua hệ. Với những giá trị nào của d1 hệ cho ảnh thật? cho ảnh ảo ? A B O1 O2 Q115(ĐHBK 98) 1. Một điểm sáng S đặt trên trục chính của một thấu kính phân kỳ mỏng, cách thấu kính một khoảng 9cm. Vẽ và xác định ảnh S1 của S qua thấu kính, biết tiêu cự của thấu kính bằng 9cm. 2. Đặt thêm một gương cầu lõm có bán kính cong bằng 54cm có cùng trục chính với thấu kính và quay mặt phản xạ về phía thấu kính, sao cho các tia sáng song song với trục chính, sau khi đi qua thấu kính, phản xạ trên gương, rồi lại qua thấu kính, vẫn song song với trục chính. Xác định khoảng cách giữa thấu kính và gương, vẽ hình minh hoạ. Nguồn sáng S và gương với vị trí đã cho như ở trên. Xác định vị trí và tính chất của ảnh cuối cùng của S qua thấu kính và gương cầu. (Xét trường hợp ở hai phía của thấu kính). Q116 Vật sáng AB cao 2cm đặt thẳng góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f1=20cm, cho ảnh A’B’ cao 4cm ngược chiều với vật AB. Xác định vị trí của vật và ảnh. Cho thấu kính di chuyển (trục chính không đổi, AB cố định) ra xa vật trong 20s với vận tốc 2cm/s. Tính tốc độ trung bình của ảnh trong khoảng thời gian này. Đặt thấu kính đồng trục với một gương cầu lõm có bán kính cong R= 30cm, mặt phản xạ hướng về thấu kính. Vật sáng AB đặt trước thấu kính, gương cầu ở sau thấu kính. Xác định khoảng cách giữa thấu kính và gương cầu để ảnh của AB cho bởi hệ có độ cao không phụ thuộc vào vị trí của AB trước thấu kính. Q117 Một gương cầu lõm G và một thấu kính hội tụ có cùng tiêu cự f được đặt cách nhau một khoảng l = 2f, sao cho trục chính trùng nhau và mặt phản xạ của gương hướng về thấu kính. Một vật sáng nhỏ AB đặt trong khoảng giữa gương và thấu kính, cách gương một khoảng d. Chứng minh rằng hệ luôn cho hai ảnh của AB mà một là thật bằng vật và ngược chiều với vật. Xác định vị trí của vật để hai ảnh là thật cả và ở cách nhau một khoảng bằng 8f/3.

File đính kèm:

  • doc10He TK-GC.DOC
Giáo án liên quan