Một điểm sáng S nằm trên mặt phẳng tiêu diện của một thấu kính hội tụ, cách quang trục chính một đoạn nào đó. Phía sau thấu kính đặt một gương phẳng vuông gcs với trục chính.
1. Vẽ ảnh S của S qua hệ.
2. Ảnh này có phụ thuộc vào vị trí của gương hay không?
Q119
Một vật AB cao 3cm đặt trước một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 30cm, cách thấu kính 60cm.
1. Xác định vị trí, bản chất và độ lớn của ảnh cho bởi thấu kính? Vẽ ảnh?
Sau thấu kính, cách nó một khoảng 10cm, đặt một gương phẳng sao cho mặt phản xạ hướng về phía thấu
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi đại học. cao đẳng môn Vật lý - Phần: Quang học - Hệ thấu kính – Gương phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thấu kính – Gương Phẳng
F
S
Q118 (HV Ngân hàng 98)
Một điểm sáng S nằm trên mặt phẳng tiêu diện của một thấu kính hội tụ, cách quang trục chính một đoạn nào đó. Phía sau thấu kính đặt một gương phẳng vuông gcs với trục chính.
Vẽ ảnh S’’ của S qua hệ.
ảnh này có phụ thuộc vào vị trí của gương hay không?
Q119
Một vật AB cao 3cm đặt trước một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 30cm, cách thấu kính 60cm.
Xác định vị trí, bản chất và độ lớn của ảnh cho bởi thấu kính? Vẽ ảnh?
Sau thấu kính, cách nó một khoảng 10cm, đặt một gương phẳng sao cho mặt phản xạ hướng về phía thấu kính và vuông góc với trục chính của thấu kính. Xác định vị trí, bản chất và độ lớn của ảnh cho bởi hệ?
B
A
O
O
B
A
h 1
h 2
Q120 (ĐH Nông Nghiệp I 99)
1. Vật AB đặt trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12cm cho ảnh lớn gấp hai lần AB. Xác định vị trí của AB và dựng hình ảnh qua thấu kính (h1).
2. Nếu AB được đặt cách thấu kính này 20cm, sau thấu kính đặt một gương phẳng có mặt phản xạ quay về phía thấu kính và vuông góc với trục chính của thấu kính (h2).
Hỏi phải đặt gương cách thấu kính là bao nhiêu để ảnh cuối cùng trùng vào vị trí của AB.
Muốn thu được ảnh cuối cùng của AB cho bởi hệ thấu kính-gương là ảnh ảo thì phải đặt gương trong khoảng nào sau thấu kính?
Q121
O
B
A
M
G
Cho một thấu kính hội tụ O có tiêu cự f = 12cm và một gương phẳng G đặt vuông góc với trục chính của O, cách O một khoảng a= 24cm sao cho mặt phản xạ hướng vào O. Một vật phẳng nhỏ AB đặt trên trục chính trong khoảng giữa thấu kính và gương.
1. Khoảng cách Từ vật đến gương là 4cm. Chứng minh rằngcó thể tìm được hai vị trí đặt màn quan sát M để thu được ảnh rõ nét của vật trên
màn. Xác định các vị trí đó và tỷ số độ lớn các ảnh tương ứng của AB.
2. Xác định vị trí của vật AB sao cho tỷ số độ lớn các ảnh bằng 3.
Q122 (ĐH Giao Thông 99)
Cho hệ quang học như hình vẽ bên. L là thấu kính, G là gươngphẳng, AB là vật sáng đặt cách L một đoạn 15cm. Khi có G thì hệ tạo thêm một ảnh thật thứ hai cách ảnh thứ nhất một đoạn 6cm.
Xác định loại thấu kính, tiêu cự thấu kính và khoảng cách a giữa G và L.
Vị trí của hai ảnh thay đổi như thế nào khi tịnh tiến G đến AB (AB và L giữ nguyên)?
O
B
A
G
a
b
Q123 (ĐH GT 98)
O
B
A
l
M
Vật sáng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ O có tiêu cự f = 30cm, cho ảnh ảo cao 3cm. Di chuyển AB một đoạn 10cm dọc theo trục chính thì ảnh thu được vẫn là ảnh ảo và cao 6cm.
Tìm khoảng cách từ AB đến O trước khi AB di chuyển. Tính chiều cao AB.
Sau O, đặt thêm gương phẳng M cách O một khoảng l = 37,5cm.
Tìm vị trí đặt vật để ảnh cuối cùng qua hệ là ảnh thật và ở đúng vị trí của vật.
Q124 (ĐH Vinh 2K)
Vật sáng AB đặt trước một thấu kính hội tụ tiêu cự f = 24cm cho ảnh ảo cao 4cm. Di chuyển vật sáng đi 6cm dọc theo trục chính thì ảnh tạo bởi thấu kính vẫn là ảo và cao 8cm.
Tìm chiều cao vật sáng AB.
Giả sử vật đặt cách thấu kính một khoảng d1 rồi đặt sau thấu kính một gương phẳng vuông góc với trục chính, cách thấu kính 20cm và quay mặt phản xạ về phía thấu kính. Xác định giá trị của d1 để ảnh qua hệ thấu kính – gương là ảnh thật và cao 2cm. Vẽ ảnh trong trường hợp đó.
Q125 (ĐH Thương Mại 2K)
Cho hai thấu kính đồng trục O1, O2 đặt cách nhau 24cm, có tiêu cự lần lượt là f1 = 12cm và f2 = -6cm. Trước thấu kính đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính và cách O1 một khoảng d1.
Để ảnh của AB cho bởi hệ thấu kính là ảnh ảo thì khoảng cách d1 phải thoả mãn điều kiện gì?
Tại vị trí của thấu kính O2 ta thay thấu kính O2 bằng một gương phẳng đặt vuông goc với trục chính, có mặt phản xạ quay về phía O1. Hãy xác định d1 để ảnh cuối cùng của AB qua hệ thấu kính – gương trùng vào vị trí của AB.
Q126 (ĐHSP HN II 99)
Một thấu kính hội tụ O có tiêu cự f đặt trước một gương phẳng G, cách gương một khoảng l = f, sao cho trục chính O vuông góc với G, mặt phản xạ của G hướng về phía O. Một vật phẳng nhỏ AB đặt trước thấu kính, vuông goc với trục chính, cách thấu kính một khoảng d1.
Để ảnh cuối cùng cho bởi hệ là ảnh thật, d1 phải thoả mãn điều kiện gì? Vẽ ảnh đó?
Chứng minh rằng ảnh của vật cho bởi hệ dù thật hay ảo luôn đối xứng với vật qua một tâm đối xứng cố định. Xác định tâm đối xứng này.
S
Q 127 (ĐH SP2 98)
Một thấu kính phẳng lõm bằng thuỷ tinh có chiết suất n = 1,5. Mặt lõm có bán kính cong R = 15cm. Thấu kính được đặt sao cho trục chính thẳng đứng và mặt lõm hướng lên trên. Một điểm sáng S đặt trên trục chính, ở phía trên thấu kính và cách thấu kính một khoảng d.
Biết ảnh của S qua thấu kính, cách thấu kính một khoảng 20cm. Hãy xác định d.
Giữ S và thấu kính cố định, đổ một chất lỏng vào mặt lõm của thấu kính và mặt phẳng của thấu kính được mạ bạc, ảnh cuối cùng của S qua hệ nằm cách thấu kính một khoảng 30cm. Tìm chiết suất n’ của chất lỏng.
Q128
Một thấu kính hội tụ đặt trước một gương phẳng, cách gương một khoảng l = 4cm (l > f) sao cho trục chính của thấu kính vuông góc với mặt phẳng gương, gương quay mặt phản xạ về phía thấu kính. Một tờ giấy kẻ ô đặt trước thấu kính. Di chuyển tờ giấy người ta tìm được hai vị trí của nó cách nhau 9cm mà ảnh của các dòng chữ lại hiện rõ trên tờ giấy.
Tìm tiêu cự của thấu kính.
ảnh trong hai trường hợp trên có gì giống và khác nhau?
File đính kèm:
- 11He TK-GP.DOC